Đọc sách – Jenny LYHATHU https://lyhathu.com Business Coaching Sun, 02 Aug 2020 02:54:22 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.1.1 https://lyhathu.com/wp-content/uploads/2020/04/favicon.png Đọc sách – Jenny LYHATHU https://lyhathu.com 32 32 5 Giai đoạn Suy thoái trong vòng đời của Doanh nghiệp https://lyhathu.com/15308/5-giai-doan-suy-thoai-trong-vong-doi-cua-doanh-nghiep https://lyhathu.com/15308/5-giai-doan-suy-thoai-trong-vong-doi-cua-doanh-nghiep#respond Sat, 25 Apr 2020 08:14:53 +0000 https://lyhathu.com/?p=15308 5 Giai đoạn Suy thoái là một khái niệm được giới thiệu xuyên suốt trong cuốn sách How the Mighty Fall (Thất bại của người khổng lồ). Mọi doanh nghiệp …

5 Giai đoạn Suy thoái trong vòng đời của Doanh nghiệp Khám phá tiếp

The post 5 Giai đoạn Suy thoái trong vòng đời của Doanh nghiệp appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
5 Giai đoạn Suy thoái là một khái niệm được giới thiệu xuyên suốt trong cuốn sách How the Mighty Fall (Thất bại của người khổng lồ). Mọi doanh nghiệp đều có thể bị sụp đổ trong một số thời điểm lịch sử của nó, cho dù lớn đến đâu. Nhưng câu hỏi quan trọng là làm sao bạn biết nếu bạn đang ở bên bờ vực của sự suy thoái, và làm thế nào bạn có thể xoay chuyển mọi thứ xung quanh?

5 giai đoạn suy thoái

Qua 4 năm nghiên cứu, Jim Collins phát hiện ra rằng hầu hết các công ty lớn đều trải qua 5 giai đoạn suy thoái, có thể phát hiện sớm và tránh được. Các tổ chức có thể bị bệnh ở bên trong và vẫn trông mạnh mẽ ở bên ngoài; suy thoái có thể lén theo bạn, và sau đó, dường như đột ngột bạn gặp rắc rối. Nghiên cứu của Jim Collins dựa trên sự tương phản, những thứ tuyệt vời trở nên trái ngược và luôn tự hỏi “Khác biệt ở chỗ nào?”

Tôi muốn lật ngược vấn đề, tò mò tìm hiểu sự suy thoái và sụp đổ của các công ty vĩ đại. Tôi nói đùa với đồng nghiệp rằng: “Chúng ta đang quay sang góc tối của vấn đề”

Jim Collins

Jim Collins nổi tiếng với các cuốn sách như: Từ tốt đến vĩ đại, Nỗ lực không ngừng, Xây dựng để trường tồn, Vĩ đại do lựa chọn… Tất cả các cuốn sách trên của ông đều hướng tới sự vĩ đại, tuyệt vời hay thành công. Nhưng đây là cái nhìn khác của Collins.

Jim Collins chia sẻ phương pháp nghiên cứu dẫn đến việc lựa chọn 11 công ty chứng minh hiện tượng tăng giảm: Công ty trà Great Alantic and Pacific (A & P), Addressograph, Đại siêu thị Ames, Bank of America, Circuit City, Hewlett-Packard ( HP), Merck, Motorola, Rubber Groom, Scott Paper và Zenith. Chúng ta cùng xem 5 giai đoạn suy thoái ông đề cập là gì.

5 giai đoạn suy thoái
Biểu đồ cổ phiếu của BlackBerry

5 Giai đoạn Suy thoái

1. Ngủ quên trên chiến thắng

Phần đầu cuốn sách đề cập đến niềm kiêu hãnh hoặc sự kiêu ngạo quá. Giai đoạn 1 bắt đầu khi trở nên quá tự tin về thành công của mình và quên đi mất nền tảng tạo nên sự thành công của họ là gì (đọc từ Tốt đến vĩ đại về 6 thành phần của sự vĩ đại và khái niệm bánh đà). Và bạn bắt đầu luôn đề cao quyền được hưởng thành quả đó, dần dần mất đi sự khao khát học tập, bị phân tâm bởi các lĩnh vực không cốt lõi và nhầm lẫn giữa câu hỏi Tại sao và câu hỏi Cái gì.

Điều quan trọng ở đây chính là bạn phải khiêm tốn, tập trung vào đam mê và tài năng của bạn đã đưa bạn đến câu hỏi “Tại sao Công ty của tôi tồn tại”?

2. Theo đuổi nhiều lĩnh vực hơn một cách vô kỷ luật

Sự kiêu hãnh từ Giai đoạn 1 khiến công ty phải cố gắng quá mức, nhảy vào những lĩnh vực không phải thế mạnh, hoặc theo đuổi sự phát triển mà họ có trong tay nguồn lực tài nguyên và con người rất hạn chế. Họ bị ám ảnh bởi sự phát triển (đến mức mất sự tập trung và kỷ luật), và khiến cho ngày càng nhiều lỗi nghiêm trọng tăng nhanh hơn. Họ không kịp tìm nguồn nhân sự cải thiện vấn đề hoặc không thể tìm được người lãnh đạo kế vị.

Điều quan trọng phải làm ở giai đoạn này là tái tập trung vào những điều tạo nên giá trị tốt nhất cho khách hàng của mình. Quay trở lại câu hỏi “Công ty tôi đã giải quyết nỗi đau của khách hàng tốt như thế nào?

3. Từ chối rủi ro và nguy hiểm.

Ở giai đoạn này, công ty vẫn kinh doanh có kết quả, nhưng ngày càng có nhiều dấu hiệu nguy hiểm. Thật không may, các nhà lãnh đạo xem dữ liệu qua lăng kính màu hồng và xem nhẹ các mối đe dọa. Các nhà lãnh đạo chỉ xem những mặt tích cực, lờ đi những mặt tiêu cực, chỉ thích đọc những dữ liệu mơ hồ, và coi các vấn đề xảy ra chỉ là các yếu tố bên ngoài.

Điểm mấu chốt của giai đoạn này là khi có dấu hiệu suy thoái, cần phải nhìn nhận thực tại, thừa nhận nguy hiểm rủi ro và đưa ra những quyết sách cứng rắn, có thể là rất đau đớn.

4. Chết đuối đi tìm cọc.

Ở giai đoạn này, suy thoái trở nên trầm trọng và rõ ràng. Nhưng, cái chết vẫn chưa xảy ra. Phản ứng của các nhà lãnh đạo thời điểm này xác định xem là nên tiếp tục duy trì hay phá sản. Họ sẽ hoảng loạn và tìm kiếm phao cứu sinh. Cố gắng nỗ lực sửa chữa các vấn đề phát triển. Ví dụ như tìm kiếm CEO mới, thu hút thêm vốn, tạo ra sản phẩm mới, hay phần mềm mới nhưng chưa được kiểm chứng… Nhưng các bước thay đổi mang tính cách mạng có thể liên tục gặp sai lầm khi hoảng loạn và sẽ đẩy nhanh sang giai đoạn 5.

Hồi sinh chỉ có thể trở lại với các nguyên tắc cơ bản, tức là tổ chức phải nỗ lực xây dựng lại và củng cố bánh đà một lần nữa, từng bước một. Collins nói rằng không phải vì công ty không nỗ lực hồi sinh mà chính vì công ty liên tục không nhất quán làm đúng theo tiêu chí ban đầu của mình đã dần dẫn tới căn bệnh mãn tính.

5. Đầu hàng cái chết

Khi công ty càng sống lay lắt trong giai đoạn 4 càng lâu và lãnh đạo càng cố gắng tìm kiếm cái phép mầu giải quyết vấn đề, thì sự suy thoái đến càng nhanh. Cuối cùng, nguồn tài chính cạn kiệt và mọi người hụt hơi. Collins gọi giai đoạn này “Đầu hàng cái chết”. Tại thời điểm này, thường có 2 con đường mà công ty có thể lựa chọn:

  • 1. từ bỏ và bán công ty, hoặc
  • 2. tiếp tục sống lay lắt cho đến khi cạn kiệt các lựa chọn của mình.

Ví dụ về Yahoo trong 5 giai đoạn suy thoái

Đọc cuốn sách của Jim Collins về 5 giai đoạn suy thoái này làm tôi nhớ lại câu chuyện của Yahoo, tôi xin kể lại vắn tắt như sau:

sự sụp đổ của yahoo

Vào đầu những năm 2000, Yahoo vẫn là công ty dẫn đầu về công nghệ, email, và tìm kiếm trên toàn thế giới. Hầu hết mọi người đều dùng email đuôi @yahoo.com, dùng blog của yahoo, messenger nổi tiếng của Yahoo thời bấy giờ. Tôi cũng là một người dùng lâu năm của Yahoo từ năm 2000, và đến giờ email của tôi vẫn còn. Yahoo luôn cho rằng mình là một nền tảng cực lớn và không thể bị đánh bại. – Ngủ quên trên chiến thắng

Yahoo vẫn luôn bối rối xác định mình là công ty công nghệ hay công ty truyền thông và quảng cáo. Không những thế việc luôn bị ám ảnh bởi lợi nhuận thu về lúc ban đầu, đã khiến Yahoo bỏ qua việc phát triển những công nghệ liên quan đến mình dẫn đến sự tụt hậu so với các mạng xã hội khác sau đó và dần dần sụp đổ. – Theo đuổi nhiều mục đích ngoài tầm với một cách vô kỷ luật.

Năm 1997, Google từng đề nghị bán cho Yahoo với giá 1 triệu USD. Khi đó nền tảng tìm kiếm của Google mới hình thành, nhưng lại tiện ích hơn hẳn Yahoo Search. 5 năm sau Yahoo lại từ chối mua Google một lần nữa với giá 3 tỷ USD. Mặc dù thời đó, thị trường đánh giá Google có giá trị lên tới 5 tỷ USD. – Không thừa nhận thực tại và từ chối rủi ro và để Google vượt qua sau đó.

Thông tin ngoài lề cho bạn, trước khi suy thoái do dịch Covid-19, trị giá của công ty Alphabet, công ty mẹ của Google bấy giờ đã là hơn 1000 tỷ USD.

Năm 2012, Yahoo thuê Marisa Meyer làm CEO để vực dậy kinh doanh bết bát của mình. Nhưng qua 3 năm liền, Meyer vẫn không thể làm gì để cứu Yahoo khỏi con đường xuống dốc không phanh. Năm 2013, Meyer mua lại Tumblr với giá 900 triệu USD nhằm tạo nên một mạng xã hội cạnh tranh với Facebook và Google +. Nhưng ngay khi mua lại Tumblr, Yahoo đã cài quảng cáo quá mức vào các trang của người dùng gây nên sự phẫn nộ và dần dần nền tảng này chết yểu. – Chết đuối đi tìm cọc.

Năm 2017, Yahoo buộc phải tự bán mình cho Verizon với giá 4,8 tỷ USD. Mặc dù năm 2008, Microsoft từng đề nghị mua lại với giá 44 tỷ USD, nhưng Yahoo lại từ chối vì nghĩ rằng mình có giá cao hơn thế nhiều. – Đầu hàng cái chết.

Tất cả các công ty lớn vấp ngã tại một số điểm như bài viết của tôi về Cách thoát khỏi suy thoái của Apple, hoặc những công ty lớn khác như: IBM, Nordstrom, Disney, Boeing, HP, Merck.

Khi nào bạn nên đọc 5 giai đoạn suy thoái

Chừng nào khi bạn còn chưa rơi xuống quá xa đến khi không còn lựa chọn nào khác, bạn vẫn có thể tập trung xây dựng lại, từng bước một. Cuốn sách kết thúc với cách Xerox quản lý để tạo ra sự thay đổi như vậy và cũng bao gồm một số phụ lục với các chi tiết như:

• Tổng quan về các nguyên tắc của Từ tốt đến Vĩ đại;

• Quy trình tuyển chọn của 11 công ty;

• 6 tiêu chí lựa chọn tương phản thành công và khung tính điểm;

• Ghi chép về Công ty Fannie Mae (dường như đang ở Giai đoạn 3 của sự suy giảm);

6 đặc điểm chung của những người phù hợp với những chiếc ghế quan trọng;

• Suy thoái và nghiên cứu trường hợp phục hồi của IBM, Nucor và Nordstrom (sử dụng nguyên tắc từ Tốt đến Vĩ đại);

• Các dấu mốc cho thấy một công ty đang ở trong giai đoạn suy thoái cụ thể.

Bạn có thể đặt mua sách How the Mighty Fall ở Amazon.

Nếu bạn copy bài viết của tôi, vui lòng ghi rõ nguồn.


Jenny Lý Hà Thu

CEO
ActionCOACH Lotus
ActionCOACH Khu vực Đông Nam Á
Tel: 083 345 3888

The post 5 Giai đoạn Suy thoái trong vòng đời của Doanh nghiệp appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
https://lyhathu.com/15308/5-giai-doan-suy-thoai-trong-vong-doi-cua-doanh-nghiep/feed 0
Tôi học được gì từ cách đọc sách của John Maxwell https://lyhathu.com/13651/cach-doc-sach-cua-john-maxwell https://lyhathu.com/13651/cach-doc-sach-cua-john-maxwell#respond Tue, 08 Aug 2017 06:19:03 +0000 http://lyhathu.com/?p=13651 John C. Maxwell là một tác giả, diễn giả và nhà huấn luyện về lãnh đạo nổi tiếng trên thế giới mà tôi rất ngưỡng mộ. Tôi đã đọc khá …

Tôi học được gì từ cách đọc sách của John Maxwell Khám phá tiếp

The post Tôi học được gì từ cách đọc sách của John Maxwell appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
Cách đọc sách của John C. Maxwell
Cách đọc sách của John C. Maxwell

John C. Maxwell là một tác giả, diễn giả và nhà huấn luyện về lãnh đạo nổi tiếng trên thế giới mà tôi rất ngưỡng mộ. Tôi đã đọc khá nhiều những cuốn sách kinh điển của ông viết về lãnh đạo, và phải nói rằng những gì ông viết về kỹ năng lãnh đạo là cả một nguồn cảm hứng cực kỳ to lớn đối với bất kỳ ai.

Năm 2016, rất may mắn tôi được tham gia một chuỗi các khóa học về lãnh đạo của John C. Maxwell tại Việt Nam. Ngoài những điều mà tôi đã lĩnh hội về lãnh đạo như nội dung chính của các khóa học, John C. Maxwell nhấn mạnh rất nhiều về tầm quan trọng của đọc sách.

Những người thành công biết rõ họ là ai thông qua các cuốn sách họ đọc. Tất nhiên, cũng giống như câu ngạn ngữ «Hãy nói cho tôi biết bạn đọc sách gì, tôi sẽ cho bạn biết bạn là ai.»

Như các bậc thánh hiền đã nói «Bộ não của con người như một cái thùng chứa. Nếu bạn đổ vào thùng toàn vàng bạc châu báu, thì cái thùng luôn tỏa sáng. Còn nếu bạn đổ vào thùng toàn rác rưởi, những thứ bẩn thỉu, thì cái thùng cũng đen tối và tiêu cực.»

Tầm quan trọng của việc đọc sách ảnh hưởng rất lớn đến tâm hồn của bạn, đến cả con cái và những người sống xung quanh bạn. Vậy bạn sẽ đọc sách bằng cách nào để dễ dàng lĩnh hội những điều tốt đẹp nhanh nhất, áp dụng những kiến thức đã học và truyền đạt lại những kiến thức đó cho mọi người?

Bạn thử hình dung xem sau mỗi cuốn sách bạn đọc được cảm giác như bạn vừa hoàn thành xuất sắc một khóa học mà bạn đã nghiền ngẫm, nghiên cứu, hỏi đáp những điều bí ẩn của nội dung cuốn sách. Từng chút, từng chút một, bạn sẽ học được cách đọc sách của John C. Maxwell mà chính tôi cũng đã áp dụng hơn 1 năm nay.

Xem thêm: Đọc sách: QBQ – Câu hỏi đằng sau câu hỏi

Cách đọc sách của John C. Maxwell

John C. Maxwell đọc rất nhiều sách. Cách đọc sách của John C. Maxwell có thể khác với những cách mà bạn đã biết. Ông không chỉ đọc sách để biết nội dung cuốn sách đó, mà còn dành thêm thời gian suy ngẫm về nó. Cách đọc sách của ông được chia ra thành 5 bước nhỏ:

  1. Đọc sách
  2. Suy nghĩ
  3. Tổng hợp thông tin
  4. Đặt câu hỏi
  5. Viết

Như vậy, trong lúc đọc sách, bạn hãy dành thời gian suy nghĩ về nội dung hay mà bạn đọc được, sau đó tổng hợp thông tin trong phần đã đọc như một bức tranh tổng thể bao gồm cấu trúc hoàn thiện của cả cuốn sách. Sau khi, cô đọng lại một số ý chính, bạn có thể đặt một số câu hỏi để mở rộng thêm kiến thức, nghiên cứu và tìm tòi thêm những gì bạn chưa hiểu. Cuối cùng bạn có thể viết lại những gì bạn đã hiểu, đã nghiên cứu để áp dụng cho công việc.

Xem thêm: Khoa học làm giàu trong 12 chữ

Áp dụng phương pháp ACT trong cách đọc sách

Để áp dụng những gì đã đọc trong sách, John C. Maxwell sử dụng phương pháp ACT – ActChange và Teach/Train.

Trong khi bạn ngồi xuống và nghiền ngẫm từng trang trong một cuốn sách hay về lãnh đạo chẳng hạn, bạn có thể gặp rất nhiều ý hay trong đó. Tôi thường dùng bút highlight màu xanh đỏ vàng bôi lên dòng đó để đánh dấu, nhưng John C. Maxwell còn ghi thêm 1 chữ A hoặc C, hoặc T bên cạnh dòng đó để ghi chú Act (hành động), Change (thay đổi) và Teach (dạy lại).cach doc sach cua john c maxwell

  • Khi đọc được điều gì đó bạn cho rằng bạn cần phải thực hiện ngay giống như sách hướng dẫn, bạn đánh dấu chữ bên cạnh – hành động.
  • Khi đọc được điều gì đó bạn cho rằng mình cần phải thay đổi theo, bạn đánh dấu chữ bên cạnh – Thay đổi.
  • Khi đọc được điều gì đó bạn cho rằng có thể dạy lại nhân viên, con cái, hoặc truyền đạt lại kiến thức hay này cho bạn bè người thân, bạn đánh dấu chữ TDạy lại (hoặc Train – Đào tạo lại).

Áp dụng những gì bạn đã đọc trong sách bằng Hành động hay Thay đổi không dễ chút nào. Vì nếu thực hành ít, bạn sẽ bị quên. Do vậy, John C. Maxwell khuyên bạn nên áp dụng mỗi chữ A, C, và T ít nhất trong vòng 4 tuần. Bạn có thể đánh dấu A1, A2, A3… và thực hành A1 (hành động 1) trong 4 tuần, sau đó đến A2 và tiếp… Nghĩa là bạn phải lặp đi lặp lại sao cho thuần thục và những điều hay bạn đã học được trong sách trở thành một thói quen tốt.

Xem thêm: 18 Câu hỏi của khách hàng trước khi làm việc với nhà Huấn luyện Doanh nghiệp

Tôi hy vọng bạn sẽ có cảm hứng đọc sách nhiều hơn sau khi đọc bài viết này của tôi. Sau khi áp dụng cách đọc sách theo phương pháp ACT của John C. Maxwell, bạn nhớ chia sẻ lại kết quả thành công bạn đạt được như thế nào bên dưới nhé. Cảm ơn ý kiến của bạn.

Coach Jenny Lý Hà Thu
Chuyên gia Huấn luyện Doanh nghiệp Hiệu quả
Business Result Coach –
ActionCOACH
jennyly@actioncoach.com
Tel. 083 345 3888

The post Tôi học được gì từ cách đọc sách của John Maxwell appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
https://lyhathu.com/13651/cach-doc-sach-cua-john-maxwell/feed 0
Ước mơ là gì? Kiểm chứng ước mơ như thế nào? https://lyhathu.com/13643/uoc-mo-la-gi-kiem-chung-uoc-mo-nhu-nao https://lyhathu.com/13643/uoc-mo-la-gi-kiem-chung-uoc-mo-nhu-nao#respond Fri, 04 Aug 2017 07:27:07 +0000 http://lyhathu.com/?p=13643 Ước mơ của bạn là gì? Bạn có đạt được ước mơ trong cuộc đời không. Tôi chắc chắn là bạn mong muốn như vậy. Và tôi cũng chắc chắn …

Ước mơ là gì? Kiểm chứng ước mơ như thế nào? Khám phá tiếp

The post Ước mơ là gì? Kiểm chứng ước mơ như thế nào? appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
Ước mơ của bạn là gì? Bạn có đạt được ước mơ trong cuộc đời không. Tôi chắc chắn là bạn mong muốn như vậy. Và tôi cũng chắc chắn là bạn hy vọng sẽ đạt được điều đó. Nhưng bạn có thực sự lên kế hoạch để đạt được ước mơ đó? Cơ hội bạn tự cho mình là bao nhiêu? 1/5? Hay 1/100? Hay 1/1 triệu? Làm thế nào để bạn biết được cơ hội bạn có được là tốt, hay ước mơ của bạn vẫn mãi chỉ là ước mơ? Bạn có sẵn sàng kiểm chứng ước mơ của bạn không?

uoc mo la gi

Phần lớn những người tôi biết đều có ước mơ. Trên thực tế, tôi đã hỏi hàng trăm người về ước mơ của họ. Một số người hào hứng mô tả chi tiết ước mơ như thế nào. Nhưng phần lớn mọi người tránh nói về nó. Dường như họ rất ngại khi phải nói ra ước mơ của mình. Những người này chưa bao giờ kiểm chứng ước mơ của họ. Họ sợ rằng người đời sẽ cười vào mũi họ. Họ không biết rõ liệu họ đang đặt mục tiêu quá cao hay quá thấp. Họ không chắc chắn liệu họ có đạt được ước mơ của họ hay không, hay định mệnh của họ là luôn thất bại.

Phần lớn mọi người đều không biết phải đạt được ước mơ như thế nào. Thậm chí nhiều người còn không dám ước mơ. Những gì có trong tâm trí họ chỉ là một hình ảnh mờ nhạt về một điều gì đó họ muốn làm vào một ngày nào đó hoặc họ muốn trở thành ai đó. Nhưng có một điều chắc chắn là họ không biết phải đi đến đó bằng cách nào. Nếu bạn đang là người như vậy, thì tôi muốn nói với bạn rằng bạn chắc chắn sẽ rất vui khi đọc bài viết này và thực sự sẽ có hy vọng.

Biết rõ câu trả lời trước khi bạn kiểm chứng

Khi còn là học sinh mài đũng quần ở trường, bạn có nhớ cô giáo thường tổng kết bài học trước khi kiểm tra và hay nói điều này “Các em chú ý phần này nhé, bởi đây là phần sẽ có trong bài kiểm tra”? Những giáo viên nhiệt huyết luôn mong muốn học sinh của mình làm bài tốt nên họ sẽ nhắc nhở như vậy. Họ muốn chúng ta chuẩn bị kỹ sao cho chúng ta có thể thành công. Giáo viên cho chúng ta bài kiểm tra, nhưng họ muốn chúng ta thành công.

Mong muốn của tôi cũng giống như những nhà giáo nhiệt huyết này đối với bạn. Tôi muốn bạn chuẩn bị để kiểm chứng giấc mơ của bạn sao cho bạn sẽ thực sự đạt được nó. Vậy phải làm thế nào? Tôi tin rằng nếu bạn biết câu trả lời đúng cho câu hỏi của chính bạn, và nếu bạn có thể trả lời những câu hỏi này một cách chắc chắn, bạn sẽ có cơ hội tuyệt vời để có thể đạt được ước mơ của mình. Bạn có thể trả lời các câu hỏi càng chắc chắn bao nhiêu, cơ hội thành công của bạn càng lớn bấy nhiêu.

Hiểu rõ Bức tranh Đúng và Bức tranh Sai của Ước mơ

Tôi đã nghiên cứu những người thành công trong nhiều năm qua. Tôi cũng biết hàng trăm người nổi tiếng đạt được ước mơ lớn trong đời. Và tôi cũng đạt được vài ước mơ của riêng mình. Điều tôi phát hiện ra rằng là có rất nhiều người đã hiểu sai về ước mơ. Hãy xem rất nhiều điều mà mọi người đang theo đuổi dưới đây và coi đó là ước mơ của họ:

  • Mơ ngày – Sao nhãng công việc thực tại
  • Mơ bánh vẽ – Những ý tưởng điên rồ không có chiến lược hay căn bản thực tế
  • Mơ xấu – Những mối lo lắng gây ra sợ sệt và tê liệt
  • Mơ tưởng tượng – Về một thế giới tốt đẹp hơn khi bạn đứng lên lãnh đạo
  • Mơ theo cảm xúc của người khác – Những ước mơ theo những người khác
  • Mơ lãng mạn – Tin rằng có ai đó sẽ làm bạn hạnh phúc
  • Mơ sự nghiệp – Tin rằng sự nghiệp thành công sẽ làm bạn hạnh phúc
  • Mơ tới đích – Tin rằng khi đạt được vị trí, chức vụ hay giải thưởng sẽ làm bạn hạnh phúc
  • Mơ vật chất – Tin rằng sự giàu có hay tài sản sẽ làm bạn hạnh phúc

Nếu đây không phải là những ước mơ tuyệt vời – đáng giá với một đời người – vậy thì phải là những ước mơ nào?

Đây là định nghĩa của tôi về ước mơ mà bạn có thể đưa vào kiểm chứng và sẽ vượt qua:

Một ước mơ là một bức tranh đầy cảm hứng về tương lai khơi dậy năng lượng cho mong muốn, ý chí và cảm xúc của bạn, tạo sức mạnh cho bạn làm mọi thứ bạn có thể để đạt được nó.

Một ước mơ đáng giá theo đuổi là một bức tranh tổng thể, một bản kế hoạch chi tiết về mục đích và tiềm năng của một con người. Cũng như Sharon Hull nói “Một ước mơ là một hạt giống tiềm năng được nuôi trồng trong một tâm hồn con người, thôi thúc người đó theo đuổi một con đường duy nhất nhằm hiện thực hóa mong muốn của họ.”

Xem thêm: Vision Board là gì? Cách tạo Vision Board như thế nào?

Tâm trí bạn đang nghĩ những gì?

Ước mơ như một vật chất có giá trị, thúc đẩy chúng ta tiến về phía trước. Làm cho chúng ta tràn trề năng lượng và đầy nhiệt huyết. Ai cũng đều có ước mơ. Nhưng nếu bạn không chắc là bạn có một ước mơ mà bạn muốn theo đuổi? Hãy đối mặt với nó. Nhiều người không dám ước mơ. Nhiều người khác có ước mơ hẳn hoi, nhưng lại mất niềm tin và vứt nó sang một bên.

Khi bạn đọc đến đây, đó là một tin tốt với bạn. Tôi muốn nói với bạn rằng bạn có thể tìm lại và nắm bắt ước mơ của mình. Và đó có thể là những ước mơ lớn hoặc nhỏ. Không hẳn là ước mơ phải lớn mới đáng để theo đuổi. Ước mơ chỉ cần lớn hơn bạn mong muốn, thế thôi. Như lời của nữ diễn viên Josie Bisset nói rằng, “Ước mơ chỉ cần lớn tới mức bạn có thể lớn lên bên trong nó”.

Nếu bạn mất nềm tin, mất ước mơ hay không thể gắn kết điều gì đó mà bạn có thể hình dung đáng mơ ước hay hướng tới, có lẽ điều này sẽ giúp bạn hiểu về 5 lý do phổ biến tại sao mọi người gặp khó khăn xác định ước mơ được của mình.

Xem thêm: 8 bước xây dựng tầm nhìn vĩ đại cho Doanh nghiệp

5 kẻ cắp những ước mơ

  1. Đánh rơi ước mơ vì người khác. Nhiều người tự đánh mất ước mơ của riêng mình vì cả thế giới này đầy rẫy những kẻ thích nghiền nát ước mơ và giết chết ý tưởng.
  2. Quá khứ đầy thất vọng và tổn thương ngáng đường. Thất vọng là một khe hở tồn tại giữa mong muốn và thực tiễn. Ai trong số chúng ta chẳng va vấp phải cái khe hở này. Khi có gì đó sai sai xảy đến, chúng ta lại nói “Tôi không bao giờ làm thế nữa!”. Đó hoàn toàn là một sai lầm, đặc biệt với ước mơ của chúng ta! Thất bại chính là cái giá chúng ta phải trả để đi đến thành công.
  3. Có thói quen chỉ cần vừa là đủ. Nhà phê bình Maureen Dowd từng nói “Chính giây phút bạn cho rằng mình chỉ đáng hưởng ít thôi, là lúc bạn nhận được ít hơn những gì bạn đáng có” Ước mơ cần bạn phải vươn lên, vượt qua cái vừa là đủ. Bạn không thể với tới ước mơ mà đồng thời vẫn bình thường một cách an toàn. Cả hai điều này đều không tương thích nhau tí nào cả.
  4. Thiếu tự tin cần thiết để theo đuổi ước mơ. Nhà phê bình hài hước Erma Bombeck nhận xét rằng “Phải rất dũng cảm bạn mới có thể trình bày cho người khác nghe về ước mơ của mình”. Cần phải có tự tin nói về ước mơ và cần nhiều tự tin hơn nữa để theo đuổi ước mơ đó. Và đôi khi tự tin cũng phân định người có ước mơ và theo đuổi ước mơ với những người không có gì cả.
  5. Thiếu khả năng tưởng tượng để ước mơ. Mọi người khám phá ước mơ của họ như thế nào? Bằng cách mơ mộng! Nghe chẳng thực tế tí nào, nhưng đó lại chính là bước khởi đầu. Hình dung hay tưởng tượng là đôi cánh mang ước mơ đến cuộc sống này.

Xem thêm: Tầm nhìn và Sứ mệnh khác nhau như thế nào?

Bạn đã sẵn sàng kiểm chứng ước mơ của mình chưa?

Nào, bạn có thể tự nói với mình, TÔI CÓ MỘT ƯỚC MƠ. Tôi nghĩ rằng nó đáng để theo đuổi. Tiếp theo là gì? Làm thế nào tôi biết cơ hội của tôi đang đến để đạt được nó?

Hãy dừng lại một phút và suy nghĩ câu hỏi trên. Bạn biết ước mơ của mình là gì chưa?

Để kiểm chứng chúng ta hãy dùng những câu dưới đây:

  • Câu hỏi Sở hữu: Ước mơ của tôi có thực sự là điều tôi mơ ước?
  • Câu hỏi Rõ ràng: Tôi có hình dung được ước mơ của mình rõ ràng không?
  • Câu hỏi Thực tế: Tôi có phụ thuộc vào nhân tố nào trong tầm kiểm soát của tôi để đạt được ước mơ không?
  • Câu hỏi Đam mê: Ước mơ của tôi có tạo khát khao theo đuổi không?
  • Câu hỏi Hướng đi: Tôi có chiến lược cụ thể để đạt được ước mơ?
  • Câu hỏi Nhân lực: Tôi có ai hỗ trợ để hiện thực hóa ước mơ?
  • Câu hỏi Chi phí: Tôi có sẵn sàng trả giá theo đuổi ước mơ?
  • Câu hỏi Kiên trì: Tôi có tiến gần hơn đến ước mơ không?
  • Câu hỏi Hài lòng: Tôi có thỏa mãn khi đạt được ước mơ?
  • Câu hỏi Ý nghĩa: Ước mơ của tôi có mang lại lợi ích cho người khác không?

Bạn có thể tham khảo chi tiết bảng câu hỏi ở đây. BẢNG CÂU HỎI KIỂM CHỨNG ƯỚC MƠ

Tôi tin rằng nếu bạn thực sự khai thác từng câu hỏi, kiểm chứng chính mình một cách chân thực và trả lời có tất cả những câu hỏi này, cơ hội đạt được giấc mơ của bạn là cực kỳ lớn.

Tôi thực sự tin rằng ai cũng có khả năng hình dung ra một giấc mơ đáng kể nào đó và hầu hết mọi người đều có khả năng hiện thực hóa ước mơ đó. Và dù ước mơ của bạn lớn hay viễn vông với người khác như thế nào đi nữa, nếu bạn có thể trả lời “CÓ” với tất cả các câu hỏi Kiểm chứng Ước mơ thì bạn đang đi đúng con đường đạt được nó rồi.

Nhà hài kịch Robert Orben nhấn mạnh rằng, “Hãy nhớ rằng luôn có 2 loại người trên thế giới này – Người sống thực tế và Người biết ước mơ. Người sống thực tế biết họ sẽ đi đâu. Còn người biết ước mơ đã ở đó rồi.”

Nếu bạn đã xác định được ước mơ của mình, bạn hãy kiểm chứng ước mơ bằng các câu hỏi trên và bắt đầu theo đuổi nó đi thôi.

Xem thêm: 8 Bí mật dẫn tới Thành công

Bạn có thể trả lời “CÓ” với câu hỏi: “Ước mơ của tôi là gì?”

Nếu bạn không chắc chắn ước mơ của bạn là gì – Bởi vì bạn sợ mơ ước hay vì bạn chẳng may đánh mất ước mơ trên hành trình tìm kiếm – vậy bạn hãy chuẩn bị đón nhận lại ước của mình với những bước sau:

  • Chuẩn bị tâm lý: Đọc và nghiên cứu những lĩnh vực sở trường của bạn.
  • Chuẩn bị kinh nghiệm: Tham gia vào các hoạt động liên quan tới sở thích của bạn.
  • Chuẩn bị tầm nhìn: Hình dung về những người hay những thứ tạo động lực cho bạn.
  • Chuẩn bị thành công: Đọc và gặp những người mà bạn ngưỡng mộ.
  • Chuẩn bị sức khỏe: Luyện tập cơ thể khỏe mạnh để theo đuổi ước mơ
  • Chuẩn bị tinh thần: Tìm kiếm sự giúp đỡ về tinh thần của thần linh để có một ước mơ lớn hơn ước mơ đang có.

Một khi bạn có đủ 6 điều này để đặt bạn vào bệ phóng tốt nhất có thể đạt tới ước mơ, thì hãy tập trung khám phá ước mơ của bạn. Khi đó, bạn hãy luôn nhớ những lời của Matt Yates: Ước mơ là những gì bạn mong muốn khi bất kỳ thứ gì hay điều gì đều có thể.”

Bạn có thể tham khảo chi tiết bảng câu hỏi ở đây. BẢNG CÂU HỎI KIỂM CHỨNG ƯỚC MƠ

put your dream to the test

Theo cuốn sách “Put your Dream to the Test” của John Maxwell.

 

The post Ước mơ là gì? Kiểm chứng ước mơ như thế nào? appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
https://lyhathu.com/13643/uoc-mo-la-gi-kiem-chung-uoc-mo-nhu-nao/feed 0
Ba câu nói thần kỳ tạo nên sự thay đổi https://lyhathu.com/13613/ba-cau-noi-ky-tao-nen-su-thay-doi https://lyhathu.com/13613/ba-cau-noi-ky-tao-nen-su-thay-doi#comments Mon, 03 Apr 2017 02:38:07 +0000 http://lyhathu.com/?p=13613 Không phải ai cũng dám đường đầu với thay đổi. Khi làm việc với nhiều chủ doanh nghiệp, tôi nhận thấy rằng các chủ doanh nghiệp chính là những người …

Ba câu nói thần kỳ tạo nên sự thay đổi Khám phá tiếp

The post Ba câu nói thần kỳ tạo nên sự thay đổi appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
ba câu nói thần kỳ tạo nên sự thay đổi

Không phải ai cũng dám đường đầu với thay đổi. Khi làm việc với nhiều chủ doanh nghiệp, tôi nhận thấy rằng các chủ doanh nghiệp chính là những người dám nghĩ, dám làm và dám thay đổi do vậy họ mới là những người luôn đứng đầu. Còn những ai không dám thay đổi thì vẫn an phận thủ thường với một công việc ổn định nào đó. Bạn có muốn là người linh hoạt tận dụng mọi lợi thế để thành công trong sự nghiệp của chính mình? Có ba câu mà bạn cần học cách nói lặp đi lặp lại, để có thể duy trì được tính linh hoạt trong cuộc sống đầy biến động này.

“Khi tôi thấy một kết quả nào đó thực sự đáng nỗ lực, thì tôi bắt tay tiến hành ngay và thử mọi cách cho đến khi nó thành hiện thực”
– Thomas Edion

THỪA NHẬN RẰNG BẠN ĐÃ SAI

Câu đầu tiên là: “Tôi đã sai”. Hầu hết mọi người thích lảng tránh, khoác lác và chối bỏ trách nhiệm hơn là thừa nhận sai lầm. Sự chối bỏ này còn trở nên tệ hại hơn nữa khi mọi người xung quanh đều biết về những sai lầm của bạn. Bạn là người duy nhất đang muốn lừa phỉnh mọi người, trong đó người đầu tiên lại chính là bạn. Khi bạn nhận ra rằng mình đã sai lầm, điều thông minh nhất bạn có thể làm là thừa nhận sai lầm ngay, từ đó bạn mới có điều kiện tìm giải pháp để giải quyết vấn đề, và tiếp tục lộ trình hoàn thành mục tiêu hay kết quả đã đặt ra.

Người ta ước lượng rằng khoảng 80% thời gian và công sức của những người có vị trí chủ chốt trong những công ty hay tổ chức lớn thường dùng để che đậy sự thật rằng họ phạm sai lầm và không muốn thừa nhận sai lầm. Nhiều công ty, cả lớn lẫn nhỏ, đã tiến đến bờ vực phá sản chỉ vì từ chối hay không thừa nhận những sai lầm của mình.

THỪA NHẬN RẰNG BẠN KHÔNG HOÀN HẢO

Câu thứ hai mà bạn phải học cách nói để có thể duy trì tính linh hoạt là: “Tôi đã phạm sai lầm”. Thật lãng phí cả về thời gian, công sức và tiền bạc khi mọi người không chịu thừa nhận rằng mình đã phạm sai lầm, ngay cả khi những sai lầm ấy đã quá rõ ràng.

Một khi bạn nói rằng: “Tôi đã sai” hay “Tôi đã phạm sai lầm” vấn đề hầu như đã trôi qua. Kể từ lúc đó trở đi, mọi người lại có thể bắt tay vào việc giải quyết vấn đề và hướng đến việc hoàn thành mục tiêu. Nhưng một khi người đóng vai trò quan trọng không sẵn sàng thừa nhận rằng mình đã chọn hướng đi sai, thì mọi việc coi như chấm dứt.

Chúng ta đã nhìn thấy điều này lặp đi lặp lại trên chính trường của nhiều nước khi những nhân vật đứng đầu không dám thừa nhận sai lầm đã dẫn đến việc lãng phí vô khối thời gian và công sức của bao người và ảnh hưởng đến cả quốc gia.

THÍCH ỨNG NHANH CHÓNG VỚI ĐIỀU KIỆN MỚI

Câu thứ ba bạn nên học nói là “Tôi đã đổi ý”. Nếu bạn có thông tin mới trái ngược với thông tin mà bạn dựa vào đó để ra quyết định trước đây, thì hãy thẳng thắn thừa nhận rằng bạn sẽ thay đổi quyết định.

Phạm sai lầm, quyết định sai hay thay đổi quyết định không phải là một điểm yếu, một khiếm khuyết trong phẩm chất của bạn. Thực ra, trong thời đại sự thay đổi diễn ra nhanh chóng trong các lĩnh vực kiến thức, công nghệ và cạnh tranh như hiện nay, dám thay đổi là dấu hiệu của sự dũng cảm, của cá tính và của tính linh hoạt khi sẵn sàng thừa nhận sai lầm để giảm thiểu rủi ro một cách nhanh chóng và áp dụng “nguyên tắc thực tiễn” trong mọi việc bạn thực hiện.

Hãy sẵn sàng đối phó với thực tế đúng theo bản chất của nó ở thời điểm hiện tại, thay vì bạn muốn thực tế giống như quá khứ. Hãy đối mặt với sự thực, dù đó là gì đi nữa. Hãy thành thật với bản thân và với mọi người xung quanh.

“Hãy thấy rõ mục tiêu của mình nhưng hãy linh hoạt với quá trình vươn đến mục tiêu”

“Chinh Phục Mục Tiêu”
Brian Tracy

 

The post Ba câu nói thần kỳ tạo nên sự thay đổi appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
https://lyhathu.com/13613/ba-cau-noi-ky-tao-nen-su-thay-doi/feed 3
Khoa học làm giàu trong 12 chữ https://lyhathu.com/13556/khoa-hoc-lam-giau-trong-12-chu https://lyhathu.com/13556/khoa-hoc-lam-giau-trong-12-chu#comments Thu, 24 Nov 2016 04:41:42 +0000 http://lyhathu.com/?p=13556 Có lẽ bạn đã từng biết cuốn sách Khoa học làm giàu (The Science of Getting Rich) của tác giả Wallace Wattles. Trước khi bạn cuộn xuống bên dưới bài viết …

Khoa học làm giàu trong 12 chữ Khám phá tiếp

The post Khoa học làm giàu trong 12 chữ appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
Có lẽ bạn đã từng biết cuốn sách Khoa học làm giàu (The Science of Getting Rich) của tác giả Wallace Wattles. Trước khi bạn cuộn xuống bên dưới bài viết này để biết 12 chữ đó là gì, tôi muốn nói một vài điều mà cuốn sách “Khoa học làm giàu” muốn truyền đạt ý tưởng gì cho bạn:

[two_third]

  • Cốt lõi của cạnh tranh là sự sáng tạo. Cạnh tranh không có nghĩa là giảm giá bằng mọi cách để giành giật khách hàng từ đối thủ. Bạn cần phải khai thác nguồn tài nguyên vô tận từ chính con người bạn, từ đội ngũ nhân viên, từ chính sách của nhà nước, từ các mối quan hệ v.v… Người ta sẽ không thể phỗng tay trên của bạn nếu bạn tạo được cái độc đáo ngoài sức tưởng tượng. Khả năng tư duy, kỹ năng và kinh nghiệm sẽ giúp bạn làm nên cái độc đáo của riêng mình, ngay cả những thế lực lớn mạnh cũng khó đánh bật bạn ra khỏi con đường làm giàu của riêng mình.
  • Hãy biết ơn những gì bạn đang có. Nhiều người thừa nhận rằng cách tốt nhất để đạt được điều gì đó tỏ ra biết ơn cái mà bạn đang có. Tạo hóa luôn ban thưởng cho những ai ý thức được và biết ơn trước sự dồi dào của cải ở hiện tại. Ngay cả khi của cải chưa về thì bạn cũng có thể thay thế những ý nghĩ tiêu cực thành tích cực và lâu dài, điều này sẽ khiến bạn hạnh phúc.
  • Wattles cũng lưu ý với bạn rằng không nên tốn thời giờ ngồi than thở sự đời, chống đối những người giàu có hay chính trị gia. Những người này là một phần của thế giới. Hành động của họ là động lực cho bạn vươn tới sự thành công và sự bình yên. Thay vì chỉ trích, hãy tỏ ra biết ơn họ.

[/two_third]

[one_third_last]

khoa-hoc-lam-giau-wallace-wattles
Cuốn sách Khoa học Làm giàu

[/one_third_last]

Vậy câu chuyện đằng sau cuốn sách này là gì? Tại sao cuốn sách Khoa học Làm giàu lại trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất thế giới?

Cuốn sách Khoa học Làm giàu được viết vào năm 1900 khi mà Wallace Wattles còn chưa nổi danh, chưa được ai biết đến. Theo tôi nó là một trong nhữn cuốn sách hay nhất về kinh doanh mà tôi được đọc. Tôi sẽ không đi vào chi tiết nội dung cuốn sách, mà chỉ nói về một điểm đặc biệt mà bạn sẽ hiểu khi đọc cuốn sách này.

Khoa học Làm giàu trong 12 chữ

Điều tôi muốn nói chính là 12 chữ mà tôi nghĩ nó tóm tắt lại toàn bộ triết lý của khoa học làm giàu.

“Cho đi nhiều giá trị sử dụng hơn giá trị bằng tiền”.

Chỉ có vậy thôi.

Toàn bộ những nền tảng cơ bản của mọi giao dịch kinh doanh thành công chỉ cẩn gói gọn trong 12 chữ.

Xem thêm: Giá trị Thời gian: Thời gian của bạn đáng giá như nào?

Nếu bạn luôn luôn cho mọi người nhiều giá trị sử dụng hơn giá trị bằng tiền mà bạn lấy từ họ, bạn chắc chắn sẽ giàu có. Và ở đây không chỉ có tiền mà còn có cả thời gian nữa. Tôi sẽ giải thích thêm cho các bạn dưới đây:

Khoa học làm giàu trong 12 chữ

 

Quy tắc của 12 chữ: 3 điều bạn cần biết trong Khoa học làm giàu

1. Bao gồm cả tiền và/hoặc thời gian

Chắc chắn là Wallace muốn nói đến cả “giá trị bằng tiền và/hoặc thời gian” thay vì chỉ nói đến “giá trị bằng tiền”. Nhưng nếu nói câu đó vào những năm 1900, cách đây hơn 1 thế kỷ khi mà con người có vô khối thời gian thì câu đó có vẻ vô nghĩa. Còn thời hiện tại, khi thời gian có giá trị hơn cả tiền, bạn sẽ dùng cả 2 thước đo để tính.

Để làm giàu, bạn cần phải xem xét TỔNG giá thành mà khách hàng phải trả cho bạn, và điều đó bao gồm cả thời gian và tiền của họ.

Nếu bạn cho ai đó cái gì miễn phí, khách hàng của bạn vẫn phải trả bạn bằng thời gian của họ, vì vậy thực tế nó không hoàn toàn miễn phí.

Lý do chính ở đây là hàng ngày bạn đang đọc rất nhiều thông tin rác trên mạng bởi vì họ cho bạn thông tin miễn phí và họ hoàn toàn không tôn trọng rằng mọi người vẫn phải trả giá bằng chính thời gian của mình.

Khi bạn đọc trang các bài viết trong www.lyhathu.com, tôi cũng luôn mong muốn mang lại giá trị thông tin nhiều hơn cho bạn so với thời gian bạn bỏ ra để đọc nó.

Tương tự, nếu bạn bán một chiếc điện thoại với phần mềm hoàn toàn mới với giá 100USD, khách hàng không chỉ trả giá bằng tiền. Họ còn phải trả giá bằng thời gian của họ để học cách sử dụng sản phẩm của bạn. Nếu khách hàng phải bỏ ra vài tháng để học cách sử dụng, và bạn đang cung cấp sản phẩm không đủ giá trị sử dụng, doanh nghiệp của bạn sẽ sụp đổ.

Nguyên tắc này áp dụng rất tốt với cả công việc Huấn luyện doanh nghiệp của tôi, công việc tư vấn, phát triển sản phẩm hay của những ông chủ doanh nghiệp khác. Luôn nghĩ đến cả giá trị bằng tiền và thời gian mỗi khi bạn mong muốn họ đầu tư và những gì bạn cho đi.

Xem thêm: Bạn đang ở đâu trong 6 nấc thang doanh nhân?

2. Quan trọng nhất vẫn là sự khác biệt

Một vấn đề nữa cần phải quan tâm ở đây giữa những gì bạn nhận bằng tiền/thời gian và những giá trị gi bạn cho đi. Vấn đề không phải là bạn định giá sản phẩm hay dịch vụ của bạn giá cao bao nhiêu, miễn là bạn mang lại giá trị sử dụng nhiều hơn so với giá trị bằng tiền/thời gian, thì khi đó bạn là người tuyệt vời.

Khác biệt càng lớn, bạn càng giàu nhanh.

Hãy tập trung tạo khác biệt khoảng 10 lần (ví dụ, ai đó trả bạn 100.000đ bạn hãy cho họ giá trị sử dụng ít nhất khoảng 1.000.000đ). Khi đó sẽ có vô số người nói về sản phẩm hay dịch vụ của bạn, và đó là cách tốt nhất để bạn có được quảng cáo truyền miệng miễn phí.

Xem thêm: 3 thói quen sử dụng đồng tiền tạo nên người giàu và nghèo

3. Chân thực với giá trị sử dụng

Bạn biết đấy, chẳng dễ tí nào để phán đoán được giá trị sử dụng chính xác mà khách hàng sẽ nhận được, nhưng bạn phải luôn chân thực với chính bạn về những gì bạn cho đi.

Những người bán hàng miệng lưỡi dẻo quẹo sẽ khó trở thành triệu phú được.

Bạn có thể nghĩ theo cách này: Bạn muốn một người nào đó “giàu có” hơn. Bạn cần phải cho họ một thương vụ mà họ sẽ vui đến tột độ, và không bao giờ làm cho họ thấy họ bị bạn lừa dối.

Bạn cũng cần phải nhớ rằng giá trị sử dụng là cách mà khách hàng nhìn thấy, chứ không phải cách mà bạn nhìn thấy. Vì vậy, nó là giá trị cảm nhận của khách hàng có từ phía họ.

Đây là một ví dụ tuyệt vời của Wallace Wattles có thể giải thích ý nghĩa của việc này:

“Giả dụ rằng tôi sở hữu một bức tranh của một họa sĩ vĩ đại, có giá trị 5.000 đô la. Tôi mang bức tranh đến Baffin Ray, và cố gắng sử dụng mọi tài năng bán hàng dụ dỗ một người Eskimo trao đổi lấy những bộ lông thú trị giá 500 đô la. Tôi thực sự đã hiểu sai về anh ta, vì với anh ta bức tranh chả có tí giá trị sử dụng gì cả; nó không mạng lại tí giá trị nào cho cuộc sống của anh ấy.

Nhưng nếu giả dụ tôi trao đổi với anh ta một khẩu súng giá 50 đô la để lấy những bộ lông thú, thì với anh ta đó sẽ là một cuộc trao đổi tốt. Anh ta có thể sử dụng khẩu súng, và nó sẽ giúp anh ta có thêm nhiều bộ lông thú nữa và thêm cả nhiều thực phẩm nữa. Nó sẽ mang thêm giá trị cho cuộc sống của anh ta bằng nhiều cách, nó sẽ làm cho anh ta giàu có hơn.”

Xem thêm: Kẻ thành công phải biết lắng nghe

Vài lời kết

Tôi càng nghĩ về 12 chữ này, tôi càng tin rằng đó chính là nền tảng cơ bản của khoa học làm giàu. Hãy đưa tầm mắt ngắm nhìn xung quanh bạn, và bạn sẽ nhận thấy rằng mọi sản phẩm hay dịch vụ mà bạn đã bỏ tiền ra mua hoặc trải nghiệm chúng với tư cách là một khách hàng mà thực sự làm bạn hạnh phúc, đó sẽ là những sản phẩm thực sự ẩn chứa quy tắc 12 từ này.

The post Khoa học làm giàu trong 12 chữ appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
https://lyhathu.com/13556/khoa-hoc-lam-giau-trong-12-chu/feed 2
Quy tắc 2 phút – Thoát khỏi trì hoãn https://lyhathu.com/12914/quy-tac-2-phut-thoat-khoi-tri-hoan https://lyhathu.com/12914/quy-tac-2-phut-thoat-khoi-tri-hoan#respond Tue, 16 Feb 2016 16:29:21 +0000 http://lyhathu.com/?p=12914 Một bài viết của James Clear về Quy tắc 2 phút dựa trên cuốn sách nổi tiếng đang bán rất chạy của tác giả David Allen – Hoàn thành mọi việc. …

Quy tắc 2 phút – Thoát khỏi trì hoãn Khám phá tiếp

The post Quy tắc 2 phút – Thoát khỏi trì hoãn appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
Một bài viết của James Clear về Quy tắc 2 phút dựa trên cuốn sách nổi tiếng đang bán rất chạy của tác giả David Allen – Hoàn thành mọi việc.

Quy tắc 2 phút thoát khỏi sự trì hoãn

Để thoát khỏi sự trì hoãn bạn hãy bắt đầu học Quy tắc 2 phút này, và nó cũng chỉ tốn khoảng 2 phút để bạn đọc hết bài viết này thôi.

Chắc chắn các bạn có rất nhiều mục tiêu và mơ ước trên con đường sự nghiệp của mình, nhưng để bắt đầu thực hiện lại là một chuyện khác. Thói quen trì hoãn chính là sợi dây vô hình níu kéo chúng ta trên con đường đi tới thành công. Thói quen này hình thành từ rất sớm, ngay từ khi chúng ta còn nhỏ và càng lớn thói quen càng ăn sâu trầm trọng hơn.

Một tin vui cho các bạn đây. Quy tắc này là một tuyệt chiêu dễ sử dụng hơn bao giờ hết. Nào, giờ các bạn đọc phần dưới đây nhé.

Làm thế nào để thoát khỏi sự trì hoãn với Quy tắc 2 phút

Bạn hãy để ý mà xem, hầu hết chúng ta có thể làm mọi việc, nhưng vấn đề là chúng ta không bắt tay vào làm ngay với đủ các lý do trên đời. Cứ thế, mọi việc cứ chồng chất lên mãi cho đến khi ngoảnh đi ngoảnh lại ta thấy thời gian cứ trôi vù vù mà chẳng bước được một bước tiến nào.

Những mơ ước trên con đường sự nghiệp của bạn là gì? Bạn đã hoàn thành được những mục tiêu nào? Chẳng hạn như đi tập gym, giỏi ngoại ngữ, có bằng lái ô tô… Sự trì hoãn đã làm mất đi quá nhiều thời gian vàng ngọc của bạn.

Hãy thử quy tắc 2 phút này để loại bỏ sự trì hoãn hay sự lười biếng, buộc bạn phải hành động thay vì nói “không”.

Xem thêm: Quản lý thời gian hiệu quả bằng “Thời gian thực”

Nguyên tắc 2 phút

Quy tắc 1 – Hãy làm ngay nếu việc đó mất chưa đến 2 phút.

Có rất nhiều việc lặt vặt hàng ngày, mất rất ít thời gian thậm chí không mất quá 2 phút. Nhưng điều gì xảy ra nếu bạn cứ trì hoãn làm đến ngày mai hay đến cuối tuần. Và rồi bạn sẽ thấy mình luôn ngập trong cả núi việc. Vậy bạn hãy làm ngay những việc đơn giản chưa mất tới 2 phút. Hãy nhìn quanh nhà bạn xem, chẳng hạn như: cất vài cuốn sách vương trên sàn nhà lên kệ, đổ rác, rửa bát đũa sau khi ăn xong, gấp cái áo vừa mới giặt…

Hãy tạo thói quen làm việc nhỏ ngay lập tức vì nó chỉ tốn của bạn không đến 2 phút. Hãy thực hiện theo quy tắc này và hành động ngay.

Quy tắc 2 – Tạo thói quen bắt đầu công việc trong vòng 2 phút

Bạn không thể làm xong mọi việc trong vòng 2 phút. Đương nhiên rồi! Nhưng bạn thử bắt đầu làm việc gì đó trong 2 phút xem:

  • Đi tập Gym: xỏ giầy vào và bước ra khỏi cửa < 2 phút
  • Học bài: lấy bài vở ra và bắt đầu làm < 2 phút
  • Học tiếng Anh: bật đĩa CD lên để nghe < 2 phút
  • Tạo thói quen đọc sách: Đọc trang đầu tiên của cuốn sách < 2 phút

Mục tiêu chính của nguyên tắc này là tạo ra một quán tính của cuộc sống, một khi bạn đã “dấn thân” vào làm việc khi đó bạn dễ dàng tiếp tục hoàn thành nốt phần còn lại của mục tiêu công việc đó. Điều quan trọng nhất là bạn phải tạo một thói quen mới cho mỗi công việc và duy trì đều đặn cho các lần tiếp theo. Nghĩa là bạn phải tạo thói quen một cách kiên định.

Xem thêm: Quy tắc quản lý thời gian 40-30-20-10

quy tắc 2 phút

Trong cuộc sống, nếu bạn không khởi sự một công việc thì bạn sẽ không thể hoàn thành được nó. Quy tắc 2 phút không đảm bảo là bạn sẽ đạt được kết quả mong muốn mà nó sẽ tạo cho bạn thói quen thoát khỏi sự trì hoãn. Một khi bạn đã bắt đầu hành động thì mọi việc sẽ thuận theo tự nhiên mà hoàn thành.

 

Còn chần chờ gì nữa, hãy hành động ngay thôi

The post Quy tắc 2 phút – Thoát khỏi trì hoãn appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
https://lyhathu.com/12914/quy-tac-2-phut-thoat-khoi-tri-hoan/feed 0
The Secret – Bí mật Luật hấp dẫn tới Thành công https://lyhathu.com/12785/the-secret-bi-mat-luat-hap-dan-toi-thanh-cong https://lyhathu.com/12785/the-secret-bi-mat-luat-hap-dan-toi-thanh-cong#comments Tue, 29 Dec 2015 05:16:47 +0000 http://lyhathu.com/?p=12785 Bạn đang xem nội dung của một bí mật thế kỷ được khám phá và chia sẻ cho nhân loại. Đây chính là điều giúp cho những vĩ nhân làm …

The Secret – Bí mật Luật hấp dẫn tới Thành công Khám phá tiếp

The post The Secret – Bí mật Luật hấp dẫn tới Thành công appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>

Bạn đang xem nội dung của một bí mật thế kỷ được khám phá và chia sẻ cho nhân loại. Đây chính là điều giúp cho những vĩ nhân làm nên những phát minh, những kiệt tác cho sự tiến bộ của loài người. Cái tôi muốn nói tới đây đó là bộ phim “The Secret – The Law of Attraction” (Bí mật Luật Hấp dẫn).

Một bộ phim dài 1 giờ 45 phút, nhưng tôi đã phải xem đi xem lại nhiều lần để hiểu rõ từng câu chữ trong bộ phim này. Nếu bạn cũng dành trọn gần 2 tiếng, yên tĩnh ngồi xem bộ phim này, bạn chắc chắn sẽ tìm ra con đường thành công cho chính mình.

Khi bạn ngồi xuống và bắt đầu đọc những dòng đầu tiên của bài viết này, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy có một sức mạnh huyền bí nào đó vây quanh bạn. Đó là một nguồn năng lượng tích cực giúp bạn có một cuộc sống thành công, một cơ thể khỏe mạnh một cách tự nhiên và những mối quan hệ đầy cuốn hút.

Sự ra đời của Bí mật Luật hấp dẫn “The Secret”

Rhonda Byrne, tác giả đã tạo nên bộ phim tài liệu “The Secret” và sau đó bà đã viết một cuốn sách dựa vào bộ phim này. Bộ phim nói về suy nghĩ của Rhonda ở một thời điểm đau khổ trong đời của bà, khi người cha yêu quý của bà vừa qua đời và công việc kinh doanh đang lụn bại.

Đúng lúc đó, con gái của Rhonda đưa cho bà cuốn sách của Wallace Wattle Khoa học làm giàu. Chính những ý tưởng mới nhưng rất cổ điển này dường như đã in hằn trong niềm tin của bà và làm cho bà không ngừng suy nghĩ về nó. Sau đó vài tháng, bà đã biến nó thành một lời nhắn trong cuộc sống của bà với tác động biến đổi tích cực cả về mặt cá nhân và tài chính.

Luật hấp dẫn và nó hoạt động thế nào?

Bí mật vĩ đại nhất mà Rhonda phát hiện ra chính là “Luật hấp dẫn”. Về cơ bản, luật hấp dẫn chỉ ra rằng những gì bạn nghĩ hay những gì bạn chú ý sẽ trở thành hiện thực trong cuộc sống.

Chúng ta thu hút về phía chúng ta mọi thứ, mọi con người và mọi hoàn cảnh có cùng tần số dao động với chúng ta. Vũ trụ là năng lượng thiết yếu, và tất cả các năng lượng đều dao động ở những tần số nhất định. Ở góc độ con người, mỗi cá nhân đều dao động ở một tần số sóng riêng, tồn tại như một trường năng lượng nhỏ bên trong một trường năng lượng lớn hơn – vũ trụ.

The Secret Bí mật Luật hấp dẫn
The Secret – Bí mật Luật hấp dẫn

Tần số sóng của mỗi người được tạo nên bởi suy nghĩ và cảm xúc của chính họ, và một cách tự nhiên nó hấp dẫn mọi thứ cùng tần sóng đến. Hãy tưởng tượng bạn chính là một trạm thu phát sóng truyền đi những tần số của ý nghĩ vào vũ trụ, vượt xa cả không gian và thời gian.

Chỉ cần thay đổi ý nghĩ là bạn đang thay đổi tần số sóng, và bạn ngay lúc đó trở thành một con người hoàn toàn mới hấp dẫn những người và những hoàn cảnh cùng tần số đến với bạn.

Chẳng hạn khi bạn đang suy nghĩ tiêu cực, thì những đau khổ và bệnh tật sẽ đến với bạn như điều tất yếu của luật hấp dẫn. Bạn thay đổi tần số sóng bằng những suy nghĩ tích cực, thì nhiều niềm vui và hạnh phúc sẽ đến với bạn. Khá dễ hiểu phải không bạn?

Luật hấp dẫn luôn vận động

Luật hấp dẫn này luôn vận động dù bạn có biết đến nó hay không, hoặc có tin vào nó hay không. Nhưng một khi bạn áp dụng cho chính mình, những khả năng tiềm ẩn trong bạn sẽ trỗi dậy. Bạn sẽ thực sự hiểu những điều sâu thẳm trong tâm trí và cơ thể mình để bước sang một thế giới khác.

Trong khi quan sát sự mất cân đối về sự giàu có trên thế giới, Rhonda đã tìm ra lý do:

“Những người giàu có chỉ nghĩ những ý nghĩ về giàu có nhiều hơn, chứ chẳng có gì khác tồn tại trong tâm trí họ.”

Rhonda

Thậm chí cả những người đã từng có một gia tài kếch xù và đánh mất nó, không lâu sau đa số họ vẫn giàu trở lại. Đây là bởi vì họ luôn tập trung vào sự thịnh vượng, dù hoàn cảnh có khó khăn đến đâu. Luật hấp dẫn chắc chắn luôn chiếm hữu trong tâm trí họ.

Một cách tự nhiên, khi ai đó khám phá ra luật hấp dẫn, họ đều lo lắng về tác hại của những suy nghĩ tiêu cực nảy sinh. Nhưng theo Michael B. Beckwith, một giảng viên tham gia chia sẻ trong bộ phim này nói – những ý nghĩ tích cực có sức mạnh ngàn lần so với những suy nghĩ tiêu cực. Ông cũng khẳng định rằng: “những suy nghĩ tích cực mà chúng ta gửi vào vũ trụ đều đầy quyền năng và bất kỳ điều gì tiêu cực cũng trở nên mềm yếu.”

Xem thêm: Kinh doanh thành công bằng cách nào?

Cách áp dụng Luật hấp dẫn trong cuộc sống

“Cách sử dụng Luật hấp dẫn” là phương pháp đặc biệt mà chúng ta có thể dùng để đạt được những gì mình muốn. Nó bao gồm 3 bước sau:

  1. Đề xuất với vũ trụ – bạn phải biết rõ bạn muốn điều gì.
  2. Tin tưởng – bạn hành động, nói và suy nghĩ như thể là bạn đã nhận được những gì mình mong muốn
  3. Đón nhận – bạn hình dung điều đó đến với bạn tuyệt vời như thế nào. Việc cảm nhận những điều tốt đẹp tạo nên tần sóng để mang điều đó đến với bạn nhanh hơn.

Hãy nói ra những điều bạn muốn. Giống như bạn gọi điện đặt hàng từ cuốn catalog của siêu thị, rồi bạn đợi món hàng đó đến. Nhưng điều khác ở đây là khi bạn đặt mua hàng từ cuốn catalog, bạn không đặt mua một lần, mà bạn đặt mua nhiều lần phòng khi đơn đặt hàng đầu tiên không đến. Bạn cứ đặt hàng lặp đi lặp lại và hình dung như thể là món hàng đó đang trên đường đến.

1. Đề xuất với vũ trụ

Hãy lựa chọn những gì bạn muốn và đề xuất với vũ trụ những điều đó. Tôi thành thật khuyên bạn hãy viết ra những gì bạn muốn. Đừng chỉ tưởng tượng trong đầu, vì suy nghĩ của bạn luôn thay đổi. Hãy nhất quán ngay từ đầu những gì bạn mong muốn.

  • Bạn muốn những gì?
  • Cái gì làm cho bạn hạnh phúc bước trên đường đời?
  • Cái gì khiến bạn mỉm cười khi nghĩ về nó?
  • Cái gì làm cho bạn cảm thấy thư giãn và thoái mái?

Bạn hãy nhớ ghi điều bạn muốn một cách cụ thể.

Thay vì ghi là “Tôi muốn giàu có“.
Hãy ghi rõ “Tôi muốn có 30 tỷ khi tôi 30 tuổi“.

2. Tin tưởng và hành động

Bạn hành động, nói và suy nghĩ như thể là bạn đã nhận được những gì mình mong muốn

Ở giai đoạn này, bạn hãy cố hình dung điều bạn muốn sẽ như thế nào. Sau đó, bạn cho phép bản thân cảm thấy niềm tin đó được đáp ứng. Bạn phải có niềm tin vững chắc rằng những gì bạn mong muốn sẽ đến với BẠN.

Khi bạn hình dung điều này, bạn phải hiểu rằng điều bạn muốn đang trên đường đến! Bạn cần phải hành động để điều bạn mong muốn đến với bạn nhanh hơn. Đừng chỉ hình dung thôi, hãy hành động.

Khi thời gian trôi đi, có thể bạn chưa thấy điều mình muốn xảy ra. Không sao đâu. Lạc quan lên. Đôi khi trong giai đoạn này, sự thiếu kiên nhẫn hoặc nghi ngờ có thể len lỏi trong tâm trí bạn. Điều đó rất không hay vì nó có thể làm đảo ngược quá trình này.

Cho phép mỗi ngày tràn đầy hy vọng, niềm tin, sức mạnh và niềm đam mê cho những gì sắp tới – giải phóng sự nghi ngờ, lo lắng và sợ hãi.

Xem thêm: 10 cách thành công trong kinh doanh

3. Đón nhận

Hãy nhớ rằng vũ trụ không nhanh chóng tạo ra mọi thứ cho bạn. Bạn biết cỏ mọc thế nào không? Nó từ từ mọc một cách tự nhiên và lan rộng mỗi ngày. Tương tự như thế, bạn cứ thoải mái thư giãn và cảm nhận những điều bạn mong muốn sẽ đến với bạn một cách từ từ và vui vẻ. Những hành động của bạn được truyền cảm hứng từ ý nghĩ lặp đi lặp lại hàng ngày hoặc thông qua Luật hấp dẫn. Điều bạn mong muốn sẽ đến một cách tự nhiên và hết sức mạnh mẽ mà không cần phải nỗ lực quá nhiều.

Bà Rhonda cũng chỉ dẫn rằng, để mọi thứ đến một cách dễ dàng, hãy làm những thứ nhất quán với mong muốn của bạn.

Ví dụ, nếu bạn muốn có một chiếc xe hơi, hãy tưởng tượng bạn giơ đôi bàn tay ra, nắm lấy vô lăng và cần số, bạn nhấn ga và bắt đầu lái chiếc xe như thế nào, bạn cảm nhận niềm hạnh phúc khi ngồi trong chiếc xe đó.

Nếu bạn muốn có một ngôi nhà mới, hãy vẽ bức hình về ngôi nhà mơ ước đó, treo nó lên tường, bạn ngắm nhìn nó hàng ngày và gửi ý nghĩ vào vũ trụ. Tưởng tượng như bạn đang sống trong ngôi nhà đó và cảm nhận sự thoải mái trong không gian rộng rãi này.

Xem thêm: Kẻ thành công phải biết lắng nghe

Bạn không cần phải biết “làm thế nào”

Bạn không cần biết làm thế nào vũ trụ sẽ mang điều bạn muốn đến với bạn. Bạn chỉ cần có lòng tin rằng điều đó sẽ xảy ra.

Trong bộ phim này, đồng tác giả của cuốn sách “Chicken Soup for the Soul – Hạt giống tâm hồn” ông Jack Canfield giải thích:

Khi bạn lái xe trong đêm từ California tới New York, bạn không cần nhìn thấy toàn bộ quãng đường trước mắt. Tất cả những gì bạn cần phải chú ý chính là 200 mét phía trước của đèn pha, và bạn sẽ tới đích.

Trong cuộc sống, bạn phải tin rằng bạn đã được chỉ đường. Phần lớn những người mà ông quan sát đều không bao giờ nói lên điều họ muốn là gì. Bởi vì họ không thể nhìn thấy nó có thể đến với họ như thế nào.

Nếu bạn cứ hỏi “làm thế nào”, thì lời nhắn gửi của bạn gửi lên vũ trụ vẫn chỉ là một cái nghi ngờ. Ngược lại, khi bạn hoàn toàn tin tưởng, vũ trụ sẽ đáp lại bằng sóng năng lượng. Bạn phải “Tin vào điều không nhìn thấy”. Bạn chỉ cần hình dung, vũ trụ sẽ đáp lại bằng cách sắp xếp hoàn cảnh hay sự kiện sao cho những gì bạn tưởng tượng sẽ trở thành hiện thực.

Xem thêm: 8 Bí mật dẫn tới Thành công

Tình yêu và Lòng biết ơn

Để biến luật hấp dẫn thực sự xảy ra đúng với bạn, Rhonda viết rằng, bạn phải tăng thời gian bạn cảm nhận điều tốt đẹp. Sống trong trạng thái đầy tình yêu và lòng biết ơn với mọi thứ xung quanh bạn. Bạn tạo ra sóng thu hút những điều tốt và những hoàn cảnh tốt đến với cuộc sống của bạn.

Xem thêm: 6 bước xây dựng Doanh nghiệp thành công

Charles Haanel cũng khẳng định rằng luật hấp dẫn cũng chính là một cái tên khác của tình yêu. Thường xuyên nghĩ về lòng yêu thương, và bạn sẽ là một siêu nhân có thể làm bất kỳ điều gì bạn muốn.

Bạn có biết rằng những gì bạn cảm nhận ở bất kỳ thời điểm nào đều rất quan trọng. Còn khi bạn có cảm giác tiêu cực thì cũng là lúc bạn ngăn chặn mọi điều tốt mà vũ trụ mang đến cho bạn.

Rhonda cũng nói rằng: “Nếu bạn chỉ làm một thứ, sử dụng Bí mật Luật hấp dẫn này, hãy luôn tỏ lòng biết ơn cho đến khi nó trở thành một thói quen trong cuộc sống của bạn”. Nếu bạn không có chút lòng biết ơn với những gì bạn đã có, bạn không thể nhận được nhiều hơn. Vũ trụ sẽ không ban tặng những gì bạn muốn nếu không biết ơn. Ý nghĩ trong đầu “không đủ” sẽ luôn là “không đủ” trong cả cuộc đời của bạn.

Xem thêm: Những người thành công ra quyết định sáng suốt như nào

Bạn muốn kiếm bao nhiêu tiền?

Rhonda nói rằng, “Để hấp dẫn tiền bạc, bạn phải tập trung vào sự giàu có”.

Rõ ràng đúng không? Trên thực tế, đa số mọi người tập trung không đủ, và nó phản ánh trở lại điều đó trong cuộc sống của họ.

Rhonda cũng cho biết rằng Vũ trụ rồi sẽ mang lại điều tốt cho bà, bởi vì bà hiện đang ở trong trạng thái mong chờ và niềm vui bất tận. Tần số dao động của bà đã đi từ ngăn trở sang hấp dẫn điều tốt, và những điều tốt đang tràn về.

“Đường tắt đi tới mọi thứ bạn muốn trong đời chính là CẢM NHẬN hạnh phúc ngay bây giờ!”

Trong tâm trạng như vậy, chúng ta rất dễ tin rằng chúng ta đã có được những gì ta muốn, và vũ trụ càng nhanh chóng đáp lại.

Để minh chứng cho điều này, trong chương “Bí mật về tiền bạc” Rhonda dẫn chứng về câu chuyện thần kỳ của Jack Canfield (tác giả cuốn sách Hạt giống tâm hồn). Ông ta nhớ lại về lời khuyên của Clement Stone, nhà đầu tư và kinh doanh vĩ đại, người đã chỉ dẫn cho ông đặt ra mục tiêu to lớn của đời mình.

Xem thêm: 3 nhân tố chính giúp lập kế hoạch kinh doanh thành công

Cách Jack Canfield hấp dẫn được 1 triệu đô la như thế nào

Hồi đó, Canfield đang kiếm được 8000USD/năm, vì vậy ông ấy đã đặt mục tiêu kiếm được 100.000USD/năm. Ông ấy đã tự làm một tờ bạc ghi 100.000USD, dán lên trần nhà trên giường ngủ và ngày nào thức dậy, ông cũng hình dung ra ông sẽ làm gì khi có số tiền nay. Nhiều tháng sau vẫn chẳng có điều gì xảy ra.

Rồi một ngày, ông chợt nhận ra một ý tưởng trị giá 100.000USD. Ông vừa xuất bản một cuốn sách, và ông tính ra rằng, nếu ông bán được một lượng sách cần thiết thì có thể kiếm được đủ số tiền ông mong ước.

Khi vào siêu thị, ông nhìn thấy tờ tạp chí National Enquirer trên kệ và ông chợt nghĩ tác phẩm của ông có thể khởi đầu từ đây. Một vài tuần sau ông có một bài thuyết trình và một người phụ nữ đã phỏng vấn ông, người phụ nữ đó cũng đang viết bài cho tạp chí National Enquirer. Chính bài viết của cô đã chắp cánh cho cuốn sách của ông.

Xem thêm: 6 cuốn sổ thay đổi cuộc đời

Có phải Canfield đã hấp dẫn được 100.000USD của ông không? Không! Năm đó, ông chỉ kiếm được 92,327USD. Nhưng nó cũng đã rất sát con số đó, và vợ ông đã hối thúc ông: “Sao không thử nghĩ đến con số lớn hơn, tại sao không phải là 1 triệu USD?” Cùng lúc đó, cuốn sách Chicken Soup for the Soul của ông cũng nhận được một tờ séc xuất bản với mức hơn 1 triệu USD.

Xem thêm: Các Công cụ và Chiến lược của ActionCOACH Việt Nam

Bạn có vẻ vẫn chưa tin lắm?

Liệu Luật hấp dẫn có thực sự là một bí mật? Bạn có thể nghĩ rằng nó chỉ là một thứ huyền bí vớ vẩn, nhưng trong sách Kinh thánh cũng có một câu nói rất kinh điển:

“Người có ước mơ, luôn nhận được nhiều hơn”.

Đó chính là tự cảm nhận sự đầy đủ ngay từ đầu, thì bạn sẽ hấp dẫn nhiều sự đầy đủ hơn nữa. Nếu bạn luôn cảm thấy thiếu thì bạn luôn nhận được tác động tương tự. Tại sao điều này xảy ra luôn là một điều huyền bí? Nhưng nếu bạn có tin hay không đi nữa thì Luật hấp dẫn của Rhonda luôn tồn tại.

The Secret Bí mật Luật hấp dẫn
The Secret – Bí mật Luật hấp dẫn

Bí mật này cũng dẫn lời của Phật,

“Tất cả những gì chúng ta có là kết quả từ những gì chúng ta nghĩ”.

Bạn có thể thấy rằng nó là một khái niệm rất hợp lý chứ không có gì huyền bí. Hoàn cảnh của bạn đang có hiện nay, nếu bạn không hài lòng với chúng thì bạn không phải là chính bạn.

Đây chỉ là kết quả của những gì bạn đã nghĩ và làm trong quá khứ. Tương lai của bạn sẽ có thể hoàn toàn khác. Nếu phần lớn ý nghĩ của bạn luôn tiêu cực và bắt nguồn từ cảm nhận thiếu thốn, thì điều logic ở đây biểu hiện chính trong cuộc sống thực của bạn.

Xem thêm: Hãy bắt đầu ngày mới với những công việc quan trọng nhất

Hãy bắt đầu bằng một cuốn sổ nhỏ viết nên ước mơ của bạn

Đa số những người bỏ ra gần 2 tiếng đồng hồ để nghiền ngẫm Luật hấp dẫn có thể là họ đang ấp ủ sẵn trong đầu về tư duy tài chính, tuy nhiên, bộ phim này cũng nói đến sức khỏe và các mối quan hệ, và làm thế nào để áp dụng Luật hấp dẫn để thay đổi thế giới. Tôi chắc chắn bạn sẽ thấy nó thực sự hữu ích cho cuộc sống và thành công của bạn. Hãy chuẩn bị một cuốn sổ và viết ra điều bạn muốn ngay bây giờ.

The post The Secret – Bí mật Luật hấp dẫn tới Thành công appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
https://lyhathu.com/12785/the-secret-bi-mat-luat-hap-dan-toi-thanh-cong/feed 2
Kẻ thành công phải biết lắng nghe https://lyhathu.com/12636/ke-thanh-cong-phai-biet-lang-nghe https://lyhathu.com/12636/ke-thanh-cong-phai-biet-lang-nghe#comments Wed, 16 Dec 2015 10:57:36 +0000 http://lyhathu.com/?p=12636 Một trong những cách để thu phục lòng người mà bạn có thể đã đọc trong cuốn “Đắc Nhân Tâm” của Dale Carnegie đó chính là Lắng Nghe (Nguyên Tắc …

Kẻ thành công phải biết lắng nghe Khám phá tiếp

The post Kẻ thành công phải biết lắng nghe appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
Kẻ thành công phải biết lắng nghe - Mark Goulston
Kẻ thành công phải biết lắng nghe – Mark Goulston

Một trong những cách để thu phục lòng người mà bạn có thể đã đọc trong cuốn “Đắc Nhân Tâm” của Dale Carnegie đó chính là Lắng Nghe (Nguyên Tắc Vàng Số 7 – Lắng nghe người khác). Và một trong những cuốn sách hiện đang bán chạy nhất trên Amazon lúc này chính là cuốn sách “Just Listen” mà dịch sang tiếng Việt là “Kẻ thành công phải biết lắng nghe” của tác giả Mark Goulston.

Just Listen – Hãy lắng nghe

Goulston là một nhà tâm lý học, nhà tư vấn, nhà văn. Ông đã viết một cuốn sách với vô số ví dụ và nhìn nhận sâu sắc mọi khía cạnh không chỉ ở góc độ chỉ lắng nghe mà còn ở những góc độ giao tiếp hiệu quả nói chung. Cuốn sách này còn có tựa đề “Khám phá bí mật của việc chinh phục lòng người”, tác giả đặt ra 9 quy tắc cốt yếu để chinh phục bất kỳ ai và sau đó đưa ra 12 cách nhanh chóng, dễ dàng thuyết phục và thu phục.

Trước tiên Goulston giải thích mọi sự thuyết phục đều liên quan tới việc đưa đẩy con người ta vào một cái vòng gọi là: “Vòng tròn Thuyết phục

    1. Từ kháng cự tới lắng nghe
    2. Từ lắng nghe tới cân nhắc
    3. Từ cân nhắc tới sẵn sàng làm
    4. Từ sẵn sàng làm tới làm
    5. Từ làm tới rất vui họ đã làm và tiếp tục làm.

Vòng tròn thuyết phục - Mark Goulston
Vòng tròn thuyết phục – Mark Goulston

Giáo lý của cuốn sách này là bạn thu phục mọi người bằng cách thuyết phục họ thông qua các bước từ “kháng cự” tới “lắng nghe” tới “cân nhắc” những gì bạn đang nói. Và điểm mấu chốt để đạt được sự “tiếp nhận” và rồi đưa người nghe đi qua phần còn lại của vòng tròn không phải là những bạn nói với họ, mà là những gì người nghe nói cho bạn – và những gì xảy ra trong nội tâm hay suy nghĩ của họ.

Xem thêm5 cách cải thiện kỹ năng giao tiếp của bạn

Tiếp theo, tôi sẽ tóm lược lại 9 quy tắc cốt yếu của Goulston và 12 kỹ thuật nhanh gọn.

9 Quy tắc Cốt yếu

  1. Dịch chuyển từ “Ôi trời” sang “OK” – Căng thẳng luôn ngáng trở khả năng thu phục lòng người của bạn. Vì vậy hãy kiểm soát mọi cảm xúc của bạn thật nhanh chóng. Cố gắng chuyển từ phản ứng ban đầu (Ôi trời) qua trạng thái thả lỏng (hoặc tự nhận thức), sang trạng thái bình tâm, và trạng thái tái tập trung, cuối cùng là trạng thái tái gắn kết (Ổn rồi). Khi bạn làm được như vậy, bạn đã đi từ cách bạn thuyết phục thế giới nên hay không nên – điều mà khó thành hiện thực – sang cách sẵn sàng đối với với thế giới theo cách của riêng nó.

  2. Chỉnh đốn bản thân để lắng nghe – Chúng ta có xu hướng đổ đồng mọi người dựa vào những gì chúng ta nghe về họ hay trải nghiệm điều gì đó ngay từ ban đầu. Tuy nhiên, những ấn tượng ban đầu của chúng ta là một mớ bòng bong gồm sự thật, huyễn tưởng và thành kiến. Cuối cùng chúng ta lại luôn đối mặt với sự hư cấu, chứ không phải con người thật. Nếu bạn muốn mở rộng danh giới của giao tiếp, thì hãy rộng mở tâm trí của bạn trước để tìm hiểu xem thực sự họ là người như thế nào.

  3. Mang cho người khác cảm giác “được thấu hiểu” – Điều này có nghĩa là đặt mình vào địa vị của người khác. Khi bạn hiểu nhau, bạn có thể thay đổi động lực của các tình huống hay mối quan hệ căng thẳng để hợp tác, cộng tác và giao tiếp hiệu quả.

  4. Hãy quan tâm lắng nghe hơn chỉ là ra vẻ hứng thú – Để hoàn toàn nắm bắt được kỹ năng quan tâm lắng và biểu thị sự chân thành mỗi khi lắng nghe, đừng coi một cuộc đàm thoại như một trận tennis mà bạn cứ phải cố gắng ghi nhiều điểm hơn đối phương. Thay vào đó, hãy nghĩ về nó như một trò chơi thám tử, trong đó mục đích chính của bạn là học được càng nhiều từ đối tượng đó càng tốt. Hãy hỏi những câu hỏi để biểu lộ rằng bạn rất muốn biết thêm về điều gì đó, chẳng hạn như những câu hỏi khiến cho họ nêu rõ ý kiến như: “Tôi cảm thấy x, Tôi nghĩ y, Tôi đã làm hoặc sẽ làm z…

  5. Mang lại cảm giác giá trị cho người khác – Con người cần cảm giác có giá trị; thậm chí ngay cả với những kẻ hay phàn này, hay trách móc và hay những kẻ hay ngáng trở. Cả hai loại người tốt và người gây khó chịu trong cuộc sống của bạn đều cần và đáng tái khẳng định về sự tồn tại của họ. Nếu bạn làm được vậy, họ sẽ trao hết những gì bạn mong muốn. Mọi người đều đang cạnh tranh vì thời gian, nhưng không có ai cần phải cạnh tranh cho tầm quan trọng.

  6. Giúp người khác buông xả cả cảm xúc lẫn tinh thần – Căng thẳng không phải lúc nào cũng xấu. Nó buộc chúng ta phải tập trung, phải quyết đoán, và thử thách dũng khí của chúng ta. Nhưng khi căng thẳng chuyển sang khốn quẫn đó là lúc vấn đề nảy sinh. Thậm chí có thể gây ra rất nhiều khó khăn và làm ta mất nhận thức về những mục tiêu quan trọng trong dài hạn. Hãy để họ tự buông xả và đẩy hơi thở hết ra khỏi lồng ngực, tĩnh tâm và lắng nghe bên trong cơ thể họ, không làm họ gián đoạn và không phán xét điều gì cả. Chỉ có buông xả mới giúp người ta trải nghiệm và bày tỏ những cảm xúc của mình. “Hãy quên nhạc nhẽo ru ngủ đi. Nếu bạn gặp một quái thú và muốn xoa dịu quái thú đó thì hãy giúp nó được buông xả”.

  7. Kiểm tra khả năng gây bất đồng trước khi bước vào cửa – Bất đồng xảy ra khi bạn nghĩ bạn đang đi trên một con đường, nhưng mọi  người lại nghĩ bạn đang trên một con đường hoàn toàn khác. Ví dụ, bạn nghĩ bạn tự tin, đầy nhiệt huyết, và đam mê, nhưng người khác có thể nhìn nhận bạn như một người kiêu căng, cao ngạo và bốc đồng. Thái độ khiêm nhường và bày tỏ lời xin lỗi nếu cách hành xử của bạn không hợp với phong cánh của một đối tượng nào đó chính là cách tuyệt đối làm an lòng hầu hết mọi người. Nó còn giúp xóa bỏ mọi tình trạng bất đồng thậm chí trước khi nó xảy ra, bởi lời xin lỗi của bạn sẽ ngăn chặn hầu hết bất kỳ lỗi lầm nào.

  8. Khi mọi sự dường như thấy bại, hãy chìa cổ của bạn ra – Khi bạn bị dồn vào chân tường và chuẩn bị xù lông lên phản ứng, thì thay vào đó, bạn hãy suy nghĩ sâu hơn, cảm nhận nỗi sợ của bạn, đối mặt với thiếu sót của bạn và nói với đối tượng của bạn rằng bạn sẽ làm tốt nhất để thay đổi. Cũng như Keith Ferrazzi nói “Đừng sợ chia sẻ nhược điểm của mình. Nhược điểm không làm bạn yếu đi, nó khiến bạn dễ tiếp cận hơn”.

  9. Tránh xa những con người độc hại – Hãy tránh xa những người muốn hạ thấp bạn, bắt nạt bạn, cản trở bạn, hoặc biến bạn thành vật tế thần cho những sai lầm của họ, và dùng sức mạnh làm tổn thương bạn. Goulston nói rằng “Nếu bạn do dự nói “Không”, thì bạn có thể dễ bị kích động thần kinh. Nếu bạn thực sự sợ phải nói “Không”, có lẽ bạn đang phải đối mặt với con người độc hại. Và nếu chẳng ai đó nói “Không” với bạn, thì con người độc hại đó có thể chính là bạn.

Xem thêm“Vòng tròn vàng” của Simon Sinek truyền cảm hứng như thế nào?

12 cách dễ và nhanh chóng để thuyết phục và thu phục

  1. Câu hỏi bất khả thi: Bạn hãy hỏi: “Điều gì mà lẽ ra không thể làm được, nhưng nếu bạn làm được điều đó, nó sẽ gia tăng thành công của bạn lên gấp bội.” Sau khi nghe họ trả lời, bạn lại hỏi “Điều gì làm cho nó khả thi?”

  2. Nghịch lý kỳ diệu: Khi bạn giúp ai đó nói ra lý do họ trở nên tiêu cực và hay phản đối, thì lúc đó bạn đang chuyển dịch họ sang trạng thái tích cực và đồng thuận hơn.

  3. Cú sốc đồng cảm: Khi hai người đang choảng nhau thay vì dùng lời lẽ, hoặc một trong hai người thích tấn công người kia hơn là lắng nghe, bạn hãy tạo một cú sốc đồng cảm. Tác giả viết “sự tức giận và đồng cảm không tồn tại cùng nơi cùng lúc”, vì vậy hãy nỗ lực thấu hiểu những thử thách mà họ đang phải đối mặt.

  4. Chơi ngược, Cú sốc đồng cảm #2: Sử dụng phương pháp này nếu bạn đang phải đối mặt với ai đó có kỹ năng và khả năng làm tốt một công việc, nhưng lại không làm hết 100% sức mình. Thay vì chỉ trích và tìm kiếm xem họ thiếu sót điều gì, hãy lấy vài lý do tại sao bạn có thể làm họ thất vọng. Bằng cách tự xin lỗi chính mình một cách đột xuất, đối tượng của bạn sẽ dịch chuyển ra khỏi trạng thái phòng vệ và có xu hướng phản ánh lại sự khiêm nhường và mối quan tâm của bạn. “Chỉ cần một chút khiêm nhường và một câu xin lỗi đáng giá hơn hàng ngàn cân oán hận.”

  5. Hãy hỏi “Bạn có thực sự tin là thế?: Trước khi bạn lo lắng giải quyết vấn đề của ai đó, hãy tìm hiểu kỹ liệu thực sự có vấn đề trong đó không.

  6. Sức mạnh của “Hmmm…”: Hãy trả lời với ai đó đang điên khùng và phòng thủ bằng cái gì đó rất tự nhiên như “Hmmm” hay “Kể tiếp cho tôi xem nào” hay “Thật thế sao?” hay “Rồi sao nữa” hay “Bạn còn gì kể nốt đi xem nào?” Đừng tỏ ra phòng thủ; cứ đào sâu thông tin.

  7. Đặt điều kiện từ đầu: Thay vì giấu diếm điểm yếu hay vấn đề, hãy dung hòa nó. Hãy biểu lộ thế tự chủ bằng cách cởi mở với những người hay nghi ngờ về bạn, và rất có thể sau đó họ sẽ chú ý tới bạn một cách chăm chú và tích cực.

  8. Từ giao dịch sang chuyển dịch: Giao tiếp trong giao dịch không tạo ra vết hằn trong mối quan hệ bởi vì nó nông cạn và mang tính phi cá nhân. Vì vậy chúng ta cần phải bước tiến xa hơn giao dịch để tạo quan hệ bằng cách đặt câu hỏi sao cho đối tượng sẽ nói cho bạn biết “Đây là điều tôi nghĩ”, “Tôi là ai”, “Đây là điều tôi mong muốn”, hoặc “Đây là cách mà anh có thể làm cho cuộc sống của tôi tốt hơn”. Hãy đặt câu hỏi sao cho đối tượng của bạn nhìn ánh mắt của họ sang một hướng khác, đó là lúc họ chuyển dịch và gần với bạn hơn.

  9. Sát cánh bên nhau: Hãy đặt câu hỏi trong lúc chia sẻ và sau đó đi sâu hơn vào câu chuyện với nhiều câu hỏi hơn (tạo nên cốt lõi của phương pháp Sô crat). Đây là kỹ thuật dựa trên 3 yếu tố: 1) nếu bạn cho họ ngồi xuống và giảng giải cho họ thì hiếm khi hiệu quả, bởi vì lúc đó họ sẽ phòng thủ và giấu diếm điều gì đó với bạn; 2) đặt câu hỏi tốt hơn là chỉ bảo; 3) Khi bạn cứ để họ tự giãi bày từ chuyển này sang chuyện khác mà không cần phải khơi ra, lúc đó thậm chí bạn còn biết nhiều hơn.

  10. Điền vào chỗ trống: Mời mọi người tham gia vào một cuộc đàm thoại dùng phương pháp “điền vào chỗ trống” thay vì đặt câu hỏi. Câu hỏi trực tiếp làm cho mọi người nghĩ rằng bạn đang “tập trung” vào họ. Hãy để họ điền vào chỗ trống và họ sẽ cảm thấy bạn đang “nói chuyện” với họ. Bạn nói một câu, nhưng bỏ ngỏ một đoạn chờ họ điền phần thông tin bạn cần biết vào phần còn lại của câu.

  11. Thử mọi cách đến khi nhận câu trả lời “Không”: Bạn cứ liên tục đặt câu hỏi tìm hiểu thông tin cho đến khi bạn nhận câu trả lời “Không”. Sau đó, hãy dẫn dắt họ từ “không” sang “có” bằng cách nói điều gì đó tương tự như “Có lẽ là tôi đã hỏi quá nhiều hoặc có vấn đề gì quan trọng với bạn mà tôi chưa kịp giải quyết phải không?” Sau đó sử dụng phương pháp “điền vào chỗ trống” hoặc các biện pháp đặt câu hỏi hữu hiệu khác để củng cố lại cuộc đàm thoại.

  12. Lời Cảm Ơn và Xin Lỗi Quyền Năng: Sử dụng lời Cảm Ơn Quyền Năng khi bạn lời cảm ơn thông thường là chưa đủ; nó bao gồm 3 phần: 1) Nhắc tới một điều gì đó cụ thể với người đã làm cho bạn; 2) Công nhận nỗ lực mà họ đã bỏ ra để giúp đỡ bạn; 3) Nói cho họ biết sự khác biệt mà hành động của họ đã mang lại cho riêng bạn. Còn lời Xin Lỗi Quyền Năng bao gồm 4R: Remorse (ăn năn), Restitution (phục hồi), Rehabilitation (sửa sai), Requesting Forgiveness (khẩn cầu tha thứ).

Xem thêmHuấn luyện Đánh giá DISC

Một điều cốt yếu để tiếp cận mọi người chính là khả năng tiếp cận chính bản thân bạn. Tôi rất mong nhận được ý kiến của bạn về bài viết này. Hy vọng bạn sẽ dành thời gian đọc cuốn sách này để thực sự hiểu rõ và đạt được thành công trong cuộc sống của bạn.

The post Kẻ thành công phải biết lắng nghe appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
https://lyhathu.com/12636/ke-thanh-cong-phai-biet-lang-nghe/feed 3
Đọc sách: QBQ – Câu hỏi đằng sau câu hỏi https://lyhathu.com/12472/doc-sach-cau-hoi-dang-sau-cau-hoi https://lyhathu.com/12472/doc-sach-cau-hoi-dang-sau-cau-hoi#comments Thu, 03 Dec 2015 05:02:31 +0000 http://lyhathu.com/?p=12472 Câu hỏi đằng sau câu hỏi (QBQ – The Question behind the Question) Đầu năm nay, tôi và một nhóm bạn nói chuyện với nhau và gợi ý mỗi người …

Đọc sách: QBQ – Câu hỏi đằng sau câu hỏi Khám phá tiếp

The post Đọc sách: QBQ – Câu hỏi đằng sau câu hỏi appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
QBQ - cau hoi dang sau cau hoi

Câu hỏi đằng sau câu hỏi (QBQ – The Question behind the Question)

Đầu năm nay, tôi và một nhóm bạn nói chuyện với nhau và gợi ý mỗi người viết ra tên của 5 cuốn sách nên đọc tốt cho làm việc theo nhóm và phát triển cá nhân. Mặc dù tôi tự tin giới thiệu với bạn bè cuốn sách “Câu hỏi đằng sau câu hỏi! Bạn nên tự vấn mình điều gì – Thực hành trách nhiệm cá nhân trong Kinh doanh và Cuộc sống”, nhưng tôi hơi ngạc nhiên tôi không phải là người duy nhất thích cuốn sách này. Cuốn sách nhỏ này của tác giả John G. Miller nhằm giúp loại bỏ trách móc, phàn nàn, và sự trì hoãn, giải quyết những gì mà ông cảm thấy đó là một vấn đề lớn: Thiếu trách nhiệm cá nhân.

“Đó không phải lỗi của tôi.”

“Tại sao điều này xảy ra với tôi?”

“Chẳng ai bảo cho tôi biết.”

“Chẳng thể làm gì được.”

“Ai đẩy quả bóng cho tôi thế?”

“Đó không phải vấn đề của tôi.”

Chúng ta vẫn thường nghe những câu này trong nhiều tình huống khác nhau trong công việc và trong cuộc sống. Miller cũng tự hỏi, tại sao dường như mọi người chẳng biết làm gì hơn là chỉ ngón tay vào đâu đó, đổi lỗi cho cái gì đó hay cho ai đó về vấn đề của họ, hành động của họ hay cảm giác của họ?

Điều dễ hiểu là chúng ta thường nghĩ và cảm nhận theo cách riêng của mình, đặc biệt là khi chúng ta tức giận. Nhưng trên hết mọi điều này đều là tiêu cực và không giải quyết được vấn đề chút nào cả. Bạn hãy nói to lên. Chúng làm bạn cảm thấy thế nào? Đối với tôi đó là: bất lực; giống như một nạn nhân của việc gì đó xung quanh chúng ta. Tôi không muốn là nạn nhân. Tôi muốn có ảnh hưởng và tiếng nói trong mọi hoàn cảnh của tôi. Rất nhiều tổ chức mà tôi nhìn thấy hiện nay đang phản ánh xu hướng xã hội của chúng ta là luôn đổ lỗi cho người khác, họ hành động như một nạn nhân, và nói chung là không chịu trách nhiệm với chính những hành động họ gây ra.

Câu hỏi đằng sau câu hỏi đúng là một công cụ hữu hiệu giúp mọi người tự thực hành chịu trách nhiệm cá nhân bằng cách đặt ra những câu hỏi tích cực hơn và tốt hơn. Ý tưởng ở đây là chúng ta tự chịu trách nhiệm với lựa chọn của mình và tự tìm kiếm những lựa chọn khác tốt đẹp hợn, đó chính là nền tảng của Câu hỏi đằng sau câu hỏi.

Miller viết rằng “Đôi khi mọi người nghĩ rằng họ chẳng còn lựa chọn nào khác. Họ sẽ nói những câu như “Tôi đâu có biết…” hoặc “Tôi không thể…”. Nhưng thực tế chúng ta luôn có một lựa chọn khác. Luôn luôn. Hãy nhận thức điều này và nhận lấy trách nhiệm đối với lựa chọn của chính mình là một bước tiến lớn nhất để làm lên những điều vĩ đại trong cuộc sống của chúng ta.

Hãy xem lại những công cụ mà tác giả Miller tin là sẽ giúp chúng ta có trách nhiệm cá nhân với cuộc sống: QBQ. Dưới đây là 3 hướng dẫn cơ bản để tạo nên QBQ.

Xem thêm: Tại sao bạn đang làm những gì bạn đang làm?

1. Bắt đầu với “Cái gì” hay “Như nào” (chứ không phải “Tại sao”, “Khi nào”, hay “Ai”)

Khi chúng ta hỏi “Khi nào”, ví dụ, chúng ta đang nói chúng ta thực sự không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chờ đợi và hành động vào một thời điểm khác. Những câu hỏi bắt đầu bằng từ “Khi nào” luôn dẫn tới sự trì trệ. Sự trì trệ là một vấn đề nan giải. Chúng ta trì hoãn một vấn đề lại một chút, và rồi lại một chút nữa, rồi lại chút nữa, cho đến khi chúng ta kịp nhận ra rằng chúng ta đã trì hoãn hành động này lâu đến nỗi chúng ta đang rơi vào một vấn đề hết sức nghiệm trọng. Miller có nói đến một người bạn rất thích nói câu: “Chúng ta hãy làm chăm chút từng việc nhỏ khi chúng vẫn còn nhỏ”.

Khi chúng ta đặt câu hỏi “Ai” là lúc chúng ta chệch hướng sang một người khác và rũ bỏ trách nhiệm khỏi chính mình. Chúng ta đang tìm một vật tế thần và tìm ai đó để đổ lỗi.

Xem thêm: Quy tắc quản lý thời gian 40-30-20-10

2. Câu nói nên có chữ “tôi” (chứ không phải “họ”, “chúng ta” hay là “bạn”)

Trách nhiệm cá nhận là chính chúng ta tự chịu trách nhiệm về lối tư duy và hành xử của mình và nhận lại kết quả từ suy nghĩ và hành vi đó. Đổ lỗi và câu hỏi “Ai đã làm việc đó” chẳng giải quyết được việc gì. Chúng tạo ra nỗi sợ, phá hủy tính sang tạo và xây dựng lên những bức tường cản trở. Không có cơ hội nào cho những ai mong muốn đạt tới tiềm năng vô hạn của mình mà lại luôn đổ lỗi cho nhau và không chịu trách nhiệm cá nhân. Dù chúng ta có cố làm việc tốt đến đâu, vẫn luôn có một cái rào cản nào đó phải vượt qua, và nó thường là phải vượt qua điều gì đó mà chúng ta không thể kiểm soát được.

Vậy, thay vì tập trung vào các rào cản, chúng ta hãy làm việc để trở nên tốt hơn đến nỗi mà chúng ta luôn thành công với bất cứ điều gì có thể xảy ra. Người có trách nhiệm sẽ đổ lỗi cho ai? Chẳng ai cả, thậm chí ngay cả chính họ.

Xem thêm: Câu hỏi TẠI SAO của bạn là gì?

3. Tập trung vào hành động

Thay vì trì hoãn, đổ lỗi, phàn nàn, trách móc ai đó, chúng ta hãy tập trung vào hành động để giải quyết vấn đề nảy sinh. Để thực hiện tập trung vào hành động QBQ, chúng ta nên thêm vào các câu hỏi những động từ như “làm”, “tạo nên”, “đạt được” và “xây dựng”, bắt đầu câu hỏi bằng “Cái gì” hay “Làm thế nào” và phải có từ “tôi”. Bạn sẽ có những câu hỏi như này:

“Tôi có thể làm gì để giúp bạn làm việc tốt hơn?”

“Tôi có thể làm gì để tạo ra khác biệt?”

“Tôi có thể làm thế nào để hỗ trợ đội ngũ nhân viên?”

“Tôi có thể làm thế nào để thúc đẩy việc này tiến triển?”

“Tôi có thể làm thế nào để mang lại giá trị cho bạn?”

“Tôi có thể mang lại giải pháp gì?”

“Tôi có thể làm thế nào để công việc của tôi tốt hơn hiện nay?”

“Tôi có thể làm thế nào để cải thiện hoàn cảnh của mình?”

“Tôi có thể làm thế nào để hiểu bạn tốt hơn?”

“Tôi có thể làm gì để tìm thêm thông tin trước khi ra quyết định?”

“Tôi có thể làm thế nào để hòa nhập với thế giới luôn thay đổi này?”

Bạn đã nhận thấy sự tích cực trong mỗi câu hỏi chưa?

Khi bạn phải hành động thì có thể sẽ nhận thêm rủi ro, nhưng chẳng làm gì cả thì bạn còn nhận rủi ro lớn hơn. Mặc dù có rất nhiều rủi ro khi hành động, thay vào đó, nếu không hành động thì gần như chẳng có lựa chọn nào tốt hơn.

Xem thêm: Kẻ cắp thời gian và bạn xử lý chúng như nào?

Miller viết rằng:

  • Thậm chí ngay cả khi hành động dẫn tới sai lầm khác, nó vẫn giúp bạn trải nghiệm và phát triển. Không hành động mang đến trì trệ và thu hẹp.
  • Hành động dẫn chúng ta tới giải pháp. Không hành động chẳng làm nên điều gì và giữ chúng ta lại quá khứ.
  • Hành động đòi hỏi sự can đảm. Không hành động thường là biểu hiện của nỗi sợ.
  • Hành động xây dựng lòng tin. Không hành động đem đến sự hoài nghi.

QBQ là thực hành trách nhiệm cá nhân. Chúng ta lập kỷ luật cho suy nghĩ của mình. Chúng ta đặt câu hỏi tích cực hơn. Chúng ta hành động. QBQ: The Question behind the Question. Hãy thực hành nó và chắc chắn nó sẽ giúp bạn trở thành người thành công trong cuộc sống.

Bạn có thể mua cuốn sách này đã dịch sang tiếng Việt với tựa đề QBQ – Tư duy Thông minh. Nhưng tôi vẫn thích dịch tựa đề là QBQ – Câu hỏi đằng sau Câu hỏi trong bài viết của tôi hơn. Đơn giản là bởi vì, sau mỗi câu hỏi là một câu hỏi thông minh hơn.

The post Đọc sách: QBQ – Câu hỏi đằng sau câu hỏi appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
https://lyhathu.com/12472/doc-sach-cau-hoi-dang-sau-cau-hoi/feed 2
Nghệ thuật viết quảng cáo cuốn hút trong 3 bước https://lyhathu.com/12386/nghe-thuat-viet-quang-cao-cuon-hut https://lyhathu.com/12386/nghe-thuat-viet-quang-cao-cuon-hut#comments Tue, 01 Dec 2015 14:29:34 +0000 http://lyhathu.com/?p=12386 Bạn có biết rằng có hai cách để thôi thúc con người hành động? Cách thứ nhất là đụng chạm đến nỗi đau của họ. Cách thứ hai là dùng …

Nghệ thuật viết quảng cáo cuốn hút trong 3 bước Khám phá tiếp

The post Nghệ thuật viết quảng cáo cuốn hút trong 3 bước appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
nghe-thuat-viet-quang-cao-cuon-hut

Bạn có biết rằng có hai cách để thôi thúc con người hành động? Cách thứ nhất là đụng chạm đến nỗi đau của họ. Cách thứ hai là dùng niềm vui sướng hay khoái lạc.

Đây là một nguyên tắc kinh điển trong suốt lịch sử nhân loại, liên quan đến hai động lực ban sơ của con người. Nói tóm lại, bạn có thể sai khiến người khác bằng cách dùng một cây roi đánh thật đau vào mông họ, hoặc đong đưa một cây kem ngon khó cưỡng trước mặt họ.

Phần lớn những người làm việc trong lĩnh vực marketing và tâm lý học đều thống nhất rằng động lực thứ nhất – sự đau đớn – phát huy tác dụng hơn động lực còn lại. Mặc dù tôi đồng ý với quan điểm này, nhưng cá nhân tôi cho rằng làm như vậy chẳng khác nào báo hại người khác.

Tại sao phải gây thêm đau khổ cho nhân loại? Tôi cho rằng thay vào đó, hãy tập trung vào niềm vui và làm nên sự khác biệt. Hãy làm cho tất cả mọi người cùng vui. Tôi tin rằng đây là cách hay hơn để giúp đỡ mọi người, cũng như tạo cơ hội cho chính bản thân bạn.

Hãy tưởng tượng xem, chẳng phải cuộc sống sẽ tươi đẹp hơn biết bao nếu tất cả chúng ta dốc sức vì những gì chúng ta muốn? Những niềm vui, những khát khao, những mục tiêu cuộc đời thay vì ngồi gặm nhấm những nỗi đau?

Tuy nhiên, trước hết hãy bắt đầu xem xét từ công thức thuyết phục căn bản, dựa trên nguyên tắc lấy nỗi đau làm động lực.

Đây là một chiến lược thuyết phục đã 2.500 tuổi, được ứng dụng từ thời Aristotle và người Hy Lạp cổ đại. Những nhà hùng biện nổi tiếng thời bấy giờ phải thường xuyên làm công việc thuyết phục công chúng. Aristotle đã truyền dạy cho họ một công thức để làm điều đó như sau:

  1. Exodium. Sáng tạo một câu tuyên bố gây sốc hoặc kể một câu chuyển để thu hút sự chú ý.
  2. Naratio. Nêu lên vấn đề mà người nghe/người đọc đang gặp phải.
  3. Confirmation. Đề xuất giải pháp cho vấn đề.
  4. Peroratio. Trình bày những lợi ích của việc thực thi giải pháp.

Công thức không lạ gì với chúng ta. Nó hệt như công thức quảng cáo kinh điển thời hiện đại, viết tắt là AIDA: Gây chú ý (Attention), Quan tâm (Interest), Mong muốn (Desire), Hành động (Action).

Khi bạn định viết một bài viết, hay một bài quảng cáo bạn cần phải tự hỏi một số câu hỏi sau:

  1. Bạn đã làm được một đoạn mở bài đáng chú ý chưa?
  2. Bạn có đang nêu những vấn đề mà người đọc quan tâm?
  3. Bạn có đề xuất một giải pháp thực sự khả thi?
  4. Bạn có yêu cầu người đọc phải hành động?

Tóm lại, công thức của Aristotle có thể được đơn giản hóa theo phương pháp hiện đại như sau:

  1. Vấn đề
  2. Lời hứa
  3. Chứng minh
  4. Giá cả

Không quá phức tạp, đúng không?

Hãy đọc và ghi nhớ từng bước tìm ra bí mật thành công của công thức này.

Vấn đề

Bắt đầu bài quảng cáo bằng một tiêu đề kêu gọi đối tượng độc giả mà bạn muốn, bằng cách nêu lên vấn đề của họ. Ví dụ, nếu bạn đang bán thuốc trị đau gót chân, hãy nói “đau gót chân”, rồi làm nên một tiêu đề chẳng hạn như:

Bạn bị đau gót chân?

Hoặc nếu bạn đang bán một sản phẩm giúp giảm cân, bạn có thể dùng một tiêu đề như:

Bạn muốn giảm cân?

Điều bạn đang làm là giới hạn phạm vị những người sẽ muốn mua sản phẩm của bạn, bằng cách tập trung vào vấn đề của họ.

Lần nữa, nếu bạn là một chuyên gia mát xa và bạn đã có website riêng, tiêu đề ngay đầu trang web của bạn có thể là:

Bạn bị stress? Bạn muốn giải tỏa căng thẳng trong vòng 30 phút… hoặc thậm chí nhanh hơn?

Giờ đây, bạn có thể hiểu tôi đang làm gì. Tôi chỉ đơn giản tự hỏi bản thân: “Những khách hàng của tôi đang gặp phải vấn đề gì?” Dù đó là gì thì việc của tôi là sáng tạo ra một tiêu đề ngay đầu trang web của mình mà có thể nêu lên vấn đề đó.

Đó chính là bước thứ nhất: Tập trung vào vấn đề

Lời hứa

Bạn đã giành được sự chú ý của khách hàng tiềm năng từ bước thứ nhất. Giờ là lúc cho họ một lời hứa. Dùng tiêu đề “đau gót chân” từ bước đầu tiên và sáng tạo ra một câu tiếp nối như sau:

Các loại thảo dược mới này sẽ giúp giảm đau hoặc triệt tiêu cơn đau ở gót chân trong vòng 30 ngày.

Và đối với ví dụ thứ hai về giảm cân:

Đây là những phương pháp giảm cân mới không cần ăn kiêng, tập trung vào tinh thần của bạn – chứ không phải thức ăn của bạn – để giúp bạn giảm cân nhanh.

Và ví dụ về chuyên viên mát xa:

Đôi tay của tôi đã mát xa thành công cho 3.500 người như bạn. Nên tôi hoàn toàn có thể giúp bạn.

Như bạn có thể thấy, điều bạn cần làm trong bước thứ hai là giải thích cách bạn giúp người đọc giải quyết vấn đề được nêu trong bước một như thế nào. Điều này sẽ làm cho người đọc muốn đọc tiếp. Việc bạn thực sự tập trung vào vấn đề của họ đồng nghĩa với việc bạn đang đặt họ vào trong một trạng thái tỉnh để áp dung Thôi miên bằng Ngôn từ.

Chứng minh

Kế tiếp, bạn cần phải chứng minh lời hứa của mình. Chúng ta đang sống trong một thời đại đầy rẫy sự ngờ vực. Người người lướt web và tiếp cận vô số thông tin vô bổ hoặc không rõ nguồn gốc. Họ bắt đầu nghi ngờ và phòng vệ. Cho nên bước thứ ba chính là tập trung vào việc chứng minh, hay trình bày chứng cứ. Bước này có thể được triển khai dưới dạng một sự đảm bảo, bảo hành, những sự chứng thực, hoặc bất kỳ thứ gì mà bạn nghĩ là có thể thuyết phục người khác tin vào sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Ví dụ như:

Gót chân của bạn sẽ lành hẳn trong vòng 30 ngày. Nếu không, chúng tôi sẽ hoàn lại tiền cho bạn. 11.500 người đã được chữa khỏi hoàn toàn nhờ thuốc trị đau gót chân của chúng tôi.

Nghiên cứu đã cho thấy trung bình một người có thể giảm được 15kg sau khi làm theo kế hoạch giảm cân mới nhất của chúng tôi.

Với phương pháp mát xa của tôi, bạn sẽ cảm thấy hoàn toàn thư giãn, đến nỗi ngủ gật luôn trên giường.

Trên đây là một số ví dụ bạn có thể tham khảo. Nhắc lại rằng, đây chính là bước bạn chứng minh lời hứa của mình ở phần trước, là nơi bạn trình bày những chứng cứ cho thấy sự hứa hẹn của mình là hoàn toàn có cơ sở.

Giá cả

Cuối cùng, đây là lúc bạn yêu cầu quyền lợi của mình. Nếu bạn muốn mọi người đăng ký bản tin e-mail hàng tuần của mình, hãy nói thẳng điều đó. Nếu bạn muốn họ mua sản phẩm của bạn, hãy nói thẳng điều đó. Công chúng luôn muốn được dẫn dắt. Nhưng họ sẽ không làm gì cho đến khi bạn nói ra yêu cầucho họ biết giá cả. Ví dụ:

Nếu ngày hôm nay bạn không lo chữa trị gót chân đau, bạn sẽ ra sao ngày mai?

Đặt mua thảo dược mới ngay bây giờ chỉ với 19,99$.

Động lực lớn nhất của con người gì?

Triết gia Vernon Howard từng nói rằng: “Nếu chúng ta cho rằng nỗ lực gây ảnh hưởng lên người khác là một việc cần thiết, thì chúng ta cũng không có lựa chọn nào khác ngoài việc lập nên những mưu đồ tinh vi.”

Ở đây chúng ta không phải lập mưu đồ gì cả. Chúng ta không gây ảnh hưởng lên người khác bằng những ý muốn chủ quan trong đầu chúng ta. Thay vào đó, chúng ta sẽ tập trung vào những gì người khác muốn. Tập trung vào những niềm vui sướng, chứ không phải nỗi đau của họ. Bạn cho đi càng nhiều những điều tốt đẹp mà công chúng hằng mong muốn, họ sẽ dần bị thôi miên và thu hút về phía bạn cũng như các bài viết của bạn càng lúc càng đông hơn.

Hãy nhớ, tôi đã nói với bạn rằng quan điểm của tôi là chúng ta không cần phải làm cho thế giới này ảm đạm hơn. Thế nên, chúng ta sẽ cùng nhau bỏ “bước thứ nhất”. Nếu bạn tập trung đánh vào nỗi đau của công chúng, bạn chắc chắn sẽ gây được chú ý, vì bạn đang đụng chạm đến mối quan tâm lớn nhất của họ.

Bạn có để ý rằng những quảng cáo trên báo chí và truyền hình vẫn thường xuyên xoáy vào nỗi đau để khiến bạn chú ý? Phương pháp đó rõ ràng là có tác dụng. Nhưng cá nhân tôi không muốn gây thêm nỗi đau vào thế giới này. Có một sự thật trong tâm lý học rằng, nếu bạn tập trung vào thứ gì, nhiều khả năng bạn sẽ nhận được thứ ấy. Do vậy, tôi thậm chí không muốn đề cập đến nỗi đau của mọi người trong các bài viết của mình.

Động cơ lớn nhất của con người không phải là điều bạn đang nghĩ mà là điều tôi học được từ Drew Barrymore và Adam Sandler vào ngày lễ tình nhân Valentine.

Tôi vừa xem xong bộ phim 50 lần hẹn đầu tiên (50 first dates) với cặp đôi diễn viên chính là Drew Barrymore xinh đẹp và anh chàng Adam Sandler hài hước. Đây không chỉ là một bộ phim hài lãng mạn với cảnh trí đẹp cùng một thông điệp cảm động về tình yêu đích thực, mà nó còn khiến tôi phải “Ờ há” một cách tâm đắc khi bộ phim đi được một nửa câu chuyện.

Khi xem đến một đoạn phim mà ở đó, Adam nhắc Drew – một cô gái bị hội chứng mất trí nhớ ngắn hạn – rằng anh yêu cô, tôi chợt nhận ra đâu là động cơ mạnh nhất thúc đẩy con người hành động cũng như quyền năng của nó. Nhưng trước hết để tôi giải thích bối cảnh đã.

Hầu hết các nhà tâm lý học, các chuyên gia marketing, và bất kỳ ai kiếm sống bằng công việc thuyết phục, đều nói với bạn rằng con người chỉ có hai động cơ chính: nỗi đau và niềm vui sướng. Hoặc bạn theo đuổi điều bạn muốn, hoặc bạn tránh xa điều bạn không muốn.

Ý kiến tranh luận phổ biến vẫn là nỗi đau sẽ hiệu nghiệm hơn niềm vui. Tôi cũng có phần đồng ý, nhưng như tôi đã nói, tôi sẽ không mưu cầu lợi ích trên nỗi đau của người khác. Đơn giản là tôi không muốn lan truyền nỗi đau trên thế giới này. Việc tập trung vào nó sẽ khiến bạn cảm nhận được nó. Tôi không muốn góp phần mình vào nỗi thống khổ của nhân loại. Nên lập trường của tôi vẫn luôn là tập trung vào những động cơ là niềm vui để thuyết phục khách hàng trong các bài viết quảng cáo cũng như các website của mình.

Hầu hết các chuyên gia marketing đều đồng ý rằng động cơ về nỗi đau vẫn là sự lựa chọn tốt nhất cho các chiến dịch quảng cáo hoặc bán hàng.

Họ thường đưa ra một ví dụ phổ biến về những người đi bán bảo hiểm nhà ở. Nếu những người này chỉ giới thiệu những lợi ích tích cực, bạn sẽ chẳng bao giờ muốn mua. Nhưng khi họ nói nhà bạn có nhiều nguy cơ cháy nổ, bạn sẽ mua. Nỗi đau hay sự mất mát kích hoạt hành động của bạn ngay lập tức.

Vì vậy, cũng như nhiều người khác, tôi “thừa biết” nỗi đau là động cơ tốt hơn để ứng dụng trong công việc của mình. Tôi chọn cách tập trung vào niềm vui, đơn giản vì nó là phương pháp cao quý hơn.

Nhưng khi tôi xem Drew Barrymore và Adam Sandler trong bộ phim của họ, bất chợt tôi cảm thấy như mình bừng tỉnh, được nạp năng lượng và trở nên có giá trị hơn.

Chuyện phim được tóm tắt như sau:

Adam phải lòng một cô gái không có khả năng nhớ những chuyện xảy ra ngày hôm trước – hậu quả của một chấn thương não trong tai nạn giao thông xảy ra cách đó một năm. Mỗi ngày đề là một ngày mới với cô. Và mỗi ngày Adam đều phải chinh phục cô ấy như thể đó là ngày đầu tiên. Mỗi cuộc hẹn hò đều mới mẻ. Do vậy mà bộ phim có nhan đề là 50 lần hẹn đầu tiên.”

Ở một đoạn trong phim, khi Adam phải tán tỉnh Drew lần nữa, tôi chợt nhận ra điều tôi đang xem.

Tôi thấy rằng niềm vui, niềm hạnh phúc chính là động cơ mạnh nhất.

Adam phải theo đuổi Drew mỗi ngày, bất chấp mọi khó khăn và bất đồng, vì tình yêu đang lớn dần của anh dành cho cô. Anh làm tất cả những điều đó để được hạnh phúc bên cô. Khao khát hạnh phúc mãnh liệt đến nỗi mọi nỗi đau anh phải trải qua đều trở nên nhẹ nhàng tựa lông hồng.

Nói tóm lại, tất cả những chuyên gia marketing cho rằng nỗi đau là động cơ mạnh nhất đều đã quên mất một động lực vô cùng quyền năng trong cuộc sống chúng ta: tình yêu.

“Yêu nhau mấy núi cũng trèo.
Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua.”

Chúng ta đấu tranh với mọi thứ để hoàn thiện cái cảm xúc mãnh liệt đó trong chúng ta: yêu và được yêu. Tình yêu thống trị tất cả.

Những ví dụ từng được đưa ra đều không công bằng. Những ai dang bán bảo hiểm bằng cách khơi gợi nội đau rõ ràng là chưa nhận ra động cơ thực sự khiến người ta phải mua bảo hiểm. Họ quá lười để tìm kiếm động cơ thực sự của khách hàng. Việc bán hàng bằng cách tập trung vào nỗi đau chỉ là một kiểu tiếp cận nhất thời và dễ thoái thác.

Tương tự với những chiến dịch quảng cáo khổng lồ nhưng thất bại. Cố gắng khuyên người khác từ bỏ hút thuốc hoặc chất kích thích bằng cách thể hiện những hậu quả đáng sợ trên hình ảnh quảng bá thực sự là một cách tiếp cận sai lầm. Việc quảng bá sẽ đi đúng hướng hơn nhiều nếu chúng ta bất ngờ cho mọi người nhìn thấy cuộc sống hạnh phúc mà họ sẽ có một khi từ bỏ những thói quen xấu đó.

Điều này rõ ràng với tôi sau khi xem xong bộ phim.

Mục tiêu của dân marketing cũng như người làm kinh doanh như chúng ta không phải để nói cho khách hàng biết họ sai ở chỗ nào, hay khơi gợi nỗi đau của họ mà là giúp họ mường tượng và sau đó trải nghiệm những niềm vui, niềm hạnh phúc mà họ hằng mong muốn.

  • Nó là một cách làm cao quý, và nó hiệu nghiệm
  • Tình yêu làm động lòng cả thế gian.
  • Tình yêu là động cơ mạnh nhất
  • Tình yêu khơi lên niềm hạnh phúc hiệu quả nhất

Theo ý kiến của bạn tôi, Kevin Hogan, tác giả cuốn sách Tâm lý trong Nghệ thuật Thuyết phục, tình yêu không phải là cảm xúc, mà chính là một tư duy. Và là một tư duy, nó thực sự mạnh hơn bất kỳ cảm xúc nào.

Tóm lại, chúng ta đang nói về động cơ thúc đẩy con người mạnh nhất mọi thời đại.

Hãy cho mọi người biết những điểm đáng yêu trong sản phẩm hay dịch vụ của bạn, rồi họ sẽ có những lý do đúng đắn để hợp tác với bạn. Hãy gọi đó là “Marketing bằng Tình yêu”.

Với cách này, bạn không thể bán hàng cho tất cả mọi người, bạn chỉ bán hàng cho những ai phù hợp với sự chào hàng của bạn. Rốt cuộc, đó chính là điều bạn muốn. Thế là bạn vui và khách hàng cũng vui.

Cũng như Drew Barrymore và Adam Sandler, bạn sẽ thấy vài điều thú vị để viết.

Và không chừng nó có thể giúp bạn kiếm ra tiền trên đường về.

Tôi vẫn biết rằng đôi khi bạn vẫn muốn nhắc đến nỗi đau, bởi vì đó chính là điều khách hàng nghĩ đến. Nói cách khác,  bạn có thể ghi nhớ lời khuyên của Collier, nếu người ta bị đau chân, câu tiêu đề tốt nhất luôn là Bạn bị đau chân ưu?

Tôi vẫn muốn kiểm tra xem tiêu đề này có đánh bại được những tiêu đề dựa trên động cơ là niềm vui hay không, chẳng hạn như Bạn muốn hết đau chân? hoặc Cuối cùng – bạn sẽ không còn đau chân nữa!

Điểm mấu chốt ở đây là, tôi muốn nhấn mạnh đến tính tích cực của những lý do chính đáng. Nhưng tôi cũng là người thực tế và tôi hiểu rằng đôi khi người ta cần được nhắc nhở về những vấn đề họ đang gặp phải, để bản thân họ nỗ lực hơn trong việc tìm thấy niềm vui.

Eugene Schwart, một trong những người viết lời quảng cáo vĩ đại của mọi thời đại, từng viết câu sau trong cuốn sách Quảng cáo đột phá nói tiếng của ông:

Những phẩm chất đầu tiên cần có của một người viết lời quảng cáo giỏi là khả năng tưởng tượng và nhiệt huyết. Thật vậy, chính bạn là người viết kịch bản cho những giấc mơ của khách hàng tiềm năng. Bạn là người chép sử cho tương lai của họ. Công việc của bạn là cho họ thấy – chỉ trong một phút – chi tiết những viễn cảnh mà sản phẩm của bạn mang lại cho họ.”

Chính xác là vậy!

Hãy chỉ cho động giả thấy giấc mơ của họ.

Thật vậy, bạn chính là người viết kịch bản cho những giấc mơ của khách hàng tiềm năng.

Đó là một động cơ tích cực.

Động lực không đau đớn

Giờ hãy làm thử một thông điệp quảng cáo chỉ bằng ba bước:

  1. Lời hứa
  2. Chứng minh
  3. Giá cả

Đây là cách thực hiện

Lời hứa

Bước thứ nhất bạn giới hạn phạm vi người đọc bằng cách tập trung vào điều họ muốn. Ví dụ:

Bạn muốn kiếm được nhiều tiền hơn và tự do về thời gian hơn?

Chứng minh

Sau đó bạn đi đến bước thứ hai và đưa ra bằng chứng. Ví dụ:

Chương trình Huấn luyện Doanh nghiệp của ActionCOACH sẽ huấn luyện bạn trở thành nhà lãnh đạo thực thụ chỉ trong vòng 17 tuần, doanh nghiệp của bạn và đội ngũ nhân viên của bạn sẽ tự vận hành doanh nghiệp mà bạn không cần có mặt ở đó.

Giá cả

Cuối cùng, đến bước thứ ba, bạn kêu gọi người đọc mua hàng bằng cách nêu giá cả.

Chỉ với khởi điểm 900USD/tháng, bạn đạt được những gì mình mơ ước: nhiều tiền bạc và thời gian để tận hưởng thành quả lao động. Nếu không bạn sẽ được huấn luyện miễn phí. Hãy bấm vào đây.

Thế là xong. Bạn đã làm ra được một thông điệp quảng cáo đơn giản mà không cần khiến người đọc lo sợ. Tác phẩm cuối cùng của bạn sẽ như sau:

Bạn muốn kiếm được nhiều tiền hơn và tự do về thời gian hơn? Chương trình Huấn luyện Doanh nghiệp của ActionCOACH sẽ huấn luyện bạn trở thành nhà lãnh đạo thực thụ chỉ trong vòng 3 tháng, doanh nghiệp của bạn và đội ngũ nhân viên của bạn sẽ tự vận hành doanh nghiệp mà bạn không cần có mặt ở đó. Chỉ với khởi điểm 900USD/tháng, bạn sẽ đạt được những gì mình mơ ước: nhiều tiền bạc và thời gian để tận hưởng thành quả lao động. Nếu không bạn sẽ được huấn luyện miễn phí. Hãy bấm vào đây.

Không tồi đối với một đoạn quảng cáo trong vài phút. Nhưng nó hay đấy chứ? Đúng với công việc mà tôi đang làm hiện nay cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Vậy bạn sẽ áp dụng điều này cho công việc kinh doanh của bạn?

Hãy theo dõi bài viết tiếp theo của tôi về Sức mạnh ngôn từ trong nghệ thuật quảng cáo.

– Thôi miên bằng ngôn từ

 

The post Nghệ thuật viết quảng cáo cuốn hút trong 3 bước appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
https://lyhathu.com/12386/nghe-thuat-viet-quang-cao-cuon-hut/feed 3