Kinh doanh – Jenny LYHATHU https://lyhathu.com Business Coaching Tue, 27 Jun 2023 03:46:18 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.1.1 https://lyhathu.com/wp-content/uploads/2020/04/favicon.png Kinh doanh – Jenny LYHATHU https://lyhathu.com 32 32 ActionCOACH Foundation tặng học bổng khóa học Kinh doanh Cơ bản YESS Business Basic https://lyhathu.com/16243/actioncoach-foundation-tang-hoc-bong-khoa-hoc-kinh-doanh-co-ban https://lyhathu.com/16243/actioncoach-foundation-tang-hoc-bong-khoa-hoc-kinh-doanh-co-ban#respond Mon, 13 Sep 2021 13:11:02 +0000 https://lyhathu.com/?p=16243 Khóa học Kinh doanh Cơ bản YESS Business Basic là gì? YESS Business Basic là Khóa học cơ bản của Chương trình Khởi nghiệp Thông minh dành cho giới trẻ …

ActionCOACH Foundation tặng học bổng khóa học Kinh doanh Cơ bản YESS Business Basic Khám phá tiếp

The post ActionCOACH Foundation tặng học bổng khóa học Kinh doanh Cơ bản YESS Business Basic appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
Chương trình YESS (Young Entrepreneur Smart Start) khơi dậy tinh thần doanh nhân trong giới trẻ trên toàn thế giới.

Khóa học Kinh doanh Cơ bản YESS Business Basic là gì?

YESS Business Basic là Khóa học cơ bản của Chương trình Khởi nghiệp Thông minh dành cho giới trẻ từ 12-22 tuổi yêu thích kinh doanh để trở thành doanh nhân trên toàn thế giới.

YESS Business Basic là bước khởi đầu cho Doanh nhân trẻ tham gia vào hệ thống của ActionCOACH. Đây là khóa học gồm 81 video có trình tự riêng do nhà sáng lập ActionCOACH ông Brad Sugars thực hiện. Khóa học được thiết kế để học viên học tập và hoàn thành trong vòng 12 tuần và đặc biệt chỉ dành cho học viên từ 12 đến 22 tuổi.

Mỗi tuần, học viên sẽ học trực tuyến bao gồm 4-9 video dựa vào chủ đề của tuần đó. Đồng thời học viên sẽ phải hoàn thành bài thi hàng tuần để kiểm tra khả năng hiểu bài.

Mỗi video trong chương trình học sẽ có thời lượng từ 5 đến 10 phút, đi kèm với đó là: 

  • Câu hỏi suy ngẫm (để giúp các bạn học viên chuẩn bị cho kì thi hàng tuần)
  • Bài tập hành động (để giúp các bạn học viên áp dụng những gì đã học hỏi vào cuộc sống thực tế)
  • Diễn đàn thảo luận (nơi các bạn học viên có thể chia sẻ những hiểu biết sâu sắc và những thách thức với các học viên khác trong chương trình)
Chương trình được giảng dạy và tư vấn bởi đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn giảng dạy trong lĩnh vực kinh doanh.

Vì sao nên tham gia chương trình YESS? 

Đây là khóa học kinh doanh nhằm thúc đẩy niềm đam mê kinh doanh của học viên. Sau khi kết thúc khóa học, học viên đã hoàn thành các bài tập sẽ có được một bảng tầm nhìn, một kế hoạch kinh doanh và một video giới thiệu doanh nghiệp để cho thấy được những nỗ lực của họ. Và những tài liệu này có thể được dùng để tạo ra một doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trên thị trường. 

Học viên sẽ nhận được “BUSINESS BASICS CERTIFICATE” (Chứng chỉ kiến thức cơ bản về kinh doanh) sau khi tốt nghiệp khóa học. Đồng thời, học viên sẽ có quyền truy cập miễn phí vào thư viện với đầy đủ nội dung của ActionCOACH và quyền truy cập miễn phí vào cộng đồng YESS riêng biệt của những học viên đã tốt nghiệp từ khóa học cơ bản mở đầu cho chương trình khởi nghiệp thông minh dành cho Doanh nhân trẻ.

Trẻ nhỏ có thể tham gia khóa học với sự trợ giúp của bố mẹ hoặc người giám hộ

Lộ trình học trong 12 tuần

Chương trình học bổng được thiết kế rõ ràng và cụ thể với 12 tuần chính như sau:

  • Tuần 1: Getting in the right mindset (Có được tư duy đúng đắn)
  • Tuần 2: Clearing out limiting beliefs (Xóa bỏ những niềm tin bị giới hạn)
  • Tuần 3: Are you ready to be an entrepreneur? (Bạn đã sẵn sàng để trở thành doanh nhân?)
  • Tuần 4: Making your dreams come true (Biến ước mơ thành hiện thực)
  • Tuần 5: Mastering massive growth (Làm chủ sự phát triển vượt bậc)
  • Tuần 6: Crafting raving fans (Tạo ra những khán giả cuồng nhiệt)
  • Tuần 7: 5 ways-strategies to sales and marketing success (5 chiến lược bán hàng và marketing thành công)
  • Tuần 8: Leveraging leadership (Tận dụng khả năng lãnh đạo)
  • Tuần 9: The laws of success (Quy luật của sự thành công)
  • Tuần 10: Buying a business (Mua một doanh nghiệp)
  • Tuần 11: Selling a business and Week (Bán một doanh nghiệp)
  • Tuần 12: Wealth creation (Kiến tạo sự thịnh vượng)

Bất kể bạn là ai, bạn đều có thể tham gia Khóa học YESS Business Basics. Chương trình sẽ khơi dậy tinh thần doanh nhân trong giới trẻ trên toàn thế giới. 

Làm thế nào để có thể tham gia Khóa học?

Học viên phải hoàn thành mẫu đơn đăng ký để truy cập vào nội dung của chương trình. Sau khi nộp đơn đăng ký, học viên sẽ nhận được một email xác thực và trong vòng 72 giờ, họ sẽ nhận được thông báo có được chấp nhận tham gia vào chương trình hay không. 

Nếu được chấp nhận, họ sẽ nhận được một đường liên kết vào khóa học và có thể truy cập ngay lập tức. Tất cả các nội dung sẽ được thể hiện bằng tiếng Anh.

Hãy nhanh tay đăng ký để bạn hoặc con bạn có cơ hội tiếp cận với nguồn kiến thức kinh doanh tiên tiến nhất.

Thông tin liên hệ: 

Coach Jenny Lý Hà Thu
Giám đốc Đào tạo ActionCOACH Đông Nam Á
ĐT: 083 345 3888
Email: jennyly@actioncoach.com
Địa chỉ: 87 – 89 Hồ Bá Kiện, Phường 15, Quận 10, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

The post ActionCOACH Foundation tặng học bổng khóa học Kinh doanh Cơ bản YESS Business Basic appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
https://lyhathu.com/16243/actioncoach-foundation-tang-hoc-bong-khoa-hoc-kinh-doanh-co-ban/feed 0
Hướng dẫn Lập kế hoạch Kinh doanh Quý 4 cho Doanh nghiệp https://lyhathu.com/16234/huong-dan-lap-ke-hoach-kinh-doanh-quy-4-cho-doanh-nghiep https://lyhathu.com/16234/huong-dan-lap-ke-hoach-kinh-doanh-quy-4-cho-doanh-nghiep#respond Wed, 08 Sep 2021 07:33:49 +0000 https://lyhathu.com/?p=16234 Chương trình LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH KHẢ THI QUÝ 4/ 2021 (Cân bằng Cuộc sống & Phát triển Kinh doanh) Bạn từng lập kế hoạch nhưng thường KHÔNG đạt được mục tiêu đề …

Hướng dẫn Lập kế hoạch Kinh doanh Quý 4 cho Doanh nghiệp Khám phá tiếp

The post Hướng dẫn Lập kế hoạch Kinh doanh Quý 4 cho Doanh nghiệp appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
Hướng dẫn Lập kế hoạch Kinh doanh Quý 4 cho Doanh nghiệp

Chương trình LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH KHẢ THI QUÝ 4/ 2021

(Cân bằng Cuộc sống & Phát triển Kinh doanh)

  • Bạn từng lập kế hoạch nhưng thường KHÔNG đạt được mục tiêu đề ra???!!!
  • Bạn kinh doanh với mong muốn sở hữu một cuộc sống HẠNH PHÚC & THỊNH VƯỢNG?

THỰC TẾ thì sao???

  • Công việc càng PHÁT TRIỂN, bạn càng không có THỜI GIAN???
  • Chưa kể đến… Thế giới VUCA bất định khiến chúng ta buộc phải thay đổi để thích nghi ⇒ Chương trình Lập Kế hoạch Kinh doanh Khả thi Quý 4/ 2021 là lời giải thực chiến cho bài toán bình thường mới.

Lần đầu tiên, Chương trình được thiết kế đặc biệt với thời lượng gia tăng gồm 05 buổi thay vì chỉ 02 buổi như mọi khi:

Trước: 01 buổi hướng dẫn nội dung đánh giá và chuẩn bị số liệu thực tế 
Trong: 03 buổi cầm tay chỉ việc và lựa chọn chiến lược khả thi với từng doanh nghiệp
Sau: 01 buổi Huấn luyện trực tiếp 1-1 theo đặc thù riêng của từng Doanh nghiệp

Sau Chương trình BẠN NHẬN ĐƯỢC:

1. Giải pháp có được DÒNG TIỀN NGAY trong Quý 4/2021;
2. Bản Kế hoạch Hành động chi tiết tới từng ngày cho từng Bộ phận/ Phòng Ban quý 4/2021
3. Cách xây dựng lợi điểm bán hàng độc nhất tạo lợi thế cạnh tranh vượt đích;
4. Làm chủ đội ngũ có năng lực thực thi, biến chiến lược thành tiền;
5. Công thức 04 đòn bẩy giúp Doanh nghiệp trụ vững và tăng trưởng bền

Không chỉ có vậy…
6. Công cụ làm chủ thời gian, tăng hiệu suất lao động giúp kinh doanh hiệu quả hơn và cuộc sống cân bằng hơn, hạnh phúc hơn!

ĐỐI TƯỢNG THAM GIA PHÙ HỢP

1. Chủ Doanh nghiệp;
2. Lãnh đao và Quản lý các cấp

THỜI GIAN & HÌNH THỨC

Vào lúc 20h00 các ngày 09-10-11/ 9/ 2021 trên nền tảng Zoom trực tuyến

Hình thức: Trực tuyến trên Zoom

Người hướng dẫn: COACH Jenny Lý Hà Thu
Giám đốc Đào tạo và Phát triển
ActionCOACH SEA

Hoặc liên hệ qua số điện thoại: 0819765567

The post Hướng dẫn Lập kế hoạch Kinh doanh Quý 4 cho Doanh nghiệp appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
https://lyhathu.com/16234/huong-dan-lap-ke-hoach-kinh-doanh-quy-4-cho-doanh-nghiep/feed 0
Làm thế nào để bán sản phẩm trị giá nhiều triệu đô la? https://lyhathu.com/16229/lam-the-nao-ban-san-pham-gia-tri-nhieu-trieu-do-la https://lyhathu.com/16229/lam-the-nao-ban-san-pham-gia-tri-nhieu-trieu-do-la#respond Wed, 11 Aug 2021 07:44:07 +0000 https://lyhathu.com/?p=16229 Tôi rất thích tranh vẽ và chồng tôi cũng vậy. Một trong những danh mục ước mơ của tôi là được sở hữu những bức tranh nổi tiếng như của …

Làm thế nào để bán sản phẩm trị giá nhiều triệu đô la? Khám phá tiếp

The post Làm thế nào để bán sản phẩm trị giá nhiều triệu đô la? appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
Làm thế nào để bán sản phẩm trị giá nhiều triệu đô la?

Tôi rất thích tranh vẽ và chồng tôi cũng vậy. Một trong những danh mục ước mơ của tôi là được sở hữu những bức tranh nổi tiếng như của Van Gogh. Chuyện đó cũng không phải dễ chút nào. Nhiều lúc tôi cũng tự hỏi làm sao có thể sở hữu được chúng? Có cách nào để hướng tới điều này? Một trong những giải pháp đó là đầu tư cổ phần bức tranh.

Các nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ không bao giờ bỏ trứng vào một giỏ. Họ sẽ có một danh mục các mục đầu tư khác nhau nhằm tăng giá trị tài sản một cách bền vững và ổn định; có thể là nhà đất, vàng, chứng khoán, trái phiếu hay các tác phẩm nghệ thuật. Chiến lược đầu tư nào tốt nhất thời điểm hiện tại, phụ thuộc vào cách nhà đầu tư sử dụng dòng tiền của mình? Nhân việc nghiên cứu về tác phẩm nghệ thuật tôi muốn nói chuyện với các bạn về cách làm thế nào để bán sản phẩm có giá trị lớn và siêu lớn? Nếu bạn làm trong lĩnh vực kinh doanh chắc hẳn bạn sẽ nhiều lúc nghĩ đến:

  • Làm thế nào để bán được sản phẩm có giá trị lớn một cách dễ dàng?
  • Làm thế nào để bán sản phẩm giá trị lớn cho hầu hết tất cả mọi người?

Bán bức tranh nhiều triệu đô la

Từ trước tới nay, việc đầu tư vào các tác phẩm nghệ thuật đắt giá ở Việt Nam là cực kỳ ít người làm và chỉ dành cho giới siêu giàu. Nhưng có một website tên là masterworks.io được xây dựng lên để dành cho các nhà đầu tư các tác phẩm nghệ thuật. Ở đây, họ sẽ kinh doanh các bức tranh trị giá nhiều triệu đô la, được gọi như trong chứng khoán là những những bức tranh bluechip.

Nhờ trang web này, bạn không cần phải là siêu giàu mới sở hữu được bức tranh bạn muốn đầu tư. Trên thế giới có top 100 các họa sĩ thuộc nhiều thời đại khác nhau, 60% trong số các tác phẩm của top 100 các họa sĩ thế giới này có giá trị hơn 1 triệu đô la.

Vậy Masterworks.io làm như thế nào? Họ sẽ mua tác phẩm nghệ thuật, sau đó IPO lên sàn như đưa một công ty lên sàn chứng khoán. Khi đó bức tranh sẽ được chia ra thành nhiều phần như cổ phiếu và chúng ta có thể mua với giá thấp nhất là 20 đô la cho một phần của bức tranh đó. Để mua được một phần của bức tranh, bạn phải đăng ký tài khoản trên trang web và đăng ký mua một phần hoặc toàn bộ bức tranh.

Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất của việc mua một phần bức tranh này là tính thanh khoản. Bạn đăng ký mua thì dễ, nhưng bán lại thì rất khó. Nó không dễ như bạn mua cổ phiếu của một công ty đâu. Gần như bạn chỉ có thể lấy lại số tiền đầu tư của mình cho một phần bức tranh bạn mua khi có ai đó mua toàn bộ bức tranh, và bạn được trả lợi tức của phần bạn mua. Khi bạn mua một phần bức tranh này, bạn sẽ coi như nó là một khoản đầu tư khoảng 3-5 năm.

Nhưng ít ra chúng ta có thể sở hữu 1 phần hoặc nhiều phần hoặc toàn bộ bức tranh mà chúng ta mong muốn.

Xem thêm: 5 bước xây dựng Lợi điểm bán hàng độc nhất thật mạnh mẽ

Bán một mảnh đất nhiều triệu đô la

Bán một tác phẩm nghệ thuật rất khó, nhưng cũng có thứ khó bán khác là một mảnh đất rộng. Khi bạn có một mảnh đất 100-500m2, việc bán không khó lắm. Nhưng nếu nó là mảnh đất 10.000-50.000m2 ở nơi đắc địa như trên bãi biển chẳng hạn, bạn sẽ khó tìm được một nhà đầu tư nhiều tiền thích mua nó.

Vậy tại sao không bán mảnh đất đó như bán phần nhỏ tác phẩm nghệ thuật?

Tại Việt Nam, công ty Keller William cũng đang làm theo cách này. Ví dụ, bạn có một mảnh đất và bạn có thể chia nó ra thành những phần nhỏ trị giá thấp hơn nhiều so với mua cả mảnh. Bạn sẽ có thể lãi hơn rất nhiều. Nó phụ thuộc vào tài marketing của bạn.

Ví dụ, bạn có một mảnh đất 10.000m2 trị giá 100 tỷ đồng. Bạn chia ra thành 10.000 phần, mỗi phần là 1m2 giá 10 triệu. Hầu hết ai muốn đầu tư đều có thể mua phần nhỏ đó với giá 10 triệu phải không? Nhưng để bỏ ra 100 tỷ để mua toàn bộ mảnh đất thì không phải nhiều người dám mua.

Vậy nhà đầu tư sẽ được gì? Họ sẽ được sở hữu 1m2 đất nếu họ bỏ ra 10 triệu. Họ sẽ được hưởng lợi tức từ việc sử dụng đất để kinh doanh, như cho thuê, hay trồng cây, hay làm dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng. Giống hệt như được hưởng cổ tức của các công ty trên sàn chứng khoán. Sau khi bán mảnh đất đó đi, nhà đầu tư sẽ được nhận lãi tương ứng với số tiền họ bỏ ra mua 1m2 mảnh đất đó.

Thật là đơn giản phải không các bạn?

Xem thêm: 7 bước xây dựng kế hoạch kinh doanh

Tham gia chương trình huấn luyện triệu đô la với ActionCOACH

ActionCOACH không có gói huấn luyện nào tốn kém vậy đâu. Mục tiêu của chúng tôi không phải là bán sản phẩm triệu đô cho khách hàng, mà ngược lại mục tiêu của chúng tôi là giúp khách hàng kiếm doanh thu hoặc lợi nhuận triệu đô la hoặc nhiều triệu đô la theo mong muốn của họ. Mặc dù ActionCOACH có chương trình huấn luyện nhóm khá lâu rồi, nhưng tôi thấy nó hoàn toàn có nét tương đồng với các tác phẩm nghệ thuật và tài sản lớn chúng ta thảo luận phía trên.

Nếu khách hàng chưa thu xếp được đủ tài chính để tham gia một gói huấn luyện 1-1 (coaching 1 kèm 1) với các Nhà Huấn luyện ActionCOACH, thì Khách hàng hoàn toàn có thể chủ động đề xuất tham gia các Chương  trình HUẤN LUYỆN NHÓM. Chương trình HUẤN LUYỆN NHÓM là các chủ doanh nghiệp tham gia vào 1 nhóm huấn luyện chung nhằm chia sẻ chi phí huấn luyện. Khách hàng sẽ vẫn được làm việc trực tiếp với Nhà Huấn luyện và đồng thời có thêm những người Chủ doanh nghiệp kinh doanh ở những lĩnh vực khác nhau cùng được huấn luyện chung và cùng chia sẻ kiến thức phát triển doanh nghiệp.

Đây là sản phẩm chia nhỏ của ActionCOACH thay vì khách hàng ký hợp đồng gói coaching 1-1, khách hàng có thể ký gói ActionCLUB – Huấn luyện Nhóm vừa tối ưu được ngân sách, vừa vẫn đảm bảo luôn được sở hữu Nhà Huấn luyện ActionCOACH riêng cho Công ty của mình.

Bên cạnh đó, ActionCOACH thiết kế ra nấc thang sản phẩm vô cùng linh hoạt. Chỉ từ mức đầu tư vài trăm ngàn đồng trở lên, là chủ doanh nghiệp, ai cũng có thể trở thành khách hàng của ActionCOACH dưới nhiều hình thức khác nhau mà vẫn đảm bảo chất lượng và hiệu quả hơn kỳ vọng.

Xem thêm: ActionCLUB – Huấn luyện nhóm

Bạn đã học được điều gì từ cách làm này?

Bằng chiến lược chia nhỏ giá thành trên cùng 01 đơn vị hàng hoá, sản  phẩm hay chuỗi dịch vụ, nhiều doanh nghiệp đã rất thành công. Tỷ lệ chuyển đổi trong bán hàng tăng lên đáng kể nhờ việc khách hàng tiềm năng dễ dàng ra quyết định mua hàng nhanh chóng và cũng dễ chi trả ở mức phù hợp ngân sách hơn.

Tóm lại, với chiến lược này, cả người bán và người mua đều nhận được lợi ích từ đó. Và cũng nhờ cách kinh doanh này, tôi tin tưởng những người mê tranh vẽ như vợ chồng tôi hoàn toàn có thể sớm hiện thực hoá ước mơ của mình bằng việc mua tranh theo hình thức sở hữu lượng % nhất định tương đương số cổ phần của bức tranh mà chúng tôi mua được. Thật thú vị phải không nào? Chúc bạn áp dụng thành công chiến lược này cho chính sản phẩm/dịch vụ của Công ty bạn đang kinh doanh! 

Coach Jenny Lý Hà Thu
Giám đốc Đào tạo ActionCOACH Đông Nam Á
CEO ActionCOACH Lotus

Tel. 083 345 3888 – jennyly@actioncoach.com

The post Làm thế nào để bán sản phẩm trị giá nhiều triệu đô la? appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
https://lyhathu.com/16229/lam-the-nao-ban-san-pham-gia-tri-nhieu-trieu-do-la/feed 0
KPI – Thước đo mục tiêu trọng yếu https://lyhathu.com/15874/kpi-thuoc-do-muc-tieu-trong-yeu https://lyhathu.com/15874/kpi-thuoc-do-muc-tieu-trong-yeu#respond Thu, 29 Jul 2021 06:16:50 +0000 https://lyhathu.com/?p=15874 KPI là gì? Làm thế nào để xây dựng KPI? Cách báo cáo KPI Công ty nào sử dụng KPI?

The post KPI – Thước đo mục tiêu trọng yếu appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
KPI là gì?

Định nghĩa về KPI

KPI là viết tắt của từ Key Performance Indicator được định nghĩa là một giá trị có thể đo lường được, chứng minh hiệu quả của một công ty đạt được các mục tiêu trọng yếu của mình.

kpi thuoc do muc tieu trong yeu

Sử dụng KPI khi nào?

KPI được cá nhân và tổ chức dùng để đánh giá mức độ thành công của các mục tiêu trọng yếu đạt được như nào.

KPI cấp cao có thể tập trung vào hiệu suất toàn công ty, trong khi KPI cấp thấp có thể tập trung vào các quy trình trong các phòng ban, nhóm hoặc cá nhân.

Sử dụng KPI khi bạn cần theo dõi tiến trình hướng tới mục tiêu trong một khoảng thời gian nhất định.

Ai sử dụng KPI?

Bất kỳ ai cũng có thể dùng KPI
Các cá nhân có thể sử dụng KPI để theo dõi sức khỏe. Các tổ chức, doanh nghiệp có thể sử dụng KPI để theo dõi các mục tiêu kinh doanh.

KPI trong doanh nghiệp
Thường có KPI cho phòng ban và KPI toàn công ty. Nên tạo KPI cấp phòng ban sao cho kết quả tổng của chúng nằm trong KPI toàn công ty.

Ai tạo ra KPI
Cấp quản lý của từng phòng ban sẽ tạo ra KPI cho nhóm của mình đồng thời đảm bảo rằng KPI hợp nhất với đội nhóm và hoạt động hiệu quả. KPI toàn công ty do CEO và ban lãnh đạo đề ra.


Làm thế nào để xây dựng KPI?

Công cụ SMART

Sử dụng công cụ SMART để đánh giá tính thiết thực của KPI cho thước đo mục tiêu trọng yếu của doanh nghiệp.

Công cụ SMART cho KPI Thước đo mục tiêu trọng yếu

Sử dụng công cụ này hiệu quả hơn với SMARTER, bằng cách thêm:
E – Evaluate (đánh giá)
R – Re-evaluate (đánh giá lại).

Bạn hãy tự trả lời 2 câu hỏi:

  1. Bạn sẽ đánh giá quá trình này trong ngắn hạn khi nào và như thế nào?
  2. Bạn sẽ đánh giá lại quá trình này trong dài hạn khi nào và như thế nào?

Tạo KPI như nào?

Giả sử Bạn là một CEO của một nhà xuất bản sách và mục tiêu lớn của bạn năm nay là tăng doanh số bán sách. Bạn sẽ gọi đây là KPI Doanh số Bán sách và đây là cách bạn xây dựng KPI này.

Làm gì: để tăng doanh số bán sách 15% trong năm nay

Tại sao: đạt được mục tiêu này là điều bạn cần phải làm trong năm nay.

Ai: Giám đốc Marketing Nội dung sẽ chịu trách nhiệm về KPI này

Khi nào: quá trình KPI này sẽ được đánh giá hàng tháng.

Đo lường: Tiến độ sẽ được đo lường khi tăng số lượng sách bán ra và kết quả doanh thu.

Cách thực hiện: Thúc đẩy lưu lượng truy cập thông qua một blog tập trung vào các chủ đề liên quan thị trường ngách của sản phẩm xuất bản.

Kết quả: Doanh số bán sách sẽ tăng 15% trong năm nay.

Tôi nên sử dụng KPI nào?

Thước đo Mục tiêu Trọng yếu tốt nhất

Không có cái nào gọi là “KPI tốt nhất” để sử dụng. Chỉ có các KPI tốt nhất cho từng mục tiêu cụ thể mà thôi. Tốt nhất là hãy xác định những mục tiêu nào quan trọng nhất đối với bạn và theo dõi chúng.

Nên theo dõi bao nhiêu KPI?

Càng theo dõi ít thì càng tốt. KPI dễ bị lạm dụng và đôi khi sử dụng quá nhiều KPI cho một mục tiêu, hoặc có lúc áp dụng Thước đo Mục tiêu Trọng yếu không phù hợp trong từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.

KPI tốt nhất



Tại sao tôi cần đánh giá lại các KPI?

mục tiêu luôn thay đổi theo thời gian, đồng thời tiến độ thực hiện công việc hướng tới mục tiêu này cũng dần đi theo sự biến đổi của thị trường. Chính vì vậy một KPI đặt ra cách đây 3 tháng sẽ không còn phù hợp với thời điểm hiện tại. Đó là lý do tại sao một khi đã đặt ra mục tiêu, bạn không được bỏ quên nó.

KPI cần phải được đánh giá lại thường xuyên trong một khung thời gian phù hợp với kết quả mong muốn cuối cùng để đạt được mục tiêu ban đầu đề ra.

Bạn có thể đánh giá lại KPI theo khung thời gian hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng hay hàng quý tùy thuộc vào kế hoạch thời gian đạt mục tiêu.


Cách báo cáo KPI

Làm thế nào để báo cáo KPI hiệu quả?

Báo cáo KPI

Báo cáo KPI là một bản trình bày tóm tắt hiệu công việc suất hiện tại của bạn so với mục tiêu đề ra. Nó có thể được trình bày theo nhiều cách khác nhau: từ bảng tính hay trang trình bày (Powerpoint) đến các báo cáo chính thức bằng văn bản và bảng báo cáo giao diện số (dashboard).

Báo cáo khi nào?

Theo cách truyền thống, các báo cáo KPI được phát triển hàng quý. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ chuyên sâu của các báo cáo này, bạn có thể muốn tạo báo cáo KPI mỗi khi tiến hành đánh giá KPI.

báo cáo KPI hiệu quả như nào?



Bảng báo cáo giao diện điện tử là gì

Bảng báo cáo giao diện điện tử (dashboard) cho KPI tạo ra hình ảnh trực quan theo thời gian thực về các KPI mà bạn đã chọn để theo dõi, trên thiết bị di động, máy tính để bàn hoặc TV treo tường trong văn phòng của bạn. Bảng báo cáo điện tử KPI tốt nhất là bảng có thể tùy chỉnh, cho phép bạn thay đổi màu sắc, sắp xếp bố cục KPI và quan sát tiến trình của bạn trong nháy mắt.


Công ty nào sử dụng KPI?

Tất cả các tổ chức, bất kể thuộc quy mô và lĩnh vực gì, đều có mục tiêu trong đầu và tin rằng việc tạo ra một chiến lược để đạt được những mục tiêu đó là quan trọng thì họ sẽ cần sử dụng KPI.

Việc theo đuổi mục tiêu phụ thuộc vào việc phân phối kết quả tập trung và nhất quán. KPI rất quan trọng vì chúng đóng vai trò là kim chỉ nam dẫn hướng đưa bạn đến nơi bạn muốn.


The post KPI – Thước đo mục tiêu trọng yếu appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
https://lyhathu.com/15874/kpi-thuoc-do-muc-tieu-trong-yeu/feed 0
Tiền mặt là vua, còn dòng tiền là KingKong https://lyhathu.com/15349/tien-mat-la-vua-con-dong-tien-la-kingkong https://lyhathu.com/15349/tien-mat-la-vua-con-dong-tien-la-kingkong#respond Tue, 28 Apr 2020 17:46:38 +0000 https://lyhathu.com/?p=15349 Tiền mặt là Vua. Câu này chúng ta đã nghe khá nhiều khi khủng hoảng bắt đầu xảy ra. Vậy lý do tại sao nhiều người lại nói như vậy, …

Tiền mặt là vua, còn dòng tiền là KingKong Khám phá tiếp

The post Tiền mặt là vua, còn dòng tiền là KingKong appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>

Tiền mặt là Vua. Câu này chúng ta đã nghe khá nhiều khi khủng hoảng bắt đầu xảy ra. Vậy lý do tại sao nhiều người lại nói như vậy, chúng ta hãy cùng nhìn nhận từ góc nhìn kinh tế, từ trải nghiệm của tôi qua khủng hoảng năm 2008 và những diễn biến từ khi khởi đầu khủng hoảng năm 2020.

Tại sao Tiền mặt là Vua?

Ngày 16 tháng 3 năm 2020, nền kinh tế toàn cầu chuyển sang bear market (thị trường giảm giá) do tác động của đại dịch Covid-19 tràn sang Mỹ và các nước Châu Âu. Thị trường chứng khoán Mỹ mất hơn 20% giá trị chỉ trong 2 tuần, giá vàng tụt đỉnh từ 1.700USD/ouce xuống còn 1.450USD/ouce trong chưa đầy 2 tuần. Bitcoin chỉ mất 1 tuần để rớt giá từ hơn 9.000USD/BTC xuống dưới 4.000USD. Chỉ số giá đồng USD tăng vọt từ 94,5 lên gần 103 chỉ trong vòng 2 tuần hoảng loạn nhất của thị trường. Đó là do đâu các bạn?

Chúng ta đều biết khi thị trường bất ổn, vàng là nơi trú ẩn an toàn của các nhà đầu tư, đồng Yên Nhật và đồng Franc Thụy Sỹ cũng là kênh an toàn của các nhà đầu tư gần đây. Trái phiếu chính phủ là cửa an toàn để giữ vốn.

SP500 giảm hơn 25% giá trị về bằng mức đầu năm 2017
SP500 giảm hơn 25% giá trị về bằng mức đầu năm 2017
Vàng mất giá từ 1700USD/ouce
Vàng tụt giá từ 1700USD/ounce xuống mức thấp nhất 1450 cùng thời điểm SP500 mất giá. (thông thường giá vàng và chỉ số SP500 đi ngược nhau)
Tiền mặt là vua nên giá USD tăng mạnh mẽ
Cùng thời điểm đó chỉ số USD tăng gần 10%

Vậy tại sao tất cả các thị trường mất giá mạnh, kể cả vàng, nơi trú ẩn an toàn của nhà đầu tư cũng rớt giá. Bitcoin được coi là đồng tiền số dễ chi tiêu nhất cũng mất giá? Tiền đã đi đâu?

Vì tiền mặt là vua, tiền mặt là thứ có giá trị dễ thanh khoản nhất. Nên các nhà đầu tư bán tháo hết tài sản để mua Đô la Mỹ, làm đẩy giá đồng USD lên rất cao so với các đồng tiền mạnh khác trên thế giới.

Thông tin ngoài lề: Bạn có biết khi chiến tranh xảy ra, bạn có 1 tấn vàng cũng không bê đi tránh nạn được, nhưng chỉ cần chiếc điện thoại thông minh trong tay, tiền Bitcoin sẽ là đồng tiền thanh toán dễ mang theo nhất, ở nhiều nước trên thế giới. Đó là lý do nhiều nhà đầu tư ôm vàng và Bitcoin (tôi học được từ tỷ phú Macus).

Tiền mặt là Vua còn dòng tiền là KingKong (Cash is the King but Cash Flow is the Kong).

Bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008

Bạn có nhớ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 không? Tôi cũng đã bị hạ đo ván một cú rất đau, tôi gần như trắng tay sau nhiều năm tích góp. Nhờ vậy mà tôi đã rút ra được nhiều bài học tôi sẽ chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng lần này.

Nhiều người khác cũng như tôi, mất sạch. Khi khủng hoảng xảy ra, thị trường tài chính đảo chiều như lật bàn tay, nhiều nhà tỉ phú nhảy lầu và đồng thời sẽ tạo ra nhiều nhà tỷ phú khác mới nổi.

Khủng hoảng 2008, thị trường tài chính sụt giảm, nhà đất mất giá, nhiều người mất việc làm, nhiều công ty đổ vỡ. Vì vậy, nhìn lại những bài học sâu sắc đó xem có thể giúp tôi, giúp bạn dễ dàng nắm bắt cơ hội từ khủng hoảng này không? Nhiều người vẫn nói khủng hoảng sẽ làm cho đồng tiền biến mất. Nhưng thực tế, nó không mất đi, nó chỉ chuyển từ túi người này sang túi người khác (định luật “bảo toàn đồng tiền” phải không các bạn?). Tôi sẽ chia sẻ bài học tôi học được từ cuộc khủng hoảng để hiểu tại sao mọi người gọi tiền mặt là vua ở chỗ nào.

Trước khi bước sang phần tiếp theo, tôi muốn bạn xem xét một số câu hỏi là làm thế nào bạn có thể chuyển tiền từ túi người khác sang túi của mình? Nếu bạn chuẩn bị sẵn các giải pháp để giải quyết vấn đề này và bạn sẽ thoát khỏi mắc kẹt trong cái bẫy của suy thoái. Và bạn sẽ hiểu tại sao tiền mặt là vua trong thời khủng hoảng? Tại sao nhóm nhà giàu cầm tiền mặt trong tay lại càng giàu thêm? Làm thế nào để dòng tiền thành KingKong mang lại lợi nhuận khổng lồ cho bạn?

Tham khảo thêm: 5 Giai đoạn suy thoái trong vòng đời doanh nghiệp

Tiền mặt là Vua trong khủng hoảng

Nhiều nhà kinh tế đều dự báo sau khủng hoảng mọi thứ sẽ trở lại bình thường. Nhưng thực tế vẫn có nhiều điều không bình thường diễn ra liên quan tới tình hình tài chính của nhiều nhóm người trong xã hội khi nền kinh tế thay đổi một cách đột ngột.

Điều này dễ hiểu thôi, nếu bạn đang đi làm công ăn lương, bạn sẽ sống dựa vào khoản tiền tiết kiệm, nếu bạn bị mất việc do Covid-19, bạn có thể nhận cứu trợ từ chính phủ. Nhưng một điều bất biến là chúng ta vẫn phải chi tiêu rất nhiều cho những thứ thiết yếu (tiền thức ăn, hóa đơn điện nước, điện thoại, đi lại, thuê nhà…)

  1. Người giàu là nhóm người thu được nhiều tiền nhất, bởi vì họ vẫn có thu nhập của mình (tiền cho thuê, lãi suất, trái phiếu, các công việc thu nhập cao…). Họ gần như không bị ảnh hưởng nhiều, nhưng họ sẽ cắt giảm mạnh mọi chi tiêu mua các mặt hàng xa xỉ. Họ vẫn sẽ ngồi trên núi tiền của mình.
  2. Công nhân là nhóm người có ít của cải, vẫn phải chi tiêu nhiều cho các mặt hàng thiết yếu và dòng tiền đó sẽ dần chạy sang túi người giàu.
  3. Các công ty và những người làm công sẽ gặp thất bại lớn nhất khi họ lọt khe khỏi gói hỗ trợ của chính phủ. Họ có thể có hoặc không có khoản tiền tiết kiệm nào để sống nhưng vẫn phải vật lộn vượt qua khủng hoảng. Phần lớn họ là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, tự doanh và làm công ăn lương.
Tiền mặt là vua. Dòng tiền khi Covid-19
Dòng tiền khi Covid-19

Sự hoảng loạn

Khi nguồn thu của nhiều doanh nghiệp bị giảm sâu một cách đột ngột, điều này dễ dẫn tới tâm lý hoảng loạn. Họ sẽ rất cần tiền để tránh bị phá sản và nhiều người sẽ phải bán bớt tài sản. Ngân hàng nhiều nước trên thế giới sẽ bơm thêm tiền ra thị trường (Mỹ và các nước Châu Âu đã có những động thái bơm mạnh tiền cứu trợ) và tiền đó sẽ dần chui vào túi người giàu. Nhóm người giàu cũng lo lắng về sự bất ổn của thị trường và không biết rõ công ty nào, tổ chức nào sẽ phá sản, họ sẽ tìm đến những tài sản trú ẩn mang tính an toàn nhất là vàng và trái phiếu chính phủ. Đó là lý do tại sao vàng đột ngột tăng nhanh chóng mặt. Nhiều người sẽ phải bán nhà để bù lỗ cho các khoản kinh doanh thua lỗ hay cứu công ty thoát khỏi suy thoái.

Giá các loại tài sản tăng nhanh

Sau khi các chính phủ nhiều nước trên thế giới đưa ra các gói cứu trợ và nỗ lực cứu vãn nền kinh tế thoát khỏi thị trường giảm giá, chúng ta sẽ chưa rõ nền kinh tế sẽ ì ạch bao lâu để bứt phá trở lại. Lúc này nhóm người giàu vẫn ngồi trên núi tiền và họ biết rõ phải làm gì.

Sau năm 2008, các chính phủ trên thế giới đưa ra các gói cứu trợ và ngay sau đó giá cả các loại tài sản tăng vọt. Chứng khoán Mỹ tăng 450% kể từ đáy thấp nhất năm 2009 tới tháng 2 năm 2020. Giá vàng tăng 3 lần từ 600USD năm 2008 lên đến 1.900USD vào tháng 8 năm 2011. Bạn biết mình phải chuẩn bị gì để tình hình nền kinh tế thế giới sắp tới rồi chứ?

Sau khủng hoảng năm 2008, nền kinh tế thế giới liên tục đi lên không ngừng, chỉ một lần vấp ngã mạnh trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung từ giữa năm 2018, nhưng lại là một bước lùi lấy đà để tăng vọt trở lại tới nay. Nhóm người giàu đã học được điều này, và họ chú trọng thu mua tài sản (chứng khoán, vàng, nhà đất, tiền điện tử…) khi giá hạ trước khi giá nhảy vọt lên trở lại.

Thị trường nhà đất

Sau khủng hoảng, nhiều tài sản đất đai đầu tư và cho thuê bị mất giá trầm trọng. Lý do là các ngân hàng siết chặt các khoản cho vay; không có tiền lưu thông làm cho thị trường nhà đất đóng băng. Nhiều người không có tiền mua nhà làm giá nhà đi xuống trong ngắn hạn. Nhiều tài sản nhà đất bị bán tháo để đáo hạn ngân hàng, nhóm nhà giàu lúc này xuống tiền mua nhà đất với giá rất rẻ. Tiền mặt là vua lúc này. Họ sẽ mua nhà từ những người bán đang tuyệt vọng, với giá rẻ mạt. Sau khi thị trường nhà đất đóng băng năm 2015, giá trị nhà đất lại tăng vọt lên gấp nhiều lần so với thời điểm trước đó.

Nếu bạn không thuộc nhóm nhà giàu, nhưng bạn biết nắm bắt cơ hội, hiểu được chu kỳ kinh tế và quy luật thị trường, bạn có thể tự biến mình thành nhóm nhà giàu nhanh chóng. Tôi biết rất nhiều người giàu lên cực nhanh từ sau năm 2015 khi mua được những tài sản giá rẻ và biết đẩy nhanh dòng tiền để thu về nhiều lợi nhuận hơn (Dòng tiền là KingKong).

Ai được ai mất trong giai đoạn này?

Nhóm nhà giàu thường là người chiến thắng. Họ tích lũy tiền mặt trước và trong khủng hoảng, mua tài sản (chứng khoán…) với giá rẻ ngay sau khi thị trường tài chính sụp đổ. Sau đó họ sẽ hưởng lợi từ cả số tài sản có trước đó cộng thêm số tài sản mới mua với giá cực rẻ. Tiền mặt vẫn là vua phải không bạn?

Nhóm người lọt khe khỏi gói cứu trợ của chính phủ sẽ là nhóm gặp bất lợi nhất. Họ là những chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ, người thất nghiệp. Khi nhóm nhà giàu đang thu mua tài sản, thì nhóm này đang phải bán bớt tài sản để duy trì cuộc sống hàng ngày.

Nhóm người trẻ tuổi muốn mua nhà sẽ gặp khó khăn. Họ sẽ khó tiếp cận được các khoản vay của ngân hàng do thắt chặt tín dụng. Họ sẽ phải thuê nhà của nhóm nhà giàu lâu dài hơn do tiền lương kiếm ra không thể bù được mức giá tăng chóng mặt của nhà đất. Báo Tuổi trẻ có bài viết phân tích rất rõ về “Giá nhà đất làm khó người trẻ”.

Nhóm người làm công ăn lương cũng gặp khó khăn để mua nhà. Giá nhà tăng nhanh tới nỗi nhiều người làm cả đời không đủ tiền mua nhà. Bạn có thể tham khảo bài viết “Một năm đi làm ròng rã không bằng giá đất tăng” để hiểu hơn tình hình ra sao. Vậy bạn biết tiền của những nhóm người này mất đi thì nó chuyển vào túi ai rồi đó! Nó chính là nguyên nhân làm tăng thêm khoảng cách giàu nghèo.

Đó cũng là lý do tại sao các quốc gia đều có hệ thống thu thuế lũy tiến để thu hẹp lại khoảng cách giàu nghèo. Cuộc khủng hoảng này mang tính toàn cầu, nên đây là lúc các chính phủ sẽ phải ngồi lại xem xét cách tính thuế mới, giúp xã hội bình đẳng hơn.

Làm thế nào để công ty bạn có dòng tiền tốt?

Trước thực trạng hiện nay, bạn đã thay đổi để thích nghi ra sao? Bạn điều chỉnh sản phẩm? Chuyển định phí thành biến phí càng nhiều càng tốt? làm việc với ngân hàng? đàm phán nhà cung cấp?… Tất cả những điều này giúp cho bạn cân đối dòng tiền thu vào nhiều hơn so với dòng tiền chi ra. Đây là cách mà các nhà huấn luyện ActionCOACH đang đồng hành với các Doanh nghiệp. Dự báo từ các chuyên gia kinh tế toàn cầu, khủng hoảng này có thể còn kéo dài ngay cả khi hậu dịch Coronavirus tạm lắng và để thị trường ổn định hay phục hồi trở lại cũng phải mất 01 đến 03 năm nữa…

Đầu tư khôn ngoan nhất trong thời kỳ khủng hoảng chính là đầu tư cho bản thân, đầu tư cho chính doanh nghiệp của mình để tăng thêm nội lực, sẵn sàng bứt phá khi thị trường trở lại. Bạn sẽ cần người đồng hành để giúp bạn đứng ra bên ngoài công ty, nhìn mọi hoạt động của công ty bạn trong một bức tranh tổng thể hoàn chỉnh. Bạn hãy liên hệ với chuyên gia Huấn luyện doanh nghiệp Lý Hà Thu để giúp bạn gia tăng dòng tiền trong thời điểm này. Hãy tận dụng những công cụ vượt trội của ActionCOACH mang lại nội lực vững mạnh cho công ty của bạn.

Xem thêm: 7 bước xây dựng kế hoạch kinh doanh

Tôi hy vọng bạn đã có một số ý tưởng chuẩn bị trước đón nhận khủng hoảng, sẵn sàng các khoản đầu tư khi thị trường có dấu hiệu tăng nhiệt trở lại, giữ cho mình một tinh thần thật mạnh mẽ. Vì cuộc sống luôn luôn tươi đẹp.


Jenny Lý Hà Thu

CEO
ActionCOACH Lotus
ActionCOACH Khu vực Đông Nam Á
Tel: 083 345 3888

The post Tiền mặt là vua, còn dòng tiền là KingKong appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
https://lyhathu.com/15349/tien-mat-la-vua-con-dong-tien-la-kingkong/feed 0
5 Giai đoạn Suy thoái trong vòng đời của Doanh nghiệp https://lyhathu.com/15308/5-giai-doan-suy-thoai-trong-vong-doi-cua-doanh-nghiep https://lyhathu.com/15308/5-giai-doan-suy-thoai-trong-vong-doi-cua-doanh-nghiep#respond Sat, 25 Apr 2020 08:14:53 +0000 https://lyhathu.com/?p=15308 5 Giai đoạn Suy thoái là một khái niệm được giới thiệu xuyên suốt trong cuốn sách How the Mighty Fall (Thất bại của người khổng lồ). Mọi doanh nghiệp …

5 Giai đoạn Suy thoái trong vòng đời của Doanh nghiệp Khám phá tiếp

The post 5 Giai đoạn Suy thoái trong vòng đời của Doanh nghiệp appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
5 Giai đoạn Suy thoái là một khái niệm được giới thiệu xuyên suốt trong cuốn sách How the Mighty Fall (Thất bại của người khổng lồ). Mọi doanh nghiệp đều có thể bị sụp đổ trong một số thời điểm lịch sử của nó, cho dù lớn đến đâu. Nhưng câu hỏi quan trọng là làm sao bạn biết nếu bạn đang ở bên bờ vực của sự suy thoái, và làm thế nào bạn có thể xoay chuyển mọi thứ xung quanh?

5 giai đoạn suy thoái

Qua 4 năm nghiên cứu, Jim Collins phát hiện ra rằng hầu hết các công ty lớn đều trải qua 5 giai đoạn suy thoái, có thể phát hiện sớm và tránh được. Các tổ chức có thể bị bệnh ở bên trong và vẫn trông mạnh mẽ ở bên ngoài; suy thoái có thể lén theo bạn, và sau đó, dường như đột ngột bạn gặp rắc rối. Nghiên cứu của Jim Collins dựa trên sự tương phản, những thứ tuyệt vời trở nên trái ngược và luôn tự hỏi “Khác biệt ở chỗ nào?”

Tôi muốn lật ngược vấn đề, tò mò tìm hiểu sự suy thoái và sụp đổ của các công ty vĩ đại. Tôi nói đùa với đồng nghiệp rằng: “Chúng ta đang quay sang góc tối của vấn đề”

Jim Collins

Jim Collins nổi tiếng với các cuốn sách như: Từ tốt đến vĩ đại, Nỗ lực không ngừng, Xây dựng để trường tồn, Vĩ đại do lựa chọn… Tất cả các cuốn sách trên của ông đều hướng tới sự vĩ đại, tuyệt vời hay thành công. Nhưng đây là cái nhìn khác của Collins.

Jim Collins chia sẻ phương pháp nghiên cứu dẫn đến việc lựa chọn 11 công ty chứng minh hiện tượng tăng giảm: Công ty trà Great Alantic and Pacific (A & P), Addressograph, Đại siêu thị Ames, Bank of America, Circuit City, Hewlett-Packard ( HP), Merck, Motorola, Rubber Groom, Scott Paper và Zenith. Chúng ta cùng xem 5 giai đoạn suy thoái ông đề cập là gì.

5 giai đoạn suy thoái
Biểu đồ cổ phiếu của BlackBerry

5 Giai đoạn Suy thoái

1. Ngủ quên trên chiến thắng

Phần đầu cuốn sách đề cập đến niềm kiêu hãnh hoặc sự kiêu ngạo quá. Giai đoạn 1 bắt đầu khi trở nên quá tự tin về thành công của mình và quên đi mất nền tảng tạo nên sự thành công của họ là gì (đọc từ Tốt đến vĩ đại về 6 thành phần của sự vĩ đại và khái niệm bánh đà). Và bạn bắt đầu luôn đề cao quyền được hưởng thành quả đó, dần dần mất đi sự khao khát học tập, bị phân tâm bởi các lĩnh vực không cốt lõi và nhầm lẫn giữa câu hỏi Tại sao và câu hỏi Cái gì.

Điều quan trọng ở đây chính là bạn phải khiêm tốn, tập trung vào đam mê và tài năng của bạn đã đưa bạn đến câu hỏi “Tại sao Công ty của tôi tồn tại”?

2. Theo đuổi nhiều lĩnh vực hơn một cách vô kỷ luật

Sự kiêu hãnh từ Giai đoạn 1 khiến công ty phải cố gắng quá mức, nhảy vào những lĩnh vực không phải thế mạnh, hoặc theo đuổi sự phát triển mà họ có trong tay nguồn lực tài nguyên và con người rất hạn chế. Họ bị ám ảnh bởi sự phát triển (đến mức mất sự tập trung và kỷ luật), và khiến cho ngày càng nhiều lỗi nghiêm trọng tăng nhanh hơn. Họ không kịp tìm nguồn nhân sự cải thiện vấn đề hoặc không thể tìm được người lãnh đạo kế vị.

Điều quan trọng phải làm ở giai đoạn này là tái tập trung vào những điều tạo nên giá trị tốt nhất cho khách hàng của mình. Quay trở lại câu hỏi “Công ty tôi đã giải quyết nỗi đau của khách hàng tốt như thế nào?

3. Từ chối rủi ro và nguy hiểm.

Ở giai đoạn này, công ty vẫn kinh doanh có kết quả, nhưng ngày càng có nhiều dấu hiệu nguy hiểm. Thật không may, các nhà lãnh đạo xem dữ liệu qua lăng kính màu hồng và xem nhẹ các mối đe dọa. Các nhà lãnh đạo chỉ xem những mặt tích cực, lờ đi những mặt tiêu cực, chỉ thích đọc những dữ liệu mơ hồ, và coi các vấn đề xảy ra chỉ là các yếu tố bên ngoài.

Điểm mấu chốt của giai đoạn này là khi có dấu hiệu suy thoái, cần phải nhìn nhận thực tại, thừa nhận nguy hiểm rủi ro và đưa ra những quyết sách cứng rắn, có thể là rất đau đớn.

4. Chết đuối đi tìm cọc.

Ở giai đoạn này, suy thoái trở nên trầm trọng và rõ ràng. Nhưng, cái chết vẫn chưa xảy ra. Phản ứng của các nhà lãnh đạo thời điểm này xác định xem là nên tiếp tục duy trì hay phá sản. Họ sẽ hoảng loạn và tìm kiếm phao cứu sinh. Cố gắng nỗ lực sửa chữa các vấn đề phát triển. Ví dụ như tìm kiếm CEO mới, thu hút thêm vốn, tạo ra sản phẩm mới, hay phần mềm mới nhưng chưa được kiểm chứng… Nhưng các bước thay đổi mang tính cách mạng có thể liên tục gặp sai lầm khi hoảng loạn và sẽ đẩy nhanh sang giai đoạn 5.

Hồi sinh chỉ có thể trở lại với các nguyên tắc cơ bản, tức là tổ chức phải nỗ lực xây dựng lại và củng cố bánh đà một lần nữa, từng bước một. Collins nói rằng không phải vì công ty không nỗ lực hồi sinh mà chính vì công ty liên tục không nhất quán làm đúng theo tiêu chí ban đầu của mình đã dần dẫn tới căn bệnh mãn tính.

5. Đầu hàng cái chết

Khi công ty càng sống lay lắt trong giai đoạn 4 càng lâu và lãnh đạo càng cố gắng tìm kiếm cái phép mầu giải quyết vấn đề, thì sự suy thoái đến càng nhanh. Cuối cùng, nguồn tài chính cạn kiệt và mọi người hụt hơi. Collins gọi giai đoạn này “Đầu hàng cái chết”. Tại thời điểm này, thường có 2 con đường mà công ty có thể lựa chọn:

  • 1. từ bỏ và bán công ty, hoặc
  • 2. tiếp tục sống lay lắt cho đến khi cạn kiệt các lựa chọn của mình.

Ví dụ về Yahoo trong 5 giai đoạn suy thoái

Đọc cuốn sách của Jim Collins về 5 giai đoạn suy thoái này làm tôi nhớ lại câu chuyện của Yahoo, tôi xin kể lại vắn tắt như sau:

sự sụp đổ của yahoo

Vào đầu những năm 2000, Yahoo vẫn là công ty dẫn đầu về công nghệ, email, và tìm kiếm trên toàn thế giới. Hầu hết mọi người đều dùng email đuôi @yahoo.com, dùng blog của yahoo, messenger nổi tiếng của Yahoo thời bấy giờ. Tôi cũng là một người dùng lâu năm của Yahoo từ năm 2000, và đến giờ email của tôi vẫn còn. Yahoo luôn cho rằng mình là một nền tảng cực lớn và không thể bị đánh bại. – Ngủ quên trên chiến thắng

Yahoo vẫn luôn bối rối xác định mình là công ty công nghệ hay công ty truyền thông và quảng cáo. Không những thế việc luôn bị ám ảnh bởi lợi nhuận thu về lúc ban đầu, đã khiến Yahoo bỏ qua việc phát triển những công nghệ liên quan đến mình dẫn đến sự tụt hậu so với các mạng xã hội khác sau đó và dần dần sụp đổ. – Theo đuổi nhiều mục đích ngoài tầm với một cách vô kỷ luật.

Năm 1997, Google từng đề nghị bán cho Yahoo với giá 1 triệu USD. Khi đó nền tảng tìm kiếm của Google mới hình thành, nhưng lại tiện ích hơn hẳn Yahoo Search. 5 năm sau Yahoo lại từ chối mua Google một lần nữa với giá 3 tỷ USD. Mặc dù thời đó, thị trường đánh giá Google có giá trị lên tới 5 tỷ USD. – Không thừa nhận thực tại và từ chối rủi ro và để Google vượt qua sau đó.

Thông tin ngoài lề cho bạn, trước khi suy thoái do dịch Covid-19, trị giá của công ty Alphabet, công ty mẹ của Google bấy giờ đã là hơn 1000 tỷ USD.

Năm 2012, Yahoo thuê Marisa Meyer làm CEO để vực dậy kinh doanh bết bát của mình. Nhưng qua 3 năm liền, Meyer vẫn không thể làm gì để cứu Yahoo khỏi con đường xuống dốc không phanh. Năm 2013, Meyer mua lại Tumblr với giá 900 triệu USD nhằm tạo nên một mạng xã hội cạnh tranh với Facebook và Google +. Nhưng ngay khi mua lại Tumblr, Yahoo đã cài quảng cáo quá mức vào các trang của người dùng gây nên sự phẫn nộ và dần dần nền tảng này chết yểu. – Chết đuối đi tìm cọc.

Năm 2017, Yahoo buộc phải tự bán mình cho Verizon với giá 4,8 tỷ USD. Mặc dù năm 2008, Microsoft từng đề nghị mua lại với giá 44 tỷ USD, nhưng Yahoo lại từ chối vì nghĩ rằng mình có giá cao hơn thế nhiều. – Đầu hàng cái chết.

Tất cả các công ty lớn vấp ngã tại một số điểm như bài viết của tôi về Cách thoát khỏi suy thoái của Apple, hoặc những công ty lớn khác như: IBM, Nordstrom, Disney, Boeing, HP, Merck.

Khi nào bạn nên đọc 5 giai đoạn suy thoái

Chừng nào khi bạn còn chưa rơi xuống quá xa đến khi không còn lựa chọn nào khác, bạn vẫn có thể tập trung xây dựng lại, từng bước một. Cuốn sách kết thúc với cách Xerox quản lý để tạo ra sự thay đổi như vậy và cũng bao gồm một số phụ lục với các chi tiết như:

• Tổng quan về các nguyên tắc của Từ tốt đến Vĩ đại;

• Quy trình tuyển chọn của 11 công ty;

• 6 tiêu chí lựa chọn tương phản thành công và khung tính điểm;

• Ghi chép về Công ty Fannie Mae (dường như đang ở Giai đoạn 3 của sự suy giảm);

6 đặc điểm chung của những người phù hợp với những chiếc ghế quan trọng;

• Suy thoái và nghiên cứu trường hợp phục hồi của IBM, Nucor và Nordstrom (sử dụng nguyên tắc từ Tốt đến Vĩ đại);

• Các dấu mốc cho thấy một công ty đang ở trong giai đoạn suy thoái cụ thể.

Bạn có thể đặt mua sách How the Mighty Fall ở Amazon.

Nếu bạn copy bài viết của tôi, vui lòng ghi rõ nguồn.


Jenny Lý Hà Thu

CEO
ActionCOACH Lotus
ActionCOACH Khu vực Đông Nam Á
Tel: 083 345 3888

The post 5 Giai đoạn Suy thoái trong vòng đời của Doanh nghiệp appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
https://lyhathu.com/15308/5-giai-doan-suy-thoai-trong-vong-doi-cua-doanh-nghiep/feed 0
11 bước Doanh nghiệp cần làm ngay để vượt qua khủng hoảng https://lyhathu.com/15262/11-buoc-doanh-nghie%cc%a3p-can-lam-ngay-de%cc%89-vuo%cc%a3t-qua-khu%cc%89ng-hoa%cc%89ng https://lyhathu.com/15262/11-buoc-doanh-nghie%cc%a3p-can-lam-ngay-de%cc%89-vuo%cc%a3t-qua-khu%cc%89ng-hoa%cc%89ng#respond Wed, 22 Apr 2020 12:44:34 +0000 https://lyhathu.com/?p=15262 Hội thảo qua Zoom dành cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Ngày 22-04-2020, ActionCOACH và Hội Doanh nhân trẻ Nghệ An đã cùng tham gia buổi thảo luận 11 …

11 bước Doanh nghiệp cần làm ngay để vượt qua khủng hoảng Khám phá tiếp

The post 11 bước Doanh nghiệp cần làm ngay để vượt qua khủng hoảng appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
Hội thảo qua Zoom dành cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.

11 buoc doanh nghiep can lam ngay de vuot qua khung hoang

Ngày 22-04-2020, ActionCOACH và Hội Doanh nhân trẻ Nghệ An đã cùng tham gia buổi thảo luận 11 bước cần làm ngay để vượt qua khủng hoảng.

Diễn giả chính: Diễn giả Lý Hà Thu – Giám đốc Action Coach Đông Nam trao đổi, tương tác và hướng dẫn cho các doanh nhân trẻ Nghệ An

Buổi hội thảo đã diễn ra đặc biệt thành công. Các bài báo đã viết về hội thảo này:

Xem nội dung trong Video Zoom tại đây:

Zoom Video – Click để xem video
Hội thảo 11 bước Doanh nghiệp cần làm ngay để vượt qua khủng hoảng

Xem thêm:

The post 11 bước Doanh nghiệp cần làm ngay để vượt qua khủng hoảng appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
https://lyhathu.com/15262/11-buoc-doanh-nghie%cc%a3p-can-lam-ngay-de%cc%89-vuo%cc%a3t-qua-khu%cc%89ng-hoa%cc%89ng/feed 0
Các bước xây dựng Mục đích, Tầm nhìn, Sứ mệnh và Giá trị từ bên trong https://lyhathu.com/15198/cac-buoc-xay-dung-muc-dich-tam-nhin-su-menh-gia-tri-cot-loi https://lyhathu.com/15198/cac-buoc-xay-dung-muc-dich-tam-nhin-su-menh-gia-tri-cot-loi#respond Mon, 20 Apr 2020 11:26:07 +0000 https://lyhathu.com/?p=15198 Sau một tuần làm việc, tôi gặp lại khách hàng làm về lĩnh vực bán lẻ đang phát triển nhanh ở Hà Nội. Anh ấy cho tôi xem lại bản …

Các bước xây dựng Mục đích, Tầm nhìn, Sứ mệnh và Giá trị từ bên trong Khám phá tiếp

The post Các bước xây dựng Mục đích, Tầm nhìn, Sứ mệnh và Giá trị từ bên trong appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
Sau một tuần làm việc, tôi gặp lại khách hàng làm về lĩnh vực bán lẻ đang phát triển nhanh ở Hà Nội. Anh ấy cho tôi xem lại bản thảo về xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị vừa xây dựng xong. Tôi đọc kỹ từng phần một và dừng lại ở câu Sứ mệnh:

“Tạo ra một trải nghiệm mua sắm làm khách hàng hài lòng; một văn phòng tạo ra cơ hội và môi trường làm việc tuyệt vời cho mọi nhân viên; và một doanh nghiệp đạt được thành công tài chính.”

Bạn có thể thấy một câu sứ mệnh của một doanh nghiệp bán lẻ nhưng không đề cập rõ dịch vụ mà mình cung cấp, không nêu chi tiết được mục tiêu để đi tới tầm nhìn và mục đích phát triển của công ty. Khách hàng của tôi có hiểu rõ mục tiêu của sứ mệnh, nhưng cách sắp xếp câu và văn phong chưa nói lên được một chiến lược và tầm nhìn sâu sắc. Tôi chỉ ra một số chi tiết giúp cho khách hàng của mình viết được một bản thảo hấp dẫn hơn, có tính thúc đẩy hơn, truyền cảm hứng hơn cho cả chủ doanh nghiệp, nhân viên và khách hàng.

Các bước xây dựng Mục đích, Tầm nhìn, Sứ mệnh và Giá trị từ bên trong

Bài viết này tôi chia sẻ kỹ hơn về các bước xây dựng Mục đích, Tầm nhìn, Sứ mệnh và Giá trị của doanh nghiệp. Tôi rất tâm đắc với thuyết “Vòng tròn vàng” của Simon Sinek, làm mọi thứ từ bên trong ra, và tôi sẽ giải thích cụ thể dưới đây. Trước hết tôi muốn các bạn hiểu rõ vòng tròn các bên hưởng lợi, tập trung vào làm hài lòng cả 4 đối tượng chính: chủ doanh nghiệp, nhân viên, khách hàng và chính doanh nghiệp.

Vòng tròn làm hài lòng các bên hưởng lợi.

Chủ doanh nghiệp cần làm hài lòng nhân viên, sao cho nhân viên luôn gắn bó với người chủ đó và nhiệt huyết tạo ra dịch vụ khách hàng làm hài lòng khách hàng. Khách hàng hài lòng sẽ mang lại lợi nhuận làm hài lòng doanh nghiệp. Doanh nghiệp phát triển sẽ làm hài lòng ông chủ doanh nghiệp. Vòng tròn cứ thế lặp lại.

“Phát triển các tuyên bố thương hiệu chiến lược quan trọng này để hợp nhất đội ngũ nhân viên, tạo niềm tin với khách hàng và nói rõ hướng thương hiệu của bạn một cách ngắn gọn và dễ nhớ.”

Thương hiệu của Doanh nghiệp có cần một bức tranh chiến lược tổng thể không?

Nếu bạn chỉ tạo ra các câu nói thương hiệu, chỉ làm qua loa cho có hoặc không dựa vào bất kỳ công cụ chiến lược nào, không áp dụng nó vào xây dựng văn hóa doanh nghiệp thì các câu nói đó không tạo nên giá trị gì.

Có tầm nhìn về điều mình muốn là chưa đủ… Tầm nhìn mà không có thực thi chỉ là ảo ảnh.

Thomas Edison

Hãy dành thời gian để suy nghĩ về những ý tưởng này và viết chúng ra, nó buộc bạn phải tạo ra một hướng đi rõ ràng trong đầu của bạn, và khám phá bất kỳ sự sai lệch hoặc nhầm lẫn nào có thể có.

Mọi thương hiệu đều cần bỏ chút thời gian để xác định các khái niệm Mục đích, Tầm nhìn, Sứ mệnh, Giá trị. Lợi ích trung hạn và dài hạn của nó chính là xác định một chiến lược phát triển lâu dài nhằm làm hài lòng cả 4 đối tượng trong vòng tròn hưởng lợi trên.

Từ vòng tròn truyền cảm hứng với câu hỏi Tại sao của Simon Sinek, tôi tạo ra một bộ vòng tròn gồm 4 vòng để tạo nên các khái niệm Mục đích, Tầm nhìn, Sứ mệnh và Giá trị.

Vòng tròn vàng Simon Sinek và các các câu tạo nên thương hiệu

Tôi sẽ chia sẻ với bạn một số công cụ hữu ích. Chúng sẽ giúp bạn tạo ra một đường ray để giữ thương hiệu của bạn đi theo một con đường nhất quán tới một bức tranh chiến lược tổng thể.

1. Xác định Mục đích

Trường tồn một Thương hiệu của doanh nghiệp

Như đã nhắc tới ở trên, mỗi doanh nghiệp nên khởi đầu bằng câu hỏi truyền cảm hứng “Tại sao?“. Nó vượt ra ngoài các mục tiêu tài chính và không bao gồm bất kỳ phương pháp, phương tiện, cách tiếp cận, hoặc cách thực hiện cụ thể nào.

Làm thế nào để xác định Mục đích tồn tại của doanh nghiệp?

Tôi dùng từ “Trường tồn” bởi vì nó đại diện cho một động lực thúc đẩy mà luôn luôn có mặt bất kể doanh nghiệp của bạn đạt được điều gì hay nó tồn tại bao lâu.

Nó là một kim chỉ nam để tập trung mọi thứ bạn làm. Nó là một nguồn cảm hứng và dẫn lối vượt xa bất kỳ thăng trầm, thay đổi, hoặc dấu mốc nào.

Để làm rõ tầm nhìn cần phải trả lời một số câu hỏi:

  • Không đề cập chút nào tới vấn đề tài chính, động lực để bạn thành lập doanh nghiệp là gì?
  • Có phải nó được kết nối với một niềm đam mê, lĩnh vực chuyên môn, đột phá mới về công nghệ hay sản phẩm cụ thể, hoặc đơn giản là một động lực cảm xúc để tạo ra một con đường mới?
  • Câu chuyện khi bạn thành lập doanh nghiệp là gì?
  • Doanh nghiệp đã thay đổi như thế nào kể từ đó?
  • Tại sao bạn đang làm những gì bạn đang làm?

Sau khi trả lời câu hỏi trên, hãy chắt lọc bản chất những gì bạn đã trả lời các câu hỏi ở trên vào 1 câu duy nhất (hãy thử 3 câu).

  1. ___________________________________________________
  2. ___________________________________________________
  3. ___________________________________________________

Tiếp tục chắt lọc câu trên ra thành 1 câu chỉ có 10 từ (hoặc ít hơn). Thử 3 câu.

  1. ____   ____   ____   ____   ____   ____   ____   ____   ____   ____
  2. ____   ____   ____   ____   ____   ____   ____   ____   ____   ____
  3. ____   ____   ____   ____   ____   ____   ____   ____   ____   ____

Các ví dụ về câu Mục đích nổi tiếng

The Body Shop
Xây dựng, không vụ lợi.

3M
Giải quyết vấn đề chưa được giải quyết một cách sáng tạo.

Disney
Làm cho mọi người hạnh phúc.

Pentagonia
Là một hình mẫu và công cụ để thay đổi xã hội.

ING – Công ty tài chính
Trao quyền cho mọi người để đi trước một bước trong cuộc sống và kinh doanh

(Ví dụ về Mục đích của Jim Collins)

2. Xác định Tầm nhìn

Mô tả thế giới sẽ thay đổi thế nào nếu bạn đạt được mục tiêu. Nó có tác động tới vòng đời khách hàng của bạn.

Tầm nhìn là nói về “Tương lai” bởi vì nó phục vụ một khung thời gian có thể xảy đến ở đích tới, nhưng nó vẫn còn rất xa và mang một ý nghĩa trừu tượng.

Nó khiến bạn suy nghĩ lớn và lâu dài. Nó mở mang đầu óc của bạn lên đến quy mô lớn hơn về những gì doanh nghiệp của bạn với tới được nếu được đẩy tới mức cực độ nhất. Khi làm điều đó, nó cần bạn phải kiểm tra xem liệu những gì bạn đang làm hôm nay có thực sự sẽ đưa bạn tới tương lai đó không?

Xem thêm: Xác định tầm nhìn doanh nghiệp

Để giúp bạn hiểu rõ hơn, phân biệt tốt hơn giữ Mục đích, Tầm nhìn, Sứ mệnh và Giá trị, tôi đưa bạn một ví dụ để bạn hiểu cả bộ quy trình này.

Trong ảnh là một đoàn người đi leo núi thể hiện cho một tập thể của doanh nghiệp.

Mục đích là bức tranh toàn cảnh mà doanh nghiệp xây dựng nên.

Tầm nhìn chính là đỉnh núi mà doanh nghiệp cần hướng tới. Ai cũng muốn leo tới đỉnh cả. Vì khi tới đỉnh, là bạn đã làm được điều gì đó tốt hơn cho tất cả mọi người, bao gồm chủ doanh nghiệp, nhân viên, khách hàng và doanh nghiệp. Đó chính là nguồn cảm hứng để cả đội ngũ nhân viên cùng hợp sức đi tới.

Sứ mệnh là cách người lãnh đạo đã chọn để đi tới Tầm nhìn. Họ cần phải làm gì? Chia nhỏ các mục tiêu để leo núi như thế nào? Kế hoạch thực hiện ra sao? Có cần người dẫn đường hay không (nhờ tư vấn, huấn luyện)?

Giá trị là các nguyên tắc của cuộc chơi, các quy định để người leo núi cùng nhau đi tới đích an toàn. Như các giá trị lợi ích, hợp tác, nguồn lực, lãnh đạo, sáng tạo, minh bạch…

Xem thêm: 14 câu hỏi để xây dựng tầm nhìn cho doanh nghiệp

Cách xác định Tầm nhìn ở tương lai như nào?

Bạn cần phải trả lời những câu hỏi sau:

  • Nếu bạn thực hiện hoàn hảo mọi thứ bạn mơ ước, cuộc sống của mọi người sẽ khác nhau như thế nào? Thế giới sẽ thay đổi như thế nào?
  • Tương lai lý tưởng đó trông như thế nào trong 1 năm, 5t năm hay 10 năm nữa?
  • Điều gì sẽ xảy ra nếu khái niệm, ý tưởng về kinh doanh của bạn đi xa hơn cả bạn nghĩ?

Mẫu câu cần dùng: Điền vào từng lựa chọn các ý tưởng của bạn để diễn đạt những gì bạn hướng tới:

Mẫu câu xác định tầm nhìn

Một số ví dụ Tầm nhìn cụ thể, bạn hãy nhìn vào màu sắc so với mẫu câu:

Kinh Đô
Mang hương vị đến cho cuộc sống mọi nhà bằng những thực phẩm an toàn, dinh dưỡng, tiện lợi và độc đáo

Vinamilk
Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người.

Microsoft
Giúp cho các cá nhân và doanh nghiệp trên thế giới nhận ra năng lực của họ.

Teach for America
Tất cả trẻ em trong nước đều có cơ hội tiếp cận nền giáo dục hoàn hảo.

Xem thêm: Tầm nhìn và Sứ mệnh khác nhau như thế nào?

3. Xác định sứ mệnh

Sứ mệnh là kế hoạch bạn cần phải làm để đi tới Tầm nhìn. Làm thế nào bạn có thể đưa mục đích của bạn vào hành động, cùng với những người được hưởng lợi từ công việc của bạn. Nó phác thảo hướng đi của bạn bằng ngôn ngữ đơn giản, rõ ràng mà cụ thể cho thương hiệu của bạn.

Làm thế nào để xác định sứ mệnh?

Sứ mệnh là các nhiệm vụ bạn cần phải làm ở thời điểm hiện tại vì nó nói lên những hành động cụ thể, hiện tại mà một thương hiệu đang thực hiện.

Sứ mệnh của bạn là nơi thương hiệu của bạn chuyển từ trừu tượng sang cụ thể. Điều này tập trung vào các phương pháp bạn sử dụng để kích hoạt mục đích lớn hơn của bạn. Nó sắp xếp các nỗ lực của đội ngũ nhân viên và truyền đạt tới khách hàng của bạn cách thương hiệu của bạn cung cấp giá trị cho họ.

Bạn cần phải trả lời một số câu hỏi:

  • Để thỏa mãn Mục đích cốt lõi của doanh nghiệp, bạn cần phải thực hiện những hành động gì?
  • Bạn phục vụ cho phân khúc khách hàng cốt lõi nào?
  • Thương hiệu của bạn cung cấp giá trị trong mối quan hệ với nhu cầu của khách hàng như thế nào?
  • Cách tiếp cận của bạn để cung cấp giá trị đó bằng Lợi thế bán hàng độc nhất trong bối cảnh thị trường cạnh tranh như nào?
  • Các bạn xác định thị trường ngách để đi trên con đường đó.

Các mẫu bạn có thể dùng:

Mẫu câu xác định sứ mệnh

Một số ví dụ về xác định sứ mệnh:

Nike
Cảm hứng và sáng tạo dành cho mọi vận động viên trên thế giới.

Google
Sứ mệnh của chúng tôi là sắp xếp thông tin của thế giới cho tất cả mọi người và làm cho thông tin đó trở nên hữu ích và dễ tiếp cận.

IKEA
Cung cấp một loạt các sản phẩm trang trí nội thất gia đình
được thiết kế tốt với giá thấp đến mức hầu như ai cũng có thể mua được.

Xác định giá trị

Giá trị là những gì chúng ta tin và cách chúng ta cư xử. Giá trị là một tiêu chuẩn ứng xử thương hiệu ngay cả khi (và đặc biệt khi) mọi thứ trở nên khó khăn.

Giá trị tạo nên văn hóa doanh nghiệp, đó là các quy tắc của một cuộc chơi mà bất kỳ ai tham gia vào doanh nghiệp đó đều cần phải tuân theo.

Cách xác định giá trị như thế nào?

Giá trị cốt lõi là những gì bạn cần phải làm Ngay bây giờ, vì đây là những nguyên tắc hướng dẫn các quyết định hàng ngày khi chúng xảy ra trong thời điểm này.

Giá trị cốt lõi đứng độc lập với các hoạt động kinh doanh cụ thể. Nó là cách để xây dựng lên cấu trúc văn hóa thương hiệu của bạn và tạo cách thức vận hành dựa trên văn hóa đó. Nó là một công cụ mang đến cảm giác nhất quán và tạo dựng niềm tin cho đội ngũ nhân viên và với khách hàng của bạn.

Các quyết định hoạt động của doanh nghiệp phải hợp nhất với giá trị cốt lõi một cách rõ ràng, nhất quán.

Bạn cần phải trả lời một số câu hỏi để xác định Giá trị cốt lõi

  • Những hành vi nào là quan trọng và không thể thương lượng bất kể bạn đang làm gì?
  • Làm thế nào để tạo một tấm gương trước đội ngũ nhân viên khi bạn làm việc để đưa tầm nhìn vào cuộc sống?
  • Bạn sẽ mô tả chính mình và đội ngũ nhân viên làm việc hiệu quả nhất là như thế nào?
  • Đội ngũ nhân viên sẽ giao tiếp và thể hiện chính mình như thế nào?
  • Những đặc tính cá nhân và thái độ nào là quan trọng?

Chọn giữa 2-3 Giá trị cốt lõi trong mỗi bảng giá trị cốt lõi bên dưới. Bạn cũng có thể viết các giá trị của riếng bạn vào chỗ trống. Bạn nên nhắm tới 5-8 giá trị cốt lõi trong tổng số này.

Các giá trị nền tảng và nhu cầu cơ bản (chọn 2-3)
An toànTin cậySức khỏe
Năng lựcĐồng cảmLạc quan
Tò mò  
Các giá trị tôn trọng và tuân thủ (chọn 2-3)
Chân thànhCông bằngBình đẳng
Hiệu quảLiên kếtHào phóng
Tự doTruyền thốngTiến bộ
Yêu thươngVui vẻNhanh nhẹn
Tôn trọngTầm nhìnMạnh mẽ
Các giá trị tự thể hiện và biểu đạt (chọn 2-3)
Trí tưởng tượngSáng tạoBình đẳng
Vị tha Thịnh vượngBiểu đạt
Trung thựcTrao quyềnQuản lý
Chính trực  
   

Ví dụ về các giá trị cốt lõi

Giá trị cốt lõi của Zappos

  • Mang đến trải nghiệm WOW thông qua dịch vụ
  • Định hướng thay đổi
  • Tạo niềm vui và một chút kỳ lạ
  • Phiêu lưu, sáng tạo và cởi mở
  • Theo đuổi sự phát triển và học tập
  • Xây dựng mối quan hệ giao tiếp cởi mở và trung thực
  • Xây dựng một đội ngũ tích cực và tinh thần gia đình
  • Làm ít được nhiều
  • Đam mê và quyết đoán
  • Khiêm tốn

Giá trị cốt lõi của Google

  • Tập trung vào người dùng và những người khác sẽ tự làm theo.
  • Nên chỉ tập trung làm một thứ thực sự, thực sự tốt.
  • Nhanh thì tốt hơn chậm.
  • Dân chủ trên hoạt động web.
  • Bạn không cần phải có mặt tại bàn để cần câu trả lời.
  • Bạn có thể kiếm tiền mà không làm điều ác.
  • Có rất nhiều thông tin ngoài kia.
  • Nhu cầu thông tin vượt mọi biên giới.
  • Bạn có thể nghiêm túc mà không cần mặc trang trọng.
  • Tuyệt vời vẫn chưa phải là tốt.

Giá trị Cốt lõi của Unilever

  • Lãnh đạo: Sự can đảm để định hướng một tương lai tốt hơn
  • Hợp tác: Tận dụng thiên tài tập thể
  • Chính trực: Hãy thực tế
  • Trách nhiệm: Nếu nó là như vậy, nó tùy thuộc vào tôi
  • Đam mê: Cam kết trong trái tim và tâm trí
  • Đa dạng: Bao gồm thương hiệu của chúng tôi.
  • Chất lượng: Những gì chúng tôi làm, chúng tôi làm tốt

Đó là một bộ gồm các bước xác định Mục đích, Tầm nhìn, Sứ mệnh và Giá trị cốt lõi rất cụ thể. Bạn có thể dùng nó, thực hành tạo ra một hệ thống để xây dựng thương hiệu, xây dựng văn hóa doanh nghiệp của mình. Nếu bạn cần giúp đỡ để xây dựng lên một bộ thương hiệu hoàn chỉnh, hãy liên hệ với tôi để áp dụng các công cụ của ActionCOACH đã được chứng minh thành công trên toàn thế giới. Chắc chắn đối thủ của bạn sẽ chậm chân hơn bạn.

Lý Hà Thu
Chuyên gia Huấn luyện Doanh nghiệp
ActionCOACH Lotus

The post Các bước xây dựng Mục đích, Tầm nhìn, Sứ mệnh và Giá trị từ bên trong appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
https://lyhathu.com/15198/cac-buoc-xay-dung-muc-dich-tam-nhin-su-menh-gia-tri-cot-loi/feed 0
7 bước xây dựng kế hoạch kinh doanh https://lyhathu.com/15130/7-buoc-xay-dung-ke-hoach-kinh-doanh https://lyhathu.com/15130/7-buoc-xay-dung-ke-hoach-kinh-doanh#respond Sat, 18 Apr 2020 02:34:24 +0000 https://lyhathu.com/?p=15130 Mỗi doanh nghiệp cần phải có một kế hoạch kinh doanh bằng văn bản. Cho dù đó là định hướng hay thu hút các nhà đầu tư, bản kế hoạch …

7 bước xây dựng kế hoạch kinh doanh Khám phá tiếp

The post 7 bước xây dựng kế hoạch kinh doanh appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
7 bước xây dựng kế hoạch kinh doanh

Mỗi doanh nghiệp cần phải có một kế hoạch kinh doanh bằng văn bản. Cho dù đó là định hướng hay thu hút các nhà đầu tư, bản kế hoạch kinh doanh rất quan trọng cho sự thành công cho doanh nghiệp. Nhưng, làm thế nào để bạn viết một kế hoạch kinh doanh?

SBA.gov – Cục Quản lý Doanh nghiệp nhỏ Mỹ gợi ý xây dựng kế hoạch kinh doanh truyền thống bao gồm:

  • Vắn tắt bản kế hoạch – Bức tranh toàn cảnh cách vận hành doanh nghiệp
  • Mô tả kinh doanh – mô tả những gì bạn làm
  • Phân tích thị trường – nghiên cứu về ngành, thị trường và đối thủ cạnh tranh
  • Tổ chức và quản lý – cơ cấu quản lý và kinh doanh của bạn
  • Dịch vụ hoặc sản phẩm – các sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp
  • Tiếp thị và bán hàng – cách bạn tiếp thị doanh nghiệp và chiến lược bán hàng của bạn
  • Nguồn tài chính – bạn cần bao nhiêu tiền trong 3 đến 5 năm tới
  • Tài chính dự kiến – cung cấp thông tin như bảng cân đối kế toán
  • Phụ lục – một phần tùy chọn bao gồm năng lực và giấy phép

Tuy vậy, bước khởi đầu có thể khó thực hiện. Vì vậy, tôi đề xuất bảy bước để viết một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo phù hợp với xu thế hiện đại ngày nay.

Bước 1. Nghiên cứu, nghiên cứu và nghiên cứu.

Nghiên cứu và phân tích sản phẩm, thị trường và chuyên môn khách quan của bạn, ông William William Pirraglia, một giám đốc điều hành tài chính và quản lý cấp cao hiện đã nghỉ hưu, đã viết.

“Hãy cân nhắc dành gấp đôi số thời gian để nghiên cứu, đánh giá và suy so với thời gian bạn dự định bỏ ra để viết bản kế hoạch kinh doanh”.

Để viết kế hoạch hoàn hảo, bạn phải biết rõ về công ty, sản phẩm, đối thủ cạnh tranh và thị trường của mình.

Nói cách khác, trách nhiệm của bạn là phải biết mọi thứ bạn có thể tìm hiểu về doanh nghiệp của bạn và ngành mà bạn đang tham gia. Đọc mọi thứ bạn tìm thấy về ngành của bạn và nói chuyện với khách hàng tiềm năng của bạn.

Bước 2. Xác định mục đích của kế hoạch kinh doanh.

Theo định nghĩa trên trang Entrepreneur:

Bản kế hoạch kinh doanh là một tài liệu bằng văn bản mô tả bản chất của doanh nghiệp, chiến lược bán hàng và tiếp thị, nền tảng tài chính, và bao gồm cả báo cáo lãi lỗ dự kiến.

Tuy nhiên, kế hoạch kinh doanh của bạn có thể phục vụ một số mục đích khác nhau.

Nó cũng có một bản đồ định hướng để doanh nghiệp có thể lập kế hoạch cho tương lai và giúp tránh được những trở ngại trên đường. Phải ghi nhớ điều quan trọng này nếu bạn dùng vốn tự có hoặc tự khởi động doanh nghiệp của mình.

Nhưng, nếu bạn muốn thu hút các nhà đầu tư, kế hoạch kinh doanh của bạn sẽ có một mục đích khác và bạn sẽ phải viết một kế hoạch nhắm vào họ để nó phải rõ ràng và súc tích nhất có thể. Khi bạn xác định kế hoạch của mình, hãy đảm bảo rằng bạn cũng đã xác định các mục tiêu cá nhân trong đó.

Xem thêm: Xây dựng Mô hình Kinh doanh Canvas theo cách của TheLongHairs

Bước 3. Tạo một hồ sơ doanh nghiệp.

Hồ sơ doanh nghiệp bao gồm lịch sử doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ bạn đang cung cấp, thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu, nguồn tài chính và nguồn lực, cách bạn sẽ giải quyết vấn đề và điều gì làm cho doanh nghiệp của bạn trở nên độc đáo. Tham khảo “cách xây dựng Lợi thế bán hàng độc nhất.”

Hồ sơ doanh nghiệp thường được tìm thấy trên trang web chính thức của doanh nghiệp và được sử dụng để thu hút khách hàng tiềm năng và nhân tài. Tuy nhiên, hồ sơ của bạn có thể được sử dụng để mô tả doanh nghiệp trong bản kế hoạch kinh doanh. Nó không chỉ là một thành phần thiết yếu trong bản kế hoạch kinh doanh mà còn là một trong những phần đầu tiên của kế hoạch.

Luôn đặt hồ sơ doanh nghiệp trong tầm tay sẽ giúp cho việc lập kế hoạch dễ dàng hơn rất nhiều.

Xem thêm: 3 nhân tố chính giúp lập kế hoạch kinh doanh thành công

Bước 4. Viết chi tiết các khía cạnh của doanh nghiệp.

Các nhà đầu tư luôn mong muốn doanh nghiệp bạn vận hành sẽ mang lại lợi nhuận cho họ. Vì kỳ vọng này, các nhà đầu tư muốn biết mọi thứ về doanh nghiệp. Để hoàn thiện quy trình này, hãy ghi lại tất cả mọi thứ từ chi phí, dòng tiền và dự kiến phát triển. Ngoài ra, đừng quên các chi tiết có vẻ nhỏ nhưng rất lại rất quan trọng như chiến lược chọn địa điểm và các giấy phép kinh doanh.

Bước 5. Có một kế hoạch marketing chiến lược tại chỗ

Một kế hoạch kinh doanh tuyệt vời sẽ luôn bao gồm một kế hoạch marketing chiến lược và tích cực. Điều này thường bao gồm đạt được các mục tiêu tiếp thị như:

  • Giới thiệu sản phẩm mới
  • Mở rộng hoặc lấy lại thị trường cho các sản phẩm hiện có
  • Gia nhập khu vực thị trường mới
  • Tăng doanh số bán hàng trong một sản phẩm, thị trường hoặc phạm vi giá cụ thể. Doanh nghiệp này sẽ đến từ đâu? Hãy ghi chi tiết.
  • Cross-Selling (hoặc đóng gói) một sản phẩm với một sản phẩm khác
  • Giao kết hợp đồng dài hạn với khách hàng mong muốn
  • Tăng giá mà không cắt giảm số liệu bán hàng
  • Tinh chế sản phẩm
  • Có chiến lược tiếp thị nội dung
  • Tăng cường sản xuất / giao hàng

Mỗi mục tiêu tiếp thị nên có một vài mục tiêu (tập hợp của các mục tiêu) và chiến thuật để đạt được những mục tiêu đó.

Trong phần mục tiêu của kế hoạch tiếp thị của bạn, bạn tập trung vào câu hỏi “Cái gì?” và “Tại sao?” cho các nhiệm vụ tiếp thị trong năm tới.

Trong phần thực hiện, bạn tập trung vào các lĩnh vực thực tế, chi tiết từng phần theo câu hỏi Ai, Ở đâu, Khi nào và Như thế nào. Đây là phần sống còn trong khâu marketing.

“Tất nhiên, để đạt được mục tiêu tiếp thị sẽ cần phải có chi phí. Lập kế hoạch tiếp thị cần có một phần trong đó bạn phân bổ ngân sách cho từng hoạt động được lên kế hoạch “. Sẽ tốt hơn khi bạn tạo ngân sách riêng cho giờ lao động của nhân viên và các chi phí bên ngoài.

Xem thêm: 3 cách phổ biến đo lường mức độ thành công trong kinh doanh

Bước 6. Điều chỉnh bản kế hoạch kinh doanh thích ứng với người đọc.

Ai sẽ là người đọc bản kế hoạch kinh doanh của bạn? Họ sẽ là một nhóm rất đa dạng từ ngân hàng cấp vốn, nhà đầu tư cho đến nhân viên của bạn.

Mặc dù nhóm này đa dạng nhưng nó chỉ gồm một số ít người mà bạn đưa cho học đọc. Và mỗi loại người đọc sẽ chỉ chú ý tới những lợi ích tiêu biểu nhất định.

Nếu bạn biết trước họ sẽ quan tâm tới điều gì, bạn có thể cân nhắc chuẩn bị kế hoạch riêng cho những đối tượng cụ thể đó.

Ví dụ, nhân viên ngân hàng sẽ quan tâm nhiều hơn đến bảng cân đối kế toán và báo cáo dòng tiền, trong khi các nhà đầu tư sẽ xem xét khái niệm kinh doanh cơ bản và đội ngũ quản lý của bạn. Tuy nhiên, nhân viên quản lý trong doanh nghiệp của bạn sẽ sử dụng kế hoạch này để nhắc nhở bản thân về các mục tiêu.

Vì thế, bạn hãy nhớ sửa đổi bản kế hoạch kinh doanh này tùy thuộc vào đối tượng đọc nó. Tuy nhiên, nên hạn chế thay đổi quá nhiều gây rối loạn bản kế hoạch và mất cái mạch xuyên suốt của nó. Điều này có nghĩa là khi chia sẻ kế hoạch tài chính, bạn phải chú ý các con số phải trùng khớp trên tất cả các bảng tính.

Xem thêm: Tại sao chủ doanh nghiệp cần Đòn bẩy trong kinh doanh?

Bước 7. Giải thích tại sao bạn quan tâm.

Cho dù bạn chia sẻ kế hoạch kinh doanh của mình với nhà đầu tư, khách hàng hoặc thành viên nhóm, kế hoạch của bạn cần thể hiện rằng bạn đam mê và tận tâm, và bạn thực sự quan tâm đến doanh nghiệp và kế hoạch của mình. Bạn có thể thảo luận về những sai lầm mà bạn đã học, liệt kê các vấn đề hy vọng sẽ giải quyết, mô tả các giá trị và thiết lập những gì khiến bạn nổi bật trong thị trường cạnh tranh.

Bằng cách giải thích rõ lý do tại sao bạn quan tâm đến doanh nghiệp của mình, bạn càng tạo ra một kết nối cảm xúc với những người khác để họ sẽ hỗ trợ tổ chức của bạn tiến lên phía trước.

Theo entrepreneur.com

The post 7 bước xây dựng kế hoạch kinh doanh appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
https://lyhathu.com/15130/7-buoc-xay-dung-ke-hoach-kinh-doanh/feed 0
Xây dựng Mô hình Kinh doanh Canvas theo cách của TheLongHairs https://lyhathu.com/14562/xay-dung-mo-hinh-kinh-doanh-canvas-thelonghairs https://lyhathu.com/14562/xay-dung-mo-hinh-kinh-doanh-canvas-thelonghairs#respond Sun, 05 Apr 2020 14:05:06 +0000 https://lyhathu.com/?p=14562 Xây dựng mô hình kinh doanh canvas trên 1 trang giấy là một phương thức được dùng nhiều nhất hiện nay trên toàn thế giới. Nó có thể được áp …

Xây dựng Mô hình Kinh doanh Canvas theo cách của TheLongHairs Khám phá tiếp

The post Xây dựng Mô hình Kinh doanh Canvas theo cách của TheLongHairs appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
Xây dựng mô hình kinh doanh canvas trên 1 trang giấy là một phương thức được dùng nhiều nhất hiện nay trên toàn thế giới. Nó có thể được áp dụng cho mọi loại hình kinh doanh, mọi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, hay thậm chí là để phát triển một sản phẩm mới.

Tất cả những điều cần biết về Business Model Canvas – BMC

Chắc hẳn bạn đã từng nhìn thấy cái bảng này và cũng có thể bạn đọc nhiều về nó. Nhưng tôi biết có rất nhiều người không hiểu cách dùng mô hình này như nào. Do vậy, bài chia sẻ này của tôi sẽ đơn giản hóa những gì về xây dựng Mô hình Kinh doanh Canvas – BMC.

Để dễ hiểu hơn, chúng ta cùng nghiên cứu một ví dụ về một start up triệu đô đã áp dụng thành công Mô hình Kinh doanh Canvas như thế nào.

Trước tiên, hãy xem cách sắp xếp và quy luật của một bảng BMC.

Xây dựng Mô hình Kinh doanh Canvas theo cách của TheLongHairs

Nhìn vào bảng trên, bạn sẽ thấy có 9 ô. Cột màu vàng ở giữa thể hiện Giá trị sản phẩm. 3 ô màu xanh bên phải tập trung vào vấn đề khách hàng (bên ngoài), 3 ô màu hồng bên trái tập trung vào doanh nghiệp (bên trong).

Cả 2 yếu tố bên trong và bên ngoài gặp nhau và xoay quanh Giải pháp Giá trị, đó chính là sự mua bán giữa doanh nghiệp và khách hàng.

2 ô ở dưới liên quan tới chi phí và doanh thu. Doanh thu nằm bên phải cột Giá trị sản phẩm, là yếu tố bên ngoài. Chi phí nằm bên trái cột Giá trị sản phẩm được coi là yếu tố bên trong.

Khi hiểu về bản chất sắp xếp của các ô trong bảng, ta sẽ dễ dàng sắp xếp các nhân tố cấu thành nên toàn bộ bảng Mô hình kinh doanh Canvas.

Tại sao chúng ta sử dụng Mô hình kinh doanh Canvas?

  • Để nhanh chóng vẽ một bức tranh tổng thể về những ý tưởng kinh doanh.
  • Nó cho phép chúng ta hiểu rõ và trải qua quá trình tạo mối liên hệ giữa ý tưởng kinh doanh và cách biến nó thành một doanh nghiệp.
  • Nó giúp chúng ta phân tích các quyết định của khách hàng ảnh hưởng đến giá trị sản phẩm như thế nào.
  • Nó cho phép mọi người có được một ý tưởng rõ ràng về khả năng hoạt động của doanh nghiệp.

Cách xây dựng một Mô hình kinh doanh Canvas theo cách của The LongHairs

The LongHairs, start up của một ý tưởng kinh doanh có một không hai, và là một ý tưởng khá điên rồ của những hai chàng trai có mái tóc dài. Và họ thành công ở chính nỗi đau của họ, đó là kinh doanh những chiếc chun buộc tóc cho đàn ông tóc dài.

Bây giờ bạn sẽ nghĩ ngay rằng đó chính là một thị trường ngách? Đúng là như vậy.

Ở đây tôi muốn nói tới cách The LongHairs đã thành công trong thị trường ngách của mình với ý tưởng “Chun buộc tóc dành cho đàn ông”. Ý tưởng kinh doanh của họ chỉ tập trung vào một ngách cực nhỏ dành cho những kẻ ngông cuồng, nhưng lại đạt được thành công một cách không tưởng khi họ đã ship hàng tới tất cả các bang ở nước Mỹ và hơn 50 nước trên thế giới.

1. Giải pháp Giá trị – Giải quyết nỗi đau của khách hàng với một ý tưởng đơn giản

Giải pháp đem lại giá trị chính là căn bản của bất kỳ mô hình kinh doanh nào. Nó là khái niệm nền tàng mang lại sự trao đổi giữa bên mua và bên bán.

Nói tóm lại, giá trị được trao đổi bằng tiền của khách hàng khi doanh nghiệp giải quyết được nỗi đau của họ.

Khi xác định kinh doanh bạn sẽ cần phải trả lời một số câu hỏi sau:

  1. Vấn đề tôi đang giải quyết là gì?
    Bạn hãy nhìn vào ô Phân khúc Khách hàng và tìm ra xem sản phẩm của bạn giải quyết được vấn đề cho khách hàng không? Gợi ý: Hãy xem Tháp Nhu cầu của Maslow.
  2. Tại sao cần phải có người giải quyết vấn đề này?
    Nếu biết được rõ nỗi đau của khách hàng thì liệu bạn có tạo ra được Giá trị cho sản phẩm không?
  3. Động lực cơ bản của vấn đề này là gì?
    Khách hàng có quan tâm tới Giá trị mà bạn tạo ra không, hay sản phẩm của bạn có tạo thêm được vòng đời giá trị không?

[alert-announce]

Quay lại The LongHairs, chúng ta thử tìm hiểu xem nỗi đau của khách hàng là gì và họ là ai.

  • Có nhiều người đàn ông có sở thích để tóc dài trên khắp thế giới, không chỉ riêng gì ở Mỹ, cả Việt Nam nữa.
  • Họ sẽ không thích đi vào cửa hàng đồ phụ nữ để mua chun buộc tóc.
  • Ở nhà họ sẽ ngại dùng cái chun buộc màu hồng nữ tính của em gái hay của mẹ.
  • Khi ngồi ăn mà không buộc tóc, thì tóc lòa xòa trước mặt rất bực mình
  • Đàn ông lớn lên không có thói quen chăm sóc tóc dài như phụ nữ…

Giải quyết vấn đề này như thế nào? Chưa có một phân khúc nào cho sản phẩm này. Đó chính là lúc The LongHairs xuất hiện. Các nỗi đau của khách hàng đã trả lời rõ 3 câu hỏi phía trên.

Cần phải có một sản phẩm mang lại giá trị cho những người đàn ông tóc dài, giải pháp là chun buộc tóc.

Sản phẩm sáng tạo của the LongHairs – Chun buộc cho đàn ông tóc dài

[/alert-announce]


2. Phân khúc khách hàng – Xác định nhóm khách hàng mục tiêu

Phân khúc khách hàng là chia cơ sở khách hàng thành những nhóm khác nhau dựa theo, độ tuổi, giới tính, sở thích, thói quen chi tiêu …

Những điều bạn cần xem xét khi chia phân khúc khách hàng:

  • Bạn sẽ bán hàng cho ai?
  • Khách hàng của bạn thuộc nhóm nhân khẩu học nào?
  • Thói quen chi tiêu của họ là gì?
  • Điều gì thúc đẩy họ?
  • Một ngày điển hình của họ như thế nào trong cuộc sống của họ?

Bạn cũng cần phải xác định rõ số lượng khách hàng tiềm năng trong phân khúc này. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ thị trường của mình ở cả góc nhìn vĩ mô và vi mô.

Có một cách rất hay để làm việc này. Bạn nên tạo ra Persona cho mỗi phân khúc khách hàng của bạn. Nhờ Buy Persona bạn có thể tìm ra ngách riêng cho nhóm khách hàng của mình. Tìm hiểu kỹ thêm về Buyer Persona là gì?

[alert-announce]The LongHairs có nhận thấy phân khúc khách hàng riêng, những người đàn ông có tóc dài cần có chun buộc. Đây thực sự là một ngách hẹp ở thị trường địa phương. Nhưng khi mở rộng ra ngoài nước Mỹ, đó lại là một thị trường cực kỳ lớn.

Dây chun buộc cho đàn ông là một giải pháp thay thế cho dây chun buộc tóc truyền thống.[/alert-announce]


3. Kênh phân phối – Bán ý tưởng trước chứ không phải sản phẩm

Kênh phân phối là phương tiện bạn sử dụng để bán sản phẩm hoặc dịch vụ của mình cho khách hàng, cách khách hàng tiếp xúc với sản phẩm của bạn, và cách sản phẩm của bạn kết thúc với khách hàng. Điều này phần lớn gắn liền với kế hoạch tiếp thị và quảng cáo cho doanh nghiệp của bạn.

Với sự phát triển của công nghệ, kênh truyền thống giờ đây đã chậm chạp hơn rất nhiều so với nhiều kênh truyền thông xã hội khác nhau, các cửa hàng web trực tuyến, ứng dụng và thậm chí cả Google Ads.

Do đó, kiến thức về phân khúc khách hàng của bạn đặc biệt quan trọng khi xác định kênh nào sẽ sử dụng để tiếp cận họ, trong vô số các tùy chọn có sẵn. Một số câu hỏi cần thiết để trả lời khi xác định các kênh để tiếp cận khách hàng của bạn bao gồm:

  • Khách hàng của bạn có sử dụng phương tiện truyền thông xã hội không?
  • Nếu có, họ đang ở trên nền tảng nào?
  • Những nơi họ thường xuyên đến xem là gì?
  • Họ có xem các chương trình truyền hình / nghe radio / đọc báo không?
  • Làm thế nào để họ tiếp nhận quảng cáo?
  • Có một vài ý tưởng về việc tung ra các chương trình giới thiệu sản phẩm như: triển lãm, sự kiện giới thiệu sản phẩm, tờ rơi, biển quảng cáo, video quảng cáo online, trên tivi, youtube, facebook, mã giảm giá…

[alert-announce]Ngay khi có ý tưởng về sản xuất chun buộc tóc cho đàn ông tóc dài, The LongHairs đã không ngần ngại tạo ra sản phẩm của mình. Thêm vào đó, họ sử dụng Bảng Mô hình Kinh doanh Canvas này để phát triển ý tưởng kinh doanh và tạo một video quảng cáo để thử xem liệu có thị trường đáp ứng với ý tưởng kinh doanh của họ hay không.

Cách tiếp thị của The LongHairs lại khá sáng tạo và khác với cách làm của nhiều công ty trước đây. Họ bán ý tưởng trên mạng trước khi tung sản phẩm ra thị trường.

Họ làm một video quảng cáo và giới thiệu về sản phẩm. Họ nói về những nỗi đau của người đàn ông tóc dài. Và giải pháp về sản phẩm chun buộc tóc. Họ hoàn thành video này chỉ sau 10 ngày đưa ra ý tưởng. [/alert-announce]


4. Quan hệ Khách hàng – Xác định và kết nối với nhóm khách hàng mục tiêu

Bây giờ bạn đã biết rõ các phân khúc khách hàng của mình và giải pháp giá trị của bạn có thể giải quyết các vấn đề mà khách hàng của bạn gặp phải.

  • Làm thế nào để bạn có được khách hàng mua sản phẩm của bạn?
  • Quan trọng hơn, làm thế nào để bạn giữ khách hàng và phát triển cơ sở dữ liệu khách hàng của bạn?

Phần này có mối liên kết cực kỳ mạnh mẽ với phần Kênh Phân phối, vì nó đi sâu vào các điểm tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng. Nó giúp bạn xác định con đường để công ty của bạn có được, giữ được và phát triển cộng đồng khách hàng.

Có khách hàng: Công ty của bạn khuyến khích khách hàng mua hàng lần đầu tiên như thế nào?

Giữ khách hàng: Làm thế nào để công ty của bạn giữ khách hàng của bạn quay trở lại?

Phát triển tăng lượng khách hàng: Làm thế nào để bạn khiến khách hàng chi tiêu nhiều hơn?

Trong trường hợp này, điều quan trọng là xây dựng mối quan hệ khách hàng tốt, thông qua sự tương tác lẫn nhau.

Một số ví dụ bao gồm gặp gỡ khách hàng cá nhân, trực tuyến, tại các sự kiện hoặc thông qua các nhà thầu bên thứ ba.

[alert-announce]Ở The LongHairs, họ lại đi theo con đường đào tạo. Vì là một sản phẩm mới, nên việc hướng dẫn khách hàng biết đến sản phẩm và đặc biệt hơn là biết cách sử dụng sản phẩm để họ thấy được cái giá trị bên trong sản phẩm đó. Tại sao một cái dây chun lại có giá tới 3 đô la?

Chun buộc tóc cho Đàn ông còn hơn cả một cái chun buộc, đó còn là phong cách của một người đàn ông tóc dài CẦN Chun buộc tóc.

– The LongHairs –

Trên thực tế, The LongHairs đã xây dựng một cộng đồng những người đàn ông tóc dài mà trước đây chưa từng tồn tại. Nhiệm vụ của họ là:

Ủng hộ việc bình thường hóa của những chàng trai có mái tóc dài ở cả nơi làm việc và xã hội.

Giáo dục các chàng trai về cách chăm sóc mái tóc dài của họ vì hầu hết đàn ông không có được sự đào tạo từ lúc lớn lên như phụ nữ.

Tôn vinh mái tóc dài cho các chàng trai thông qua các cuộc gặp gỡ, các cuộc thi roi tóc đẹp và thừa nhận những chàng trai có bản sắc riêng với mái tóc dài tự mình tạo ra.[/alert-announce]


5. Dòng Doanh thu

Doanh thu của bạn được tạo ra như thế nào?

Trong phân khúc này, bạn tìm ra mô hình doanh thu của mình và cách bạn sẽ nắm bắt doanh thu của mình. Mô hình doanh thu bạn đang chọn tùy thuộc vào doanh nghiệp của bạn, và nhiều mô hình doanh thu khác cũng có thể làm theo. Có nhiều cơ chế giá khác nhau, sẽ được nhấn mạnh dưới đây:

Giá niêm yết: Giá cố định cho các sản phẩm hoặc dịch vụ riêng lẻ (các sản phẩm tiêu dùng thông thường).

Khối lượng phụ thuộc: Giá tương quan với số lượng sản phẩm được mua (khuyến khích mua số lượng lớn, mua càng nhiều giá càng rẻ).

Phụ thuộc vào tính năng sản phẩm: Giá được thay đổi liên quan đến số lượng và chất lượng của các tính năng trong mỗi sản phẩm (iPhone 11 hay iPhone 11 Pro Max).

Phụ thuộc phân khúc khách hàng: Giá khác nhau cho từng phân khúc khách hàng (ví dụ: giá thấp hơn cho sinh viên).

Thị trường thời gian thực: Giá được thiết lập linh hoạt dựa trên cung và cầu (sử dụng taxi công nghệ như Grab và Uber, trời mưa giá cao hơn trời không mưa)

Quản lý năng suất: Giá cả phụ thuộc vào hàng tồn kho có sẵn và thời gian mua (Black Friday)

Đấu giá: Giá được xác định bởi kết quả của đấu thầu cạnh tranh

Đàm phán: Giá cả được thương lượng giữa hai hoặc nhiều bên, thường là ký hợp đồng mua bán.

Nhu cầu/Nỗi đau của khách hàng: Giá được đưa ra theo mong muốn của người mua (mua bán đồ cổ, tác phẩm nghệ thuật, các sản phẩm độc quyền).

[alert-announce]

The LongHairs bán sản phẩm một gói 4 chiếc chun buộc tóc là 12USD và chi phí sản xuất chỉ là 1,6USD thôi.

The LongHairs có chính sách giá cho sản phẩm của mình với 3 tiêu chí chính:

  1. Sản phẩm chất lượng tốt. Cam kết chất lượng sản phẩm cực tốt với khách hàng.
  2. Thương hiệu mạnh. Không chỉ là khách hàng mua chiếc chun mà còn mua phong cách, ý tưởng…
  3. Mục đích tuyệt vời. Không chỉ tôn vinh mái tóc dài, The LongHairs còn dành 1USD/đơn hàng từ thiện cho quỹ Trẻ em Không mọc tóc.

[/alert-announce]


6. Đối tác chính

Đối tác chính là các bên liên quan khác mà bạn sẽ phải hợp tác để phát triển doanh nghiệp của mình. Họ là những công ty hoặc cá nhân khác có thể hoàn thành các nhiệm vụ và hoạt động mà công ty hoặc nhóm của bạn không tự thực hiện. Chúng có thể bao gồm các nhà cung cấp và nhà cung cấp công nghệ.

Thiết lập quan hệ đối tác với các công ty và nhà đầu tư khác nhau cũng cực kỳ quan trọng trong việc cho thấy rằng startup của bạn đã đạt được sức hút hoặc có nhu cầu mạnh mẽ cho sản phẩm của bạn. Điều này có thể được thực hiện bằng cách ký Biên bản ghi nhớ (MOU), cho thấy hai doanh nghiệp có ý định thực hiện các bước tiếp theo cùng nhau, hướng tới đạt được thỏa thuận cùng có lợi.

[alert-announce]The LongHairs có các đối tác sản xuất hàng, cung cấp nguyên vật liệu, đối tác về thương mại, quảng cáo,…[/alert-announce]


7. Các hoạt động trọng yếu

Các hoạt động chính là các hoạt động chiến lược mà nhóm của bạn phải thực hiện để làm cho mô hình kinh doanh hoạt động và đạt được giải pháp giá trị mà bạn đã đặt ra từ đầu. Một số hoạt động bao gồm xây dựng và cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ, tiếp thị sản phẩm cho khách hàng tiềm năng và duy trì tăng trưởng doanh thu ổn định.

  • Những hoạt động nào doanh nghiệp thực hiện để tạo ra giá trị cho khách hàng?
  • Sử dụng những tài nguyên gì? Chuyên môn gì?
  • Phân phối sản phẩm? Phát triển kỹ thuật? Chiến lược?
  • Cung cấp tài nguyên (con người / sức lao động)?
  • Các hoạt động nào bạn nào đạt được trao đổi giá trị?

[alert-announce]Các hoạt động chính của The LongHairs chính là bán sản phẩm chun buộc tóc cho đàn ông tóc dài. Ngoài ra họ mở rộng hoạt động kinh doanh bằng cách bán thêm các sản phẩm dầu gội đầu dành cho đàn ông tóc dài.

Họ gia tăng giá trị cho sản phẩm bằng cách làm các video, các bài viết hướng dẫn chăm sóc tóc, cách sử dụng chun buộc tóc. Tìm hiểu kỹ thêm về Khách hàng nhận thức giá trị sản phẩm như thế nào?

Họ gia tăng giá trị cho thương hiệu bằng cách làm từ thiện cho quỹ chăm sóc Trẻ em không mọc tóc.[/alert-announce]


8. Các nguồn lực chính

Các nguồn lực mà doanh nghiệp của bạn cần để thực hiện các hoạt động chính được đề cập ở trên là gì?

Đây là những tài sản cần thiết cho công ty của bạn phát triển. Một nguồn lực quan trọng cho nhiều công ty mới chính là tài trợ.

Các tài nguyên hữu hình như không gian văn phòng hoặc nguyên liệu thô để xây dựng nguyên mẫu sản phẩm cũng rất là cần thiết.

Một số công ty có tài sản trí tuệ, chẳng hạn như bằng sáng chế và bản quyền tác giả. Tất nhiên, tài năng con người chính là một nguồn lực quan trọng khác, và cực kỳ thiết yếu đối với mỗi doanh nghiệp.

[alert-announce]The LongHairs còn có đối tác chính về tài chính là The Shark Tank. Họ nhận được 100.000USD từ tỷ phú Mark Cuban để đổi lấy 20% cổ phần của công ty họ.

Năm đầu tiên doanh thu 2014: 25.000USD

Năm thứ hai doanh thu: 140.000USD

Năm 2019 doanh thu: 460.000USD

Tăng trưởng sau 5 năm là 18,400% với tỷ suất lợi nhuận là x7,5 lần. Một con số không tưởng. Công ty có 2 sáng lập viên và 2 nhân viên.

[/alert-announce]


9. Cơ cấu Chi phí

Khía cạnh cuối cùng của Business Model Canvas là cấu trúc chi phí. Cấu trúc chi phí là những gì bạn cần phải trả để duy trì hoạt động kinh doanh. Bây giờ bạn đã rõ về các đối tác chính, các hoạt động và tài nguyên bạn cần, bạn sẽ dễ dàng xác định chi phí là gì và cách phân bổ nguồn lực tài chính tốt nhất.

  • Chi phí bao nhiêu để đạt được các hoạt động chính của doanh nghiệp?
  • Chi phí tài nguyên thiết yếu và quan hệ đối tác chính là gì?
  • Chi phí bao nhiêu để tạo giải pháp giá trị cho khách hàng?
  • Có chi phí bổ sung để điều hành một doanh nghiệp?
  • Luật pháp? Bảo hiểm?
  • Chi phí kinh doanh của bạn là gì?
  • Chi phí cơ hội của việc điều hành doanh nghiệp của bạn là gì?

[alert-announce]Chi phí của The LongHairs chính là sản xuất ra chun buộc tóc, chi phí vận hành quảng cáo, vận hành mua bán online, bán trên amazon, làm từ thiện, chi phí lương nhân viên, trả cổ tức…[/alert-announce]


Đến lúc bạn cần xây dựng Business Model Canvas

Vậy đấy! Longhairs là một ví dụ tuyệt vời về một doanh nghiệp được tạo ra bằng cách giải quyết một vấn đề đơn giản mà nhiều người gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Trước khi El Rubio và El Moreno biết điều đó, họ đã tạo ra một sản phẩm mới lạ và một nhóm người hâm mộ thực sự mong muốn nhận được giúp đỡ, hướng dẫn và mua bán sản phẩm mang lại lợi nhuận từ họ.

Bạn nghĩ gì về The Longhairs và cách họ đi xây dựng doanh nghiệp của họ? Làm thế nào bạn sẽ thực hiện các bước xây dựng Mô hình Kinh doanh Canvas này và sử dụng chúng để giúp bắt đầu phác thảo một ý tưởng kinh doanh đơn giản của riêng bạn?

Tôi muốn nghe những suy nghĩ và bình luận của bạn về The Longhairs bên dưới.

Công cụ sử dụng: https://canvanizer.com/

Nghiên cứu: The LongHairs – https://thelonghairs.us/

Coach Jenny Lý Hà Thu
ActionCOACH Lotus

Tel. 083 345 3888
Email: jennyly@actioncoach.com

The post Xây dựng Mô hình Kinh doanh Canvas theo cách của TheLongHairs appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
https://lyhathu.com/14562/xay-dung-mo-hinh-kinh-doanh-canvas-thelonghairs/feed 0