NLP – Jenny LYHATHU https://lyhathu.com Business Coaching Fri, 19 Jun 2020 08:22:08 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.1.1 https://lyhathu.com/wp-content/uploads/2020/04/favicon.png NLP – Jenny LYHATHU https://lyhathu.com 32 32 Quy tắc 1% tiến bộ mỗi ngày vô cùng hiệu quả https://lyhathu.com/15803/quy-tac-1-phan-tram-tien-bo-moi-ngay-vo-cung-hieu-qua https://lyhathu.com/15803/quy-tac-1-phan-tram-tien-bo-moi-ngay-vo-cung-hieu-qua#respond Thu, 18 Jun 2020 16:19:49 +0000 https://lyhathu.com/?p=15803 Tôi rất thích đọc sách. Thói quen của tôi mỗi ngày không thể bỏ được đó là đọc sách ít nhất 10 phút mỗi ngày. Bạn có biết tại sao …

Quy tắc 1% tiến bộ mỗi ngày vô cùng hiệu quả Khám phá tiếp

The post Quy tắc 1% tiến bộ mỗi ngày vô cùng hiệu quả appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
Tôi rất thích đọc sách. Thói quen của tôi mỗi ngày không thể bỏ được đó là đọc sách ít nhất 10 phút mỗi ngày. Bạn có biết tại sao lại chỉ cần 10 phút đọc sách mỗi ngày không? Đơn giản là nếu bạn đọc 10 phút sẽ được khoảng 8-12 trang sách, sau 365 ngày của năm bạn sẽ đọc hết khoảng 3.000-4.000 trang sách. Một con số không hề nhỏ. Đó là chưa kể bạn say mê đọc lâu hơn chút nữa thì số trang sách sẽ còn lớn hơn nhiều. Trong bài viết này tôi muốn chia sẻ với các bạn một quy tắc cực kỳ dễ áp dụng nhưng hiệu quả tuyệt vời hơn bạn nghĩ, đó là Quy tắc 1%10 phút mỗi ngày.

Quy tắc 1% tiến bộ mỗi ngày

Câu chuyện của đội đua xe đạp Team Sky

Tôi thì không biết nhiều về môn đua xe đạp. Nhưng chồng tôi từng là một vận động viên đạp xe không chuyên từ năm 2012. Anh ấy có kể với tôi về câu chuyện đội đua xe đạp Team Sky (*) của nước Anh đã vận dụng quy tắc 1% này như nào để đoạt được chức vô địch danh giá nhất thế giới Tour de France – TDF. 

Kể từ năm 1908, các vận động viên nước Anh chưa từng giành một giải nào về đua đạp xe. Đội Team Sky đã mời huấn luyện viên Dave Brailsford với mục tiêu giành được 1 chức vô địch TDF. Với triết lý “tiến bộ cộng gộp” của mình, ông đã tìm mọi giải pháp tăng khả năng thi đấu của các vận động viên nước Anh tốt lên từng chút một. 

Từ việc thay đổi dinh dưỡng các bữa ăn, cho đến thay đổi đệm, gối để các vận động viên có giấc ngủ sâu ngon hơn. Dùng loại gel massage giúp phục hồi cơ bắp nhanh hơn, rửa tay đúng cách để tránh bị cảm cúm làm mất các buổi tập giá trị. Thay đổi các phụ kiện trên xe để tối ưu hơn. Sơn trắng mọi nơi ở để tránh bụi bẩn gây cho xe vận hành kém…

Với hàng trăm cải tiến nho nhỏ cộng dồn lại, ông tin tưởng rằng đội đua sẽ giành được giải nhất Tour de France trong vòng 5 năm. Nhưng kết quả đã vượt quá những gì họ mong đợi. 

Năm 2012 Bradley Wiggins giành chức vô địch TDF lần đầu tiên và đồng đội Chris Froome đã giành thêm 4 chức vô địch nữa năm 2013, 2014, 2015, 2017. 

Team Sky đã thống trị các giải đua xe đạp trên toàn thế giới trong 10 năm với 178 lần vô địch. Bạn đã thấy sức mạnh của quy tắc 1% rồi đấy.

(*) Team Sky đã đổi tên thành Team Ineos từ năm 2019.

Quy tắc 1% là gì?

Quy tắc 1% là bạn đặt một mục tiêu rằng ngày mai bạn sẽ tiến bộ hơn, tốt hơn chính bạn ngày hôm nay. Hoặc bạn có thể làm một việc gì đó mà ngày hôm sau bạn sẽ làm nhiều hơn ngày hôm trước 1%.

Tôi biết đến quy tắc 1% từ bài viết của James Clear. Quy tắc này rất đơn giản, bạn chỉ cần nỗ lực hơn chính mình 1 % mỗi ngày thì một năm bạn sẽ đạt được kết quả khổng lồ mà bạn không bao giờ nghĩ tới. Nghĩa là bạn không cần phải nỗ lực quá lớn, nhưng kết quả lại là một con số rất lớn.

Tôi chỉ cần nói đơn giản, bạn nỗ lực làm tốt hơn hơn chính mình 1% trong 72 ngày thôi, thì bạn đã tăng gấp đôi những gì bạn có thể làm ngày hôm nay. 

Còn nếu bạn duy trì thêm 1% mỗi ngày trong cả 365 ngày, thì cuối năm đó bạn sẽ tốt hơn chính mình gần 38 lần. 

Tuyệt vời phải không bạn?

Bạn hãy xem hình ảnh minh hoạ cách tính gộp dưới đây:

Quy tắc 1% tốt lên mỗi ngày trong 1 năm
Nếu mỗi ngày bạn tốt hơn chính mình 1% thì sau 1 năm bạn tốt lên 37,8 lần, và ngược lại bạn thụt lùi 1% mỗi ngày thì bạn sẽ tụt 97% sau 1 năm.

Không phải ai cũng có thể làm tốt hơn chính mình 1% mỗi ngày, nhưng nếu thời gian và khả năng cho phép chúng ta tốt lên 1% mỗi tuần, thì sau 52 tuần bạn cũng sẽ cải thiện được chính mình khá nhiều rồi.

Tiến bộ mỗi tuần trong 1 năm
ếu mỗi tuần bạn tốt hơn chính mình 1% thì sau 1 năm bạn tốt lên 1,67 lần, và ngược lại bạn thụt lùi 1% mỗi tuần thì bạn sẽ tụt 41% sau 1 năm.

Quy tắc 1% để tạo thói quen mới như nào

Trước khi sang phần ứng dụng quy tắc 1% vào cuộc sống, tôi muốn lấy 1 ví dụ cụ thể.

Bạn muốn đi bộ để tập thể dục? Bạn ngay lập tức cố gắng đi bộ hẳn 10.000 bước mỗi ngày. Như vậy là bạn có nỗ lực rất lớn đấy. Nhưng rất tiếc là ngay sau hôm bạn thấy chân tay đau mỏi rã rời, bạn cảm thấy mệt và chán nản.

Ứng dụng quy tắc 1% thì sao? Bạn hãy bắt đầu từ một việc cực kỳ dễ, dễ tới nỗi bạn cảm thấy chỉ phẩy tay cái là làm được. Với một việc rất dễ đó, bạn làm hàng ngày và tăng 1% mỗi ngày. Dần dần, nó trở thành một thói quen, và vì nó chỉ tăng 1% mỗi ngày, nên bạn không cảm nhận được rằng nó khó.

Ví dụ, bạn đi bộ 1.000 bước/ngày thì rất dễ phải không? Hôm nay bạn đi bộ tập thể dục 1.000 bước, ngày mai bạn đi bộ 1.010 bước, ngày tiếp theo 1.020 bước… sau 70 ngày bạn đi bộ được 2.000 bước mỗi ngày. Và bạn sẽ đi bộ được gần … 38,000 bước mỗi ngày sau 1 năm.

Chờ chút … Nếu đi bộ 38.000 bước mỗi ngày thì hơi nhiều quá và mất thời gian khá nhiều. Mỗi người đi bộ trung bình 3.000 – 3.500 bước mỗi giờ. Điều quan trọng là bạn tạo được một thói quen sau nhiều ngày tập luyện. Bạn sẽ khỏe hơn, làm việc tốt hơn và tinh thần thoải mái hơn.

Bạn có thể download file tính số mũ lũy thừa 1% mỗi ngày tại đây.

Bạn là thói quen của chính mình

Quy tắc 10 phút mỗi ngày

Ở trên, tôi có nói về 10 phút mỗi ngày để nỗ lực hơn 1% mỗi ngày theo quy tắc. Tại sao lại 10 phút mỗi ngày là đủ?

Chúng ta mỗi người có 24 giờ trong ngân hàng thời gian của mình. Mỗi ngày trung bình ta mất 8 giờ ngủ và có 16 tiếng thức. Bạn hãy lấy 16 giờ x 60 phút = 960 phút. 1% của 960 phút là 9,6 phút. Ta lấy tròn là 10 phút mỗi ngày để biến đổi chính mình.

Chỉ với 10 phút bạn đều đặn làm một việc mỗi ngày sẽ tạo thành một thói quen.

– Lý Hà Thu –

Tuy rằng thói quen là con dao hai lưỡi, có thói quen tốt hay thói quen xấu. Với thói quen tốt, bạn sẽ gần như không thể nhận ra sự tiến bộ hàng ngày, nhưng khi nó vượt qua một ngưỡng nhất định sẽ xảy ra một bước đại nhảy vọt.

Giống như cây tre mất 4 năm chỉ tăng 3cm mỗi năm. Nhưng từ năm thứ 5 trở đi nó lớn nhanh như thổi với 30cm mỗi ngày, và chỉ mất 6 tuần để tre cao tới 15m. Vậy 4 năm trước đó cây tre đã làm gì? Nó dành toàn bộ thời gian phát triển bộ rễ mọc lan cực rộng lên tới hàng trăm mét vuông. Chính vì thế cây tre có thể trụ vững được các điều kiện gió bão cực mạnh.

Ứng dụng quy tắc 1% vào cuộc sống như nào

Bạn hãy nhìn hình trên, trục tung là kết quả đạt được và trục hoành là thời gian để đạt được kết quả đó.

Đường thẳng A là kỳ vọng nếu chúng ta có một thói quen tốt sẽ dẫn tới kết quả nhất định.

Đường cong B, một khoảng cong thấp dưới đường thẳng A là phần tích lũy, nó tiến bộ rất chậm, nhưng đây là nền tảng cho bước đại nhảy vọt sau đó. Phần tích lũy này luôn làm cho chúng ta dễ bị chán và thất vọng, cần phải kiên trì như sự phát triển bám rễ của cây tre.

Đường cong C là khi ta bị thụt lùi, nó sẽ cong xuống dưới thấp hơn xuất phát điểm.

Dưới đây là một số báo cáo của The Simple Dollar về cách ứng dụng quy tắc 1% với 10 phút mỗi ngày để tiết kiệm thời gian, cải thiện sức khỏe tinh thần.

1. Thiền 10 phút mỗi ngày

Đây là cách dễ thực hiện để tiết kiệm thời gian mà lại rất hiệu quả. 10 phút thiền mỗi ngày sẽ giúp tăng hiệu suất làm việc cực kỳ tốt. Bạn thiền mỗi ngày bạn sẽ tiết kiệm được tới 41 phút mỗi ngày. Tôi thường hay thiền mỗi buổi sáng khi thức dậy và ít nhất 10 phút mỗi ngày.

Thực hiện: Làm theo youtube thiền 10 phút mỗi ngày.
Thời gian: 10 phút
Tiết kiệm: 20-60 phút/ngày
Tốt cho: Thoải mái tinh thần

2. Bỏ danh sách việc cần phải làm

Nghe có vẻ ngược so với các lời khuyên là bạn nên ghi lại những việc cần làm mỗi ngày. Tại sao vậy? Khi bạn ghi một danh sách những việc cần làm, bạn sẽ không quên một việc quan trọng, đó là khi nào làm và khi nào xong.

Bảng kế hoạch và Việc cần làm

Thay vì sử dụng danh sách việc cần làm, bạn hãy sử dụng bảng kế hoạch. Trong đó, bạn ghi rõ việc nào cần làm lúc mấy giờ, mất bao lâu cho việc đó. Đây là cách tiết kiệm thời gian nhiều nhất trong ngày của bạn. Nếu bạn lập ra một kế hoạch rõ ràng cho công việc hàng ngày, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và giảm stress.

Thực hiện: Dùng bảng kế hoạch Google Calendar, hoặc 1 cuốn sổ kế hoạch (tham khảo bài 6 cuốn sổ thay đổi cuộc đời), hoặc một App trên điện thoại mà bạn thích. Bạn chỉ mất 15 phút mỗi ngày để lập kế hoạch, trước khi đi ngủ hoặc buổi sáng khi thức dậy.
Thời gian: 15 phút
Tiết kiệm: 30-90 phút/ngày
Tốt cho: Tiết kiệm thời gian, hiệu quả công việc

3. Đọc sách

Tôi thường đọc sách 10 phút mỗi ngày, nếu say mê tôi sẽ đọc lâu hơn. Đọc sách giúp tôi tích lũy thêm nhiều kiến thức. Kiến thức đó tôi áp dụng vào công việc Huấn luyện Doanh nghiệp để mang lại lợi ích cho các chủ Doanh nghiệp. Đọc sách luôn khiến tôi phải suy nghĩ, suy nghĩ là bài thể dục rất tốt cho trí não. Tôi thường áp dụng cách đọc sách của John C. Maxwell, một cách đọc sách nhanh và cực kỳ hiệu quả.

Thực hiện: Đọc sách vào buổi sáng, hoặc bất kỳ lúc nào bạn có thời gian rảnh. Bạn có thể đọc sách giấy, sách điện tử, với tôi thích nhất là đọc sách giấy. Vì tôi có thể đánh dấu ghi, chép những gì tôi suy nghĩ lên cuốn sách để sau này xem lại.
Thời gian: 10 phút
Tiết kiệm: Không
Tốt cho: Công việc, tích lũy kiến thức

4. Nghỉ giải lao

Điều này chỉ làm mất 10-20 phút của bạn mỗi ngày, nhưng nó thực sự hiệu quả để tăng cường trí não, thay đổi trạng thái của bạn. Nghỉ giải lao là một phương pháp rất tốt cho cơ thể. Sau một thời gian ngồi lâu trước màn hình máy tính, hay sau khi tập trung cao độ vào một dự án, bạn dành ra 5-10 phút nghỉ giải lao. Nó thực sự tốt cho trí não của bạn được thư giãn và cơ thể được vận động một chút.

Thực hiện: Khi bạn có kế hoạch làm việc hợp lý trong ngày, hãy thực hiện nghiêm chỉnh quy tắc nghỉ 5 phút sau mỗi 30 phút làm việc hoặc nghỉ 15 cho mỗi 90 phút làm việc (đặt hẹn giờ ). Khi nghỉ giải lao, bạn hãy tránh xa đồ công nghệ như điện thoại… và lý tưởng nhất là vận động thể chất (đi dạo bộ, dãn cơ, yoga…).
Thời gian: 5-15 phút
Tiết kiệm: 10-15 phút/ngày
Tốt cho: Tăng cường trí não và trạng thái cơ thể

5. Viết, viết và viết

Nếu bạn muốn hỏi một thói quen nào đó khác nên làm, theo tôi bạn nên viết. Viết là một thói quen tuyệt vời để bắt đầu một ngày mới, hoặc kết thúc một ngày của bạn. Nếu có nhiều thời gian rảnh, tôi sẽ ngồi đâu đó yên tĩnh buổi sáng suy nghĩ và viết gì đó, thường liên quan đến công việc của khách hàng mà tôi đang huấn luyện.

Mỗi sáng thức dậy, bạn có thể trả lời 3 câu hỏi:

  1. Tôi biết ơn điều gì ngày hôm nay?
  2. Điều gì sẽ làm cho hôm nay là ngày tuyệt vời?
  3. Điều tôi cần nhắc nhở mình hôm này là gì?

Buổi sáng tôi thường viết lên một cuốn sổ. Khi trả lời những câu hỏi trên, tôi sẽ có một tâm trạng rất tích cực.

Buổi tối trước khi đi ngủ, bạn có thể viết lại những gì đã trải qua ngày hôm nay với 2 câu hỏi đơn giản:

  1. 3 việc tôi đã làm tốt ngày hôm nay?
  2. Tôi có thể làm gì để việc này tốt hơn nữa?

Thực hiện: Mua một cuốn sổ dày và chắc chắn. Viết lại những gì bạn muốn làm và đã làm là cách rất tốt để bạn tiến bộ hơn mỗi ngày. Khi bạn viết mỗi ngày, bạn sẽ có một cuốn sổ vô giá với vô vàn những kiến thức hay nhất của bạn. Nó rất có ích cho sự nghiệp và cuộc sống của bạn.
Thời gian: 10 phút
Tiết kiệm: Không
Tốt cho: Thành công

6. Mua 1 cái đồng hồ báo thức

Chúng ta hay bị cuốn hút vào điện thoại, lướt Facebook, Youtube hoặc đọc tin tức trước khi đi ngủ. Nó thực sự là một cái bẫy nguy hiểm vì khi bạn đã cầm điện thoại lên, bạn sẽ có xu hướng xem hết cái này đến cái khác, mất hàng giờ đồng hồ. Nó sẽ làm thay đổi chu kỳ sinh học ngủ nghỉ của bạn. Rất không tốt cho sức khỏe đúng không nào?

Thực hiện: Mua một cái đồng hồ báo thức, và để điện thoại di động ở phòng khác (không phải phòng ngủ)
Thời gian: 10 phút
Tiết kiệm: 10-60 phút/ngày
Tốt cho: Tăng cường sức khỏe

Bạn chắc chắn có 10 phút rảnh rỗi mỗi ngày cho Quy tắc 1%

Như đã nói ở trên, bạn sẽ tìm thấy vài thói quen tốt để bắt đầu chinh phục con đường thành công của bạn.

Bạn thấy đấy, nhiều người không nhận ra rằng họ không chịu tập những thói quen tốt bởi vì họ luôn cảm thấy bận rộn.

Sự thực là những người nghĩ rằng họ cực kỳ bận thật ra là họ không bận gì cả, họ chỉ nói rằng họ bận mà thôi. Tiềm thức luôn lắng nghe những gì bạn nói và nó tiếp nhận thụ động. Nó sẽ chiếm lĩnh tâm trí bạn làm cho bạn không có nổi một chút ý chí nào để dành ra 10 phút để ngồi thiền thôi chẳng hạn.

Nếu bạn cảm thấy là bạn không có thời gian để thực hiện bất kỳ thói quen tốt này, thì đây là lúc bạn ngồi thư giãn một chút và nghĩ xem mình nên chọn thực hiện thói quen nào trước. Khi thư giãn bạn sẽ cảm thấy bình tĩnh hơn, thoải mái hơn, linh hoạt hơn. Hãy bắt đầu với quy tắc 1% và dành ra 10 phút mỗi ngày ngay hôm nay.


Jenny Lý Hà Thu

CEO
ActionCOACH Lotus
ActionCOACH Khu vực Đông Nam Á
Tel: 083 345 3888

The post Quy tắc 1% tiến bộ mỗi ngày vô cùng hiệu quả appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
https://lyhathu.com/15803/quy-tac-1-phan-tram-tien-bo-moi-ngay-vo-cung-hieu-qua/feed 0
7 cách hack não thay đổi cuộc sống của bạn https://lyhathu.com/14043/7-cach-hack-nao-thay-doi-cuoc-song-cua-ban https://lyhathu.com/14043/7-cach-hack-nao-thay-doi-cuoc-song-cua-ban#respond Thu, 26 Mar 2020 07:22:03 +0000 https://lyhathu.com/?p=14043 Nếu bạn không cảm thấy là chính mình mong muốn trong cuộc sống, có thể một điều gì đó ẩn chứa đang níu giữ trong tâm trí bạn. Bạn có …

7 cách hack não thay đổi cuộc sống của bạn Khám phá tiếp

The post 7 cách hack não thay đổi cuộc sống của bạn appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
7 cách hack não thay đổi cuộc sống của bạn
Thay đổi cuộc sống bằng lối tư duy khác theo cách của NLP

Nếu bạn không cảm thấy là chính mình mong muốn trong cuộc sống, có thể một điều gì đó ẩn chứa đang níu giữ trong tâm trí bạn. Bạn có đoán được nó là gì không?

Gợi ý: Đó là nguồn năng lượng có khả năng biến đổi hoàn toàn cuộc sống của bạn theo hướng:

  • Tích cực, hoặc
  • Tiêu cực

Sự lựa chọn là của bạn. Nó chính là TÂM TRÍ của bạn, điều tôi muốn nói đến trong bài này.

Suy nghĩ của bạn nhỏ giọt vào mọi lĩnh vực trong cuộc sống và có thể hoàn toàn thay đổi quá trình làm việc, kinh doanh, sức khỏe tinh thần, các mối quan hệ và cuộc sống nói chung của bạn.

Đó là lý do tại sao tôi đi sâu vào 7 cách hack não mạnh mẽ nhất để giúp bạn thay đổi quan điểm và đưa bạn đến gần hơn với cuộc sống mà bạn luôn mong muốn theo cách của NLP.

1. Cẩn trọng với suy nghĩ và niềm tin của bạn

Suy nghĩ của bạn là tất cả.

Chúng định hình tư duy của bạn và hệ thống niềm tin tổng thể. Vì vậy, nếu bạn luôn có suy nghĩ tích cực, niềm tin của bạn sẽ tích cực theo. Và tương tự như vậy đối với những suy nghĩ tiêu cực.

Đây là lý do rất quan trọng tại sao cần phải kiểm soát những suy nghĩ của mình một cách chặt chẽ. Bởi vì thường thì chúng ta không nhận ra những suy nghĩ mà chúng ta vẫn thường nghĩ.

Bạn càng kiểm soát tốt những suy nghĩ của mình, bạn càng nhận ra rằng bạn không chỉ toàn quyền kiểm soát chúng, mà bạn còn hoàn toàn tách biệt với chúng.

Chúng ta lớn lên với niềm tin rằng suy nghĩ là một phần của con người mình, và không thể kiểm soát được suy nghĩ. Như thể chúng chạy tràn lan trong tâm trí của ta. Trong khi thực tế, những suy nghĩ thực sự chỉ là những thứ xuất hiện trong đầu bạn.

Tôi có một tin tốt cho bạn. Bởi vì điều đó có nghĩa là bạn có thể thay đổi suy nghĩ của mình để tạo nên một tư duy tích cực, đưa bạn đến gần hơn với cuộc sống mà bạn mong muốn. Bạn có thể làm điều này bằng cách thực hành thay đổi những suy nghĩ mới, hỗ trợ nó cho đến khi chúng trở thành niềm tin mới, thói quen mới … và cuối cùng là kết quả mới.

Bạn hãy thử ngay bằng cách đọc những câu nói tích cực, xem những mẩu truyện tích cực mỗi ngày.

think positive and positive thinks will happen

“Suy nghĩ tích cực, những điều tích cực sẽ đến”

Rishikajian

Xem thêm: Sử dụng các Kỹ thuật NLP và Kiểm soát Cảm xúc để thúc đẩy Bán hàng đạt hiệu quả tối đa

2. Sử dụng mô hình để chuyển dịch thông tin bạn nhận được

Như tôi đã nói ở trên, suy nghĩ của bạn tạo ra kết quả bạn có trong cuộc sống. Vì vậy, bất kỳ kết quả nào bạn có ngay bây giờ bản chất nó đã được hình thành từ những suy nghĩ của bạn trước đó.

Đây là một mô hình của NLP và nó diễn ra như sau:

Suy nghĩ của bạn tạo ra cảm xúc, cảm xúc thúc đẩy hành động, hành động tạo thói quen, thói quen tạo ra kết quả của bạn. Hoàn cảnh chỉ là nơi để những điều đó xảy ra và nó luôn giữ vị trí trung tính.

Suy nghĩ ➡ Cảm xúc ➡ Hành động ➡ Thói quen ➡ Kết quả;
Hoàn cảnh = trung tính

Khi bạn thấu hiểu được sự thật vĩ đại này, bạn có thể làm cho hoàn cảnh của bạn có ý nghĩa theo bất cứ điều gì bạn muốn.

Bằng cách nhìn thế giới theo cách này, bạn đã lấy lại sức mạnh cho cuộc sống của bạn. Bạn là người lái con tàu cuộc sống của bạn thay vì chỉ là một hành khách trên con tàu đó.

Tôi lấy một ví dụ cụ thể để bạn hiểu:

Bạn đi đường và gặp trời mưa. Bạn không mang theo áo mưa hay ô.

Là một người tiêu cực bạn sẽ nghĩ:

“Ôi trời ơi, tại sao lại mưa đúng lúc này cơ chứ? Sao số tôi lại đen đủi thế này? Tại sao tôi cứ ra đường là trời lại mưa?”

Cảm xúc của bạn lúc này rất là bực bội, chán nản.

Hành động lúc này của bạn rất là nóng vội, luống cuống, mất bình tĩnh. Có thể bạn sẽ lái xe rất nhanh và vượt đèn đỏ, hay gây va chạm đáng tiếc nào đó.

Nếu bạn chuyển dịch suy nghĩ của mình sang tích cực thì sao? Bạn sẽ nghĩ theo cách tích cực như này:

“Ổ, hôm nay trời lại mưa rồi. Mình cảm thấy thật là mát mẻ. Không khí thật là trong lành và sảng khoái”

Cảm xúc của bạn sẽ trở nên vui tươi, sảng khoái hơn.

Hành động của bạn sẽ nhẹ nhàng, dễ chịu, có khi bạn sẽ thấy mình đi chậm lại để cảm nhận từng giọt mưa rơi trên mái tóc và cảm nhận như hồi bé cởi trần tắm mưa vậy.

Kết quả là bạn sẽ có một ngày vui tươi, thoải mái và yêu đời hơn. Thay vì những suy nghĩ tiêu cực, mang lại cho bạn những kết quả không tốt trong ngày.

Còn hoàn cảnh ở đây, chỉ là trời mưa. Nó mang tính trung tính, chỉ có bạn mới là người suy nghĩ nó tốt hay nó xấu thôi.

Nếu bạn không thích điều gì đó, hãy thay đổi nó. Nếu bạn không thể thay đổi nó, hãy thay đổi cách bạn suy nghĩ về nó.

“Nếu bạn không thích điều gì đó, hãy thay đổi nó. Nếu bạn không thể thay đổi nó, hãy thay đổi cách bạn suy nghĩ về nó.”

Mary Engelbreit

Xem thêm: Kiểm soát căng thẳng và trí tuệ cảm xúc

3. Khẳng định theo cách NLP

Khẳng định là một trong những cách yêu thích của tôi để lập trình lại bộ não. Tiền đề của nó chính là nếu bạn cứ lặp đi lặp lại một điều gì đó bạn cho là đúng, bạn bắt đầu có niềm tin với nó. Tôi đã tìm thấy điều này là đúng trong cuộc sống của tôi.

Có rất nhiều câu khẳng định tôi thích sử dụng hàng ngày, nhưng đây là một vài trong số những mục yêu thích của tôi:

  • Tôi luôn cảm thấy hạnh phúc
  • Tôi vui vẻ với cuộc sống của tôi
  • Tôi kiểm soát cuộc sống của chính mình
  • Tôi xứng đáng thành công trong sự nghiệp và cuộc sống
  • Tôi là một cỗ máy năng suất
  • Tôi giàu có
  • Tôi luôn có mọi thứ mình muốn
  • Tôi khỏe mạnh
  • Tôi ăn uống lành mạnh mỗi ngày
  • Tôi có đủ sức khỏe để làm việc mình muốn
  • Cuộc sống thật là đẹp!

Xem thêm: 5 Kỹ thuật NLP giúp thay đổi cuộc sống của bạn

4. Hãy hợp nhất con người bạn ở hiện tại với con người bạn muốn ở tương lai

Hãy tưởng tượng bạn muốn trở thành người như thế nào ở tương lai. Có thể bạn là một chủ doanh nghiệp tỷ đô, bạn đi khắp thế giới hoặc bạn là một doanh nhân nổi tiếng.

Hãy suy nghĩ về tính cách, niềm tin của bạn và những quyết định bạn đưa ra để có được kết quả mà bạn muốn. Hình tượng hóa trong tâm trí một ngày bình thường trong cuộc sống của bạn sẽ trông như thế nào.

Mặc dù hình ảnh này có vẻ rất xa vời ngay bây giờ, tôi hứa nó có thể trở thành hiện thực không xa. Bạn có thể trở thành người mà bạn luôn muốn trở thành.

Nhưng, trái với những gì tôi đã nói với bạn, bí mật để trở thành người đó không phải là bằng cách chờ đợi cho đến khi bạn đạt được kết quả và sau đó thực hành trở thành con người đó.

Thay vào đó, bạn phải làm ngược lại. Bạn phải thực hành suy nghĩ và cảm nhận như chính con người tương lai của mình bây giờ, sau đó bạn sẽ dần dần trở thành người đó.

Tôi muốn dành ra một chút thời gian mỗi ngày để tưởng tượng ra con người tương lai của mình, và suy nghĩ cũng như hành động từ không gian đó, cho dù đó là trong công việc kinh doanh hay cuộc sống cá nhân của tôi.

Bằng cách này, tôi tự nhiên gắn kết bản thân với con người tương lai của mình và tiến gần hơn để trở thành người đó mỗi ngày.

Ví dụ: Bạn đang là một nhân viên văn phòng. Bạn mong muốn trở thành một doanh nhân, bạn sẽ dành thời gian hợp nhất con người của bạn với doanh nhân đó.

Khi hợp nhất, bạn sẽ suy nghĩ và hành động như một doanh nhân mà bạn mong muốn. Bạn sẽ ăn mặc lịch sự hơn, hành động của bạn cao thượng hơn, bạn suy nghĩ lớn về công việc như một bức tranh tổng thể, bạn sắp xếp công việc gọn gàng hơn, bạn bắt đầu lập kế hoạch và chiến lược cho công việc cũng như cho cuộc sống của mình …

Xem thêm: Lập mục tiêu hiệu quả bằng NLP với bộ 10 câu hỏi

5. Loại bỏ những ngôn ngữ giới hạn

Tự nói chuyện là cách bạn đang giao tiếp với chính mình về tất cả mọi thứ. Mọi giải pháp, mọi câu trả lời bạn tìm kiếm bên ngoài thực chất đều sẵn có đầy đủ bên trong bạn. Nó phản ánh niềm tin mà bạn có về bản thân. Và bất kỳ điều gì bạn tin cuối cùng cũng trở thành kết quả trong cuộc sống. Đây là lý do tại sao việc thay đổi vốn từ vựng của bạn để phù hợp với suy nghĩ của bạn lại cực kỳ quan trọng.

tôi có thể làm được
Thay đổi cuộc sống bằng cách thay từ ngữ giao tiếp

Cuốn sách của Tony Robbin “Đánh thức người khổng lồ bên trong bạn” có toàn bộ danh sách các từ bạn nên và không nên sử dụng.

Tôi gợi ý với bạn hãy loại bỏ những từ như “không thể được”, “không được”, không thể có”, “không bao giờ”

Nếu bạn nghĩ về những người thành công nhất thế giới, bạn có nghĩ rằng họ sử dụng những từ này thường xuyên không? Hầu như không. Những người thành công đang tự nói với mình rằng “tôi có thể”“tôi sẽ đạt được XYZ”, hoặc “tôi có thể hoàn thành XYZ ngay hôm nay”.

Tự tách mình khỏi những suy nghĩ của bạn và tự hỏi những gì bạn đang nghĩ. Theo dõi suy nghĩ của bạn chặt chẽ. Bạn có nhận thấy một mô thức? Bạn có thể thấy một số niềm tin giới hạn bỗng xuất hiện hay nổi lên trong tâm trí.

Bây giờ thay đổi từ vựng của bạn (và tự nói chuyện) để hỗ trợ con người bạn muốn trở thành. Tự hỏi bản thân những câu hỏi mạnh mẽ (xem bên dưới) đưa bạn đến gần hơn với tương lai bạn muốn.

Xem thêm: The Secret – Bí mật Luật hấp dẫn tới Thành công

6. Tự hỏi những câu hỏi

Bộ não của bạn giống như một máy tính. Khi bạn đặt câu hỏi cho nó, theo mặc định, nó sẽ đưa ra câu trả lời. Vì vậy, nếu bạn hỏi nó những câu hỏi tiêu cực, nó sẽ đưa ra những câu trả lời tiêu cực, nhưng nếu bạn hỏi nó những câu hỏi tích cực, thì nó sẽ cho bạn những câu trả lời tích cực.

Vì vậy, nếu bạn hỏi nó “Tại sao tôi luôn nghèo?” sau đó bộ não của bạn sẽ tìm kiếm lý do tại sao bạn luôn luôn nghèo. Nhưng, nếu bạn hỏi “Làm sao tôi có thể kiếm thêm thu nhập?” sau đó bộ não của bạn sẽ tự nhiên đưa ra ý tưởng để bạn kiếm thêm tiền.

Đây chính là phép thuật.

Suy nghĩ tích cực hay suy nghĩ tiêu cực

Dưới đây là một số câu hỏi tuyệt vời bạn có thể tự hỏi để thay đổi cuộc sống của mình:

  • Tôi có thể làm gì hôm nay mà sẽ đưa tôi đến gần hơn với mục tiêu của mình?
  • Làm thế nào tôi có thể kiếm nhiều tiền hơn trong công việc của tôi?
  • Làm thế nào để tôi trở thành người mà tôi muốn trở thành trong tương lai?
  • Nếu tôi là người mà tôi luôn muốn trở thành (ví dụ: một chủ doanh nghiệp triệu đô) tôi sẽ suy nghĩ, hành động và cảm nhận như thế nào? Tôi sẽ đưa ra quyết định gì?
  • Tôi cần biết/học những gì để đạt được mục tiêu của mình?
  • Tôi chưa biết những gì?
  • Tôi nên tin điều gì nếu tôi có niềm tin nào đó?
  • Nếu tôi không thể thất bại, tôi sẽ làm gì?

Tự đặt câu hỏi cho phép bạn đào sâu hơn, vượt qua các câu trả lời ở cấp độ bề mặt, đi thẳng đến những câu hỏi mà sẽ tạo ra nhiều kết quả nhất.

Xem thêm: V-A-K-Ad Bài trắc nghiệm Nhận diện tính cách bằng NLP

7. Thay Avatar (thay cái tôi/bản ngã)

Đây là cách hack não yêu thích nhất của tôi và là cách mà tôi sử dụng nhiều nhất! Tôi gọi nó là “thay Avatar”.

Giống như bộ phim Avatar nổi tiếng, con người nằm trong cỗ máy, còn avatar của họ thì bay nhảy, chiến đấu trên hành tinh kia. Đến cuối bộ phim thì nhân vật chính hợp nhất với cây thần và trở thành chính avatar của mình.

Bạn hiểu ý tôi chứ?

Có điều gì trong cuộc sống mà bạn mong muốn nhưng chưa đạt được? Có phải tính cách của bạn khiến bạn bị kìm hãm và không nắm bắt được cơ hội?

Đây là lúc bạn nên tạo ra một cái avatar thay đổi có ích. Tôi đã làm điều này trong nhiều năm và nó đã giúp tôi vượt qua rất nhiều ý nghĩ đang ngăn cản tôi tiến bộ trong cuộc sống.

Vì vậy, hãy để tôi chỉ rõ cho bạn hình dung.

Để bắt đầu, hãy nghĩ về con người mà bạn muốn trở thành. Đối với tôi, tôi đã luôn muốn dậy sớm tập thể dục mỗi sáng.

Chà, những gì bạn cần làm tiếp theo là hãy suy nghĩ và hình tượng hóa ra một Avatar về con người lý tưởng đó và giả vờ là họ cho đến khi bạn thực sự trở thành họ.

Thay đổi cái tôi bản ngã avatar

Ví dụ, tôi đã thay đổi avatar trong mọi lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống mà bản ngã hiện tại đang giữ chân tôi. Trước đây tôi rất lười tập thể dục. Tôi hình tượng hóa con người tôi sẽ khỏe mạnh như nào nếu chăm tập thể dục. Tôi thay avatar chính mình bằng cách dậy sớm tập nhảy dây mỗi sáng.

Xem thêm bài viết của tôi về: Bài học từ nhảy dây: Làm thế nào để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của bạn

Điều này giúp cho tôi tự do trở thành một phiên bản tốt hơn, táo bạo hơn của bản thân.

Bằng cách thực hành thay đổi avatar (cái tôi), bạn bắt đầu hình thành thói quen và niềm tin mới. Và, như tôi đã nói ở trên, niềm tin cuối cùng sẽ dẫn đến kết quả.

Xem thêm: 6 cuốn sổ thay đổi cuộc đời

Ý tưởng cuối cùng để thay đổi cuộc sống của bạn

Nếu bạn sử dụng những cách hack não này, chúng sẽ giúp thay đổi suy nghĩ của bạn trở nên phong phú hơn. Từ đó, bạn có thể bỏ đi mọi niềm tin giới hạn giữ chân bạn lại, và thực sự tạo ra cuộc sống mà bạn mơ ước!

Bạn có thể làm như vậy, tôi hứa! Lời khuyên của tôi là bạn nên thực hiện từng cái một cho đến khi bạn cảm thấy sự dịch chuyển tích cực.

Chúc mừng những tư duy mới và những thành tựu mới! Bạn đã hiểu được điều này!

The post 7 cách hack não thay đổi cuộc sống của bạn appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
https://lyhathu.com/14043/7-cach-hack-nao-thay-doi-cuoc-song-cua-ban/feed 0
Sử dụng các Kỹ thuật NLP và Kiểm soát Cảm xúc để thúc đẩy Bán hàng đạt hiệu quả tối đa https://lyhathu.com/13703/su-dung-cac-ky-thuat-nlp-va-kiem-soat-cam-xuc-de-thuc-day-ban-hang-dat-hieu-qua-toi-da https://lyhathu.com/13703/su-dung-cac-ky-thuat-nlp-va-kiem-soat-cam-xuc-de-thuc-day-ban-hang-dat-hieu-qua-toi-da#comments Fri, 26 Jan 2018 03:37:12 +0000 http://lyhathu.com/?p=13703 Là Chủ doanh nghiệp, một trong những mục tiêu quan trọng đó là gia tăng tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thực sự …

Sử dụng các Kỹ thuật NLP và Kiểm soát Cảm xúc để thúc đẩy Bán hàng đạt hiệu quả tối đa Khám phá tiếp

The post Sử dụng các Kỹ thuật NLP và Kiểm soát Cảm xúc để thúc đẩy Bán hàng đạt hiệu quả tối đa appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
Kỹ thuật NLP trong bán hàng

Là Chủ doanh nghiệp, một trong những mục tiêu quan trọng đó là gia tăng tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thực sự của Công ty và không chỉ mua một lần mà còn mua lặp lại nhiều lần với trung bình số tiền tăng cao hơn.

NLP (Neuro Linguistics Programming – Lập trình Ngôn ngữ Thần kinh) là Bộ môn Khoa học dùng Ngôn ngữ tác động vào Tiềm thức để đạt được kết quả mong muốn. Vậy làm sao để các chủ doanh nghiệp có thể sử dụng Kỹ thuật của NLP cũng như ước mơ và cảm xúc của người khác để góp phần tăng đáng kể tỷ lệ chuyển đổi trong bán hàng của chính mình?

Sử dụng Kỹ thuật Lập trình Ngôn ngữ Thần kinh (NLP):

Được sáng lập và phát triển bởi John Grinder và Richard Bandler, NLP tổng hoà các mô thức giao tiếp và cách thức làm sao để thấu hiểu suy nghĩ của người khác, cách ra quyết định, học và hiểu. Bốn trụ cột chính của NLP gồm:

  1. Tạo dựng Thiện cảm
  2. Giác quan Nhạy bén
  3. Ứng xử Linh hoạt
  4. Trọng tâm Chủ đích

Bằng các Kỹ thuật NLP dưới đây, bạn có thể TẠO THIỆN CẢM nhanh chóng với Khách hàng tiềm năng:

Kỹ thuật “Đồng hành và Dẫn dắt” – “Pacing and Leading”.

Thực tế cho thấy, khi bạn đồng hành được với khách hàng thì việc có được thiện cảm nhanh chóng từ họ là một lợi thế tạo ấn tượng ban đầu mà thông thường không dễ có cơ hội thứ hai để làm lại. Tới đây, tôi muốn bạn hình dung, một khi khách hàng biết đến bạn, yêu quý bạn và nếu thực sự tin tưởng bạn thì việc họ ra quyết định mua hàng của bạn là điều có thể hiểu.

Nói về Đồng hành, chúng ta có 02 kiểu đồng hành theo kỹ thuật NLP gồm Bên ngoài và Bên trong.

Đồng hành Bên ngoài:  Chỉ cần tinh ý trong giao tiếp bạn có thể nở nụ cười tươi, tự xưng tên mình trước và cứ mỗi 01 phút nhắc tên khách hàng 03 lần. Hãy tìm điểm tích cực của khách hàng rồi khen ngợi họ một cách tự nhiên, tinh tế, chân thành nhất có thể…

  • Thoả mãn Thị giác – Dành cho nhau Nụ Cười
  • Thoả mãn Thính giác – Dành cho nhau Lời khen
  • Thoả mãn Cảm xúc – Dành cho nhau Sự Quan tâm, biểu hiện cụ thể là Lắng nghe, Xác nhận lại sự hiểu và Đặt câu hỏi.

Đồng hành Bên trong: Điều này đòi hỏi Giác quan nhạy bén và sự Ứng xử linh hoạt của bạn. Đôi khi, bạn đồng nhịp với khách hàng của mình ngay cả từ hơi thở, mong muốn, sở thích, tốc độ giọng nói, biểu hiện nét mặt, cử chỉ dáng điệu, ăn mặc… tất cả phục vụ cho việc trọng tâm Kết quả cao nhất làm sao để đạt được, còn lại các việc không thuộc chủ đích sẽ được loại bỏ.

Tôi lấy ví dụ: Bạn mời khách hàng đi café. Café không phải sở thích của bạn. Tuy nhiên, khách hàng của bạn thích đồ uống này. Vậy để đồng hành, bạn tự điều chỉnh chính mình bằng việc thay vì gọi cho mình một ly trái cây ép thì bạn cũng sẽ vui vẻ gọi tách café giống của khách hàng. Đơn giản bởi chủ đích của bạn tới quán café không phải chỉ để uống café mà với mục đích khác.

Không chỉ có vậy, mỗi khi bạn giao tiếp với bất kỳ ai điều đó có nghĩa là bạn đang giao tiếp với cả Ý thức và Tiềm thức của họ. Và để giao tiếp với tiềm thức thì đồng hành bên trong là kỹ thuật đỉnh cao của NLP. Tiềm thức của mỗi con người chỉ có độ tuổi tương đương 0 – 3 tuổi do đó cần có ngôn ngữ giao tiếp đặc biệt để thu hút.

Kỹ thuật “Thuận chiều và Phản chiếu” – “Matching and Minoring”, bạn hãy sao chép 80% ngôn ngữ cơ thể của khách hàng tiềm năng của bạn. Bạn sẽ nhận thấy điều vô cùng kỳ diệu sẽ xảy ra. Hãy ứng dụng, quan sát và cảm nhận điều này.

Dấu hiệu nhận biết thời điểm chuyển giai đoạn từ Đồng hành sang Dẫn dắt để chốt bán hàng:

Trong quá trình trao đổi thông tin/ giao tiếp, bạn áp dụng các kỹ thuật NLP một cách tự nhiên nhất có thể và rồi thời điểm khách hàng bắt đầu thay đổi ngôn ngữ cơ thể của họ theo bạn đã đến. Bạn chú ý quan sát những biểu hiện thay đổi từ phía khách hàng như:

  • Hướng cơ thể gần hơn về phía bạn;
  • Mắt tập trung vào bạn, miệng mở hờ và lắng nghe như nuốt từng lời của bạn;
  • Tốc độ nói nhanh hơn, ngữ điệu nhấn nhá lên xuống và thể hiện nhiều hơn;
  • Bắt đầu muốn đặt câu hỏi cho bạn…

Với những dấu hiệu trên (và có thể nhiều hơn thế), đây là thời điểm bạn đã đồng hành thành công và bắt đầu bước sang giai đoạn có thể dẫn dắt khách hàng theo ý của bạn một cách khéo léo.

Bạn biết đấy, khách hàng có xu hướng đưa ra quyết định mua hàng dựa trên cảm xúc chứ không phải logic. Thực tế, cảm xúc đại diện cho 80% của hầu hết các quyết định mua hàng. Tôi muốn bạn tự tin! Khách hàng mua sự tự tin của bạn. Nhiều người sau khi trình bày rất nhiệt tình và lúc khách hàng thể hiện sự quan tâm thì người bán hàng lại không dám mở lời để kết thúc bán hàng. Nếu điều này xảy ra, đó là thiệt thòi lớn với bạn. Hãy nhớ rằng, bạn là người làm việc có chủ đích. Và Chủ đích của bạn lúc này là giúp khách hàng mua hàng một cách chuyên nghiệp. Bởi vậy, bạn tập trung vào những gì khiến khách hàng khát khao mong muốn sở hữu sản phẩm dịch vụ của bạn và lợi ích của việc họ mua được sản phẩm, dịch vụ đó. Bạn giúp khách hàng hình dung và cảm nhận giả sử họ đã mua được sản phẩm, dịch vụ của bạn thì họ hạnh phúc và thành công đến nhường nào. Bạn vẽ bức tranh bằng lời với đầy đủ màu sắc, hình ảnh và âm thanh để khách hàng tận hưởng cảm xúc khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Dưới đây là một số gợi ý và mẹo vặt hữu ích để giúp bạn bán hàng dựa trên ước mơ và cảm xúc của khách hàng:

  1. Nhấn mạnh vào cách sản phẩm, dịch vụ này sẽ thay đổi cuộc sống của họ.
  2. Tập trung vào những giá trị đầy cảm xúc của sản phẩm, dịch vụ.
  3. Đưa ra lợi ích; đôi lúc bạn cũng cần giúp khách hàng có thể ra quyết định cho chính mình.
  4. Đặt các các câu hỏi tập trung vào cảm xúc.

Coach Jenny Lý Hà Thu
Master NLP – Hypno Therapy – Timeline Therapy                                           Chuyên gia Huấn luyện Doanh nghiệp Hiệu quả
Business Result Coach –
ActionCOACH
jennyly@actioncoach.com
Tel. 083 345 3888

The post Sử dụng các Kỹ thuật NLP và Kiểm soát Cảm xúc để thúc đẩy Bán hàng đạt hiệu quả tối đa appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
https://lyhathu.com/13703/su-dung-cac-ky-thuat-nlp-va-kiem-soat-cam-xuc-de-thuc-day-ban-hang-dat-hieu-qua-toi-da/feed 1
Mâu thuẫn với đồng nghiệp: Giải quyết bằng DISC https://lyhathu.com/13471/mau-thuan-voi-dong-nghiep-giai-quyet-bang-disc https://lyhathu.com/13471/mau-thuan-voi-dong-nghiep-giai-quyet-bang-disc#respond Tue, 13 Sep 2016 06:33:29 +0000 http://lyhathu.com/?p=13471 Mâu thuẫn với đồng nghiệp? Chắc chắn sẽ có ngày bạn vướng phải vấn đề này tại nơi làm việc. Môi trường làm việc rất phức tạp, ai cũng bảo …

Mâu thuẫn với đồng nghiệp: Giải quyết bằng DISC Khám phá tiếp

The post Mâu thuẫn với đồng nghiệp: Giải quyết bằng DISC appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
Mâu thuẫn với đồng nghiệp giải quyết bằng disc

Mâu thuẫn với đồng nghiệp? Chắc chắn sẽ có ngày bạn vướng phải vấn đề này tại nơi làm việc. Môi trường làm việc rất phức tạp, ai cũng bảo vệ quan điểm riêng của mình, và bảo vệ lợi ích cho chính mình và bảo vệ lợi ích chung cho cả tổ chức. Thậm chí với cả những đồng nghiệp bạn rất thân thiết thì đôi khi cũng có những xung đột nho nhỏ xảy ra. Mà bạn biết đấy, tích gió thì thành bão, chỉ những xung đột nho nhỏ giữa các cá nhân với nhau, lâu dần sẽ thành những trận cuồng phong gây xích mích lớn giữa hai bên.

Trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ với các bạn một phương pháp giải quyết tốt hầu hết các xung đột cá nhân trong văn phòng sử dụng lý thuyết DISC. Trước hết bạn nên đọc kỹ bài viết DISC là gì để hiểu rõ về các chữ viết tắt D.I.S.C và cách dùng cơ bản của nó. Ngoài ra bạn có thể đọc thêm bài viết Đọc vị đối tác – Công cụ Giao tiếp hiệu quả với các nhóm DISC để hiểu rõ các tính cách của từng nhóm hành vi.

Sử dụng phân tích tính cách DISC giải quyết mâu thuẫn như thế nào?

Một trong những ứng dụng hữu ích nhất của phân tích tính cách DISC chính là có thể dùng DISC để đoán trước phản ứng của những kiểu người với những tính cách khác nhau như thế nào trong những tình huống căng thẳng.

Giờ bạn thử ngồi dựa lưng vào ghế và suy nghĩ xem, ai sẽ thắng trong cuộc chơi nếu bạn đoán trước được phản ứng của đối phương sẽ như thế nào? “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng“, chắc chắn bạn sẽ có được ngay những ứng phó hợp lý để giải quyết vấn đề hợp tình hợp lý nhất. Tất nhiên, bạn có thể sử dụng lý thuyết về hành vi DISC để nhận biết rất nhiều hành vi bản năng của người khác, và dựa vào đó bạn dễ dàng hiểu rõ và có tác động tích cực đối với họ để giải quyết vấn đề. Dưới đây là những hướng dẫn rất cơ bản cách mà các đồng nghiệp hiểu nhau, tìm điểm chung và xử trí với nhau như thế nào cho đúng thậm chí ngay cả khi họ không muốn nhìn mặt nhau nữa.

Xem thêm: Phân tích SWOT – Những điều cần biết

Khi bạn xung đột với người có tính cách hành vi D (Dominant)

Người kiểu D thích đi thẳng vào vấn đề và phản ứng rất tốt với các cuộc đối đầu trực tiếp. Khi gặp vấn đề với người có tính cách D, tốt nhất bạn nên ngồi xuống và nói chuyện thẳng thắn với họ. Vì người D thường thiếu kiên nhẫn, nên đừng có nói vòng vo. Vào thẳng ngay trung tâm của vấn đề. Khi thảo luận, không nên đưa tình cảm vào nội dung nói chuyện. Người D thường hiếm khi giải quyết xung đột bằng tình cảm, và họ không mấy khi đồng cảm với những lối tình cảm sướt mướt.

Thêm nữa, người D luôn cầu thị công việc, tốt nhất nên dành thời gian nói với người D về những giải pháp hơn là kể lể dài dòng vấn đề như nào. Điều tuyệt vời nhất của kiểu người D chính là họ luôn hành động ngay lập tức. Một khi người D quan tâm tới vấn đề gì, họ sẽ không ngừng tìm kiếm giải pháp cho vấn đề đó.

Xem thêm: Kẻ thành công phải biết lắng nghe

Khi bạn xung đột với người có tính cách hành vi I (Influence)

Không giống như người D, người I thích phong cách thân thiện và trò chuyện nhiều hơn. Khi gặp vấn đề với người I, nói rõ với họ rằng đây không phải là vấn đề cá nhân. Và người I sẽ hiểu rõ vấn đề tốt hơn nếu bạn gài tình cảm vào nội dung vấn đề (“Khi xảy ra việc này, tôi cảm thấy). Trong lúc nói chuyện, bạn nên luôn tỏ rõ thoải mái và lạc quan. Nhưng hãy nhớ dành cho người I thật nhiều thời gian để họ dãi bày ý kiến của họ. Khi người I nói, bạn hãy chăm chú lắng nghe. Đừng ngắt lời, và luôn cho họ biết là bạn đang nghe và hiểu rõ họ đang nói gì.

Về tính cách thì người I không thích cái gì đó có thời hạn. Khi gặp xung đột với người I về vấn đề quản trị thời gian, bạn hãy nhớ là người I không đặt trọng tâm vào việc làm đúng theo thời gian biểu. Bạn cần phải tạo một thời hạn linh hoạt hơn. Tốt nhất bạn nên đặt thời hạn hoàn thành công việc sớm hơn dự định vài ngày cho chắc ăn.

Xem thêm: ActionCOACH giúp doanh nghiệp nhìn nhận marketing như khoản đầu tư

Khi bạn xung đột với người có tính cách hành vi S

Người có kiểu hành vi S rất thích lối sống hòa hợp, nên bạn chắc chắn ít có xung đột với người S nhất. Người S luôn đặt mối quan hệ cá nhân lên ưu tiên hàng đầu, vì vậy khi giải quyết vấn đề với họ, bạn nên nói rõ rằng dù sao thì bạn vẫn đánh giá cao và tôn trọng họ. Bên cạnh đó, người S rất dễ bị thuyết phục nếu bạn thiết lập được mối quan hệ và hiểu biết chung với họ.

Điều đặc biệt là người S không thích đối đầu trực tiếp và sẽ lảng tránh bất kỳ khi nào có thể. Để tránh điều này, nên giữ bình tĩnh khi bạn giải quyết vấn đề với người S. Nếu bạn quá lấn lướt hoặc ép nhiều quá, người S sẽ rút lui hoặc sẽ đồng ý với giải pháp bạn đưa ra nhằm kết thúc vấn đề. Người có tính cách hành vi S trong DISC là người rất biết lắng nghe, vì vậy nếu bạn giải thích rõ vấn đề của bạn một cách lịch sự, họ sẽ luôn hoàn toàn chú tâm vào những gì bạn nói.

Xem thêm: 22 NGHI THỨC CỦA CÁC NHÀ HUẤN LUYỆN HIỆU QUẢ ĐỈNH CAO…

Khi bạn xung đột với người có tính cách hành vi C

Người C rất nhậy cảm và không thích bị chỉ trích. Người C luôn cảm thấy tức giận khi phải đối đầu trực tiếp. Vì thế, khi giải quyết vấn đề với người C, đừng bao giờ đổ lỗi mọi thứ như là chỉ trích cá nhân họ (ví dụ, “Tôi không thích khi bạn….”). Và cũng đừng làm cho người C cảm thấy bị bỏ rơi. Khi bạn cần thảo luận một vấn đề với người C, hãy lên lịch nói chuyện với họ sau trong ngày hôm đó. Việc này sẽ giúp người C sắp xếp lại suy nghĩ của mình, và sẽ không bị lạc lõng khi tham gia nói chuyện. Khi giao tiếp với người C, luôn nhớ phải giải thích chính bạn thật rõ ràng. Đừng mập mờ. Dành thời gian để thảo luận và luôn sẵn sàng trả lời các câu hỏi.

Người có tính cách hành vi C rất giỏi giải quyết vấn đề. Theo bản năng, người C luôn muốn tạo ra các kế hoạch để giải quyết nó. Người C rất giỏi xử lý các công việc đòi hỏi tính chính xác và có tổ chức, nhưng bởi vì họ luôn tiếp cận vấn đề theo quy trình, nên họ thường làm việc chậm hơn những kiểu tính cách khác.

Xem thêm: Làm thế nào để hiểu bản thân bằng bản phân tích S.W.O.T

[one_half]

Hôm nào đó mà bạn cảm thấy bực tức với một đồng nghiệp, hoặc bạn đang thấy khó khăn tìm điểm chung với họ, hãy vẽ sơ đồ tính cách hành vi DISC mà bạn đã đọc trong bài viết này để tìm giải pháp giải tỏa căng thẳng. Khi bạn hiểu rõ lý thuyết hành vi con người theo từng mục DISC, bạn sẽ thấy việc giải quyết xung đột tại nơi làm việc dễ dàng hơn bao giờ hết.

Tại ActionCOACH, chúng tôi có bài Test DISC dành cho các chủ doanh nghiệp và nhân viên trong văn phòng nói rõ tính cách của từng người như thế nào và cách xử lý công việc theo từng nhóm hành vi. Nếu bạn muốn biết rõ cách xử trí với từng nhân viên một như thế nào, hãy liên hệ làm bài Test DISC với chúng tôi.

[/one_half]

[one_half_last]

Kỹ năng có thể dạy tính cách khó có thể thay đổi
Kỹ năng có thể dạy. Tính cách khó có thể thay đổi

[/one_half_last]

 

– Lý Hà Thu
Chuyên gia Huấn luyện Doanh nghiệp
ActionCOACH Việt Nam, tại Hà Nội

 

The post Mâu thuẫn với đồng nghiệp: Giải quyết bằng DISC appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
https://lyhathu.com/13471/mau-thuan-voi-dong-nghiep-giai-quyet-bang-disc/feed 0
Kiểm soát căng thẳng và trí tuệ cảm xúc https://lyhathu.com/13319/kiem-soat-cang-thang-tri-tue-cam-xuc https://lyhathu.com/13319/kiem-soat-cang-thang-tri-tue-cam-xuc#respond Tue, 14 Jun 2016 03:20:01 +0000 http://lyhathu.com/?p=13319 Khả năng quản lý cảm xúc và giữ bình tĩnh dưới áp lực có một liên kết trực tiếp đến hiệu suất làm việc của bạn. Bạn càng kiểm soát …

Kiểm soát căng thẳng và trí tuệ cảm xúc Khám phá tiếp

The post Kiểm soát căng thẳng và trí tuệ cảm xúc appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
kiem soat cang thang
Kiểm soát căng thẳng

Khả năng quản lý cảm xúc và giữ bình tĩnh dưới áp lực có một liên kết trực tiếp đến hiệu suất làm việc của bạn. Bạn càng kiểm soát căng thẳng tốt, bạn càng phát triển mạnh mẽ.

Chúng ta đều biết rằng căng thẳng kéo dài có thể tàn phá sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn, nhưng bạn có biết nó có thể gây ra thoái hóa trong khu vực của não chịu trách nhiệm kiểm soát bản thân. Nhưng trong cuộc sống, căng thẳng lại là một cảm xúc hoàn toàn cần thiết, dù căng thẳng luôn đi kèm với lo lắng. Não của chúng ta có liên kết chặt chẽ giữa khả năng suy nghĩ và căng thẳng, chỉ đến khi nó đạt được một trạng thái cảm xúc nào đó thì chúng ta mới hành động. Trong thực tế, các nghiên cứu cho thấy hiệu suất làm việc đạt mức cao nhất khi có áp lực làm việc cao đi kèm với nó là mức độ căng thẳng vừa phải. Chừng nào những căng thẳng này không kéo dài quá lâu thì nó vẫn còn vô hại.

Nghiên cứu được thực hiện tại California do Tiến sĩ Elizabeth Kirby phát hiện ra rằng khi mới xảy ra tình trạng căng thẳng, nó thúc đẩy não phát triển các tế bào mới chịu trách nhiệm về cải thiện trí nhớ. Tuy nhiên, hiệu ứng này chỉ xảy ra nếu căng thẳng không liên tục. Nhưng khi căng thẳng xảy ra trong thời gian dài, nó lại ngăn chặn khả năng sản sinh tế bào mới của bộ não.

Bên cạnh việc tăng nguy cơ bệnh tim, trầm cảm và béo phì, căng thẳng làm giảm khả năng nhận thức của bạn. Những doanh nhân sành sỏi đều đã từng trải kinh qua những chiến lược đối phó với những tình huống căng thẳng. Điều này làm giảm mức độ căng thẳng của họ bất kể những gì đang xảy ra trong môi trường có khó khăn như thế nào. Lúc đó căng thẳng lớn đối với họ cũng chỉ là ở mức vừa phải nên họ dễ dàng vượt qua và tạo bước độ phá mới, miễn là những căng thẳng họ trải qua là không liên tục và không kéo dài.

Vậy bạn sẽ làm gì để giữ căng thẳng ở mức vừa phải để phát triển bản thân và tạo bước đột phá mới trong kinh doanh?

Xem thêm: Làm thế nào để hiểu bản thân bằng bản phân tích S.W.O.T

Một số gợi ý giúp bạn kiểm soát căng thẳng

Trân trọng những gì mình có

Dành thời gian chiêm nghiệm những gì bạn cần phải biết ơn không chỉ đơn thuần là điều nên làm, nó còn giúp cải thiện tâm trí của bạn, bởi vì nó làm giảm hoóc môn cortisol gây stress tới 23%. Làm việc đều đặn hàng ngày để nuôi dưỡng một thái độ biết ơn giúp cải thiện tâm trạng, năng lượng và thể chất.

Tránh hỏi “Nếu thì”

Câu hỏi “Nếu thì” chỉ đổ thêm dầu vào lửa mỗi khi lo lắng và căng thẳng. Mọi thứ đều có hàng triệu khả năng xảy ra và có nhiều hướng giải quyết. Thay vì dành nhiều thời gian suy nghĩ về các khả năng có thể xảy ra và lo lắng về nó, thì bạn hãy dành thời gian để tập trung và hành động giải quyết vấn đề, giải tỏa bớt căng thẳng và giúp bạn bình tĩnh trở lại.

Xem thêm: Tại sao bạn đang làm những gì bạn đang làm?

Suy nghĩ tích cực

Tư duy tích cực làm cho stress bị gián đoạn bằng cách tập trung não của bạn vào điều gì đó hoàn toàn thư giãn. Nó còn giúp bộ não của bạn thoát ra khỏi trạng thái tiêu cực khi suy nghĩ vẩn vơ một chút về một điều gì đó tốt và tích cực. Bất kỳ một suy nghĩ tích cực nào cũng đều giúp bạn lấy lại sự cân bằng và tập trung.

Khi mọi thứ xảy ra đúng như dự kiến, bạn sẽ có tập trạng cực kỳ thoải mái, cái này thì dễ rồi. Còn khi mọi thứ trở nên tồi tệ, tâm trí bạn sẽ tràn ngập những tư duy tiêu cực, lúc này thì mới thực sự là một thử thách. Những lúc này, hãy nghĩ và xác định một điều gì đó tích cực vừa xảy ra hôm nay, dù điều tích cực đó lớn hay bé đi nữa đều không quan trọng. Nếu bạn không nghĩ được điều gì đó tích cực hôm nay, thì nghĩ về ngày hôm qua, hoặc thậm chí cả tuần trước nữa. Hoặc có thể là một điều gì đó thú vị mà bạn đang mong chờ cũng có thể giúp bạn lấy lại sự tập trung. Điều tôi muốn nói ở đây là để giúp bạn giải tỏa và giảm bớt căng thẳng thì hãy tìm một điều gì đó tích cực khi mọi suy nghĩ của bạn đang trong tình trạng tiêu cực.

Xem thêm: Cần phải biết những gì không biết

Tắt mọi thứturn off tắt mọi thứ

Bạn đã biết về tầm quan trọng của việc gián đoạn căng thẳng. Do vậy, bạn nên tạo một thói quen tắt mọi thứ xung quanh bạn một cách thường xuyên để kiểm soát căng thẳng. Khi bạn phải làm việc liên tục 8-10 tiếng, hoặc thậm chí đến 16 tiếng mỗi ngày, thì bạn đang đối mặt với những tác nhân gây căng thẳng quanh bạn. Hãy tắt điện thoại, máy tính khoảng 15 phút trong một khoảng giờ nhất định ít nhất 2 tiếng mỗi lần sẽ giúp tâm trí của bạn thoát khỏi căng thẳng kéo dài và đưa cơ thể của bạn trở lại trạng thái cân bằng. Bạn sẽ ngạc nhiên với cách này giúp bạn tỉnh táo lại nhanh chóng bằng cách phá vỡ quy tắc cũ và đặt một lịch trình mới vào lịch làm việc hàng tuần của bạn.

Giảm tiêu thụ caffein và cồn

Uống caffeine kích thích sản xuất adrenaline. Adrenaline là nguồn gốc của loại phản ứng “chiến hay biến” và nó giúp tạo nên phản ứng tư duy nhanh hơn. Điều này rất tuyệt nếu có một con hổ đuổi theo bạn, nhưng nó không hay lắm khi bạn đang trả lời email ngắn. Khi caffein đưa trí não và cơ thể bạn vào trạng thái siêu kích thích về căng thẳng, cảm xúc của bạn sẽ bị hành vi lấn át hoàn toàn.

Xem thêm: 5 Kỹ thuật NLP giúp thay đổi cuộc sống của bạn

Ngủ

Khi bạn ngủ, bộ não của bạn được xạc lại theo nghĩa đen, xáo trộn qua mọi ký ức trong ngày và lưu trữ hoặc loại bỏ chúng để bạn thức dậy tỉnh táo và sáng suốt. Nếu bạn thiếu ngủ hay ngủ không đúng cách thì bạn sẽ bị giảm khả năng tự kiểm soát, khả năng chú ý và khả năng ghi nhớ. Mất ngủ làm tăng mức độ hormone căng thẳng vì vậy hãy tìm bất kỳ kỹ thuật thư giãn nào để giúp bạn ngủ ngon và ngủ sâu.

Thở

Thở là nguồn góc của sự sống. Hãy luyện tập cho não của bạn chỉ tập trung vào một việc quan trọng này và bỏ căng thẳng lại phía sau. Khi bạn cảm thấy căng thẳng, hãy dành vài phút tập trung vào hơi thở. Đóng mọi cách cửa, dứt bỏ mọi phiền nhiễu khác, chỉ ngồi trên ghế và thở. Mục đích của việc này là dành toàn bộ thời gian của bạn tập trung vào hơi thở, điều này sẽ giúp tâm trí bạn khỏi suy nghĩ vẩn vơ về những điều tiêu cực. Hãy nghĩ về cảm giác của cơ thể khi hít vào và thở ra. Nghe thì khá dễ, nhưng thực sự cũng khá khó để tập trung thở được đến 5 phút. Nếu bạn có luyện tập thì điều này sẽ dễ hơn nhiều.

meditation thiền thở

Bạn có thể nói rằng làm thế này dễ ợt và hơi ngớ ngẩn, nhưng thực sự bạn sẽ ngạc nhiên khi bạn cảm thấy bạn lấy lại bình tĩnh nhanh như nào và nó giúp bạn buông bỏ những suy nghĩ mất tập trung dễ dàng như nào.

Xem thêm: Quy tắc 2 phút – Thoát khỏi trì hoãn

Tận dụng các mối quan hệ

Để giữ bình tĩnh và hiệu quả, bạn cần phải nhận ra điểm yếu của bạn và nhờ giúp đỡ khi cần. Có nghĩa là bạn sẽ cần xây dựng một hệ thống các mối quan hệ có thể giúp đỡ bạn ngay khi bạn gặp khó khăn. Ai cũng cần phải có những người bạn, đối tác hay đồng nghiệp luôn ủng hộ, cổ vũ cho họ và sẵn sàng giang tay giúp đỡ họ. Mỗi khi bạn gặp khó khăn và lâm vào tình trạng căng thẳng, chỉ cần có một sự giúp đỡ nho nhỏ bảo đảm công việc của bạn sẽ giúp bạn giải tỏa mối lo lắng ngay lập tức.

Xem thêm: Kẻ thành công phải biết lắng nghe

Tóm lại, đừng để căng thẳng làm hỏng sự hài lòng công việc, kết quả, mối quan hệ của bạn và sức khỏe của bạn. Chúng ta đều có căng thẳng trong cuộc sống, cả trong và ngoài công việc. Cuối cùng, mọi thứ cũng chỉ là vấn đề tìm kiếm những giải pháp đúng đắn để giảm thiểu căng thẳng một cách tốt nhất cho bạn mà thôi. Bạn hãy áp dụng bất cách nào mà bạn thấy phù hợp nhất.

– Jenny Lý Hà Thu
Chuyên gia Huấn luyện Doanh nghiệp
ActionCOACH Việt Nam, tại Hà Nội

The post Kiểm soát căng thẳng và trí tuệ cảm xúc appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
https://lyhathu.com/13319/kiem-soat-cang-thang-tri-tue-cam-xuc/feed 0
Đọc vị đối tác – Công cụ Giao tiếp hiệu quả với các nhóm DISC https://lyhathu.com/13291/giao-tiep-hieu-qua-voi-cac-nhom-tinh-cach-disc https://lyhathu.com/13291/giao-tiep-hieu-qua-voi-cac-nhom-tinh-cach-disc#comments Tue, 31 May 2016 16:38:32 +0000 http://lyhathu.com/?p=13291 Tôi mới nghe một câu chuyện nhỏ giữa bốn người thảo luận với nhau hẹn đi uống cà phê và cùng lúc đó phát hiện ra 4 tính cách của …

Đọc vị đối tác – Công cụ Giao tiếp hiệu quả với các nhóm DISC Khám phá tiếp

The post Đọc vị đối tác – Công cụ Giao tiếp hiệu quả với các nhóm DISC appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
giao tiep hieu qua voi cac nhom tinh cach disc
Giao tiếp hiệu quả với các nhóm phong cách hành vi DISC

Tôi mới nghe một câu chuyện nhỏ giữa bốn người thảo luận với nhau hẹn đi uống cà phê và cùng lúc đó phát hiện ra 4 tính cách của họ dựa trên công cụ nhận diện phong cách hành vi DISC.

A: Cuối tuần gặp nhau uống cà phê nhé.
B: OK đi luôn.
X: Đi uống ở đâu? Mấy giờ?
A: Thì đi đến quán Highland mọi khi ấy.
Y: Highland cũng được nhưng tôi thích đến Trung Nguyên hơn, ở đó cà phê cũng ngon mà giá lại bình dân.
B: Đi Trung Nguyên cũng được. Kiểu gì tôi cũng chiều.
X: Thế hẹn mấy giờ đây?
A: OK, hẹn nhau 9h00 thứ Bẩy ở Trung Nguyên gần nhà tôi nhé.

Nghe đến đây có thể bạn đã nhận ra ai 1 hoặc 2 người thuộc nhóm gì rồi. Trong bài viết này tôi sẽ thảo luận với các bạn cách nhận biết những nhóm người khác nhau trong bốn nhóm DISC một cách cụ thể sao cho bạn có thể ứng dụng trong giao tiếp, kinh doanh, đặc biệt là bán hàng. Để biết rõ hơn về DISC là gì, bạn hãy xem bài viết về DISC của tôi ở đây.

Bạn biết đấy thế giới của chúng ta có rất nhiều người khác nhau, nhưng không quá khó để nhận biết họ gồm những kiểu người nào. Mỗi người có một đặc điểm hành vi khác nhau, nhưng những nhóm người giống nhau đều thể hiện các hành vi tương tự như nhau.

Xem thêm: Phân tích SWOT – Những điều cần biết

Những đặc điểm phong cách hành vi theo DISC

Người D là Dominance, là thuộc nhóm người thống trị. Họ rất xông xáo, mạnh mẽ, tự tin, thiếu kiên nhẫn, luôn đòi hỏi, bản lĩnh, chủ động, quyết tâm, tập trung, năng động, hướng tới kết quả công việc.

Nếu bạn đã làm các công việc kinh doanh, chắc chắn bạn đang có nhiều D trong tính cách của bạn. Những nhà kinh doanh đại tài, những chủ doanh nghiệp thành công, hay những bác sĩ giỏi thường có D cao bởi vì ưu tiên hàng đầu của họ chính là đạt được kết quả. Họ thường nhìn thấy bức tranh tổng thể và đi thẳng vào vấn đề, họ chẳng ngại đối mặt với thử thách.

Người I là Influence, họ thuộc nhóm người ảnh hưởng. Họ rất nhiệt tình, thuyết phục, nói nhiều, cởi mở, vui vẻ, hoạt bát, hòa nhã, lạc quan, thích cái mới, dễ thích nghi, hướng tới con người.

Nhóm người I rất cởi mở nên rất dễ kết bạn. Họ có thể kết bạn với bất kỳ ai kể cả cái cột điện hay cái cây ven đường. Đời sống của họ rất tích cực và những người khác có xu hướng hấp dẫn năng lượng từ nhóm người này. Những người này thích ăn mặc màu mè và có hay để mọi thứ lộn xộn. Họ thực sự đặt sự quan tâm vào người khác và thích tương tác với họ.

Người S là Steady, họ thuộc nhóm người kiên định. Họ rất điềm đạm, từ tốn, ổn định, trung thành, chín chắn, kiên định, nồng ấm, sâu sắc, lắng nghe có kế hoạch, đáng tin cậy, tận tâm, trách nhiệm, quan tâm tới con người.

Nhóm S là những người có luôn giúp đỡ. Họ thường là những nhân viên hỗ trợ, như y tá, thư ký, trợ lý… Họ rất giỏi với vai trò của mình bởi vì họ quan tâm tới người khác và họ mong muốn chăm sóc những người xung quanh. Nếu bạn bán hàng cho người S, họ thường quyết định rất lâu và cần phải thuyết phục họ nhiều hơn chút nữa thông qua các bằng chứng thực tế đã hiệu quả và hãy hỗ trợ họ ra quyết định mua hàng của bạn. Họ rất cần sự an toàn. Hãy để cho họ nói hết quan điểm của họ xong thì bạn mới bắt đầu bán hàng. Lúc đó bạn chắc chắn thành công.

Người C là Compliance, họ thuộc nhóm người tuân thủ. Họ luôn chuẩn xác, bình tĩnh, cầu toàn, nghiêm túc, cẩn trọng, lịch lãm, có trật tự, công bằng, rõ ràng, thận trọng, kỷ luật, logic và luôn hướng tới tính kỹ thuật.

Họ thường là những kế toán, kỹ sư, luật sư… Về bản chất họ thường quan tâm tới chi tiết, hệ thống và họ rất giỏi về những vấn đề logic. Họ đặc biệt chú ý tới chất lượng và tính chính xác, đánh giá chuyên môn và phương pháp dẫn tới những thành công trong quá khứ.

Đọc đến đây, tôi chắc chắn bạn sẽ tự hỏi liệu 4 người A, B, X và Y trong cuộc hội thoại trên thuộc nhóm nào? Dựa vào những thông tin về DISC trên, bạn đã hiểu họ thuộc các nhóm nào không?

Bạn A thuộc nhóm D, vì bạn luôn chủ động đề xuất, quyết đoán trong lời nói.
Bạn B thuộc nhóm I, vì bạn này thường không chú trọng lắm tới chi tiết cứ thấy vui và vừa ý là được.
Bạn X thuộc nhóm C, vì bạn ấy quan tâm tới nhiều tới chi tiết, luôn hỏi kỹ thông tin trước khi quyết định
Bạn Y thuộc nhóm S, vì luôn đưa ra thông tin hỗ trợ và luôn quan tâm tới những gì tốt cho mọi người.

Xem thêm: Phân tích PEST là gì?

Làm thế nào để đọc vị đối tác và giao tiếp hiệu quả với từng nhóm DISC?

Giờ bạn đã hiểu rõ DISC là gì rồi. Hãy sắp xếp từng nhóm người vào thành từng mục, bạn sẽ hiểu rõ và có thể giao tiếp với họ hiệu quả hơn rất nhiều.

Nếu bạn giao tiếp với người có phong cách hành vi D cao

Hãy trình bày ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề. Những người này luôn hướng tới kết quả công việc và tập trung vào tương lai. Khi giao tiếp với những người này, tránh dài dòng vòng vo, thay vào đó đi thẳng vào nội dung công việc. Họ không muốn nghe những thứ linh tinh, vì vậy đừng làm họ mất thời gian. Cứ nói thẳng vào mục đích sẽ làm cho giao tiếp của bạn với họ hiệu quả hơn rất nhiều.

Nếu bạn giao tiếp với người có phong cách hành vi I cao

Bạn có thể tỏ ra kỳ quặc và thân thiện hơn. Cảm thấy thú vị! Hãy tích cực và cởi mở khi giao tiếp với nhóm người này. Người tính cách I luôn trả lời đầu đủ thông tin khi bạn hỏi họ, và hãy nhớ nhắc tên của họ nhiều lần, hỏi về họ thật nhiều khi nói chuyện với họ. Họ sẽ dốc hết bầu tâm sự và nói hết mọi thứ về họ cho bạn nghe.

Nếu bạn giao tiếp với người có phong cách hành vi S cao

Cứ từ tốn và đừng vội vàng khi nói chuyện với họ. Nếu bạn hứa với họ điều gì, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ để ý đến lời hứa và làm đúng những gì bạn cần phải làm. Hãy thể hiện mối quan tâm tới con người và nhớ để ý tới những điều thậm chí là rất nhỏ khi nói chuyện với người S bởi vì điều này chứng tỏ với họ rằng bạn đang lắng nghe và tôn trọng suy nghĩ cũng như nhu cầu của họ.

Nếu bạn nói chuyện với người có phong cách hành vi C cao

Hãy trình bày thật chi tiết và giao tiếp một cách trang trọng. Hãy để họ cảm thấy thật thoải mái và giải thích tại sao mọi thứ lại rất quan trọng. Nhóm người C có xu hướng đối chiếu lại những gì hoạt động hiệu quả trong quá khứ để khẳng định cho hành động của họ trong tương lai. Vì vậy, bạn hãy luôn sẵn sàng chia sẻ những kiểu thông tin loại như thế nào với họ. Không giống như nhóm người D chỉ muốn biết ngay cái gì đang và sắp xảy ra, nhóm người C luôn muốn nhìn thấy những con số cụ thể để minh chứng điều gì đó thực sự hiệu quả trong quá khứ để hệ thống hóa những quyết định của họ trong những bước tiếp theo.

Xem thêm: Làm thế nào để hiểu bản thân bằng bản phân tích S.W.O.T

Tính cá nhân hóa trong giao tiếp

Dù bạn có nói chuyện với nhóm người nào đi nữa, thì ai cũng thích được nghe bạn nhắc đến tên riêng của họ. Hãy nhớ nhắc lại tên của họ cứ ít nhất 3 phút một lần, bạn sẽ gây được thiện cảm khi giao tiếp với họ.

– Jenny Lý Hà Thu
Chuyên gia Huấn luyện Doanh nghiệp
ActionCOACH Việt Nam, tại Hà Nội

The post Đọc vị đối tác – Công cụ Giao tiếp hiệu quả với các nhóm DISC appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
https://lyhathu.com/13291/giao-tiep-hieu-qua-voi-cac-nhom-tinh-cach-disc/feed 1
Làm thế nào để hiểu bản thân bằng bản phân tích S.W.O.T https://lyhathu.com/13146/lam-nao-de-hieu-ban-bang-ban-phan-tich-swot https://lyhathu.com/13146/lam-nao-de-hieu-ban-bang-ban-phan-tich-swot#respond Mon, 11 Apr 2016 06:46:02 +0000 http://lyhathu.com/?p=13146 Phân tích SWOT là một bài phân tích rất phổ biến trong công việc kinh doanh dùng để đo lường điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của …

Làm thế nào để hiểu bản thân bằng bản phân tích S.W.O.T Khám phá tiếp

The post Làm thế nào để hiểu bản thân bằng bản phân tích S.W.O.T appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
Phân tích SWOT là một bài phân tích rất phổ biến trong công việc kinh doanh dùng để đo lường điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp khi tiếp cận thị trường. Nhiều người vẫn tin rằng phân tích SWOT chỉ phù hợp với kinh doanh thôi, vì nó là một bảng đánh giá giúp doanh nghiệp vượt qua những thách thức cản trở trong quá trình kinh doanh, và nó cũng giúp tìm ra những thị trường tiềm năng mới khác. Nhưng bạn hãy nghĩ lại… bởi vì phân tích SWOT bản thân cũng là một công cụ hữu hiệu để bạn tự tìm hiểu về bản chất của chính bạn tốt hơn, cũng tương tự như khi phân tích bất kỳ một kế hoạch kinh doanh nào.

Phân tích SWOT bản thân 2
Phân tích SWOT bản thân

Đối với phát triển cá nhân, trong bất kỳ lĩnh vực nào của cuộc sống, nó cũng đều là một công cụ dễ quản lý và hữu hiệu. Nó có thể giúp bạn đánh giá khả năng con người thực của bạn để đạt được những mục tiêu trong cuộc sống như:

  • Sự nghiệp
  • Phát triển các mối quan hệ cá nhân, và
  • Phát triển kỹ năng bản thân.

Bạn có thể sử dụng kết quả phân tích này để phát triển nhân cách bằng cách duy trì thúc đẩy những điểm mạnh và liên tục bồi đắp xây dựng dựa trên những cơ hội, đồng thời bạn có thể kìm hãm những điểm yếu và lường trước được những rủi ro.

Xem thêm: Phân tích SWOT – Những điều cần biết

Những ai nên dùng bản phân tích SWOT này?

Phân tích SWOT cho phát triển bản thân rất phù hợp cho những người:

  • Nhà quản lý, Chủ doanh nghiệp
  • Nhà chuyên môn, Chuyên viên cấp cao
  • Sinh viên
  • Người khởi sự sự nghiệp
  • Quản lý nhân sự
  • Giáo sư bác sĩ
  • Kỹ sư
  • Người làm thuê
  • Vợ và chồng
  • Bố mẹ

Tiến hành Phân tích SWOT cho bản thân như nào

Để tiến hành phân tích SWOT, bạn phải xác định được rõ mục tiêu hay những thành công mà bạn muốn phấn đấu đạt được, rồi mới đến phần tiếp theo là phân tích để hiểu rõ về bạn và môi trường bên ngoài có thể tác động đến bạn như thế nào.

Điểm mấu chốt để hoàn thành bản phân tích SWOT một cách hoàn hảo là bạn phải coi mục tiêu của bạn như là một công ty kinh doanh và bạn chính là một sản phẩm cạnh tranh.

Phân tích SWOT cho bản thân không phải là khó lắm. Trước khi cầm giấy bút và ghi những điểm cơ bạn xuất hiện trong đầu bạn, bạn cần phải làm brainstorming (động não) trước. Bạn mà tiến hành phân tích SWOT vội vã quá sẽ không đạt được kết quả mong muốn. Bạn cần phải liệt kê một danh sách thật chi tiết, đơn giản và quan trọng nhất là phải rất thực tế. Bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của bạn thân hoặc người nhà góp thêm nhận định chung của họ về bạn để có cái nhìn khách quan cho bản phân tích SWOT này, nhưng không nên so sánh với những người khác.

Tiếp theo bạn vẽ 4 ô ghi S – Điểm mạnh, W – Điểm yếu, O – Cơ hội, T – Thách thức và liệt kê các mục vào từng ô như hình vẽ.

Phân tích SWOT bản thân

Sau khi liệt kê cách những gì bạn vừa brainstorming, có thể bạn sẽ bị lẫn lộn giữa việc sắp xếp các điểm liệt kê vào từng mục trong 4 ô của bảng phân tích. Điểm mạnh chính là những tính cách cá nhân và những nguồn lực mà bạn khác biệt với nhiều người khác. Bất kỳ thói quen hay kỹ năng nào mà bạn thấy cần phải cải thiện hay loại bỏ sẽ được đưa vào mục điểm yếu.

Cơ hội bao gồm những lợi ích tiềm năng xuất phát từ môi trường bên ngoài tuân theo xu hướng hiện tại và cách mà bạn khai thác chúng thành lợi thế của bạn. Thách thức bao gồm những thứ gây cản trở con đường của bạn đi tới thành công. Nó cũng có thể là những điểm mạnh của người khác mà có thể gây thách thức đối với bạn.

Điểm khó nhất của công cụ này chính là khả năng xác thực hóa kết quả phân tích. Vì bạn đang tiến hành tự phân tích SWOT, nên có rất có khả năng là kết quả có thể mang tính định kiến. Kết quả này rất chủ quan và có thể có nhiều yếu điểm. Tuy nhiên tính thiếu trách nhiệm mới là nhân tố quan trọng nhất vì bạn không có động lực thay đổi chính mình.

Xem thêm: 5 Kỹ thuật NLP giúp thay đổi cuộc sống của bạn

Các yếu tố trong bản phân tích SWOT bản thân

Với mỗi phần của bản phân tích SWOT hãy tự đặt một số câu hỏi. Bạn có thể tham khảo một số câu hỏi dưới đây và tự nghĩ cho mình những câu hỏi phù hợp với hoàn cảnh và mục tiêu của riêng bạn.

Điểm mạnh

  • Những điểm mạnh của bạn mà người khác không có? Bao gồm những kỹ năng, giáo dục, các mối quan hệ.
  • Bạn giỏi hơn người khác những gì?
  • Những nguồn lực cá nhân nào mà bạn có sẵn?
  • Những người khác nhìn nhận bạn có những điểm mạnh gì?
  • Những thành tích nào của chính mình mà bạn cảm thấy tự hào nhất?
  • Những giá trị nào mà bạn tin rằng người khác không thể hiện được?
  • Bạn có tham gia một mạng lưới nào mà người khác không tham gia không? Những mối quan hệ bạn có với những người có tầm ảnh hưởng lớn là gì?

Điểm yếu

  • Bạn thường lẩn tránh những việc gì bởi vì bạn thiếu tự tin?
  • Những người khác nghĩ điểm yếu của bạn là gì?
  • Bạn có vừa lòng với kiến thức và kỹ năng bạn đang có không?
  • Bạn có bất kỳ thói quen làm việc xấu nào không?
  • Những nét tính cách cá nhân nào làm bạn trì trệ?

Cơ hội

  • Những công nghệ tiên tiến nào có thể hỗ trợ bạn?
  • Bạn có thể tạo được ưu thế của mình trong môi trường hiện tại không?
  • Bạn có mạng lưới các mối quan hệ chiến lược nào có thể đưa ra những lời khuyên bổ ích hoặc giúp được bạn không?
  • Có bất kỳ đối thủ nào của bạn không có khả năng làm được việc gì đó quan trọng không? Bạn có tận dụng được ưu thế nào không?
  • Liệu có vị trí nào trong công ty bạn mà không ai phù hợp không?
  • Bạn có tự tạo được cơ hội cho mình bằng cách đưa ra các giải pháp cho các vấn đề?

Thách thức

  • Bạn phải đối mặt những trở lực gì trong công việc?
  • Có đồng nghiệp nào đang cạnh tranh trong vị trí của bạn không?
  • Công việc của bạn có đang thay đổi không?
  • Những thay đổi về công nghệ mới có đe dọa vị trí của bạn không?
  • Những điểm yếu nào của bạn có thể dẫn tới những mối đe dọa?

Xem thêm: Cần phải biết những gì không biết

Kết luận

Phân tích SWOT có thể dùng làm công cụ tự đánh giá bản thân và giúp bạn phát triển cá nhân. Tuy nhiên bạn cần phải chú ý tới các hạng mục đánh giá sao cho thật khách quan, tự xét, tự phê bình và tự kiểm điểm để tìm ra những điểm mạnh yếu và cơ hội cũng như thách thức để tự tạo động lực thay đổi chính bạn.

Tôi rất muốn nghe ý kiến của các bạn về kết quả phân tích SWOT như thế nào. Bạn có thể gửi email cho tôi và cho tôi biết kinh nghiệm của bạn nhé.

Jenny Lý Hà Thu

Chuyên gia Huấn luyện Doanh nghiệp

ActionCOACH Hanoi – jennyly@actioncoach.com 

The post Làm thế nào để hiểu bản thân bằng bản phân tích S.W.O.T appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
https://lyhathu.com/13146/lam-nao-de-hieu-ban-bang-ban-phan-tich-swot/feed 0
5 Kỹ thuật NLP giúp thay đổi cuộc sống của bạn https://lyhathu.com/13026/5-ky-thuat-nlp-thay-doi-cuoc-song https://lyhathu.com/13026/5-ky-thuat-nlp-thay-doi-cuoc-song#comments Thu, 10 Mar 2016 07:48:19 +0000 http://lyhathu.com/?p=13026 Trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ 5 kỹ thuật NLP có ảnh hưởng lớn nhất sẽ giúp bạn thay đổi hành vi, đạt được kết quả trong cuộc sống tốt …

5 Kỹ thuật NLP giúp thay đổi cuộc sống của bạn Khám phá tiếp

The post 5 Kỹ thuật NLP giúp thay đổi cuộc sống của bạn appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
Trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ 5 kỹ thuật NLP có ảnh hưởng lớn nhất sẽ giúp bạn thay đổi hành vi, đạt được kết quả trong cuộc sống tốt đẹp hơn và có được nhiều kinh nghiệm sống tích cực hơn.

5 kỹ thuật NLP thay đổi cuộc sống của bạn
Khác biệt duy nhất giữa ngày tốt và ngày xấu là thái độ của bạn

Kỹ thuật NLP 1: Chuyển khung ngữ cảnh

Kỹ thuật NLP này cực kỳ hiệu quả khi bạn gặp phải hoàn cảnh mà bạn cảm thấy thực sự bất lực, bực tức hay có điều gì đó rất tiêu cực xảy đến với bạn. Nó sẽ giúp bạn thay đổi ý nghĩa của hoàn cảnh này và bạn sẽ nghĩ về nó theo một chiều hướng khác, tích cực hơn và mạnh mẽ hơn. Nói các khác, nó giúp bạn đưa nội dung của hoàn cảnh này sang một khung hoàn cảnh khác.

Hãy lấy một ví dụ khi bạn mất công việc tốt ở công ty mà bạn đã làm việc nhiều năm. Điều này rõ ràng là cực kỳ tồi tệ. Bạn sẽ làm gì? Nện cho ông sếp một trận? Hay là suy nghĩ nhiều dẫn đến trầm cảm suy nhược cơ thể và mất khả năng tập trung làm việc trở lại? Hay là tự tử cho xong? Hãy dừng những suy nghĩ tiêu cực ngay. Thay vào đó, bạn hãy sẵn sàng đó nhận nó và nhìn nó ở những khía cạnh khác. Để giúp bạn thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực, bạn có thể dịch chuyển khung hình hoàn cảnh để đưa tâm trí bạn sang trạng thái tích cực. Bây giờ bạn hãy nghĩ, bởi vì bạn bị mất việc, vậy thì bạn lại có thể làm gì? Hãy nghĩ đến những điều sau và neo giữ cảm xúc đó trong bạn:

  1. Đón nhận những công việc khác tốt hơn,
  2. Có thể khám phá thêm nhiều lĩnh vực công việc khác mà nếu ở vị trí trong công ty cũ bạn không học hỏi được nhiều nữa,
  3. Có động lực phát triển kỹ năng làm việc chuyên môn tốt hơn.

Trải nghiệm này chắc chắn sẽ làm bạn cứng cỏi hơn và bạn sẽ trở thành một người mạnh mẽ can đảm hơn. Và 5-10 năm sau khi nhìn lại hoàn cảnh này, bạn sẽ đơn giản nở một nụ cười viên mãn.

Bạn có biết câu chuyện của Steve Job không? Ông bị đuổi khỏi Apple năm 1985, sau đó được mời quay trở lại năm 1998 và đánh dấu bằng thời hoàng kim của iPhone, iPod và iPad ra đời làm thay đổi cả thế giới công nghệ.

Trong ví dụ này tôi đã dịch chuyển khung hình của một hoàn cảnh đã xảy ra. Tôi đã thay đổi góc nhìn về hoàn cảnh này sang tư duy hoàn toàn tích cực và không tập trung vào những khía cạnh tồi tệ. Điều này giúp mọi người thoát khỏi hoàn cảnh xấu với những lối tư duy tiêu cực.

Phản ứng của con người khi bị rơi ra khỏi vùng an toàn là hoảng sợ, hoang mang và bắt đầu nghĩ đến những điều tiêu cực. Điều này chỉ dẫn đến thêm vấn đề và thất bại nhiều hơn. Do vậy, bạn nên thoát ra khỏi những khía cạnh tiêu cực và tìm ra những lợi ích bên trong của hoàn cảnh đó. Luôn có điều tốt và xấu trong bất kỳ hoàn cảnh nào và tốt nhất hãy tập trung nhìn vào những điều tốt.

Kỹ thuật NLP 2: Neo cảm xúc

Neo cảm xúc là điều hay được dùng nhất ở trong NLP để khơi gợi những phản ứng cảm xúc về điều gì đó bạn đã nói hay đã làm.

Ví dụ một trong những điểm cảm xúc trên cơ thể là vai. Bạn rất dễ có thể làm cho ai đó mỉm cười một cách tự nhiên chỉ bằng cách chạm lên vai của họ.

Theo bản năng con người luôn tự neo giữ cảm xúc một cách tự nhiên. Khi bạn xem bóng đá, sau khi ghi bàn vào lưới đội bạn, niềm vui của cầu thủ đó tăng lên gấp bội, theo bản năng, cầu thủ đó sẽ giơ tay lên nắm chặt tay lại, giật xuống để neo cảm xúc đó (xem ảnh). Bạn chắc chắn cũng đã làm như vậy nhiều lần trong đời mỗi khi bạn thành công điều gì đó.

cristino ronaldo kích neo nlp
Kích neo cảm xúc tích cực

Neo là nói đến cái mỏ neo của con tàu, khi hạ thủy đâu đó, ta phải thả neo để giữ con tàu đứng yên một chỗ không bị sóng đánh dạt đi. Cảm xúc tốt cũng cần neo lại để khi lâm vào hoàn cảnh xấu, bạn có thể kích hoạt cảm xúc tốt đẩy lùi cái tiêu cực đi và đưa tâm trí của bạn trở lại trạng thái cân bằng và tích cực.

Neo cảm xúc bằng cách nào? Tương tự như Pavlov sử dụng đèn điện để kích hoạt tiết nước bọt của con chó mỗi khi cho nó ăn. Về sau chỉ cần bật đèn không cho ăn thì con chó cũng vẫn tiết nước bọt. Neo cảm xúc trong NLP cũng tương tự, nghĩa là phải lặp đi lặp lại nhiều lần để tạo mối liên hệ giữa neo NLP và cảm xúc sẽ thiết lập có điều kiện.

Lấy ví dụ mỗi khi bạn phấn khích vui vẻ bạn nắm bàn tay trái lại. Sau khi thành phản xạ có điều kiện, mỗi khi bạn nắm chặt bàn tay trái bạn lại cảm thấy vui vẻ hạnh phúc. Giờ chúng ta hãy cùng học một số bước kích hoạt neo cảm xúc vui vẻ hạnh phúc.

  1. Hãynghĩ đến một trải nghiệm trong cuộc sống của bạn mà bạn cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ, mạnh mẽ. Hãy nghĩ đến những người thân đang ca ngợi bạn, mỉm cười với bạn.
  2. Bạn có thể nhắm mắt, ngồi thẳng, tự mỉm cười, hoặc thư giãn cơ thể và nghe nhạc vui vẻ. Hãy tưởng tượng có một vòng tròn lóe sáng dưới mặt đất và bạn bước chân vào đó.
  3. Khi bạn đạt trạng thái hạnh phúc đến cực điểm hãy nắm bàn tay trái thật chặt. Sau đó mở ra và lặp lại nắm bàn tay vài lần khi còn đang trong trạng thái hạnh phúc.
  4. Giờ bạn bước chân ra khỏi vòng tròn này, nghĩ đến điều gì khác ngoài cảm xúc vừa rồi.
  5. Sau đó vài phút, bạn bước trở lại vòng tròn đó và lặp lại quy trình neo một lần nữa. Bạn cần phải lặp đi lặp lại nhiều lần để tạo thành neo cảm xúc tốt có điều kiện trong bạn.

Xem thêm: 6 cuốn sổ thay đổi cuộc đời

Kỹ thuật NLP 3: Phân tưởng

Phân tưởngliên tưởng là 2 kỹ thuật trong NLP. Về tự nhiên, chúng ta thường hay dùng phương pháp liên tưởng để hình dung trước một vấn đề gì đó và cách chúng ta giải quyết nó. Và bạn sẽ thấy mình đang ở bên trong hoàn cảnh đó. Bạn thấy hình ảnh liên tưởng ở dạng 3D và bạn có thể cảm nhận là sờ thấy được sự vật, hay nghe thấy được âm thanh. Dường như là bạn đang nhìn thấy bằng chính đôi mắt của bạn. Hầu hết chúng ta ai cũng đều đang sử dụng phương pháp liên tưởng mỗi ngày.

Còn phân tưởng là gì? Phân tưởng là chúng ta nghĩ về một tình huống như nhìn vào một cái tivi, nhưng bạn hoàn toàn đứng ngoài khung hình và bạn quan sát chính bạn đang giải quyết vấn đề bên trong bộ phim mà bạn đang tưởng tượng đó.

phân tưởng

Tại sao sử dụng Phân tưởng

Con người thường rất dễ phản ứng lại với những điều tiêu cực và bị stress hay đau buồn về điều đó. Ví dụ, nếu một người bạn làm bạn bực phát điên lên và bạn phản ứng một cách giận dữ.

Khi đó kỹ thuật NLP này sẽ giúp bạn trung hòa những cảm giác tiêu cực. Thậm chí nó có thể giúp thoát khỏi nỗi sợ hãi, bởi vì nó giúp nhìn vào hoàn cảnh một cách khách quan. Phân tưởng giúp bạn thoát khỏi những ký ức và những trải nghiệm xấu. Và để làm điều đó, bạn chỉ cần nghĩ lại và chỉ tập trung vào những cảm xúc tốt về trải nghiệm đó thôi.

Xem thêm: Lập mục tiêu hiệu quả bằng NLP với bộ 10 câu hỏi

Hãy làm từng bước dưới đây:

  1. Xác định cảm xúc bạn muốn vứt bỏ khỏi tâm trí bạn, ví dụ sợ con rắn, hay cảm giác khó chịu về một ai đó, hay một nơi nào đó mà bạn không thích.
  2. Bạn nhìn thấy chính bạn bước vào hoàn cảnh đó từ đầu tới cuối, với tư cách là người quan sát.
  3. Tua ngược lại những ký ức đó trong tâm trí như một bộ phim, sau đó tua nhanh về phía trước và rồi lại tua ngược lại.
  4. Khi tua ngược lại bạn thêm một chút âm nhạc vui vào bộ phim trong tâm trí. Làm như vậy 3-4 lần.
  5. Bây giờ bạn xem lại trong tâm trí của bạn về sự kiện này như là nó đang xảy ra với bạn. Cảm xúc kích động lúc này đã biến mất hoặc đã thay đổi. Nếu bạn vẫn có có chút cảm xúc tiêu cực nào, hãy lặp lại các bước 1,2,3,4 cho đến khi nó biến mất hoàn toàn.

Kỹ thuật NLP 4: Tạo thiện cảm (vô thức)

Tạo thiện cảm là một kỹ thuật rất dễ ứng dụng trong cuộc sống của NLP. Chắc hẳn bạn đã đọc cuốn Đắc nhân tâm trong đó bạn sẽ dùng những lời nói, cử chỉ để tạo thiện cảm với mọi người. Nhưng đó là tạo thiện cảm chủ động. Còn trong NLP, tạo thiện cảm ở đây là vô thức. Nghĩa là bạn tạo cảm giác thân thiện ở tầng vô thức, bạn sẽ được đối phương thích và tôn trọng bạn một cách vô thức. Rất tinh tế phải không nào?

Kỹ thuật tạo thiện cảm trong NLP bao gồm 2 phương thức:

  1. Kết hợp
  2. Phản chiếu

Chúng ta thường có xu hướng tạo thân thiện với những người có cùng đồng điệu với mình. Kỹ thuật Kết hợp nghĩa là bạn copy đúng cách đối phương làm như ngồi, đứng, giọng điệu, tốc độ nói, từ ngữ, nhịp thở… Nhưng bạn chỉ được làm giống họ sau khoảng 2-4 giây. Không được làm ngay lập tức. Ví dụ, khi họ giơ tay vuốt tóc, bạn cũng giơ tay vuốt tóc sau đó vài giây. Bạn hãy xem bức ảnh của Tổng thống Obama và Thủ tướng Cameron khi họ tạo kế hợp trong cách ngồi và để tay dưới đây.

Kỹ thuật tạo thiện cảm rapport

Kỹ thuật Phản chiếu là bạn làm ngược lại, khi họ giơ tay trái lên thì bạn giơ tay phải lên.

Ví dụ về Kết hợp từ ngữ, khi nói chuyện bạn nhắc lại 3-4 từ trong câu nói cuối của họ.

Ví dụ về ngữ điệu, khi bạn đang nói về chuyện buồn thì bạn cũng nên hạ thấp giọng tạo sự đồng cảm, hoặc bạn cần phải cao giọng hơn khi nói chuyện vui.

Ví dụ về âm lượng, khi bạn xem bóng đá, bạn của bạn hô «vào» thì bạn nên copy giống âm lượng, cao độ của giọng và tốc độ của người bạn.

Ngoài ra, nếu bạn mô phỏng kết hợp và phản chiếu đối phương bằng V-A-K-Ad thì còn tuyệt vời hơn nữa.

Tham khảo cách xác định kiểu người V-A-K-Ad

Nếu người đối diện bạn nói chuyện mà bạn xác định là kiểu người A chẳng hạn, họ sẽ thích nói chuyện những từ ngữ có âm thanh. Bạn chỉ cần sử dụng những từ ngữ tương tự sẽ tạo thiện cảm với họ ngay lập tức.

Xem thêm: NLP dành cho chủ doanh nghiệp

Kỹ thuật NLP 5:  Thay đổi niềm tin

Niềm tin là một bộ lọc thông tin chỉ lối cho mọi hành động của con người. Nếu niềm tin đó là một niềm tin tích cực, thì bạn sẽ có thể làm được vô vàn điều mà người khác cho là không tưởng. Nhưng nếu nó là niềm tin tiêu cực thì bạn sẽ bị hạn chế về năng lực và dần dần mất đi khả năng, mất đi ý chí, luôn cảm thấy bản thân mình thật kém cỏi, thật tồi tệ và bạn tự hủy hoại bản thân mình.

Ví dụ về niềm tin tích cực.

Những người từng bị đánh giá là ngu dốt, bị đuổi khỏi trường – Thomas Edison, Adam Khoo, Albert Einstein…

Xuất thân từ nhà nghèo, không bằng cấp và chịu nhiều thất bại trong kinh doanh – Steve Jobs, Soichiro Honda, Richard Branson…

Chiến thắng bệnh tật vươn lên đạt được những đỉnh cao danh vọng bằng ý chí và nghị lực – Lance Amstrong, Nick Vujicic, Bạch Đình Vinh, Morris Goodman…

Còn niềm tin tiêu cực thì sao?

Nhiều đứa trẻ từ nhỏ đã bị cài vô thức vào đầu những câu từ rất tiêu cực như: Con thật là ngu dốt, thứ mày làm sao mà làm được, con thật là hậu đậu… Đó chính là những niềm tin làm hủy hoại đi năng lực của con người, vô tình làm hại họ sau này.

Xem thêm: 3 từ thay đổi cuộc đời

Có 3 loại niềm tin giới hạn
  • Niềm tin về nguyên nhân gây giới hạn
  • Niềm tin về ý nghĩa gây giới hạn
  • Niềm tin về xác định gây giới hạn

Những niềm tin này hình thành từ những hoàn cảnh hay trải nghiệm mà một người nào đó gặp phải. Nếu bạn có một trải nghiệm tiêu cực và bạn cứ vấn vương suy tư vào những điều đó, thì bạn sẽ bắt đầu hấp dẫn những trải nghiệm tương tự và dần dần bạn sẽ khẳng định rằng hoàn cảnh đó là đúng.

Nhưng nếu bạn dùng một trong những kỹ thuật NLP xóa bỏ trải nghiệm xấu đó ngay từ đầu, trước khi hình thành niềm tin thì bạn sẽ không có niềm tin xấu đó trong tâm trí bạn.

Trên đời này, chẳng có hoàn cảnh nào xấu mà cũng chẳng tốt, chỉ có ý nghĩ của chúng ta gán cho nó một cái mác là như vậy. Vì vậy một khi bạn tập trung nghĩ về khía cạnh xấu về hoàn cảnh xảy đến với bạn, thì bạn đã bắt đầu tạo nên một niềm tin xấu, và đó sẽ là nguyên nhân thu hút những trải nghiệm khác khẳng định thêm về niềm tin giới hạn đó.

Ví dụ, khi bạn bị chó cắn, và bạn bắt đầu nghĩ tất cả những con chó đều cắn. Khi đó bạn sẽ hình thành một niềm tin giới hạn và bạn sẽ không bao giờ đến gần những con chó nào nữa. mỗi khi thấy chó là bạn lại có một niềm tin hạn chế tiếp xúc với nó.

thay đổi niềm tin

Một trong những biện pháp thoát khỏi niềm tin giới hạn đó là Tự kỷ ám thị. Khi đó bạn cần phải nghĩ về một hoàn cảnh xấu theo hướng tích cực thay vì chỉ nhìn vào vấn đề xấu của nó. Sau đó bạn cần phải giải quyết những điều xấu và đặt câu hỏi liệu những điều đó thực sự có đúng hay không.

Ví dụ bạn bị người yêu bỏ, bạn hãy nghĩ rằng từ nay bạn tự do chọn lựa người yêu mới, dựa trên kinh nghiệm bạn đã có với người yêu cũ, bạn sẽ tìm được người yêu hoàn hảo phù hợp hơn cho cuộc đời của bạn.

Xem thêm: Tổng quan về NLP

5 phút mỗi ngày loại bỏ niềm tin tiêu cực

Một cách khác của Tự kỷ ám thị để loại bỏ những niềm tin tiêu cực chỉ với 5 phút mỗi ngày là khẳng định lại một niềm tin mới hoàn toàn khác với niềm tin xấu hiện tại. Rất dễ theo các bước sau:

  1. Tại một nơi hoàn toàn yên tĩnh, bạn hoàn toàn tập trung vào niềm tin mới
  2. Không vấn vương bất kỳ suy nghĩ hay bức tranh tâm trí nào trong đầu khi bạn khẳng định niềm tin mới
  3. Hoàn toàn tập trung vào từ ngữ và hiểu rõ nghĩa của chúng, thay vì suy nghĩ vẩn vơ về điều gì đó.

Kỹ thuật NLP này hoàn toàn hiệu quả bởi vì lúc này bạn đang tự thôi miên mình một cách rất nhẹ nhàng tập trung toàn bộ tâm trí vào một câu nói. Bởi vì khi tự đi vào trạng thái thôi miên, bạn hạ sóng não xuống tần số giữa alpha và beta, lúc này niềm tin mới sẽ đi thẳng vào tiềm thức của bạn.

tu duy tích cực
Kỹ thuật NLP thay đổi niềm tin

Chỉ cần làm như vậy 1-2 tuần liên tục, cuộc sống của bạn sẽ chuyển đổi sang một niềm tin mới.

Xem thêm: PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI KINH DOANH CÙNG NLP

Áp dụng Kỹ thuật NLP thay đổi cuộc sống của bạn

Nếu làm đúng, 5 kỹ thuật NLP này có thể hoàn toàn thay đổi mọi khía cạnh trong cuộc sống của bạn. Những kỹ thuật NLP này rất hiệu quả và tốt cho bất kỳ người nào. Bạn chỉ cần bỏ ra vài phút mỗi ngày thực hiện một trong 5 kỹ thuật NLP này thôi cũng rất đáng giá. Khi bạn nhận thấy kết quả, bạn sẽ cảm thấy vui hơn khi áp dụng chúng vào nhu cầu phát triển bản thân trong cuộc sống của bạn.

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích cho bạn hoặc cho người thân của bạn, hãy chia sẻ để giúp cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

– Lý Hà Thu
Master NLP
Chuyên gia Huấn luyện Doanh nghiệp
ActionCOACH Việt Nam tại Hà Nội

The post 5 Kỹ thuật NLP giúp thay đổi cuộc sống của bạn appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
https://lyhathu.com/13026/5-ky-thuat-nlp-thay-doi-cuoc-song/feed 1
Quản lý thời gian hiệu quả bằng “Thời gian thực” https://lyhathu.com/12845/quan-ly-thoi-gian-hieu-qua-bang-thoi-gian-thuc https://lyhathu.com/12845/quan-ly-thoi-gian-hieu-qua-bang-thoi-gian-thuc#comments Wed, 27 Jan 2016 04:32:03 +0000 http://lyhathu.com/?p=12845 Nhiều chủ doanh nghiệp thổ lộ với tôi trong các buổi huấn luyện doanh nghiệp rằng họ vẫn luôn gặp vấn đề về sắp xếp thời gian giải quyết công …

Quản lý thời gian hiệu quả bằng “Thời gian thực” Khám phá tiếp

The post Quản lý thời gian hiệu quả bằng “Thời gian thực” appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
Quản lý thời gian hiệu quả bằng thời gian thực
Quản lý thời gian hiệu quả bằng “Thời gian thực”

Nhiều chủ doanh nghiệp thổ lộ với tôi trong các buổi huấn luyện doanh nghiệp rằng họ vẫn luôn gặp vấn đề về sắp xếp thời gian giải quyết công việc sao cho ổn thỏa. Tất nhiên, ngoài kỹ năng xử lý công việc ra, khả năng sắp xếp thời gian sao cho hợp lý cũng rất quan trọng. Do vậy, tôi thường giải thích với họ cách hiểu khác về thời gian sao cho quản lý thời gian một cách hiệu quả nhất. Đó là quản lý theo thời gian thực.

Đôi lúc trong cuộc sống bạn tham gia các lớp học về quản lý thời gian, hoặc đọc những cuốn sách hướng dẫn cách làm thế nào, và bạn cũng đã dùng nhiều cách lập kế hoạch điện tử hoặc trên giấy để sắp xếp, ưu tiên và lên lịch làm việc trong ngày. Rồi khi bạn rối bù lên và bạn bắt đầu thắc mắc «Tại sao với đầy đủ phương tiện và kiến thức đang có mà mình vẫn cảm thấy không thể làm hết được mọi thứ mình cần?»

Xem thêm: Tầm quan trọng của thời gian

Câu trả lời rất đơn giản. Mọi thứ bạn đã học về quản lý thời gian đều không hợp lý với bạn bởi vì nó không hiệu quả.

Để quản lý được thời gian, bạn cần phải hiểu thời gian là gì. Một cuốn từ điển sẽ định nghĩa thời gian là một khái niệm để diễn tả trình tự các sự kiện và khoảng kéo dài của nó. Ta đơn giản hóa nó thời gian là khi điều gì đó xảy ra.

Dựa vào định nghĩa, tôi chia thời gian ra làm 2 loại: Thời gian đồng hồ và thời gian thực.

  • Thời gian đồng hồ có 60 giây mỗi phút, 60 phút mỗi giờ, 24 giờ mỗi ngày và 365 ngày mỗi năm. Thời gian trôi đi công bằng với tất cả mọi người. Khi ai đó 40 tuổi, thì họ đúng 40 tuổi, không hơn không kém.
  • Thời gian thực. Thời gian thực chỉ là tương đối. Thời gian trôi nhanh hay chậm lại phụ thuộc vào việc bạn đang làm là cái gì. 2 giờ ngồi đợi người yêu có thể dài như 2 năm. Và đứa con 2 tuổi của chúng ta dường như lớn lên chỉ trong 2 giờ.

Xem thêm: Quy tắc quản lý thời gian 40-30-20-10

Bạn sống ở thế giới nào thì thời gian của bạn là loại đó, thời gian thực hay thời gian đồng hồ?

Lý do mà các phương tiện và hệ thống quản lý thời gian không hiệu quả là bởi vì những hệ thống này được thiết kế quản lý thời gian đồng hồ. Thời gian đồng hồ không thích hợp lắm. Bạn không sống trong đó và thậm chí không tiếp cận được thời gian đồng hồ. Bạn không quản lý được thời gian mà chỉ chạy theo nó. Ví dụ, bạn có dùng hay không đi nữa thì thời gian vẫn trôi qua.

Thực tế thì bạn đang sống trong thời gian thực. Đó là một thế giới mà bạn sẽ thấy thời gian trôi nhanh như một chiếc lá bay khi bạn đang vui vẻ và chậm lại khi bạn đang chịu đựng một điều gì đó.

Tất nhiên tôi có tin tốt cho bạn rằng thời gian thực chỉ là vấn đề tâm lý. Bạn chính là người tạo ra thời gian thực. Và bạn tự tạo ra cái gì, thì bạn có thể tự quản lý được cái đó. Đã đến lúc cần phải rũ bỏ tâm lý chống đối hay tự ti vì bạn cho rằng «không đủ thời gian» hoặc hôm nay «không phải lúc để» làm việc gì đó quan trọng.

Xem thêm: Làm thế nào để tiết kiệm được vô khối thời gian

Chỉ có duy nhất 3 cách để sử dụng thời gian của bạn thật hiệu quả, đó là: Suy nghĩ, Giao tiếpHành động. Dù bạn đang điều hành bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào, công việc của bạn đều bao gồm 3 điều này.

Khi làm một việc gì đó, bạn thường bị gián đoạn hoặc tâm trí chạy đi đâu đó. Trong khi mọi gián đoạn vẫn xảy đến với bạn, thì bạn vẫn có thể quyết định bạn sẽ dành bao nhiêu thời gian làm việc này, và bạn dành bao nhiêu thời gian để suy nghĩ, giao tiếp và hành động để đi tới thành công.

Xem thêm: Kẻ cắp thời gian và bạn xử lý chúng như nào?

Quản lý thời gian thực hiệu quả

Bạn có thể vận dụng một số phương pháp dưới đây để quản lý thời gian thực của bạn.

  1. Luôn mang theo một cuốn sổ và ghi lại suy nghĩ, giao tiếp và các hành động cho một tuần. Điều này sẽ giúp bạn hiểu bạn có thể làm được bao nhiêu việc trong một ngày và những khoảnh khắc quý giá của bạn đi đâu về đâu. Bạn sẽ thấy bạn thực sự dùng bao nhiêu thời gian để đạt được kết quả công việc và bao nhiêu thời gian lãng phí vào những việc việc vô bổ.

  2. Bất kỳ hành động hay giao tiếp nào quan trọng với thành công sự nghiệp của bạn thì hãy dành thời gian cho nó.

  3. Hãy dùng ít nhất 50% số thời gian vào suy nghĩa, hành động và giao tiếp mà có thể tạo ra nhiều kết quả công việc cho bạn nhất.

  4. Lên lịch cho sự gián đoạn. Lập kế hoạch cho thời gian bạn bị lôi kéo sang việc khác.

  5. Dành riêng 30 phút đầu tiên trong ngày để lập kế hoạch công việc cho cả ngày. Bạn không nên bắt đầu ngày mới khi chưa hoàn thành lên lịch làm việc trong ngày. Thời gian quan trọng nhất trong ngày là thời gian bạn dành cho việc lên lịch làm việc.

  6. Dành 5 phút trước khi làm công việc gì đó hoặc trước một cuộc gọi điện đến khách hàng để xem xét bạn sẽ đạt được điều gì. Việc này sẽ giúp bạn biết trước thành công sẽ như thế nào trước khi bạn bắt đầu. Và lúc đó thời gian sẽ chậm lại. Hãy dành 5 phút sau công việc đó để xem lại xem bạn đã đạt được kết quả đó chưa. Nếu chưa, vậy còn thiếu cái gì? Bạn cần phải chỉnh sửa lại những gì trong lần tới?

  7. Đặt lên cửa bảng «Vui lòng không làm phiền» khi bạn thực sự cần làm cho xong việc gì đó.

  8. Đừng vội trả lời điện thoại chỉ vì chuông đang kêu hay mở ngay email ra khi nó vừa mới tới. Hãy tắt tin nhắn, đừng quan tâm tới mọi người xung quanh ngay lập tức chỉ trừ khi có điều gì đó cực kỳ quan trọng liên quan tới việc của bạn. Thay vào đó, hãy lập thời gian trả lời email và trả lời cuộc gọi nhỡ. Ví dụ, tôi luôn kiểm tra và trả lời email vào lúc 10 giờ sáng và 4 giờ chiều hàng ngày.

  9. Hãy nhớ rằng bạn không thể làm mọi thứ. Và bạn cũng cần nhớ rằng 20% suy nghĩ, giao tiếp và hành động của bạn sẽ mang lại 80% kết quả tích cực.

Xem thêm: Bạn quản lý thời gian hay Thời gian quản lý bạn

Hãy vận dụng những phương pháp này, chúng sẽ giúp bạn thành công trong cuộc sống.

– Jenny Lý Hà Thu
Chuyên gia Huấn luyện Doanh nghiệp
ActionCOACH Việt Nam, tại Hà Nội

 

The post Quản lý thời gian hiệu quả bằng “Thời gian thực” appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
https://lyhathu.com/12845/quan-ly-thoi-gian-hieu-qua-bang-thoi-gian-thuc/feed 2
Lập mục tiêu hiệu quả bằng NLP với bộ 10 câu hỏi https://lyhathu.com/12794/lap-muc-tieu-bang-nlp-hieu-qua-10-cau-hoi https://lyhathu.com/12794/lap-muc-tieu-bang-nlp-hieu-qua-10-cau-hoi#comments Mon, 04 Jan 2016 13:29:03 +0000 http://lyhathu.com/?p=12794 Lập mục tiêu có tính quyết định rất lớn đến thành công trong cuộc sống và trong sự nghiệp của mỗi người. Nhưng đáng buồn là 95% trong số chúng …

Lập mục tiêu hiệu quả bằng NLP với bộ 10 câu hỏi Khám phá tiếp

The post Lập mục tiêu hiệu quả bằng NLP với bộ 10 câu hỏi appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
Lập mục tiêu hiệu quả bằng NLP với bộ 10 câu hỏi
Lập mục tiêu hiệu quả bằng NLP với bộ 10 câu hỏi

Lập mục tiêu có tính quyết định rất lớn đến thành công trong cuộc sống và trong sự nghiệp của mỗi người. Nhưng đáng buồn là 95% trong số chúng ta không bao giờ đặt mục tiêu. Vậy 95% số người này làm việc cho ai? Họ đang làm việc cho 5% số người biết đặt mục tiêu đó.

Chắc chắn bạn đã từng biết về cách đặt mục tiêu kinh điển “S.M.A.R.T.” Nó rất hữu hiệu và mạnh mẽ, chi tiết và dễ làm. Chính tôi đôi lúc cũng sử dụng “S.M.A.R.T.” để đặt mục tiêu trong công việc của mình. Bên cạnh đó, NLP là một công cụ hữu hiệu để đặt mục tiêu, mà trong đó tôi nhận thấy sức mạnh của nó còn lớn hơn rất nhiều. Lảm thế nào được như vậy? Vì NLP cho phép chúng ta vượt xa cái gọi là “đặt mục tiêu“, mà sâu hơn nữa chính là “lập trình” tâm trí chúng ta đi thẳng tới mục tiêu mong muốn.

Lập mục tiêu bằng NLP là gì?

Bộ não hoạt động chủ yếu dựa vào hệ thống giác quan (hình ảnh, âm thanh, cảm giác). Lập mục tiêu bằng NLP giải quyết vấn đề này bằng cách lập mục tiêu chi tiết giác quan của chúng ta. Nhưng nó không dừng ở đó. Bộ não không chỉ sử dụng hệ thống giác quan, nó còn sử dụng ngôn từ để định hướng hệ thống giác quan đó. Chính vì thế, Lập mục tiêu bằng NLP luôn đảm bảo chắc chắn rằng chúng ta dùng ngôn ngữ của chính mình sao cho định hướng toàn bộ tâm trí và cơ thể hướng về mục tiêu mong muốn.

Tính chi tiết của Lập mục tiêu bằng NLP giúp ta tập trung vào những gì ta thấy, nghe và cảm nhận từ bên trong. Sự chú ý của bạn sẽ hướng các giác quan thẳng tới những nguồn lực bên ngoài cần thiết để đạt được mục tiêu đó. Lập mục tiêu bằng NLP cũng giúp chúng ta có một lối tư duy thoáng đạt, dịch chuyển từ trạng thái hiện tại sang một trạng thái mong muốn.

Dưới đây là một bộ 10 câu hỏi bạn có thể sử dụng để Lập mục tiêu bằng NLP:

  1. Cụ thể tôi muốn gì?

  2. Hiện tại, tôi đang ở đâu?

  3. Tôi nhìn thấy, nghe thấy, cảm thấy.., những gì khi tôi đã thành công với mục tiêu đó?
    (Hình dung như thể mục tiêu đó đã đạt được)


  4. Làm sao tôi biết được khi nào tôi đạt được nó?

  5. Những kết quả này sẽ giúp gì cho tôi hoặc cho phép tôi làm được gì?

  6. Liệu mục tiêu này có phải chỉ dành cho tôi?

  7. Tôi muốn đạt được mục tiêu này ở đâu, khi nào, như thế nào và với ai?

  8. Hiện tại, tôi có những nguồn lực hỗ trợ nào, và tôi cần gì để có được kết quả mong muốn?
    * “Tôi đã bao giờ đạt được hay làm được điều này trước đây?”
    * “Tôi có biết ai đó đã thành công với điều này?”
    * “Tôi có thể hành động như thể tôi đã đạt được điều đó?”


  9. Tôi muốn điều này vì mục đích gì?
    Tôi sẽ được gì hoặc mất gì nếu tôi có nó?


  10. Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi đạt được mục tiêu đó?
    Điều gì sẽ không xảy ra nếu tôi đạt được mục tiêu đó?
    Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi không đạt được mục tiêu đó?
    Điều gì sẽ không xảy ra nếu tôi không đạt được mục tiêu đó?

Jenny Lý Hà Thu

Master  NLP Practitioner – ABNLP 

Chuyên gia Huấn luyện Doanh nghiệp

ActionCOACH Hanoi

jennyly@actioncoach.com

The post Lập mục tiêu hiệu quả bằng NLP với bộ 10 câu hỏi appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
https://lyhathu.com/12794/lap-muc-tieu-bang-nlp-hieu-qua-10-cau-hoi/feed 5