3 cách phổ biến đo lường mức độ thành công trong kinh doanh

3 cach pho bien do luong thanh cong doanh nghiep

Cuối cùng thì bạn cũng đã nỗ lực để biến những ý tưởng kinh doanh của mình trở thành hiện thực; Bây giờ, hãy bắt đầu với phần thách thức nhất để đảm bảo công việc phát triển thành công. Dù có thể đề cập tới việc này là quá sớm, song bạn luôn cần theo dõi các số liệu có liên quan để đánh giá “mức độ hiệu quả trong kinh doanh”. Chúng ta cùng điểm qua 3 cách thông dụng mà mọi người vẫn thường dùng để đo lượng sự thành công như sau:

 

1. Sự hài lòng của Chủ doanh nghiệp

Là chủ sở hữu của doanh nghiệp, nếu bạn không hài lòng với chính công việc mình tạo ra, điều đó có nghĩa bạn chưa thành công. Nếu bản thân người chủ không cảm thấy hạnh phúc thì phải chăng khách hàng cũng hạnh phúc sao nổi đúng không? Việc này hoàn toàn có thể xảy ra nhưng nó không được phép kéo dài quá lâu để ảnh hưởng tới tâm lý nhân viên và khách hàng. Bạn hãy nhanh chóng xác định các vấn đề, tìm giải pháp, đứng ra ngoài vấn đề để suy nghĩ khách quan, thực hiện ngay các chiến lược thay đổi, và làm cho mọi thứ quay trở lại tốt đẹp với quỹ đạo thành công mà bạn đã từng có trước đây.

KHÁM PHÁ:  Những Kỹ năng Nghề nghiệp bạn cần trong năm 2020

 

2. Sự hài lòng của Khách hàng

Sự hài lòng của khách hàng sẽ cung cấp cho bạn câu trả lời một cách hiệu quả trực tiếp hơn rằng công việc kinh doanh của bạn liệu có đang tiến triển tốt đẹp hay không. Khách hàng càng hài lòng với Công ty của bạn bao nhiêu thì công ty của bạn càng trở nên thành công bấy nhiêu. Khách hàng không muốn bất kỳ sự thoả hiệp nào – họ muốn nhận được giá cả và dịch vụ tốt nhất, chính điều này làm cho khách hàng nhớ đến bạn lâu dài. Hãy để họ có được tất cả những cảm xúc đó và thậm chí để họ được hài lòng vượt quá sự mong đợi, họ sẽ trở thành khách hàng trung thành và quay lại thường xuyên liên tục. Hãy nhớ rằng, những phản hồi tiêu cực của khách hàng này có thể gây ảnh hưởng tới các khách hàng khác. Chúng ta không phải lúc nào cũng ngay lập tức làm hài lòng được tất cả mọi khách hàng, nhưng điều đó không có nghĩa là nó được phép xảy ra thường xuyên.

 

3. Phát triển Cơ sở dữ liệu Khách hàng = Lợi nhuận hơn

Công ty của bạn có kiếm ra tiền không? Lợi nhuận là con số bạn nhận được sau khi trừ đi các khoản thuế, trả hoá đơn, thanh toán các đầu mục đã chi… khi bạn làm chủ doanh nghiệp. Nếu bạn làm ăn có lãi xuất hơn so với trước đây, tức là việc bán hàng đã tăng lên và cơ sở dữ liệu khách hàng cũng đang được mở rộng.

KHÁM PHÁ:  Tư duy doanh nhân của người làm công

 

Nguồn actioncoach.com

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *