Sứ mệnh – Jenny LYHATHU https://lyhathu.com Business Coaching Mon, 18 May 2020 18:33:09 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.1.1 https://lyhathu.com/wp-content/uploads/2020/04/favicon.png Sứ mệnh – Jenny LYHATHU https://lyhathu.com 32 32 10 cách thúc đẩy Văn hóa Doanh nghiệp tích cực https://lyhathu.com/15366/10-cach-thuc-day-van-hoa-doanh-nghiep-tich-cuc https://lyhathu.com/15366/10-cach-thuc-day-van-hoa-doanh-nghiep-tich-cuc#respond Thu, 07 May 2020 09:00:00 +0000 https://lyhathu.com/?p=15366 Văn hóa Doanh nghiệp là đại diện cho Tầm nhìn, Sứ mệnh, Giá trị Cốt lõi, môi trường làm việc và sự tương tác giữa các đội ngũ nhân viên. …

10 cách thúc đẩy Văn hóa Doanh nghiệp tích cực Khám phá tiếp

The post 10 cách thúc đẩy Văn hóa Doanh nghiệp tích cực appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
Văn hóa Doanh nghiệp là đại diện cho Tầm nhìn, Sứ mệnh, Giá trị Cốt lõi, môi trường làm việc và sự tương tác giữa các đội ngũ nhân viên.

Như vậy khi tổng hòa các yếu tố này, văn hóa doanh nghiệp của bạn là yếu tố tạo nên sức mạnh hay điểm yếu về thương hiệu tuyển dụng trong doanh nghiệp bạn.

Cho dù bạn muốn giữ những nhân viên tài năng trong đội nhóm của mình hay bạn muốn tuyển người mới, bạn sẽ cần coi trọng họ như một nhân tài: các chuẩn mực và giá trị đạo đức của họ là gì, điều gì khiến họ nổi bật?

Ở Việt Nam, tôi đánh giá rất cao văn hóa doanh nghiệp của công ty FPT. Đó thực sự là một môi trường làm việc mà nhiều người mong muốn làm ở đó. Đó là một thương hiệu tuyển dụng có uy tín và có sức mạnh rất lớn.

10 cách thúc đẩy Văn hóa Doanh nghiệp tích cực

Tại sao điều này quan trọng?

Bởi vì các ứng viên xuất hiện trong quy trình tuyển dụng của bạn với tư cách là những người giỏi nhất có thể không phải là lựa chọn tốt nhất của bạn.

Tìm được nhân tài phù hợp cho công việc không chỉ đơn giản là xác định ai là người phù hợp nhất với công việc thực tế. Nó rất quan trọng – nếu không muốn nói là như vậy – để tuyển dụng những người thực sự phù hợp với văn hóa doanh nghiệp của bạn.

Do đó, câu hỏi chúng ta cần đặt ra là: Ứng viên này có phù hợp với cách làm việc của doanh nghiệp này hay không?

Có rất nhiều lý do khiến bạn phải quan tâm tới việc tìm được ứng viên thực sự phù hợp với doanh nghiệp của mình:

  • Để giảm nhân viên chuyển việc
  • Để nâng cao chất lượng tuyển dụng
  • Để tăng sự gắn kết của nhân viên
  • Để tăng hiệu suất làm việc
  • Để tạo uy tín tuyển dụng tốt hơn

Luôn xem xét xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp theo cả hai chiều; ứng viên của bạn phải phù hợp với văn hóa doanh nghiệp của bạn nhưng tổ chức của bạn cũng cần phù hợp với các giá trị và niềm tin của ứng viên.

Có nhiều cách khác nhau để đo lường tính phù hợp của doanh nghiệp.

Hãy suy nghĩ về các đánh giá được tiêu chuẩn hóa, đặt ra các câu hỏi phù hợp, mời các ứng viên của bạn dành thời gian ở văn phòng/tại nơi làm việc và nhận được càng nhiều người khác nhau càng tốt trong quá trình tuyển dụng.

Văn hóa Doanh nghiệp tích cực qua những con số

Doanh nghiệp, lãnh đạo, nhân viên tin rằng văn hóa trong môi trường làm việc cực kỳ quan trọng để thành công trong kinh doanh.
– Deloitte – 2012

Nhân viên làm trong môi trường văn hóa tích cực cảm nhận được rằng cấp trên của họ luôn lắng nghe so với những nhân viên làm việc tại môi trường văn hóa nghèo nàn.
– CultureIQ – 2017

Sự khác nhau giữa văn hóa tuyệt vời, tốt và tồi có thể xác định bằng kiến thức, kỹ năng và tài năng của ban lãnh đạo.
– Gallup – 2017

Nhân viên viên trong môi trường văn hóa tích cực cảm thấy hoàn toàn tin tưởng vào ban lãnh đạo doanh nghiệp.
– CultureIQ – 2017

Các doanh nghiệp có văn hóa vững mạnh luôn đạt tốc dộ tăng trưởng doanh thu gấp 4 lần.
– Grant Thornton – 2018

Thúc đẩy xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp tích cực

Đối với Văn hóa Doanh nghiệp, bạn luôn có thể tìm thấy một điểm nào đó có thể cải thiện được ít nhiều. Tôi muốn chia sẻ với bạn 10 cách để cải thiện Văn hóa Doanh nghiệp dưới đây:

1. Sắp xếp lịch làm việc rõ ràng

Các nhà lãnh đạo cấp cao đặt ra một mốc thời gian cho các mục tiêu ngắn và dài hạn định hướng doanh nghiệp đi đúng theo con đường đã chọn.

2. Lắng nghe nhân viên

Tạo một môi trường giúp cho nhân viên thể hiện được quan điểm của mình và các ý kiến của họ được lắng nghe.
Zappos là một công ty nổi tiếng thế giới về tạo dựng văn hóa doanh nghiệp gắn kết nhờ thường xuyên có các cuộc họ trao đổi ý tưởng giữa quản lý và nhân viên cấp dưới.
Nhân viên sẽ ở lại lâu hơn tại một tổ chức biết lắng nghe và giải quyết mối quan tâm của họ.

Tham khảo bài viết: Kẻ thành công phải biết lắng nghe

3. Coi trọng giao tiếp

Nhiệm vụ, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp cần phải được truyền đạt tới mọi nhân viên một cách hiệu quả. Tạo cho nhân viên có ý thức về mục tiêu chung.
Chuyển dịch tư tưởng mỗi nhân viên không phải là một mắt xích trong bộ máy mà là một phần quan trọng trong đội ngũ nhân viên.

4. Hãy minh bạch

Thể hiện sự minh bạch với nhân viên của bạn là con đường chính để xây dựng niềm tin, từ đó cải thiện văn hóa doanh nghiệp. 50% nhân viên nói rằng các nhà lãnh đạo chia sẻ thông tin và dữ liệu có tác động tích cực đáng kể đến cảm hứng và năng suất lao động của họ (HubSpot)

5. Noi gương lãnh đạo

Văn hóa doanh nghiệp phải luôn được nuôi dưỡng và điều này cần phải làm từ nóc. Mặc dù không thường xuyên được thiết kế và xây dựng có chủ ý, văn hóa doanh nghiệp thực sự là một trò chơi đi theo người lãnh đạo. Nếu lãnh đạo thiếu liêm chính, văn hóa sẽ chạy nhanh và lỏng lẻo khi nói đến sự thật. Nếu lãnh đạo làm mất lòng nhân viên của mình, văn hóa sẽ thiếu niềm tin. Thật sự, nó rất đơn giản.

Tham thảo thêm: Nâng cao giới hạn lãnh đạo nhờ áp dụng Nguyên tắc cái nắp chặn

6. Văn hóa không ngừng học hỏi

Hãy tạo một môi trường giúp cho các đội ngũ nhân viên thúc đẩy tăng trưởng chuyên môn. Lãnh đạo khuyến khích họ nâng cao tay nghề, đa dạng chuyên môn, phát triển kỹ năng mới.

7. Thúc đẩy tinh thần

Với cương vị là người dẫn đầu doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo cần thúc đẩy thái độ đúng đắn tại nơi làm việc bằng cách khen thưởng thành tích cá nhân, tập thể đi kèm với các thưởng thú vị.

8. Thu hút phản hồi có giá trị

Các nhà lãnh đạo xuất chúng luôn tích cực lắng nghe nhân viên thông qua các cuộc khảo sát và các mẫu phản hồi để cải thiện trải nghiệm làm việc chung của nhân viên, nhờ đó thúc đẩy hiệu suất lao động.
Lãnh đạo cũng cần phản hồi lại những gì nhân viên làm tốt hay không tốt. Những hành vi nào phù hợp với giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, những hành vi nào cần phải cải thiện.

9. Chia sẻ tầm nhìn

Lãnh đạo doanh nghiệp luôn nhiệt tình chia sẻ các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của họ với nhân viên, dẫn dắt nhân viên cùng đồng hành trên con đường đi tới thành công của doanh nghiệp.

Tham khảo thêm: 7 tố chất khác biệt tạo nên nhà lãnh đạo xuất chúng

10. Tạo văn hóa hợp tác

Khuyến khích sự hợp tác giữa các nhân viên để củng cố niềm tin về mỗi thành viên là một phần quan trọng của đội ngũ nhân viên. Đảm bảo rằng mọi quyết định liên quan trong doanh nghiệp đều được chia sẻ tới từng nhân viên.


Xây dựng văn hóa doanh nghiệp xuất sắc là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất bạn có thể đảm nhận. Một nền văn hóa tuyệt vời thu hút những người lao động giỏi nhất, giữ chân nhân viên tốt nhất, cải thiện hiệu suất làm việc và giảm chi phí. Bắt đầu với 10 bước hành động này và trải nghiệm các tác động có ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh mà nó đem lại. Những bước này sẽ hướng dẫn bạn đi đúng hướng, nhưng chúng sẽ có tác động mạnh mẽ khi kết hợp với nhau để phát triển văn hóa doanh nghiệm một cách tích cực.


Jenny Lý Hà Thu

CEO
ActionCOACH Lotus
ActionCOACH Khu vực Đông Nam Á
Tel: 083 345 3888

The post 10 cách thúc đẩy Văn hóa Doanh nghiệp tích cực appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
https://lyhathu.com/15366/10-cach-thuc-day-van-hoa-doanh-nghiep-tich-cuc/feed 0
Vấn đề của doanh nghiệp khi không có cạnh tranh https://lyhathu.com/13003/van-de-cua-doanh-nghiep-khi-khong-co-canh-tranh https://lyhathu.com/13003/van-de-cua-doanh-nghiep-khi-khong-co-canh-tranh#comments Fri, 04 Mar 2016 09:15:02 +0000 http://lyhathu.com/?p=13003 Nhắc đến cạnh tranh, doanh nghiệp nào cũng đều lo ngại. Nói cho cùng khi một người chủ doanh nghiệp bỏ hết nỗ lực, tận tâm sâu sắc xây dựng …

Vấn đề của doanh nghiệp khi không có cạnh tranh Khám phá tiếp

The post Vấn đề của doanh nghiệp khi không có cạnh tranh appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
Vấn đề của doanh nghiệp khi không có cạnh tranh
Nếu không có cạnh tranh thì doanh nghiệp có vấn đề

Nhắc đến cạnh tranh, doanh nghiệp nào cũng đều lo ngại. Nói cho cùng khi một người chủ doanh nghiệp bỏ hết nỗ lực, tận tâm sâu sắc xây dựng lên một cơ đồ sự nghiệp của riêng mình thì chắc chắn họ sẽ quan ngại và tỏ ra phòng thủ khi có ai đó cũng đang cố gắng lấn vào sân chơi của họ. Các chủ doanh nghiệp đều nhìn nhận một thị trường không có cạnh tranh ở một phân khúc nào đó chính là con đường lý tưởng đi tới thành công. Đó chính là lý do tại sao bất kỳ một doanh nghiệp nào mở ra cũng đều nên tìm cho mình một thị trường ngách nhất định mà ở đó không có cạnh tranh.

Tuy nhiên, niềm tin này có thể gây tổn hại tương tự như một người bị lầm đường lạc lối. Những chủ doanh nghiệp hiện nay đang không có sự cạnh tranh nên thận trọng. Thay vì đó là biểu hiện của sức mạnh, thiếu đi sự cạnh tranh trên thị trường có thể là một dấu hiệu của một điểm yếu nghiêm trọng. Chỉ có vài lý do giải thích tại sao doanh nghiệp lại không có cạnh tranh, và chẳng có lý do nào tốt cả. Trước khi bạn tìm ra thị trường ngách cho sản phẩm hay doanh nghiệp của mình là gì, hãy xem xét một số lý do dưới đây.

Lý do thứ nhất: Bạn đang trong phân khúc thị trường quá hẹp

Lý do đầu tiên tại sao một doanh nghiệp không có cạnh tranh có thể là do họ xác định thị trường mục tiêu của mình quá hẹp. Khi xây dựng một sản phẩm, doanh nghiệp đó có thể đã quá mải mê đi vào chi tiết mà mất đi cái nhìn tổng thể. Nói một cách khác, có thể giải pháp thị trường mà doanh nghiệp đó đang tập trung làm thì cũng đang có những đối thủ cạnh tranh làm hơi giống giải pháp đó và khách hàng tiềm năng không thể nhận ra sự khác biệt.

Trước đây tôi cũng đã từng gặp một doanh nghiệp là nạn nhân của vấn đề này. Chủ doanh nghiệp này có một cửa hàng nhỏ cung cấp sản phẩm rau quả hữu cơ, nghĩa là sản phẩm sạch. Khi lựa chọn thị trường ngách, họ chỉ tập trung vào những khách hàng bận rộn, không có thời gian mua thực phẩm trong siêu thị. Họ cung cấp sẵn các gói thực phẩm cố định theo ngày đủ cho mỗi bữa ăn 4 người. Rõ ràng đây là một thị trường ngách, và hoàn toàn chưa có ai làm, không có cạnh tranh. Nhưng vấn đề ở đây là cái nhìn quá hạn hẹp. Người chủ doanh nghiệp này chưa nhìn thấy cả rừng cây mà chỉ nhìn thấy cái cây nhỏ lẻ. Trong thực tế, khách hàng cần nhiều hơn như vậy. Thay vì chỉ có các gói thực phẩm có sẵn món cố định, họ nên có những gói đa dạng, số lượng người ăn mỗi bữa khác nhau, thay đổi món theo ngày, tuần…

Chỉ sau khi mở rộng tầm nhìn, người chủ doanh nghiệp đã hiểu rõ hơn những gì cấu thành cạnh tranh và thực sự bắt đầu hiểu thị trường mà họ đang phục vụ. Điều này thực sự đã giúp họ kết nối với khách hàng tốt hơn, tinh chỉnh lại thông điệp marketing và giải thích được tại sao sản phẩm của họ nổi trội hơn.

Xem thêm: Tầm nhìn và Sứ mệnh khác nhau như thế nào?

Lý do thứ hai: Bạn đang đi trước thị trường

Ở lý do thứ hai, khi doanh nghiệp không còn bất kỳ cạnh tranh nào, đơn giản là bạn đang đi đầu trên thị trường. Trong tất cả các lý do, đây là lý lo ít vấn đề nhất. Nhưng vấn đề bạn phải đương đầu lớn nhất ở đây chỉ đơn giản là tính sáng tạo, cải cách. Nếu nhận thức được vấn đề này một cách đầy đủ và toàn diện, bạn sẽ còn đi trước thiên hạ dài dài.

Tuy biết là vậy, nhưng không phải ai cũng dễ dàng mở rộng vòng tay đón những đổi mới để xây dựng công ty vững mạnh hơn. Họ sẽ tự hỏi “Hiện nay công ty/sản phẩm của tôi đang đứng đầu thị trường, tôi cải tiến làm gì?”, “Nhỡ đâu thay đổi mà lại đi xuống thì sao?”… Bạn có thể xem ví dụ rất nổi tiếng của hãng điện thoại BlackBerry mà xem. Khi BlackBerry đang nổi đình nổi đám với phân khúc điện thoại “smartphone” có bàn phím dành cho doanh nhân thì thời đại của iPhone ra đời với màn hình cảm ứng rất tiện dụng. Các hãng điện thoại khác đua nhau thay đổi và từ bỏ điện thoại bàn phím. Tất nhiên, BlackBerry có một lượng “fan” trung thành vẫn sử dụng sản phẩm của họ và họ không muốn thay đổi. Và rồi thị trường càng ngày càng đi xuống, các “fan” dù luyến tiếc vẫn phải rời bỏ BlackBerry để theo kịp thời đại buộc BlackBerry chuyển sang sản xuất điện thoại cảm ứng. Nhưng đã quá muộn và thị phần của họ đã gần như mất hoàn toàn để có thể vực dậy công ty.

Dù BlackBerry còn nhiều vũ khí khác hỗ trợ cho phân khúc điện thoại, nhưng họ vẫn còn rất nhiều việc phải làm và mất rất nhiều năm nữa mới có thể lấy lại vị thế trên thị trường.

Xem thêm: Lợi điểm bán hàng độc nhất Unique Selling Point (USP) là gì?

Lý do thứ ba: Khách hàng không thích sản phẩm của bạn

Lý do thứ ba là lý do khó nuốt trôi nhất với bất kỳ doanh nhân nào: Đơn giản là mọi người không muốn sản phẩm của bạn. Đây là lý do thực sự rất chua xót và khó khăn nhất.

Để giải quyết vấn đề sản phẩm làm ra nhưng không được khách hàng quan tâm đòi hỏi một liều thuốc mạnh mẽ và sự nhận thức tức thời đúng đắn của chủ doanh nghiệp. Để làm lại mọi thứ từ đầu, người chủ phải toàn tâm toàn ý đầu tư vào nghiên cứu lại sản phẩm.

Xem lại bài học của BlackBerry. Sau khi nỗ lực làm điện thoại smartphone cảm ứng nhưng vẫn không thành công, BlackBerry lại đang chuẩn bị quay sang nghiên cứu lại thị trường và sử dụng phần mềm Android thay cho phần mềm BlackBerry nhằm lấy lại thị phần đã mất. Nhưng liệu họ có thành công? Chúng ta phải chờ xem họ đầu tư hết tâm tư tình cảm của họ đến mức nào.

Để tìm ra sản phẩm bán được thành công, cần phải có chiến lược rõ ràng. Hãy ghi nhớ 2 điều dưới đây:

  1. Khách hàng quan tâm tới sản phẩm đó
  2. Sản phẩm đó độc nhất

Panasonic bắt đầu sản xuất máy tính xách tay khi thị trường đã đầy rẫy cạnh tranh. Apple trông rất sexy, Dell tập trung vào tính ứng dụng trực tiếp, HP quan tâm tới cải tiến. Ngoài những tính năng chủ chốt mà các hãng khác đã giành mất thị phần, Pananonic có thể lựa chọn điều gì? Vẫn còn một lượng nhỏ những người mong muốn mua một chiếc laptop bền bỉ hơn những thứ đã có trên thị trường. Lực lượng cảnh sát muốn có chiếc máy tính chống va đập tốt khi sử dụng trên những chiếc xe công vụ. Những doanh nhân hay người bán hàng hay phải đi đây đi đó mong muốn chiếc laptop có thể chịu được quăng quật hay chịu được áp lực trong hành lý ký gửi trên máy bay. Vì vậy Panasonic đã tìm thấy một ngách đem lại lợi nhuận và phát triển dòng laptop ToughBook – máy tính xách tay bền nhất trên thị trường.

Xem thêm: 6 bước tạo một USP thành công và hiệu quả

Do đó, khi nghĩ đến cạnh tranh trên thị trường, nó không hẳn là tồi tệ. Chúng ta cần có một động lực nào đó để bước lên phía trước bằng chính đôi chân của mình. Khi Henry Ford bắt đầu sản xuất thành công hàng loạt những chiếc xe hơi, ông chỉ cạnh tranh với xe ngựa, xe đạp và tàu hỏa.

Đôi khi bạn cần phải nghĩ khác người khi bắt đầu lập kế hoạch kinh doanh. Có khi một điều may mắn lại đến với bạn nếu sản phẩm hay dịch vụ bạn cung cấp lại hoàn toàn không có cạnh tranh, điều đó cho thấy bạn thực sự là thiên tài và có lối tư duy khác biệt. Hãy tận dụng tài năng của bạn.

Xem thêm: GrowthCLUB – Lập kế hoạch 90 ngày

– Lý Hà Thu
Chuyên gia Huấn luyện Doanh nghiệp
ActionCOACH Việt Nam, tại Hà Nội

The post Vấn đề của doanh nghiệp khi không có cạnh tranh appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
https://lyhathu.com/13003/van-de-cua-doanh-nghiep-khi-khong-co-canh-tranh/feed 1
Tầm quan trọng của Sơ đồ tổ chức Doanh nghiệp https://lyhathu.com/12407/tai-sao-doanh-nghiep-can-so-do-to-chuc https://lyhathu.com/12407/tai-sao-doanh-nghiep-can-so-do-to-chuc#comments Wed, 02 Dec 2015 09:15:17 +0000 http://lyhathu.com/?p=12407 Liệu doanh nghiệp bạn có một sơ đồ tổ chức chính thức không? Liệu có ai ngó ngàng xem hoặc thậm chí tìm hiểu xem doanh nghiệp bạn có một …

Tầm quan trọng của Sơ đồ tổ chức Doanh nghiệp Khám phá tiếp

The post Tầm quan trọng của Sơ đồ tổ chức Doanh nghiệp appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
Tầm quan trọng của Sơ đồ Tổ chức Doanh nghiệp

Liệu doanh nghiệp bạn có một sơ đồ tổ chức chính thức không? Liệu có ai ngó ngàng xem hoặc thậm chí tìm hiểu xem doanh nghiệp bạn có một sơ đồ tổ chức hay không? Nếu bạn chưa có sơ đồ tổ chức cho doanh nghiệp của bạn thì bây giờ là thời điểm bạn cần phải bắt đầu.

Nếu bạn là chủ hay là giám đốc điều hành của một doanh nghiệp vừa và nhỏ, liệu bạn có thực sự cần một sơ đồ tổ chức? Câu trả lời chắc chắn là “Có”. Chẳng có một công cụ hiệu quả nào trong doanh nghiệp có tính nền tảng hơn sơ đồ tổ chức, nhưng nó lại thường xuyên bị đánh giá thấp và bỏ qua.

Điều quan trọng là bạn phải hiểu rằng một sơ đồ tổ chức nói lên nhiều hơn so với chỉ là một biểu đồ với tên và chức danh. Thay vào đó, nó là một hình ảnh đại diện của các cấu trúc mà doanh nghiệp lựa chọn sử dụng để hoàn thành sứ mệnh và tầm nhìn của mình. Cơ cấu này xác định công việc được thực hiện như nào, quyền hành và chức năng nằm ở bộ phận nào, ai quản lý và ai báo cáo cho người nào, và quan trọng nhất ai chịu trách nhiệm với kết quả công việc. Như vậy nó thậm chí có thể cung cấp một cái nhìn sâu sắc vào cả văn hóa doanh nghiệp. Sơ đồ tổ chức tự mang lại cấu trúc sống cho doanh nghiệp và tự làm cho mọi thứ dễ hiểu.

Dưới đây là một số cách để sử dụng sơ đồ tổ chức trong các giai đoạn phát triển doanh nghiệp khác nhau:

Khởi sự doanh nghiệp

Ở giai đoạn này, có thể bạn có một vài nhân viên. Mọi người đều biết nhau và toàn bộ đội ngũ nhân viên đều làm việc chăm chỉ để hoàn thành mọi việc, do vậy việc xây dựng sơ đồ tổ chức ở giai đoạn này luôn có ưu tiên rất thấp. Tuy nhiên, theo cuốn sách “The E-Myth – Để xây dựng doanh nghiệp hiệu quả” của Michael E. Gerber thì đây lại là thời điểm lý tưởng nhất thiết lập trạng thái và cấu trúc của doanh nghiệp sẽ vận hành như thế nào trong tương lai.

Tạo các vai trò và chức năng chính, rồi sau đó điền tên những người đang chịu trách nhiệm, thậm chí nếu có một tên xuất hiện trong nhiều ô cũng không sao. Lợi ích chiến lược của việc này là nó buộc các chủ sở hữu doanh nghiệp thiết lập một tầm nhìn họ sẽ trở thành cái gì một cách hữu ý, rất giống với khái niệm của Stephen Covey “bắt đầu với điều kết thúc trong tâm trí”. Ở một mức độ khéo léo hơn, thậm chí chỉ cần với nhóm nhân viên nhỏ, việc này cũng có thể giúp tránh trùng lặp trách nhiệm hay bị lọt khe mất các nhiệm vụ cần phải làm trong công cuộc phát triển doanh nghiệp.

Xem thêm: Tầm quan trọng của Giá trị Cốt lõi

Giai đoạn phát triển

Kinh doanh phát triển đồng nghĩa với việc thêm nhân sự và thêm phức tạp. Nếu có sẵn cơ cấu tổ chức trong tay sẽ dễ hơn nhiều và ít bị xáo trộn trong quá trình hợp nhất nhân sự và làm rõ được ngay vai trò và trách nhiệm của họ. Thay vì nó trong đầu của người chủ doanh nghiệp, sơ đồ tổ chức cần phải được xem là một bản đồ chỉ dẫn nhân viên họ cần đi đến đâu, họ cần làm việc với ai để hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu của họ. Điều đó thực sự thúc đẩy hiệu quả và tiếp tục tăng trưởng.

Ở tại thời điểm phát triển này, doanh nghiệp cần thiết phải thêm vào các cấp quản lý, vì vậy sơ đồ tổ chức hõ trợ một số nhu cầu liên quan tới Quản lý Nhân sự. Nó giúp báo cáo các mỗi quan hệ nhân sự, do vậy mà trách nhiệm đối với việc quản lý hiệu quả của người lao động trở nên rõ ràng. Nó cũng hỗ trợ xem việc bảo đảm khoảng kiểm soát, hay số cấp dưới của mỗi người giám sát, là hợp lý và có hiệu quả chưa. Và nó xác định rõ được phát triển nghề nghiệp và các cơ hội đào tạo nhân sự.

Xem thêm: Tầm nhìn và Sứ mệnh khác nhau như thế nào?

Phát triển vững mạnh

Ở giai đoạn này, doanh nghiệp vẫn tiếp tục phát triển nhưng ở tỷ lệ chậm hơn. Phần lớn việc cập nhật sơ đồ tổ chức là thay đổi tên nhân sự đến và đi khỏi doanh nghiệp. Tuy nhiên, thay đổi luôn diễn ra, dù có bị tác động bởi ngoại cảnh hay nội bộ thì nhà lãnh đạo phải liên tục cảnh giác và điều chỉnh cơ cấu doanh nghiệp khi cần thiết. Thường xuyên xem xét và cập nhật sở đồ tô chức, kiểm tra xem cấu trúc cơ bản vẫn vận hành tốt và xác định thêm xem phần nào cần cải thiện.

Xây dựng và duy trì một sơ đồ tổ chức là một yếu tố quan trọng và chiến lược trong kế hoạch kinh doanh, dù doanh nghiệp đang phát triển ở giai đoạn nào hay to đến đâu. Là một phần mở rộng của cơ cấu, sơ đồ tổ chức là đại diện hữu hình của phong cách làm việc, nó là một công cụ mạnh mẽ hợp nhất mọi người đạt được kết quả.

Doanh nghiệp bạn đã có sơ đồ tổ chức chưa? Lần cuối bạn cập nhật nó khi nào? Gần đây bạn có xem lại sơ đồ tổ chức doanh nghiệp bạn xem liệu nó có hỗ trợ hiệu quả để đạt được sứ mệnh và tầm nhìn của bạn không? Nếu chưa, thì bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi sẵn lòng giúp đỡ.

 

The post Tầm quan trọng của Sơ đồ tổ chức Doanh nghiệp appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
https://lyhathu.com/12407/tai-sao-doanh-nghiep-can-so-do-to-chuc/feed 1
Xây dựng Giá trị Cốt lõi Doanh nghiệp https://lyhathu.com/12313/xay-dung-gia-tri-cot-loi-doanh-nghiep https://lyhathu.com/12313/xay-dung-gia-tri-cot-loi-doanh-nghiep#comments Wed, 25 Nov 2015 05:01:49 +0000 http://lyhathu.com/?p=12313 Khi tôi nói về giá trị cốt lõi thì từ nào xuất hiện trong đầu bạn? Những từ như hợp nhất, đa dạng, cảm hứng, cộng đồng, sáng tạo, bền …

Xây dựng Giá trị Cốt lõi Doanh nghiệp Khám phá tiếp

The post Xây dựng Giá trị Cốt lõi Doanh nghiệp appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
Xây dựng Giá trị Cốt lõi Doanh nghiệp

Khi tôi nói về giá trị cốt lõi thì từ nào xuất hiện trong đầu bạn? Những từ như hợp nhất, đa dạng, cảm hứng, cộng đồng, sáng tạo, bền vững… Như trong bài viết trước của tôi về Tầm quan trọng của Giá trị Cốt lõi, bạn có thể thấy rằng nhiều doanh nghiệp gặp vấn đề về giá trị cốt lõi. Họ thường hay dùng những từ trống rỗng vô nghĩa để thúc đẩy con người. Họ thường sử dụng những câu từ không ngắn gọn và đầy đủ ý nghĩa. Nếu bạn chỉ viết ra một loại những gạch đầu dòng với những từ gây cảm hứng thì cũng không có ý nghĩa gì với đội ngũ nhân viên của bạn. Thực tế nhân viên của bạn nhiều khi không biết rõ giá trị cốt lõi doanh nghiệp là gì.

Giá trị cốt lõi là một phần quan trọng trong nền tảng xây dựng doanh nghiệp mà đội ngũ nhân viên của bạn phải biết và hiểu rõ. Bạn đã lập ra sứ mệnh của doanh nghiệp. Bạn đã vẽ ra một bức tranh tổng thể thế giới sẽ ra sao khi sứ mệnh của bạn đã hoàn thành đúng với tầm nhìn bạn đề ra, đó chính là động lực thúc đẩy đội ngũ nhân viên của bạn đi đúng hướng bạn muốn. Nhưng họ sẽ đến đó bằng cách nào? Những quy tắc và nội quy cho con đường phía trước là gì? Điều gì làm cho họ mong muốn bật dậy khỏi giường mỗi sáng và đến văn phòng làm việc cho bạn?

Giá trị cốt lõi là giường cột trong nền tảng doanh nghiệp của bạn. Chúng là những quy tắc gắn kết với sự thành công của sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp. Giá trị cốt lõi đặt kỳ vọng và nhắc nhở nhân viên của bạn hành xử đúng đắn trong mọi tình huống. Giờ bạn đã hiểu tại sao những từ như “hợp nhất” hay “sáng tạo” không đạt được hiệu quả chưa?

Xem thêm: Giá trị cốt lõi của Doanh nghiệp là gì

Làm thế nào để tạo ra các giá trị cốt lõi

  1. Luôn bắt đầu bằng một động từ. Giá trị cốt lõi luôn bắt đầu bằng một động từ. Hãy nhớ rằng, bạn không cần phải liệt kê ra một loạt những phẩm chất tốt, mà điều bạn cần ở đây chính là những quy tắc gắn kết quy tắc ứng xử của nhân viên như thế nào trong doanh nghiệp của bạn.
    Giá trị cốt lõi phải mang tính hàng động, phải là công cụ ra quyết định. Do vậy bắt đầu câu giá trị cốt lõi bằng động từ để cho mỗi nhân viên có thể tự hỏi “Tôi đang làm điều này đúng với giá trị không?” thì họ có thể tự trả lời “có” hoặc “không”. Nếu câu hỏi là “không” thì họ phải tìm lựa chọn khác.


  2. Để nhân viên tham gia. Sứ mệnh và tầm nhìn thường là do bạn với tư cách là nhà lãnh đạo, nhà sáng lập doanh nghiệp đề ra. Tuy nhiên, bạn nên để nhân viên tham gia vào quá trình phát triển giá trị cốt lõi. Bạn hãy bắt đầu bằng cách viết ra một danh sách bạn nghĩ sẽ tốt cho văn hóa doanh nghiệp và hỏi xem nhân viên của bạn có ý kiến như thế nào.
    Đặt những câu hỏi cho họ như: “Đây có phải là điều làm cho chúng ta khác biệt không?”


  3. Câu ngắn gọn dễ nhớ. Giới hạn mỗi câu chỉ dùng vài từ. Một số khách hàng của tôi biết cách chọn những câu ngắn nhưng rất mạnh mẽ. Ngắn và Dễ nhớ = Mạnh mẽ.

  4. Không quá 10 câu. Chúng tôi gợi ý nên viết không quá 10 câu. Nhưng trên thực tế nếu bạn viết đến khoảng 5 câu là tuyệt vời nhất. Đừng lo nếu nó ngắn quá.

  5. Đánh giá lại các Giá trị. Khi bạn đã hoàn thành xong bộ giá trị cốt lõi, hãy dành chút thời gian đánh giá lại tổng thể. Liệu những giá trị này có bao gồm những khía cạnh quan trọng nhất trong tầm nhìn bạn đã đề ra cho doanh nghiệp không? Liệu những ý tưởng trong này có thực sẵn sàng để giữ chân nhân viên không?

Xem thêm8 bước xây dựng tầm nhìn vĩ đại cho Doanh nghiệp

 

Ví dụ một danh sách giá trị cốt lõi rất ngắn gọn, dễ nhớ nhưng mạnh mẽ.

10 Giá trị cốt lõi của công ty Zappos

  1. Mang đến trải nghiệm Wow thông qua dịch vụ.
  2. Ấp ủ và định hướng thay đổi
  3. Tạo niềm vui và một chút kỳ quặc
  4. Hãy phiêu lưu, sáng tạo và suy nghĩ thoáng
  5. Theo đuổi phát triển và học tập
  6. Xây dựng mối quan hệ mở và chân thành bằng giao tiếp
  7. Xây dựng một đội ngũ tích cực và tinh thần gia đình
  8. Đạt được nhiều hơn nhưng làm ít hơn
  9. Hãy đam mê và quyết đoán
  10. Hãy khiêm tốn

Xem thêm: 14 câu hỏi để xây dựng tầm nhìn cho doanh nghiệp

Lập ra được một bộ giá trị chỉ thực sự hữu ích khi những ý tưởng của nó thúc đẩy doanh nghiệp bạn và chính bạn đi tới sự thịnh vượng. Do vậy hãy đảm bảo là bạn sẽ thực hiện những điều mà thực sự hữu hiệu với bạn.

The post Xây dựng Giá trị Cốt lõi Doanh nghiệp appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
https://lyhathu.com/12313/xay-dung-gia-tri-cot-loi-doanh-nghiep/feed 1
Tầm quan trọng của Giá trị Cốt lõi https://lyhathu.com/12281/tam-quan-trong-cua-gia-tri-cot-loi https://lyhathu.com/12281/tam-quan-trong-cua-gia-tri-cot-loi#respond Sat, 21 Nov 2015 16:04:12 +0000 http://lyhathu.com/?p=12281 Bài trước tôi đã bàn về Giá trị Cốt lõi của Doanh nghiệp là gì, và có lẽ bạn cũng đã đọc đâu đó vài bài viết về các giá …

Tầm quan trọng của Giá trị Cốt lõi Khám phá tiếp

The post Tầm quan trọng của Giá trị Cốt lõi appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
Bài trước tôi đã bàn về Giá trị Cốt lõi của Doanh nghiệp là gì, và có lẽ bạn cũng đã đọc đâu đó vài bài viết về các giá trị cốt lõi và các giá trị định hướng doanh nghiệp. Bạn có thể tìm đọc thêm những cuốn sách bán chạy nhất về kinh doanh của những tác giả nổi tiếng như Jim CollinsTom Peters họ cũng thường xuyên tán thành về tầm quan trọng của các giá trị cốt lõi và về các công ty nổi bật tận dụng giá trị cốt lõi của họ để chiếm lĩnh thị trường.

tam-quan-trong-gia-tri-cot-loi

Tầm quan trọng của Giá trị Cốt lõi

Mặc dù các tác giả như Collins hay Peters đều có độ tin cậy cao, nhưng bạn vẫn lo lắng vì có chút hoài nghi về tầm quan trọng của các giá trị doanh nghiệp. Có quá nhiều những điều nhàm chán đăng trên vô số những tấm áp phích trên hàng loạt những bức tường. Có quá nhiều nhà lãnh đạo nói rất nhiều về các giá trị mà chẳng có tí động lực, cảm hứng hay tính gắn kết nào.

Nhưng đối với những doanh nghiệp đã tạo nên những giá trị mạnh mẽ một cách thành công, gắn kết được đội ngũ nhân viên của họ thì những lợi ích họ đạt được lại rất đáng kinh ngạc.

Những doanh nghiệp xác định và phát huy hiệu quả các giá trị của họ có ít vấn đề về luân chuyển nhân sự, duy trì lòng trung thành của khách hàng lâu hơn và đạt được lợi nhuận khổng lồ hơn những công ty thiếu điều này. Liệu điều này của tôi có giúp bạn quan tâm không? Tuyệt lắm, bởi vì bạn đang học bước đầu tiên nhằm xây dựng lên một doanh nghiệp thực sự xuất xắc (và nhiều lợi nhuận).

Xem thêm: Xác định tầm nhìn doanh nghiệp

Vấn đề với Giá trị Cốt lõi

Thật không may khi phần lớn những công ty hiện nay đang có những giá trị rất hay, rất tuyệt vời, nhưng chúng lại cũng rất trì trệ, vô nghĩa với biệt ngữ của doanh nghiệp. Có thể chúng được viết trên văn bản điện tử hay một nơi nào đó trong cơ sở của bạn. Thậm chí các giá trị của bạn nằm trên một tấm poster, một bức tường hay trong một vài tài liệu marketing. Và rồi chúng từ từ nằm chết ở đó –  Mờ nhạt dần vào quá khứ và đương nhiên chẳng tạo nên lợi ích cho một ai trong doanh nghiệp cả.

Vấn đề mà tôi thấy với phần lớn các giá trị doanh nghiệp là giá trị được cấu trúc theo một cách tự phá hỏng hiệu quả của họ. Và nếu không có một cấu trúc đúng đắn cho giá trị cốt lõi, thì chúng thực sự vô nghĩa và ít có ảnh hưởng tốt cho doanh nghiệp. Đây là lý do:

Những giá trị kết cấu sai lệch không định hướng ra quyết định và hành vi của nhân viên trong công việc hàng ngày. Chúng không minh chứng được bằng sự quản lý và không cảm hóa được bằng công tác lãnh đạo. Và khi các giá trị được tạo ra không đúng với mục đích, khi các giá trị không nằm ở đâu khác ngoài trên các mặt giấy, thì sẽ có một khoảng trống giữa quản lý và đội ngũ nhân viên – nhận thức của nhân viên trong doanh nghiệp chính là điều mà bộ phân quản lý không với tới được. Và nó gây ra tình trạng lãng phí cơ hội để tạo ra nền tảng vững chắc phát triển doanh nghiệp.

Xem thêm: 8 bước xây dựng tầm nhìn vĩ đại cho Doanh nghiệp

Lợi ích của việc gắn kết đội ngũ nhân viên

Là một nhà lãnh đạo, bạn có một cơ hội tuyệt vời để kiến tạo và xây dựng một môi trường làm việc tuyệt vời – nhân viên của bạn sẽ có một môi trường hoàn hảo để đến làm việc mỗi ngày, tạo hứng thú cho họ và giúp họ phát triển.

Và lợi ích của việc gắn kết nhân viên có thể biến những con số khô khan thành những con số đáng ngạc nhiên. Trong nhiều năm  nghiên cứu không ngừng nghỉ, tổ chức Gallup đã đo lường ảnh hưởng của việc gắn kết nhân viên đối với doanh nghiệp. Nghiên cứu của họ bao gồm hơn 25 triệu nhân sự trên nhiều vùng miền và nhiều ngành khác nhau.

Trong nghiên cứu của Gallup, những doanh nghiệp xếp hàng đầu trong số 25% doanh nghiệp có gắn kết nhân viên cho thấy:

  • 22 – lợi nhuận tăng 22%
  • 21 – hiệu quả tăng 21%
  • 10 – thỏa mãn khách hàng tăng 10%
  • 37 – nghỉ việc giảm 37%
  • 48 – sự vụ về an toàn lao động ít hơn 48%
  • 41 – chất lượng sản phẩm kém chất lượng ít hơn 41%

Thật đáng ngạc nhiên phải không? Và, còn một lý do rất cần thiết để xem xét một cách nghiêm túc về những giá trị cốt lõi doanh nghiệp của bạn là gì chính là tạo ra một lực lượng lao động gắn kết và một nền văn hóa phát triển mạnh mẽ.

Xem thêm: Tư duy một ông chủ hay người làm công

Những cái sai trong Giá trị Cốt lõi là gì?

Thật không may, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp bạn lại thiếu nhiều hoặc hoàn toàn không có những yếu tố chính để thực sự mạnh mẽ như:

  1. Quá khó nhớ.
  2. Không ai trong doanh nghiệp bạn có thể nhắc lại đầy đủ.
  3. Quá dài dòng.
  4. Quá nhiều giá trị cốt lõi.
  5. Không đưa vào hành động được.
  6. Đội ngũ nhân viên của bạn không mô tả được làm thế nào những giá trị này giúp định hướng họ trong hành động.
  7. Quá sáo rỗng và không độc đáo với niềm tin của doanh nghiệp
  8. Những nhà sáng lập và lãnh đạo không tâm huyết với chúng.
  9. Chúng không phải là một phần trong văn hóa doanh nghiệp.
  10. Chúng không phải là công cụ thu hút nhân tài.
  11. Không thể dùng chúng để thiết lập mục tiêu cho nhân viên và đo lường hiệu quả của họ.
  12. Chúng không phải là một phần trong những mục tiêu marketing và bán hàng của doanh nghiệp.
  13. Chúng không kết nối được với sứ mệnh và tầm nhìn doanh nghiệp.
  14. Những giá tri này không hợp nhất được với phong cách kinh doanh của bạn.
  15. Trải nghiệm khách hàng không hợp nhất với giá trị.

Giá trị cốt lõi cần phải đủ mạnh để hình thành nên văn hóa doanh nghiệp và ít nhất chúng cũng cần phải nắm bắt được 15 yếu tố quan trọng cấu thành này.

Bạn sẽ tạo ra Giá trị Cốt lõi của mình như thế nào? Hãy theo dõi bài viết tiếp theo của chúng tôi về Xây dựng Giá trị Cốt lõi Doanh nghiệp.

 

Jenny Lý Hà Thu
Chuyên gia Huấn luyện Doanh nghiệp
ActionCOACH Việt Nam, tại Hà Nội

 

The post Tầm quan trọng của Giá trị Cốt lõi appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
https://lyhathu.com/12281/tam-quan-trong-cua-gia-tri-cot-loi/feed 0
Giá trị cốt lõi của Doanh nghiệp là gì https://lyhathu.com/12276/gia-tri-cot-loi-cua-doanh-nghiep-la-gi https://lyhathu.com/12276/gia-tri-cot-loi-cua-doanh-nghiep-la-gi#comments Sat, 21 Nov 2015 14:29:59 +0000 http://lyhathu.com/?p=12276 Trong thời kinh doanh hiện đại, chúng ta liên tục nghe nói những thuật ngữ như: giá trị cốt lõi, sứ mệnh và văn hóa và chúng ta đã tích …

Giá trị cốt lõi của Doanh nghiệp là gì Khám phá tiếp

The post Giá trị cốt lõi của Doanh nghiệp là gì appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
Trong thời kinh doanh hiện đại, chúng ta liên tục nghe nói những thuật ngữ như: giá trị cốt lõi, sứ mệnhvăn hóa và chúng ta đã tích hợp những thuật ngữ này vào trong ngôn ngữ kinh doanh cùng với muôn vàn thuật ngữ khác. Nhưng giá trị cốt lõi của công ty là gì? Tại sao chúng lại quan trọng? Trong bài viết này, tôi muốn chia sẻ và thảo luận về tầm quan trọng của các giá trị cốt lõi và lý do tại sao các giá trị cốt lõi trong doanh nghiệp lại quan trọng và cần thiết đến vậy.

Giá trị cốt lõi là gì?

Giá trị cốt lõi là gì?

Trước khi bàn giá trị cốt lõi, tôi muốn bạn hiểu bản chất từ “Giá trị” là gì? Giá trị có 2 cách hiểu. Cách thứ nhất, giá trị là điều người khác công nhận và thừa nhận về một cá nhân hay tổ chức nào đó. Chẳng hạn, giá trị của một nhân sự khi làm việc được trả với mức thù lao tương đương 1000$/ tháng. Và công ty đang trả lương cho nhân sự đó theo những gì mà người đó mang lại cho tổ chức này. Mặt khác, cách hiểu thứ 2 về giá trị là điều chúng ta cần đề cập tới ở đây. Giá trị là điều bạn hay công ty của bạn cho là quan trọng. Chính điều quan trọng đó sẽ trở thành thước đo như nội quy, nguyên tắc, khuôn mẫu ứng xử của chính bạn hay của công ty bạn áp dụng lên bản thân và những người xung quanh. Trong mỗi tổ chức, chính giá trị cũng là nền tảng cho các luật chơi mà người ta thường gọi đó là giá trị văn hoá của tổ chức đó. Thông thường, doanh nghiệp bất kỳ luôn có những giá trị riêng áp dụng trong nội bộ các thành viên với nhau, có giá trị áp dụng với khách hàng, có giá trị áp dụng với nhà cung cấp… Tại ActionCOACH, chúng tôi có tới trên 10 giá trị là vì thế. Một khi bạn đã hiểu được giá trị là gì thì giá trị cốt lõi là điều rất dễ hình dung. Bản chất từ “Cốt lõi” đã nói lên ý nghĩa quan trọng. Một doanh nghiệp có thể có rất nhiều điều cần quan tâm, nhưng nguyên tắc nào là mấu chốt cần tuân thủ, thậm chí nó còn ảnh hưởng quyết định bao quát đến cả những vấn đề khác thì đó chính là “Giá trị cốt lõi”.

Giá trị cốt lõi hỗ trợ tầm nhìn, định hình văn hóa và phản ánh các giá trị của doanh nghiệp. Chúng là tinh hoa của bản sắc doanh nghiệp, bao gồm các nguyên tắc, niềm tin và các triết lý về giá trị. Nhiều doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào năng lực kỹ thuật nhưng thường quên đi mất rằng chính những năng lực tiềm ẩn đang giúp doanh nghiệp vận hành trơn tru – chính là giá trị cốt lõi. Thiết lập các giá trị cốt lõi mạnh mẽ sẽ tạo nên những lợi điểm cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.

Xem thêm: Tầm nhìn và Sứ mệnh khác nhau như thế nào?

  • Giá trị cốt lõi giúp các doanh nghiệp trong quá trình ra quyết định. Ví dụ, nếu một trong những giá trị của doanh nghiệp là chất lượng sản phẩm, khi bất kỳ sản phẩm nào không đạt chất lượng mong muốn thì sẽ tự động bị loại bỏ.
  • Giá trị cốt lõi giúp các khách hàng tiềm năng và các bạn hàng hiểu doanh nghiệp đang làm gì và nhận diện được doanh nghiệp. Đặc biệt trong thế giới đầy cạnh tranh này, khi doanh nghiệp có một tập hợp các giá trị để công bố với công chúng đương nhiên sẽ là một lợi thế trong kinh doanh.
  • Giá trị cốt lõi giờ đây trở thành một công cụ tuyển dụng và giữ chân nhân viên. Nhiều người tìm việc hiện nay đang nghiên cứu bản sắc của các doanh nghiệp trước khi họ nộp đơn xin việc và họ cũng cân nhắc liệu có nên làm cho doanh nghiệp nào có giá trị cốt lõi mà người tìm việc cho là quan trọng hay không.

Tại sao doanh nghiệp cần tìm Giá trị Cốt lõi?

Trong quá trình nghiên cứu về giá trị cốt lõi, tôi bắt gặp một bài viết “Startup Culture: Values vs. Vibe” của tác giả Chris Moody. Tác giả viết về cách phân biệt giá trị cốt lõi với cảm xúc. Vibes là nói về mặt cảm xúc của doanh nghiệp; chúng luôn vận động và phản ánh với môi trường bên ngoài. Một ví dụ ông ấy đưa ra là “Làm chăm chỉ, chơi nhiệt tình”. Đó có thực sự là một giá trị không? Giá trị cốt lõi là vô hạn và không thay đổi, chúng được duy trì trong thời hạn dài. Liệu câu nói trên có đúng trong lúc nền kinh tế suy thoái không? Câu trả lời là có lẽ không phải vậy. Một ví dụ sai lầm là tạo ra tư duy rằng chỉ duy nhất có đặc quyền thì họ mới có thể tạo ra một văn hóa công ty mạnh mẽ, thống nhất và độc đáo.

Xem thêm: 8 bước xây dựng tầm nhìn vĩ đại cho Doanh nghiệp

Bây giờ câu hỏi lớn đặt ra ở đây là: “Làm thế nào để tìm ra giá trị cốt lõi cho công ty của tôi?” Trong bài viết của tác giả Jim Collins viết về “Hợp nhất Hành động và các Giá trị”, ông đã nói rằng các giá trị của doanh nghiệp không thể được “thiết lập”, bạn chỉ có thể khám phá ra chúng. Nhiều doanh nghiệp đã sai lầm khi cóp nhặt những giá trị ở đâu đó và cố gắng nhồi nhét vào doanh nghiệp của họ. Giá trị cốt lõi không phải là loại “phù hợp cho mọi doanh nghiệp” mà cũng chẳng phải là loại “ứng dụng thực tiễn tốt” trong mọi ngành nghề kinh doanh. Thực tế, bạn có thể dùng đúng câu giá trị cốt lõi của chính đối thủ kinh doanh của bạn miễn là nó đúng với những gì doanh nghiệp bạn đang kinh doanh và phù hợp với đội ngũ nhân viên của bạn.

Xem thêm: Xác định tầm nhìn doanh nghiệp

Một số Giá trị Cốt lõi tham khảo

Chúng ta vừa thảo luận về tầm quan trọng của giá trị cốt lõi. Bạn có thể thắc mắc: vậy những giá trị cốt lõi này trông thế nào? Dưới đây là 10 giá trị cốt lõi phổ biến mà bạn có thể áp dụng cho nhiều loại hình doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau:

  1. Trách nhiệm – Nhận thức và giả định trách nhiệm đối với hành động, sản phẩm, quyết định và các chính sách. Điều đó có thể áp dụng cho cả trách nhiệm cả nhân đối với nhân viên và trách nhiệm đối với toàn doanh nghiệp nói chung.
  2. Cân bằng – Tạo một lập trường chủ động và duy trì cân bằng giữa công việc và cuộc sống mạnh khỏe cho nhân viên.
  3. Cam kết – Cam kết sản phẩm, dịch vụ tuyệt vời và các sáng kiến khác ảnh hưởng đến cuộc sống bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
  4. Cộng đồng – Đóng góp cho xã hội và thể hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp.
  5. Đa dạng – Tôn trọng sự đa dạng và cho đi những phần tốt nhất mình có. Thiết lập một chương trình vốn chủ sở hữu của nhân viên.
  6. Trao quyền – Khuyến khích nhân viên đưa ra sáng kiến và chọn những sáng kiến tốt nhất. Thông qua một môi trường bao bọc lỗi để trao quyền cho nhân viên để dẫn dắt và ra quyết định.
  7. Đổi mới – Theo đuổi những ý tưởng sáng tạo mới có khả năng thay đổi thế giới
  8. Thống nhất – Hành động với sự trung thực và danh dự mà không ảnh hưởng tới chân lý.
  9. Quyền sở hữu – Chăm sóc tốt cho doanh nghiệp và khách hàng cứ coi như họ đã là thuộc về mình.
  10. An toàn – Đảm bảo sức khỏe và an toàn của nhân viên và đi xa hơn nữa là những yêu cầu pháp lý để đem lại một môi trường làm việc không tai nạn.

Xem thêm: 14 câu hỏi để xây dựng tầm nhìn cho doanh nghiệp

The post Giá trị cốt lõi của Doanh nghiệp là gì appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
https://lyhathu.com/12276/gia-tri-cot-loi-cua-doanh-nghiep-la-gi/feed 1
Tầm nhìn và Sứ mệnh khác nhau như thế nào? https://lyhathu.com/12262/tam-nhin-va-su-menh-khac-nhau-nhu-nao https://lyhathu.com/12262/tam-nhin-va-su-menh-khac-nhau-nhu-nao#comments Mon, 16 Nov 2015 03:27:01 +0000 http://lyhathu.com/?p=12262 Tầm nhìn là gì và Sứ mệnh là gì? Các doanh nghiệp tóm lược mục tiêu và đích đến của họ vào tuyên bố tầm nhìn và sứ mệnh. Cả …

Tầm nhìn và Sứ mệnh khác nhau như thế nào? Khám phá tiếp

The post Tầm nhìn và Sứ mệnh khác nhau như thế nào? appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
tầm nhìn là gì và sứ mệnh là gì

Tầm nhìn là gì và Sứ mệnh là gì?

Các doanh nghiệp tóm lược mục tiêu và đích đến của họ vào tuyên bố tầm nhìn và sứ mệnh. Cả hai tuyên bố này đều phục vụ những mục đích chung cho doanh nghiệp nhưng chúng lại thường bị hiểu lẫn lộn với nhau. Sứ mệnh mô tả hành động doanh nghiệp cần thực hiện ra sao để đạt được Tầm nhìn. Trong khi, Tầm nhìn là những gì doanh nghiệp hoạch định ra điều mình muốn đạt được trong tương lai.

Sứ mệnh là gì?

Sứ mệnh tập trung vào hiện tại. Nó xác định rõ khách hàng, các quy trình quan trọng và nó định hướng cho bạn biết mức độ hoạt động cần triển khai.

Tầm nhìn là gì?

Tầm nhìn tập trung vào tương lai. Nó là nguồn cảm hứng và động lực. Nó thường không chỉ mô tả tương lai của doanh nghiệp mà còn mô tả tương lai của toàn ngành/ lĩnh vực doanh nghiệp đó đang kinh doanh. Nó thậm chí còn tạo ra xu thế ảnh hưởng tới sự phát triển chung của toàn xã hội.

Xem thêm: 14 câu hỏi để xây dựng tầm nhìn cho doanh nghiệp

Bảng so sánh

 Sứ mệnhTầm nhìn
Là gì?Sứ mệnh là LÀM THẾ NÀO bạn đi được đến đâu bạn muốn. Xác định mục đích và những mục tiêu chính liên quan đến nhu cầu của khách hàng và giá trị của toàn doanh nghiệp.Tầm nhìn hoạch định bạn muốn đi ĐẾN ĐÂU. Đó là mối giao thoa giữa giá trị và mục đích của doanh nghiệp.
Trả lờiNó trả lời câu hỏi “Chúng ta làm gì?, Điều gì làm chúng ta khác biệt?”Nó trả lời câu hỏi “Chúng ta nhắm mục tiêu đến đâu?”
Thời gianSứ mệnh nói về hiện tại hướng đến tương lai.Tầm nhìn nói về tương lai.
Chức năngSứ mệnh: Lập bảng danh sách những mục tiêu rộng từ đó hình thành lên doanh nghiệp. Chức năng chính của nó là hướng nội; để xác định những biện pháp thành công của doanh nghiêp và sứ mệnh được viết ra để dành cho lãnh đạo, nhân sự và những nhà cổ đông.Tầm nhìn: Lập bảng danh sách mà bạn có thể thấy bạn ở đâu trong những năm tới. Nó thúc đẩy bạn làm việc nỗ lực nhất. Nó giúp bạn hiểu tại sao bạn đang làm việc tại đây.
Thay đổiSứ mệnh có thể thay đổi, nhưng phải luôn đi sát vào giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, nhu cầu của khách hàng và tầm nhìn.Khi doanh nghiệp phát triển, bạn có thể có mong muốn thay đổi tầm nhìn. Tuy nhiên, tầm nhìn hay sứ mệnh được đề ra là để giải thích nền tảng của doanh nghiệp. Do vậy nên hạn chế thay đổi tầm nhìn.
Mục đíchChúng ta đang làm gì bây giờ? Chúng ta làm cho ai? Lợi ích là gì? Nói cách khác, Tại sao chúng ta làm, Cái gì, Cho ai và Tại sao?Chúng ta đang hướng đến đâu? Khi nào bạn muốn đạt được đích đến đó? Chúng ta muốn làm nó như thế nào?
Đặc tính và hiệu lựcMục đích và giá trị của doanh nghiệp: Khách hàng chính của doanh nghiệp là ai (những người hưởng lợi)? Trách nhiệm của doanh nghiệp với khách hàng là gì?Làm rõ sự mơ hồ. Mô tả một tương lai tươi sáng (hy vọng); biểu đạt gắn kết và ghi nhớ; mong muốn thực tiễn, có thể đạt được; gắn liền với giá trị và văn hóa doanh nghiệp.

Xem thêm: 8 bước xây dựng tầm nhìn vĩ đại cho Doanh nghiệp

Tầm nhìn và Sứ mệnh, làm cái nào trước?

Với những doanh nghiệp mới thành lập, đặt kế hoạch mới, chương trình mới để hoạch định dịch vụ của mình thì xây dựng tầm nhìn trước, vì nó sẽ dẫn dắt sứ mệnh và phần còn lại của kế hoạch chiến lược theo đó.

Với những doanh nghiệp đã thành lập thì đã có sẵn sứ mệnh, thường thì khi đó sứ mệnh sẽ dẫn dắt tầm nhìn và phần còn lại của kế hoạch chiến lược cho tương lai.

Một số ví dụ về tầm nhìn và sứ mệnh của các công ty nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới

Vinamilk

Tầm nhìn: Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người.

Sứ mệnh: Cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội

Vinamilk dùng những phẩm chất để tạo nên sứ mệnh. Nhờ mục đích đó họ các sản phầm của Vinamilk hướng tầm nhìn tới việc tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng ở Việt Nam.

Vingroup

Tầm nhìn: Vingroup định hướng phát triển thành một Tập đoàn Công nghệ – Công nghiệp – Thương mại Dịch vụ hàng đầu khu vực, không ngừng đổi mới, sáng tạo để kiến tạo hệ sinh thái các sản phẩm dịch vụ đẳng cấp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người Việt và nâng tầm vị thế của thương hiệu Việt trên trường quốc tế.

Sứ mệnh: Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người Việt

Cả hai câu nói trên của Vingroup đều rất súc tích, hướng đến đúng mục tiêu, nhưng Vingroup dường như đã lẫn lộn giữa tầm nhìn và sứ mệnh. Câu nói “Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người Việt” chính là Tầm nhìn vì nó nói về tương lai, đi ĐẾN ĐÂU. Ngược lại, câu khẳng định về Tầm nhìn của Vingoup lại chính là Sứ mệnh, vì câu này nói rõ cách LÀM THẾ NÀO để đến đích đó.

Thiên Long

Tầm nhìn: Đưa sản phẩm Thiên Long đến mọi miền đất nước và trên toàn thế giới.

Sứ mệnh: Thiên Long cam kết mang đến những sản phẩm, văn phòng phẩm, dịch vụ chất lượng tốt nhất phục vụ cho việc học tập, làm việc, sáng tạo góp phần chinh phục đỉnh cao tri thức của nhân loại.

Thiên Long đặt một câu Tầm nhìn ngắn gọn súc tích và phần Sứ mệnh rất rõ ràng. Nếu bạn vào trang web của Thiên Long, bạn sẽ thấy hiện diện rõ ở ngay trong 1 trang đầu chính là 3 phần Tầm nhìn, Sứ mệnh và Giá trị Cốt lõi. Đây là thể hiện chuyên nghiệp mà tôi thích nhất.

Techcombank

Tầm nhìn: Trở thành Ngân hàng tốt nhất và doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam

Sứ mệnh:

  • Trở thành đối tác tài chính được lựa chọn và đáng tin cậy nhất của khách hàng nhờ khả năng cung cấp đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng và dựa trên cơ sở luôn coi khách hàng làm trọng tâm.
  • Tạo dựng cho cán bộ nhân viên một môi trường làm việc tốt nhất với nhiều cơ hội để phát triển năng lực, đóng góp giá trị và tạo dựng sự nghiệp thành đạt.
  • Mang lại cho cổ đông những lợi ích hấp dẫn, lâu dài thông qua việc triển khai một chiến lược phát triển kinh doanh nhanh mạnh song song với việc áp dụng các thông lệ quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro chặt chẽ theo tiêu chuẩn quốc tế.

Techcombank có một câu Tầm nhìn cực kỳ rõ ràng và có mục tiêu trở thành số ngân hàng số 1 ở Việt Nam. Phần Sứ mệnh cũng ghi rõ các vấn đề nhưng nó lại quá dài và quá nhiều đề mục.

Google

Tầm nhìn: Cung cấp truy cập thông tin trên thế giới chỉ trong một nút nhấn

Sứ mệnh: Sứ mệnh của chúng tôi là sắp xếp thông tin của thế giới và làm cho thông tin đó trở nên hữu ích và dễ tiếp cận cho tất cả mọi người.

Google nêu rõ sứ mệnh của mình rằng sắp xếp và khả năng tiếp cận thông tin là những gì họ cung cấp. Tuyên bố về tầm nhìn của họ là về việc cải thiện khả năng tiếp cận trong tương lai, chỉ trong một cú nhấp chuột.

TED

Tầm nhìn: Chúng tôi tin tưởng vào sức mạnh của ý tưởng để thay đổi thái độ, cuộc sống và cuối cùng là thế giới.

Sứ mệnh: Truyền bá ý tưởng

Sứ mệnh của TED đối với các ý tưởng truyền bá khác nhau là một minh chứng đơn giản về cách họ phục vụ. Tầm nhìn nói về các tác động, làm thế nào truyền bá ý tưởng thay đổi trên thế giới.

Samsung

Tầm nhìn: Truyền cảm hứng cho thế giới. Sáng tạo tương lai.

Sứ mệnh: Truyền cảm hứng cho thế giới với các công nghệ, sản phẩm và thiết kế sáng tạo của chúng tôi, làm phong phú thêm cuộc sống của người dân và đóng góp cho sự thịnh vượng xã hội bằng cách tạo ra một tương lai mới.

Samsung lại trộn lẫn giữa Tầm nhìn và Sứ mệnh của mình. Tầm nhìn của họ nằm trong Sứ mệnh khi họ nói rõ cả 2 câu “Truyền cảm hứng cho thế giới” và “Sáng tạo tương lai”.

Facebook

Tầm nhìn: Mọi người sử dụng Facebook để kết nối với bạn bè và gia đình, để khám phá những gì diễn ra trên thế giới và chia sẻ và bày tỏ những gì quan trọng với họ.

Sứ mệnh: Cung cấp cho mọi người sức mạnh để xây dựng cộng đồng và đưa thế giới xích lại gần nhau hơn.

Sứ mệnh của Facebook tập trung vào cộng đồng hứa hẹn nền tảng của họ. Tầm nhìn của họ nói về lý do tại sao cộng đồng quan trọng, đan xen cách họ sẽ mang thế giới đến gần nhau hơn.

IKEA

Tầm nhìn: Mang lại cuộc sống hàng ngày tốt đẹp hơn cho mọi người

Sứ mệnh: Cung cấp một loạt các sản phẩm trang trí nội thất gia đình được thiết kế tốt với giá thấp đến mức hầu như ai cũng có thể mua được.

Sứ mệnh ở đây tập trung vào chức năng của các sản phẩm IKEA, và khả năng chi trả cho khách hàng của họ. Trong tầm nhìn, nhóm IKEA có ý thức thực sự về mục đích trong việc “tạo ra một cuộc sống hàng ngày tốt hơn”.

Tôi hy vọng với bài viết này bạn đã hiểu rõ sứ mệnh và tầm nhìn là gì?

Xem thêm: Xác định tầm nhìn doanh nghiệp

Jenny Lý Hà Thu
Nhà Huấn luyện Doanh nghiệp
Business Coaching
ActionCOACH Việt Nam, tại Hà Nội

The post Tầm nhìn và Sứ mệnh khác nhau như thế nào? appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
https://lyhathu.com/12262/tam-nhin-va-su-menh-khac-nhau-nhu-nao/feed 1
8 bước xây dựng tầm nhìn vĩ đại cho Doanh nghiệp https://lyhathu.com/12252/8-buoc-xay-dung-tam-nhin-vi-dai-cho-doanh-nghiep https://lyhathu.com/12252/8-buoc-xay-dung-tam-nhin-vi-dai-cho-doanh-nghiep#comments Sun, 15 Nov 2015 04:22:23 +0000 http://lyhathu.com/?p=12252 Doanh nghiệp khó có thể đi đến thành công nếu không có được tầm nhìn rõ ràng ngay từ đầu. Khi làm các chương trình huấn luyện doanh nghiệp, nhiều …

8 bước xây dựng tầm nhìn vĩ đại cho Doanh nghiệp Khám phá tiếp

The post 8 bước xây dựng tầm nhìn vĩ đại cho Doanh nghiệp appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
8-buoc-xay-dung-tam-nhin-vi-dai-cho-doanh-nghiep

Doanh nghiệp khó có thể đi đến thành công nếu không có được tầm nhìn rõ ràng ngay từ đầu. Khi làm các chương trình huấn luyện doanh nghiệp, nhiều chủ doanh nghiệp đã nói với tôi rằng, ước gì họ biết rõ họ sẽ đi đâu và hiểu rõ được sức mạnh của xây dựng tầm nhìn.

Tầm nhìn là gì?

Tầm nhìn chẳng phải là gì quá bí hiểm như cái tên của nó. Một tầm nhìn, đơn giản chỉ là một bức tranh về một sự thành công sẽ đạt được tại một thời điểm trong tương lai. Nó bao hàm hàng loạt những câu hỏi như trong bài viết của tôi về 14 những câu hỏi tạo nên tầm nhìn doanh nghiệp, chẳng hạn như: Doanh nghiệp trông sẽ như nào? Nó lớn ra sao? Nổi tiếng về cái gì? Tại sao mọi người lại quan tâm tới những gì chúng ta làm? Những nhân viên trong doanh nghiệp cảm thấy công việc của họ ra sao? Tôi cảm thấy thế nào với chính doanh nghiệp của mình? Vai trò của tôi trong đó là gì?… Hoàn tất quá trình xây dựng tầm nhìn, và bạn sẽ có một cái nhìn rõ ràng về kết quả của doanh nghiệp – một điều không thay đổi mỗi khi thị trường hay tâm trạng của bạn chuyển đổi.

Một tầm nhìn vĩ đại mang cảm hứng. Nó giúp bạn và mọi người trong doanh nghiệp hào hứng đến làm việc, nó tập hợp tất cả mọi người đi làm hàng ngày để xây dựng nên điều đó. Đây không chỉ là một ý nghĩ mong muốn. Một tầm nhìn phải hoàn chỉnh một cách chiến lược. Bạn phải có một cú đánh hợp lý để bước đi đến đó.

Như tại ActionCOACH, chúng tôi xây dựng tầm nhìn mỗi khi chúng tôi bắt đầu một dự án mới. Với toàn bộ công ty, chúng tôi có một tầm nhìn tổng thể. Chúng tôi cũng có tầm nhìn cho mỗi chi nhánh văn phòng trên các nước trên thế giới, chẳng hạn như tại đây, văn phòng ActionCOACH Việt Nam tại Hà Nội. Tầm nhìn cũng là điều mà mỗi huấn luyện viên hay nhân viên chúng tôi đều đọc và thực hiện mỗi lần cập nhật lại.

Để rõ ràng hơn, một tầm nhìn không phải là một kế hoạch chiến lược. Tầm nhìn chỉ cho ta thấy rõ chúng ta đang đi đâu. Còn các kế hoạch cho ta biết chúng ta đang thực sự đi đến đó như thế nào. Chúng tôi chỉ bắt đầu lập kế hoạch làm việc sau khi chúng tôi đã thỏa thuận xong về tầm nhìn. Tạo kế hoạch hành động không có tầm nhìn…? Tôi không thể hình dung ra bạn sẽ phải làm thế nào. Thử hỏi google maps chỉ đường cho bạn mà bạn không viết rõ điểm đến là đâu xem nào.

Tầm nhìn có ích rất lớn cho các doanh nghiệp. Tin tôi đi, tôi đã làm việc theo cả hai cách, nhưng sử dụng tầm nhìn như tôi mô tả bao giờ cũng đạt kết quả tốt gấp 1000 lần.

Và tin tốt cho bạn là tạo ra tầm rất dễ và thời gian bỏ ra để tạo một tầm nhìn chiến lược không mất quá 30 phút. Chắc bạn đang há hốc miệng. “Chỉ nửa giờ để viết ra tầm nhìn cho doanh nghiệp của tôi ư?” Thế còn thu thập thông tin, tư vấn các chuyên gia, tiếp cận những xu hướng mới và những chỉ số kinh tế hàng đầu thì sao? Câu hỏi hay đấy, nhưng cứ làm đi, bạn sẽ thấy bạn chẳng cần những thứ đó. Tại sao? Mặc dù chúng ta dành cả đời làm việc để giải quyết những vấn đề và những cơ hội khi thế giới trao cho chúng ta, thì việc tạo tầm nhìn lại đến từ bên trong ra. Nó chính là những gì bạn tin, những gì làm bạn hào hứng, những gì bạn thực sự muốn làm.

Xem: 6 bước quan trọng cải tiến Dịch vụ Khách hàng

8 bước để xây dựng tầm nhìn vĩ đại

BƯỚC 1 – Chọn chủ đề

Trước khi tạo tầm nhìn về bất kỳ điều gì, điều quan trọng nhất là bạn phải bắt đầu rõ ràng về việc bạn đang làm gì. Đây có phải là tầm nhìn chung cho toàn doanh nghiệp không? Hay chỉ là một tầm nhìn nhỏ trong đó? Cho hiện tại? Hay cho đến khi bạn nghỉ hưu? Chúng ta sẽ tạo tầm nhìn về tất cả những điều trên và mọi thứ ở giữa.

BƯỚC 2 – Chọn khung thời gian

Bạn dự định tầm nhìn bao xa? Không có câu trả lời nào đúng hay sai cho vấn đề này. Nhưng nhìn chung, để tạo ra tầm nhìn tốt nhất bạn hãy hướng về một tương lai đủ xa để thoát khỏi mọi vấn đề hiện tại và đủ thời gian phát triển. Phần lớn các doanh nghiệp tạo tầm nhìn trong khoảng thời gian từ 2-10 năm, nhưng tầm nhìn 5  năm là khoảng thời gian thích hợp nhất.

Xem: Dịch vụ Khách hàng, bước đi mới của doanh nghiệp

BƯỚC 3 – Lập danh sách các thành tích

Hãy nghĩ về những công việc bạn đang làm, và viết một bảng danh sách những thành tựu tích cực đã đạt được phù hợp với công việc hiện tại. Bạn có thể ghi những đóng góp chi tiết mà bạn và các đồng sự đã đạt thành công trong quá khứ, hay những kỹ năng, những kỹ thuật, những nguồn lực có thể dùng để đặt nền tảng cho tầm nhìn của bạn. Bất kỳ điều gì bạn nghĩ ra trong đầu đều tốt. Đừng căng thẳng quá. Chỉ mất không quá 10 phút thôi. Ý tưởng ở đây là tạo ra một nền tảng năng lượng tích cực và những kinh nghiệm quý giá mà bạn có thể dùng để xây dựng lên thành công tương lai. Những nhà lãnh đạo càng tích cực, thì càng đạt được tầm nhìn vĩ đại.

Xem: Những người thành công ra quyết định sáng suốt như nào

BƯỚC 4 – Soạn bản nháp đầu tiên

Viết tầm nhìn thì rất quan trọng, nhưng đừng đặt nó quá nặng. Theo kinh nghiệm của tôi, lượng thời gian bạn dùng để soạn thảo bản nháp không liên quan đến chất lượng tầm nhìn. Có người lập luận rằng, càng bỏ nhiều thời gian ra thì chất lượng bản nháp càng tốt chứ. Nhưng bạn thử nghĩ lại xem, nếu dành quá nhiều thời gian viết một bản nháp dài thường không có được những tầm nhìn đầy cảm hứng và sáng tạo.

Bạn có thể soạn thảo tầm nhìn theo cách của bạn – theo gạch đầu dòng, viết tay, hay trên máy tính. Có người thích vẽ ra tầm nhìn rồi giải thích những gì họ vẽ. Nhưng bạn phải nhớ viết chữ thật to “BẢN NHÁP” lên trang giấy. Chúng tôi nhận thấy rằng, khi bạn viết chữ đó lên đầu trang giấy, bạn sẽ thoải mái viết các ý tưởng hơn, vì nếu không có, mọi người thường cho rằng đây là bản cuối cùng và thường có xu hướng viết hơi cứng nhắc.

Xem thêm: Tầm nhìn và Sứ mệnh khác nhau như nào

Trước khi bạn viết, tôi có một số gợi ý hay dành cho bạn. Nếu bạn làm theo thì bạn sẽ làm tốt hơn:

  • Một tầm nhìn vĩ đại. Chúng ta đang viết một tầm nhìn vĩ đại cho doanh nghiệp của mình, do vậy bạn phải nghĩ về một điều gì đó thật vĩ đại. Ví dụ như: Đội tuyển bóng đá Việt Nam đoạt cúp vô địch Đông Nam Á, kinh tế Việt Nam phát triển vượt Singapore, hay đại loại như doanh nghiệp của bạn 5 năm tới sẽ vượt Mobifone về doanh số… Bạn nghĩ về những điều to lớn nhưng cụ thể, rất đang sợ nhưng cũng rất thú vị. Điều đó sẽ giúp bạn có các ý tưởng vĩ đại.
  • Bước chân vào tương lai. Tôi đã làm việc với rất nhiều doanh nghiệp để viết tầm nhìn, cách tốt nhất là bạn đặt mình vào tương lai mà bạn đang hướng tới. Nghe có vẻ hơi lạ nhưng thực sự rất hiệu quả. Đừng viết theo kiểu tầm nhìn sẽ xảy ra, hãy viết theo cách tầm nhìn đã xảy ra.
  • Viết thật nhanh. Bạn hãy tìm chỗ nào đó yên tĩnh, thoải mái, thoáng khí và bắt đầu ngồi viết. Bạn cứ viết những gì bạn nghĩ ra thật nhanh, không chỉnh sửa lại, chỉ mất khoảng 5-10 phút.  Thể hiện đam mê cho từng ý tưởng.

Xem: 3 nhân tố chính giúp lập kế hoạch kinh doanh thành công

BƯỚC 5 – Xem lại và soạn thảo lại

Khi bạn soạn xong, hãy đọc và xem xét lại bản nháp từ đầu tới cuối. Đừng xóa phần nào. Theo kinh nghiệm của tôi, 80% những gì bạn viết ngay từ bản nháp đầu tiên là rất đúng. Bạn có rất nhiều thời gian để chỉnh sửa nội dung, câu chữ. Luôn đặt các câu hỏi trong đầu như “Tầm nhìn này nghe có gây cảm hứng không?”, “Có hứng khởi gì khi đọc nó không?”

Bạn viết thông điệp càng nhiều chi tiết càng tốt – nó giúp cho tầm nhìn của bạn thực tế hơn. Đừng bao giờ dùng những câu mơ hồ như “Chúng ta sẽ thành công ty lớn trên thị trường”, thay vào đó, bạn hãy sử dụng những con số thực sự có ý nghĩa. Vậy những con số tài chính nào nói lên thành công dành cho bạn? Mức doanh số? Lương? Các khoản đầu tư?…

Xem: 3 cách phổ biến đo lường mức độ thành công trong kinh doanh

BƯỚC 6A, 6B, 6C – Viết lại các bản nháp

Nếu bạn muốn, bạn có thể thực hiện bước này và viết lại các bản nháp thứ hai hoặc hơn. Nhưng bạn cần phải tập hợp đủ thông tin và bước sang bước 7. Nhớ rằng sẽ không có bản nháp 6D. Nếu có thì D phải nghĩa là “Đạt”. Nghĩa là xong việc. Nếu bạn định làm bản 6D, thì tôi nghĩ bạn sẽ viện ra lý do “Tôi đã tập trung viết tầm nhìn vài năm nay rồi mà chưa xong…”

Xem: Tăng hiệu quả bán hàng – Một số chiến lược hữu ích

BƯỚC 7 – Nhờ giúp đỡ

Đây là lúc bạn cần tìm người bạn thực sự tin tưởng và tôn trọng. Người phù hợp nhất trong lúc này chính là nhà huấn luyện doanh nghiệp của bạn – người có kinh nghiệm, thấu hiểu và có chuyên môn giúp bạn.

Khi tôi mới lần đầu học cách viết tầm nhìn, tôi thường hỏi những người có chuyên môn cho tôi biết quan điểm của họ là gì (đôi khi, tôi giải thích tại sao tôi đặt ra tầm nhìn này nếu như họ không hiểu rõ ý tưởng của tôi). Vậy thôi. Bạn hãy tin tưởng nhà huấn luyện thoải mái đưa ra ra quan điểm phần nào làm họ thích thú nhất, phần nào họ cảm thấy không yên tâm, hay đại loại vậy.

Xem: Dịch vụ khách hàng – Vũ khí cạnh tranh của Doanh nghiệp

BƯỚC 8 – Chia sẻ tầm nhìn

Cuối cùng, đây là lúc bạn chia sẻ tầm nhìn với những người mà bạn đang làm việc cùng. Khi đưa tầm nhìn của bạn ra cho toàn thể doanh nghiệp, mọi người sẽ hỏi làm thế nào bạn đạt được tầm nhìn này. Họ sẽ hỏi bạn câu hỏi “Thế nào”. Nhưng thực tế, tầm nhìn là tập trung vào câu hỏi “Cái gì”. Vào thời điểm này, nếu bạn không biết làm thế nào để đi được đến đó, cũng chẳng sao. Sau này cùng với nhà huấn luyện, bạn sẽ hình dung ra “Làm thế nào”.

Chúc bạn thành công!

 


Jenny Lý Hà Thu

CEO
ActionCOACH Lotus
ActionCOACH Khu vực Đông Nam Á
Tel: 083 345 3888

The post 8 bước xây dựng tầm nhìn vĩ đại cho Doanh nghiệp appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
https://lyhathu.com/12252/8-buoc-xay-dung-tam-nhin-vi-dai-cho-doanh-nghiep/feed 2
14 câu hỏi để xây dựng tầm nhìn cho doanh nghiệp https://lyhathu.com/12240/14-cau-hoi-de-xay-dung-tam-nhin-doanh-nghiep https://lyhathu.com/12240/14-cau-hoi-de-xay-dung-tam-nhin-doanh-nghiep#respond Sat, 14 Nov 2015 02:14:20 +0000 http://lyhathu.com/?p=12240 Trong bài viết trước tôi đã thảo luận về việc xác định tầm nhìn doanh nghiệp, bài này tôi sẽ giúp các bạn các ý tưởng để viết ra tầm …

14 câu hỏi để xây dựng tầm nhìn cho doanh nghiệp Khám phá tiếp

The post 14 câu hỏi để xây dựng tầm nhìn cho doanh nghiệp appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
14 câu hỏi tạo nên tầm nhìn doanh nghiệp

Trong bài viết trước tôi đã thảo luận về việc xác định tầm nhìn doanh nghiệp, bài này tôi sẽ giúp các bạn các ý tưởng để viết ra tầm nhìn cho doanh nghiệp của mình bằng một bộ các câu hỏi. Đây là một bộ câu hỏi khá hoàn chỉnh để giúp doanh nghiệp tự nghiên cứu và tạo ra tầm nhìn của mình. Nếu bạn muốn bộ câu hỏi hoàn chỉnh hơn nữa và sử dụng các công cụ đo lường tính khả thi của tầm nhìn thì hãy làm việc với nhà huấn luyện doanh nghiệp Lý Hà Thu.

Trước hết, bạn hãy hình dung một tương lai 3 hoặc 5 hoặc 10 năm tới, mà ở đó thị trường đang phát triển rất mạnh mẽ, doanh nghiệp của bạn đang phát triển thịnh vượng và đang cung cấp các sản phẩm dịch vụ hoàn hảo cho khách hàng. Vậy tương lai đó của bạn là gì, hãy trả lời những câu hỏi dưới đây:

Xem thêm: Tầm nhìn và Sứ mệnh khác nhau như nào

  1. Doanh nghiệp của bạn lớn như thế nào?
  2. Bạn sẽ dùng những nhân tố nào để đo lường thành công của bạn (càng chi tiết càng tốt)
    • Xếp hạng tương đối trong lĩnh vực của bạn
    • Thành công tài chính cho doanh nghiệp
    • Thành công tài chính cho cá nhân
    • Chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ
    • Đóng góp cho xã hội
  3. Những dòng sản phẩm hoặc dịch vụ quan trọng nhất là gì?
  4. Những sản phẩm hay dịch vụ nào bạn từ chối cung cấp
  5. Mô tả trải nghiệm mua hàng tại nơi bạn kinh doanh diễn ra như thế nào. Điều gì làm cho khách hàng trải nghiệm mua hàng một cách độc nhất.
  6. Khách hàng của bạn là ai? Bạn tìm họ như thế nào?
  7. Nếu bạn yêu cầu khách hàng liệt kê ra ba điều đáng giá nhất về doanh nghiệp của bạn, thì bạn nghĩ họ sẽ viết ra ba điều gì?
  8. Bạn mô tả phong cách quản lý của bạn như thế nào? (Chia sẻ quản lý? Từ trên xuống? Mô hình gia đình?)
  9. Bạn sẽ thuê loại người có tính cách như nào làm quản lý?
  10. Quan hệ của bạn với các nhân viên là gì? Họ nói gì về công việc của họ?
  11. Bạn làm gì hàng ngày? Bạn làm bao nhiêu việc?
  12. Cộng đồng đánh giá doanh nghiệp bạn như thế nào?
  13. Những nhà cung cấp nói gì về bạn?
  14. Các chuyên gia trong cùng lĩnh vực nói gì về bạn?

Xem: 6 bước quan trọng cải tiến Dịch vụ Khách hàng

Để đảm bảo rằng tầm nhìn được viết ra hợp lý, bạn phải tạo ra một tầm nhìn đi sát với sứ mệnh của doanh nghiệp. Ngoài ra, tầm nhìn phải đo lường được bằng các công cụ mà bạn dự định sử dụng. Với tầm nhìn 3 năm hay 5 năm thì đạt được khá dễ dàng. Nhưng chúng ta nên cân nhắc liệu có nên viết ra tầm nhìn dài tới 10 năm không. Vì sao? Vì chúng ta không dễ để có thể hình dung ra chúng ta có thể đạt được một mục tiêu nào đó trong 10 năm tới. Nếu tầm nhìn đó quá xa vời và khó đo lường thì cần phải cân nhắc lại. Thay vào đó bạn nên ưu tiên vào đầu tư, bao gồm cả đầu tư trong học tập đào tạo và đi sâu vào tầm nhìn tương lai mà doanh nghiệp bạn có thể đạt được. Tầm nhìn phải nói rõ định hướng và thiết lập những mục tiêu ưu tiên. Tầm nhìn không nên cứng nhắc, không đổi được. Khi doanh nghiệp phát triển rút kinh nghiệm có thể thay đổi, thích ứng và phản ánh những kinh nghiệm đó vào tầm nhìn. Đó là lý do tại sao việc đặt ra giả thiết lại quan trọng đến vậy. Mỗi giả thiết tình huống đòi hỏi áp dụng những chiến thuật và chiến lược khác nhau.

Xem: 17 tuần và 7 cam kết của ActionCOACH

Để bạn lập được một tầm nhìn chuẩn mực cho doanh nghiệp của mình, hãy xem tiếp bài viết của tôi trong loạt bài về tầm nhìn: 8 bước để tạo ra một tầm nhìn vĩ đại.

 

The post 14 câu hỏi để xây dựng tầm nhìn cho doanh nghiệp appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
https://lyhathu.com/12240/14-cau-hoi-de-xay-dung-tam-nhin-doanh-nghiep/feed 0
Xác định tầm nhìn doanh nghiệp https://lyhathu.com/12234/xac-dinh-tam-nhin-doanh-nghiep https://lyhathu.com/12234/xac-dinh-tam-nhin-doanh-nghiep#comments Fri, 13 Nov 2015 04:06:26 +0000 http://lyhathu.com/?p=12234 Nhiều tổ chức doanh nghiệp vẫn đang lẫn lộn giữa sứ mệnh và tầm nhìn. Sứ mệnh nói rõ bạn là ai, bạn đang làm gì bây giờ. Sứ mệnh …

Xác định tầm nhìn doanh nghiệp Khám phá tiếp

The post Xác định tầm nhìn doanh nghiệp appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
Xác định tầm nhìn doanh nghiệp

Nhiều tổ chức doanh nghiệp vẫn đang lẫn lộn giữa sứ mệnh tầm nhìn. Sứ mệnh nói rõ bạn là ai, bạn đang làm gì bây giờ. Sứ mệnh gần như không đổi. Còn tầm nhìn là định hướng tương lai, nó phải linh hoạt, định hướng đổi mới và cải tiến liên tục.

Tầm nhìn khác sứ mệnh như nào?

Tôi đang làm việc với một khách hàng về tầm nhìn cho công ty của họ. Tôi nhận thấy rằng có nhiều nhà lãnh đạo vẫn cảm thấy khó khăn khi phân biệt tầm nhìn với sứ mệnh, không phải là vấn đề từ ngữ, mà là về khái niệm.

Sứ mệnh là một câu khẳng định tại sao tổ chức doanh nghiệp tồn tại. Nó phải ngắn gọn và rõ ràng. Thậm chí nhiều doanh nghiệp lớn cũng gặp phải vấn đề giữa tầm nhìn và sứ mệnh.

Hãy lấy ví dụ của Công ty Walt Disney. Trước đây, họ sử dụng một câu sứ mệnh rất rõ ràng “Làm cho mọi người vui vẻ” (Make People Happy).

Nó không nói rõ là làm mọi người vui vẻ thông qua phim hoạt hình, hay công viên giải trí hay những trải nghiệm tương tác khác. Những thứ đó chỉ là đi vào chi tiết. Quan trọng sứ mệnh vẫn là “làm cho mọi người vui vẻ“.

Còn hiện nay sứ mệnh của Disney đã đổi thành: “Trở thành một nhà sản xuất và nhà cung cấp dịch vụ giải trí và thông tin hàng đầu thế giới. Sử dụng danh mục đầu tư về thương hiệu để phân biệt các nội dung, dịch vụ và sản phẩm tiêu dùng của chúng tôi, chúng tôi tìm cách phát triển các trải nghiệm giải trí sáng tạo nhất, có lợi nhuận nhất và các sản phẩm liên quan trên thế giới

Rõ ràng là Disney đã thuê một nhà hoạch định chiến lược giúp họ viết câu sứ mệnh này để phù hợp với sự mong đợi của những nhà đầu tư cấp cao ở phố Wall. Tôi không nghĩ rằng tuyên bố hiện nay của Disney có thể làm gì để thúc đẩy sứ mệnh của họ. Trên thực tế, tôi nghĩ nó còn bị giảm đi, bởi vì bạn sẽ phải hình dung xem những từ như “phân biệt” có nghĩa là gì. Có thể họ có nhiều chiến lược hơn, nghe có vẻ mang tính kinh doanh hơn, nhưng liệu họ thực sự còn làm cho mọi người vui vẻ? “Làm cho mọi người vui vẻ” sẽ lôi kéo mọi người quay trở lại, chứ không như “một trải nghiệm giải trí sáng tạo và lợi nhuận hơn”. Điều đó rõ ràng rằng câu sứ mệnh mới này định hướng vào đầu tư hơn là vào con người.

Xem: 3 nhân tố chính giúp lập kế hoạch kinh doanh thành công

Xác định tầm nhìn như thế nào?

Giờ ta trở lại với tầm nhìn. Một tầm nhìn không phải là một sứ mệnh. Một tầm nhìn là một tổng thể các ý tưởng mô tả trạng thái tương lai. Tầm nhìn phải mang đến cảm giác khát vọng, trải dài sự tưởng tượng. Chúng phải mô tả trạng thái của tổ chức doanh nghiệp, xuyên suốt mọi chức năng, không quá ngắn gọn. Mỗi bộ phận trong doanh nghiệp có thể có những tầm nhìn khác nhau.

Tôi thường huấn luyện cho các khách hàng nghĩ về các thuộc tính của tầm nhìn, sau đó nghĩ đến khả năng đáp ứng những thuộc tính này. Tiếp theo tôi hỏi họ cân nhắc làm thế nào để đo lường sự tiến bộ thông qua cả hai các công cụ đo lường và lộ trình (một bản vẽ con đường dẫn từ hiện tại tới mục tiêu).

Ở cấp tầm nhìn rộng, thì tổ chức không cần phải cố gắng đo lường sự tiến bộ. Một câu tầm nhìn không nhất thiết phải chuyển đổi thành một sứ mệnh tương lai.

Xem: Doanh nghiệp là một sản phẩm

Bây giờ tôi quay lại sứ mệnh đơn giản ban đầu của Disney. “Làm mọi người vui vẻ” không thay đổi (chỉ trừ khi có mua bán và hợp nhất buộc bạn phải thuê nhà tư vấn giúp viết lên những từ to tát để đưa vào miệng tập thể của hội đồng quản trị). Nhưng chúng ta cứ coi rằng Disney vẫn muốn làm mọi người vui vẻ.

Tầm nhìn của họ có thể bao gồm:

  • Dẫn đầu trong ngành cung cấp các dịch vụ giải trí.
  • Là kênh hàng đầu về thông tin và thể thao.

Cả hai câu tầm nhìn này không giống nhau, nhưng vì Disney là một công ty đa lĩnh vực. Cái đúng ở đây là đưa ra những tầm nhìn hợp nhất giữa các bộ phận kinh doanh. Và vì tầm nhìn là đi vào chi tiết hơn, nó nên bao gồm cả những yếu tố có thể đo lường được.

Với những mục đầu tiên, chúng nên sẽ bao gồm các công viên giải trí, khách sạn, trình diễn tuyết, phim, trò chơi video, và vô số thứ khác. Mỗi thứ này sẽ bao hàm một tập hợp các khả năng và các biện pháp đo lường tiến bộ (số lượng và chất lượng).

Xem: Các Công cụ và Chiến lược của ActionCOACH Việt Nam

Tầm nhìn của doanh nghiệp dẫn đầu

Có nhà lãnh đạo khi viết tầm nhìn có hỏi tôi một câu hỏi rất hay: “Đó không phải là một tầm nhìn, chúng tôi hiện đang là người dẫn đầu trong lĩnh vực này hàng nhiều năm nay rồi.”

Đương nhiên rồi, bạn đang là người dẫn đầu, nhưng nếu bạn muốn, bạn có nên khẳng định lại nó là một phần trong tầm nhìn của bạn không? Một tầm nhìn không nhất thiết chỉ nói về phát triển, mà còn nói về duy trì. Nếu tầm nhìn không bao gồm “dẫn đầu trong ngành cung cấp các dịch vụ giải trí”, vậy ý nghĩa của những hoạt động kinh doanh này là gì? Có một trạng thái tương lai nào tốt hơn là người dẫn đầu không? Liệu chúng ta có từ bỏ hay không đầu tư và ngành kinh doanh này không?

Trên thực tế, đã có lúc Disney bị mất linh hồn tập thể vào đầu những năm 1980 khi văn phòng chia sẻ bị thu nhỏ lại hơn 4% và nó từ chối bộ phim như Raiders of the Lost Ark and và phim ET, và nó trở thành mục tiêu của những kẻ cướp giật đầu tư. Những công viên giải trí trở thành bất động sản và những bộ phim của họ tẻ nhạt. Quản lý yếu kém phản ảnh hiểu biết kém về tầm nhìn và sứ mệnh. Những con người vui vẻ không còn là sân khấu trung tâm.

Bất kỳ tầm nhìn nào giữ nguyên cả thập kỷ sẽ không còn là tầm nhìn. Nên sử dụng tầm nhìn mỗi khi đưa ra quyết định đầu tư hay không đầu tư, và khi đó những thành phần của tầm nhìn sẽ không còn hiệu lực, hoặc khi thế giới đem đến những cơ hội mới, thì tầm nhìn cũng phải được cập nhật lại. Tầm nhìn là một quá trình, không phải một kết quả. Bạn phải chia sẻ tầm nhìn với mọi nhân viên, nhưng khi chia sẻ cũng phải báo trước là nó sẽ được cập nhật thường xuyên và luôn yêu cầu nhân viên rằng: “Vui lòng hãy chia sẻ cảm nghĩ của bạn, bởi vì chúng ta luôn mở rộng đón chào những cánh nhìn mới và những hướng đi mới để nghĩ về tương lai chúng ta”. Cách tiếp cận này không chỉ làm cho tầm nhìn có ý nghĩa và mạnh mẽ hơn, mà nó sẽ làm cho tổ chức hành xử như một nơi luôn học hỏi, và điểu đó có thể chỉ là một phần của tầm nhìn.

Xem: Những người thành công ra quyết định sáng suốt như nào

Trong bài viết tiếp theo, tôi sẽ giúp các bạn viết tầm nhìn cho doanh nghiệp bằng 14 câu hỏi để xây dựng tầm nhìn doanh nghiệp và 8 bước để tạo nên một tầm nhìn vĩ đại.

The post Xác định tầm nhìn doanh nghiệp appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
https://lyhathu.com/12234/xac-dinh-tam-nhin-doanh-nghiep/feed 1