Tin tức – Jenny LYHATHU https://lyhathu.com Business Coaching Tue, 27 Jun 2023 03:46:18 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.1.1 https://lyhathu.com/wp-content/uploads/2020/04/favicon.png Tin tức – Jenny LYHATHU https://lyhathu.com 32 32 ActionCOACH Foundation tặng học bổng khóa học Kinh doanh Cơ bản YESS Business Basic https://lyhathu.com/16243/actioncoach-foundation-tang-hoc-bong-khoa-hoc-kinh-doanh-co-ban https://lyhathu.com/16243/actioncoach-foundation-tang-hoc-bong-khoa-hoc-kinh-doanh-co-ban#respond Mon, 13 Sep 2021 13:11:02 +0000 https://lyhathu.com/?p=16243 Khóa học Kinh doanh Cơ bản YESS Business Basic là gì? YESS Business Basic là Khóa học cơ bản của Chương trình Khởi nghiệp Thông minh dành cho giới trẻ …

ActionCOACH Foundation tặng học bổng khóa học Kinh doanh Cơ bản YESS Business Basic Khám phá tiếp

The post ActionCOACH Foundation tặng học bổng khóa học Kinh doanh Cơ bản YESS Business Basic appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
Chương trình YESS (Young Entrepreneur Smart Start) khơi dậy tinh thần doanh nhân trong giới trẻ trên toàn thế giới.

Khóa học Kinh doanh Cơ bản YESS Business Basic là gì?

YESS Business Basic là Khóa học cơ bản của Chương trình Khởi nghiệp Thông minh dành cho giới trẻ từ 12-22 tuổi yêu thích kinh doanh để trở thành doanh nhân trên toàn thế giới.

YESS Business Basic là bước khởi đầu cho Doanh nhân trẻ tham gia vào hệ thống của ActionCOACH. Đây là khóa học gồm 81 video có trình tự riêng do nhà sáng lập ActionCOACH ông Brad Sugars thực hiện. Khóa học được thiết kế để học viên học tập và hoàn thành trong vòng 12 tuần và đặc biệt chỉ dành cho học viên từ 12 đến 22 tuổi.

Mỗi tuần, học viên sẽ học trực tuyến bao gồm 4-9 video dựa vào chủ đề của tuần đó. Đồng thời học viên sẽ phải hoàn thành bài thi hàng tuần để kiểm tra khả năng hiểu bài.

Mỗi video trong chương trình học sẽ có thời lượng từ 5 đến 10 phút, đi kèm với đó là: 

  • Câu hỏi suy ngẫm (để giúp các bạn học viên chuẩn bị cho kì thi hàng tuần)
  • Bài tập hành động (để giúp các bạn học viên áp dụng những gì đã học hỏi vào cuộc sống thực tế)
  • Diễn đàn thảo luận (nơi các bạn học viên có thể chia sẻ những hiểu biết sâu sắc và những thách thức với các học viên khác trong chương trình)
Chương trình được giảng dạy và tư vấn bởi đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn giảng dạy trong lĩnh vực kinh doanh.

Vì sao nên tham gia chương trình YESS? 

Đây là khóa học kinh doanh nhằm thúc đẩy niềm đam mê kinh doanh của học viên. Sau khi kết thúc khóa học, học viên đã hoàn thành các bài tập sẽ có được một bảng tầm nhìn, một kế hoạch kinh doanh và một video giới thiệu doanh nghiệp để cho thấy được những nỗ lực của họ. Và những tài liệu này có thể được dùng để tạo ra một doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trên thị trường. 

Học viên sẽ nhận được “BUSINESS BASICS CERTIFICATE” (Chứng chỉ kiến thức cơ bản về kinh doanh) sau khi tốt nghiệp khóa học. Đồng thời, học viên sẽ có quyền truy cập miễn phí vào thư viện với đầy đủ nội dung của ActionCOACH và quyền truy cập miễn phí vào cộng đồng YESS riêng biệt của những học viên đã tốt nghiệp từ khóa học cơ bản mở đầu cho chương trình khởi nghiệp thông minh dành cho Doanh nhân trẻ.

Trẻ nhỏ có thể tham gia khóa học với sự trợ giúp của bố mẹ hoặc người giám hộ

Lộ trình học trong 12 tuần

Chương trình học bổng được thiết kế rõ ràng và cụ thể với 12 tuần chính như sau:

  • Tuần 1: Getting in the right mindset (Có được tư duy đúng đắn)
  • Tuần 2: Clearing out limiting beliefs (Xóa bỏ những niềm tin bị giới hạn)
  • Tuần 3: Are you ready to be an entrepreneur? (Bạn đã sẵn sàng để trở thành doanh nhân?)
  • Tuần 4: Making your dreams come true (Biến ước mơ thành hiện thực)
  • Tuần 5: Mastering massive growth (Làm chủ sự phát triển vượt bậc)
  • Tuần 6: Crafting raving fans (Tạo ra những khán giả cuồng nhiệt)
  • Tuần 7: 5 ways-strategies to sales and marketing success (5 chiến lược bán hàng và marketing thành công)
  • Tuần 8: Leveraging leadership (Tận dụng khả năng lãnh đạo)
  • Tuần 9: The laws of success (Quy luật của sự thành công)
  • Tuần 10: Buying a business (Mua một doanh nghiệp)
  • Tuần 11: Selling a business and Week (Bán một doanh nghiệp)
  • Tuần 12: Wealth creation (Kiến tạo sự thịnh vượng)

Bất kể bạn là ai, bạn đều có thể tham gia Khóa học YESS Business Basics. Chương trình sẽ khơi dậy tinh thần doanh nhân trong giới trẻ trên toàn thế giới. 

Làm thế nào để có thể tham gia Khóa học?

Học viên phải hoàn thành mẫu đơn đăng ký để truy cập vào nội dung của chương trình. Sau khi nộp đơn đăng ký, học viên sẽ nhận được một email xác thực và trong vòng 72 giờ, họ sẽ nhận được thông báo có được chấp nhận tham gia vào chương trình hay không. 

Nếu được chấp nhận, họ sẽ nhận được một đường liên kết vào khóa học và có thể truy cập ngay lập tức. Tất cả các nội dung sẽ được thể hiện bằng tiếng Anh.

Hãy nhanh tay đăng ký để bạn hoặc con bạn có cơ hội tiếp cận với nguồn kiến thức kinh doanh tiên tiến nhất.

Thông tin liên hệ: 

Coach Jenny Lý Hà Thu
Giám đốc Đào tạo ActionCOACH Đông Nam Á
ĐT: 083 345 3888
Email: jennyly@actioncoach.com
Địa chỉ: 87 – 89 Hồ Bá Kiện, Phường 15, Quận 10, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

The post ActionCOACH Foundation tặng học bổng khóa học Kinh doanh Cơ bản YESS Business Basic appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
https://lyhathu.com/16243/actioncoach-foundation-tang-hoc-bong-khoa-hoc-kinh-doanh-co-ban/feed 0
Hướng dẫn Lập kế hoạch Kinh doanh Quý 4 cho Doanh nghiệp https://lyhathu.com/16234/huong-dan-lap-ke-hoach-kinh-doanh-quy-4-cho-doanh-nghiep https://lyhathu.com/16234/huong-dan-lap-ke-hoach-kinh-doanh-quy-4-cho-doanh-nghiep#respond Wed, 08 Sep 2021 07:33:49 +0000 https://lyhathu.com/?p=16234 Chương trình LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH KHẢ THI QUÝ 4/ 2021 (Cân bằng Cuộc sống & Phát triển Kinh doanh) Bạn từng lập kế hoạch nhưng thường KHÔNG đạt được mục tiêu đề …

Hướng dẫn Lập kế hoạch Kinh doanh Quý 4 cho Doanh nghiệp Khám phá tiếp

The post Hướng dẫn Lập kế hoạch Kinh doanh Quý 4 cho Doanh nghiệp appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
Hướng dẫn Lập kế hoạch Kinh doanh Quý 4 cho Doanh nghiệp

Chương trình LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH KHẢ THI QUÝ 4/ 2021

(Cân bằng Cuộc sống & Phát triển Kinh doanh)

  • Bạn từng lập kế hoạch nhưng thường KHÔNG đạt được mục tiêu đề ra???!!!
  • Bạn kinh doanh với mong muốn sở hữu một cuộc sống HẠNH PHÚC & THỊNH VƯỢNG?

THỰC TẾ thì sao???

  • Công việc càng PHÁT TRIỂN, bạn càng không có THỜI GIAN???
  • Chưa kể đến… Thế giới VUCA bất định khiến chúng ta buộc phải thay đổi để thích nghi ⇒ Chương trình Lập Kế hoạch Kinh doanh Khả thi Quý 4/ 2021 là lời giải thực chiến cho bài toán bình thường mới.

Lần đầu tiên, Chương trình được thiết kế đặc biệt với thời lượng gia tăng gồm 05 buổi thay vì chỉ 02 buổi như mọi khi:

Trước: 01 buổi hướng dẫn nội dung đánh giá và chuẩn bị số liệu thực tế 
Trong: 03 buổi cầm tay chỉ việc và lựa chọn chiến lược khả thi với từng doanh nghiệp
Sau: 01 buổi Huấn luyện trực tiếp 1-1 theo đặc thù riêng của từng Doanh nghiệp

Sau Chương trình BẠN NHẬN ĐƯỢC:

1. Giải pháp có được DÒNG TIỀN NGAY trong Quý 4/2021;
2. Bản Kế hoạch Hành động chi tiết tới từng ngày cho từng Bộ phận/ Phòng Ban quý 4/2021
3. Cách xây dựng lợi điểm bán hàng độc nhất tạo lợi thế cạnh tranh vượt đích;
4. Làm chủ đội ngũ có năng lực thực thi, biến chiến lược thành tiền;
5. Công thức 04 đòn bẩy giúp Doanh nghiệp trụ vững và tăng trưởng bền

Không chỉ có vậy…
6. Công cụ làm chủ thời gian, tăng hiệu suất lao động giúp kinh doanh hiệu quả hơn và cuộc sống cân bằng hơn, hạnh phúc hơn!

ĐỐI TƯỢNG THAM GIA PHÙ HỢP

1. Chủ Doanh nghiệp;
2. Lãnh đao và Quản lý các cấp

THỜI GIAN & HÌNH THỨC

Vào lúc 20h00 các ngày 09-10-11/ 9/ 2021 trên nền tảng Zoom trực tuyến

Hình thức: Trực tuyến trên Zoom

Người hướng dẫn: COACH Jenny Lý Hà Thu
Giám đốc Đào tạo và Phát triển
ActionCOACH SEA

Hoặc liên hệ qua số điện thoại: 0819765567

The post Hướng dẫn Lập kế hoạch Kinh doanh Quý 4 cho Doanh nghiệp appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
https://lyhathu.com/16234/huong-dan-lap-ke-hoach-kinh-doanh-quy-4-cho-doanh-nghiep/feed 0
Quản trị Thay đổi trong mùa vượt bão https://lyhathu.com/16225/quan-tri-thay-doi-trong-mua-vuot-bao https://lyhathu.com/16225/quan-tri-thay-doi-trong-mua-vuot-bao#respond Sat, 07 Aug 2021 03:55:42 +0000 https://lyhathu.com/?p=16225 Dẫu biết phải Thay đổi nhưng THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO? LÀM THẾ NÀO ĐỂ THAY ĐỔI? Chưa hết… Nếu thay đổi thì Sếp thay đổi còn đội ngũ nhân …

Quản trị Thay đổi trong mùa vượt bão Khám phá tiếp

The post Quản trị Thay đổi trong mùa vượt bão appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>

Dẫu biết phải Thay đổi nhưng

THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO? LÀM THẾ NÀO ĐỂ THAY ĐỔI?

Chưa hết…

  • Nếu thay đổi thì Sếp thay đổi còn đội ngũ nhân viên có chịu thay đổi không?
  • LÀM SAO ĐỂ ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN ĐỒNG THUẬN THAY ĐỔI?
  • Làm sao để VƯỢT qua BẪY PHẢN KHÁNG của nhân viên?
  • Nếu nhân viên không chịu thay đổi thì GIẢI PHÁP là gì?
  • Giả sử Cả Công ty đã đồng thuận cùng thay đổi, vậy LÀM SAO ĐỂ QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI đảm bảo Công ty trụ vững trong mùa Covid mà vẫn tăng trưởng bền?

Tất cả LỜI GIẢI ĐÁP sẽ được bật mí thỏa đáng và vượt quá sự mong đợi giúp bạn áp dụng ngay cho Công ty nếu bạn cùng đội ngũ tham gia 100%.

Còn chần chừ gì nữa, và bây giờ là hành động của bạn. Hãy đăng ký ngay với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ tối đa!

LÃNH ĐẠO SỰ THAY ĐỔI khác biệt hay là Chết? => PHỤ THUỘC VÀO BẠN!

HẸN gặp BẠN để cùng vượt đích:
Thời gian: 14h chiều thứ 7, ngày 07/8/2021
Hình thức: Zoom Online
Liên hệ để tham gia Zoom: Ms Angie Lý Thị Oanh – 0819765567

Hoặc đăng ký tại đây.

The post Quản trị Thay đổi trong mùa vượt bão appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
https://lyhathu.com/16225/quan-tri-thay-doi-trong-mua-vuot-bao/feed 0
KPI – Thước đo mục tiêu trọng yếu https://lyhathu.com/15874/kpi-thuoc-do-muc-tieu-trong-yeu https://lyhathu.com/15874/kpi-thuoc-do-muc-tieu-trong-yeu#respond Thu, 29 Jul 2021 06:16:50 +0000 https://lyhathu.com/?p=15874 KPI là gì? Làm thế nào để xây dựng KPI? Cách báo cáo KPI Công ty nào sử dụng KPI?

The post KPI – Thước đo mục tiêu trọng yếu appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
KPI là gì?

Định nghĩa về KPI

KPI là viết tắt của từ Key Performance Indicator được định nghĩa là một giá trị có thể đo lường được, chứng minh hiệu quả của một công ty đạt được các mục tiêu trọng yếu của mình.

kpi thuoc do muc tieu trong yeu

Sử dụng KPI khi nào?

KPI được cá nhân và tổ chức dùng để đánh giá mức độ thành công của các mục tiêu trọng yếu đạt được như nào.

KPI cấp cao có thể tập trung vào hiệu suất toàn công ty, trong khi KPI cấp thấp có thể tập trung vào các quy trình trong các phòng ban, nhóm hoặc cá nhân.

Sử dụng KPI khi bạn cần theo dõi tiến trình hướng tới mục tiêu trong một khoảng thời gian nhất định.

Ai sử dụng KPI?

Bất kỳ ai cũng có thể dùng KPI
Các cá nhân có thể sử dụng KPI để theo dõi sức khỏe. Các tổ chức, doanh nghiệp có thể sử dụng KPI để theo dõi các mục tiêu kinh doanh.

KPI trong doanh nghiệp
Thường có KPI cho phòng ban và KPI toàn công ty. Nên tạo KPI cấp phòng ban sao cho kết quả tổng của chúng nằm trong KPI toàn công ty.

Ai tạo ra KPI
Cấp quản lý của từng phòng ban sẽ tạo ra KPI cho nhóm của mình đồng thời đảm bảo rằng KPI hợp nhất với đội nhóm và hoạt động hiệu quả. KPI toàn công ty do CEO và ban lãnh đạo đề ra.


Làm thế nào để xây dựng KPI?

Công cụ SMART

Sử dụng công cụ SMART để đánh giá tính thiết thực của KPI cho thước đo mục tiêu trọng yếu của doanh nghiệp.

Công cụ SMART cho KPI Thước đo mục tiêu trọng yếu

Sử dụng công cụ này hiệu quả hơn với SMARTER, bằng cách thêm:
E – Evaluate (đánh giá)
R – Re-evaluate (đánh giá lại).

Bạn hãy tự trả lời 2 câu hỏi:

  1. Bạn sẽ đánh giá quá trình này trong ngắn hạn khi nào và như thế nào?
  2. Bạn sẽ đánh giá lại quá trình này trong dài hạn khi nào và như thế nào?

Tạo KPI như nào?

Giả sử Bạn là một CEO của một nhà xuất bản sách và mục tiêu lớn của bạn năm nay là tăng doanh số bán sách. Bạn sẽ gọi đây là KPI Doanh số Bán sách và đây là cách bạn xây dựng KPI này.

Làm gì: để tăng doanh số bán sách 15% trong năm nay

Tại sao: đạt được mục tiêu này là điều bạn cần phải làm trong năm nay.

Ai: Giám đốc Marketing Nội dung sẽ chịu trách nhiệm về KPI này

Khi nào: quá trình KPI này sẽ được đánh giá hàng tháng.

Đo lường: Tiến độ sẽ được đo lường khi tăng số lượng sách bán ra và kết quả doanh thu.

Cách thực hiện: Thúc đẩy lưu lượng truy cập thông qua một blog tập trung vào các chủ đề liên quan thị trường ngách của sản phẩm xuất bản.

Kết quả: Doanh số bán sách sẽ tăng 15% trong năm nay.

Tôi nên sử dụng KPI nào?

Thước đo Mục tiêu Trọng yếu tốt nhất

Không có cái nào gọi là “KPI tốt nhất” để sử dụng. Chỉ có các KPI tốt nhất cho từng mục tiêu cụ thể mà thôi. Tốt nhất là hãy xác định những mục tiêu nào quan trọng nhất đối với bạn và theo dõi chúng.

Nên theo dõi bao nhiêu KPI?

Càng theo dõi ít thì càng tốt. KPI dễ bị lạm dụng và đôi khi sử dụng quá nhiều KPI cho một mục tiêu, hoặc có lúc áp dụng Thước đo Mục tiêu Trọng yếu không phù hợp trong từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.

KPI tốt nhất



Tại sao tôi cần đánh giá lại các KPI?

mục tiêu luôn thay đổi theo thời gian, đồng thời tiến độ thực hiện công việc hướng tới mục tiêu này cũng dần đi theo sự biến đổi của thị trường. Chính vì vậy một KPI đặt ra cách đây 3 tháng sẽ không còn phù hợp với thời điểm hiện tại. Đó là lý do tại sao một khi đã đặt ra mục tiêu, bạn không được bỏ quên nó.

KPI cần phải được đánh giá lại thường xuyên trong một khung thời gian phù hợp với kết quả mong muốn cuối cùng để đạt được mục tiêu ban đầu đề ra.

Bạn có thể đánh giá lại KPI theo khung thời gian hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng hay hàng quý tùy thuộc vào kế hoạch thời gian đạt mục tiêu.


Cách báo cáo KPI

Làm thế nào để báo cáo KPI hiệu quả?

Báo cáo KPI

Báo cáo KPI là một bản trình bày tóm tắt hiệu công việc suất hiện tại của bạn so với mục tiêu đề ra. Nó có thể được trình bày theo nhiều cách khác nhau: từ bảng tính hay trang trình bày (Powerpoint) đến các báo cáo chính thức bằng văn bản và bảng báo cáo giao diện số (dashboard).

Báo cáo khi nào?

Theo cách truyền thống, các báo cáo KPI được phát triển hàng quý. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ chuyên sâu của các báo cáo này, bạn có thể muốn tạo báo cáo KPI mỗi khi tiến hành đánh giá KPI.

báo cáo KPI hiệu quả như nào?



Bảng báo cáo giao diện điện tử là gì

Bảng báo cáo giao diện điện tử (dashboard) cho KPI tạo ra hình ảnh trực quan theo thời gian thực về các KPI mà bạn đã chọn để theo dõi, trên thiết bị di động, máy tính để bàn hoặc TV treo tường trong văn phòng của bạn. Bảng báo cáo điện tử KPI tốt nhất là bảng có thể tùy chỉnh, cho phép bạn thay đổi màu sắc, sắp xếp bố cục KPI và quan sát tiến trình của bạn trong nháy mắt.


Công ty nào sử dụng KPI?

Tất cả các tổ chức, bất kể thuộc quy mô và lĩnh vực gì, đều có mục tiêu trong đầu và tin rằng việc tạo ra một chiến lược để đạt được những mục tiêu đó là quan trọng thì họ sẽ cần sử dụng KPI.

Việc theo đuổi mục tiêu phụ thuộc vào việc phân phối kết quả tập trung và nhất quán. KPI rất quan trọng vì chúng đóng vai trò là kim chỉ nam dẫn hướng đưa bạn đến nơi bạn muốn.


The post KPI – Thước đo mục tiêu trọng yếu appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
https://lyhathu.com/15874/kpi-thuoc-do-muc-tieu-trong-yeu/feed 0
Khủng hoảng Kinh tế 2020 khác với Khủng hoảng Tài chính 2008 như nào? https://lyhathu.com/16027/khung-hoang-kinh-te-2020-khac-voi-khung-hoang-tai-chinh-2008 https://lyhathu.com/16027/khung-hoang-kinh-te-2020-khac-voi-khung-hoang-tai-chinh-2008#respond Thu, 24 Sep 2020 09:18:52 +0000 https://lyhathu.com/?p=16027 Có rất nhiều suy đoán và phỏng đoán về phương thức các nền kinh tế thế giới sẽ hoạt động như thế nào trong bối cảnh “Cuộc khủng hoảng vi …

Khủng hoảng Kinh tế 2020 khác với Khủng hoảng Tài chính 2008 như nào? Khám phá tiếp

The post Khủng hoảng Kinh tế 2020 khác với Khủng hoảng Tài chính 2008 như nào? appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
Khủng hoảng kinh tế 2020 khác khủng hoảng tài chính 2008 như nào

Có rất nhiều suy đoán và phỏng đoán về phương thức các nền kinh tế thế giới sẽ hoạt động như thế nào trong bối cảnh “Cuộc khủng hoảng vi rút Corona”. Bài viết này không nhằm về tương lai của các thị trường thế giới, nó chỉ là một góc nhìn nhằm nêu bật những khác biệt chính giữa tình hình hiện tại và năm 2008. Hy vọng rằng nó sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định khôn ngoan hơn trong những thời điểm này.

Xem thêm: Tiền mặt là vua, còn dòng tiền là KingKong

1. Lãi suất của Cục Dự trữ Liên Bang FED (Mỹ)

Hạ lãi suất, một phương thức nền tảng được sử dụng để kích thích nền kinh tế, trong năm 2008, FED có biên độ 500 điểm cơ bản để hạ lãi suất huy động từ 5% (500 điểm) xuống gần bằng 0. Vào năm 2020, FED chỉ có biên độ 160 điểm cơ bản (lãi suất = 1,6%), và họ đã hạ hết về 0% rồi.

Hạ lãi suất là phương pháp truyền thống mà các liên bang sử dụng để quản lý các chu kỳ kinh tế. Nó càng thấp, càng rẻ thì tiền vay càng rẻ và do đó nền kinh tế sẽ mở rộng. Đây là điều cốt lõi của nền kinh tế tín dụng và chính sách tiền tệ. Trong lịch sử, FED luôn giảm lãi suất ngay khi chúng ta rơi vào suy thoái kinh tế.

Bảng dưới đây ghi rõ thời gian khủng hoảng (cột màu xám) và mức lãi suất FED đã hạ (đường màu xanh).

Mối tương quan giữa lãi suất và khủng hoảng

2. Nới lỏng Định lượng

Nới lỏng Định lượng là một từ ưa thích để nói khác đi khi chính phủ in tiền. Nó thuộc chính sách tiền tệ, và nó chủ yếu được sử dụng khi việc hạ lãi suất không đủ để kích thích nền kinh tế.

Thông thường, tiền được tạo ra khi các ngân hàng cho vay với lãi suất xác định. Đây là cơ sở của Hệ thống tiền tệ dựa trên Nợ mà tất cả chúng ta đang sống. Tạo ra Tín dụng và từ đó tạo ra Nợ. Điều này có những bất lợi riêng của nó, nhưng ít nhất nó bảo vệ nền kinh tế khỏi lạm phát, vì tiền được đưa vào hệ thống cho một mục đích cụ thể, bất kể mục đích cho vay đó là gì. Nó sẽ không ảnh hưởng đến giá của các mặt hàng khác. Tuy nhiên, bơm quá nhiều tiền sẽ tạo ra bong bóng nợ giống như bong bóng thị trường nhà đất năm 2008.

Điều quan trọng là phải hiểu rằng nới lỏng định lượng mang theo rủi ro lạm phát, nếu không được quản lý hợp lý. Đây là lý do tại sao chúng ta thấy rằng chỉ các ngân hàng và doanh nghiệp thiết yếu mới được hưởng lợi từ việc nới lỏng định lượng năm 2008. Nếu tiền nới lỏng định lượng được trao cho tất cả mọi người, chúng ta sẽ có nguy cơ lạm phát lớn, nếu không thúc đẩy các hoạt động kinh tế như những gì đã xảy ra với tiền giấy của người Thụy Điển vào thế kỷ 17 và tiền giấy của Trung Quốc từng có trước đó.

Năm 2008, George Bush đã ký Dự luật trợ ngân hàng trị giá 700 tỷ khét tiếng để kích thích nền kinh tế, và cuối cùng nó đã phát huy tác dụng. Gói cứu trợ này là một hình thức nới lỏng định lượng.

Trong nửa cuối năm 2019, FED đã phê duyệt chương trình nới lỏng định lượng 60 tỷ hàng tháng với dự đoán khủng hoảng. Mục tiêu của họ là giảm bớt khả năng khủng hoảng dự kiến ​​trước khi nó xảy ra. Tuy nhiên, do Đại dịch Virus Corona gây ra, vụ việc dường như khó hơn dự kiến ​​khiến chính quyền Trump phải tìm ra các cách để bơm tiền vào nền kinh tế.

Thành thật mà nói, tôi đã không theo dõi được số lượng tiền mà FED đã bơm vào năm 2020. Một đợt nới lỏng định lượng 700 tỷ ban đầu đã được công bố, nhưng chỉ có 484 tỷ đô được thông qua vào tháng 4 năm nay. Khoản 1,5 nghìn tỷ sẽ được trao cho các ngân hàng đã được đề cập, và mới nhất là gói cứu trợ “lịch sử 2 nghìn tỷ” được ký ngày 26/3 nhằm ứng phó với khủng hoảng, trong đó chỉ 250 tỷ sẽ dành cho việc hỗ trợ cho các gia đình và người dân.

Những con số này là lịch sử. Chúng ta đang nói về con số 4,2 nghìn tỷ đô la đã được bơm vào nền kinh tế trong vòng vài tuần. Nó khiến chúng ta đặt câu hỏi về giá trị của tiền tệ, khi giờ đây nó không còn là mối dây liên kết với vàng nữa.

Xem thêm: Đừng lãng phí cuộc Khủng hoảng tốt

3. Vi-rút

Chúng ta biết rằng FED bắt đầu nới lỏng định lượng vào năm 2019 là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy họ đã dự đoán được sự sụt giảm tự nhiên của thị trường. Trên thực tế, đã hơi quá chậm khi biết rằng chu kỳ kinh tế trung bình mất từ 5–8 năm và cuộc khủng hoảng gần đây nhất là vào năm 2008. Có nhiều chỉ số cho thấy khủng hoảng sắp diễn ra từ trước đó.

Nói cách khác, sớm hay muộn khủng hoảng cũng sẽ xảy ra, dù có hay không có Virus Corona. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2020 không phải là Cuộc khủng hoảng Corona, tương tự vậy, cuộc khủng hoảng năm 2008 không phải là Cuộc khủng hoảng Thị trường Nhà ở. Đó chỉ là cái lẫy cò súng bắn khủng hoảng đi vào chu kỳ vốn có của nó, hay đúng hơn đó là vật tế của khủng hoảng.

Tuy nhiên, không giống như thị trường nhà ở, vi rút đang khiến các hoạt động kinh tế chậm lại với tốc độ chưa từng có, và bất kỳ nỗ lực nào nhằm tăng cường các hoạt động kinh tế vào thời điểm đại dịch toàn cầu sẽ là một nguy cơ sức khỏe lớn, đặt ra câu hỏi về điều quan trọng hơn: tương lai của nền kinh tế, hay tình hình sức khỏe hiện tại?

Xem thêm: Làm gì khi ở nhà mùa dịch Covid-19?

4. Khủng hoảng Nợ ngắn hạn so với dài hạn

Khủng hoảng Nợ ngắn hạn so với dài hạn

Biểu đồ trên cho thấy các chu kỳ nợ tự nhiên, được chia thành một chu kỳ nợ lớn xảy ra sau mỗi 70–100 năm và nhiều chu kỳ nhỏ xảy ra sau mỗi 5–8 năm.

Đây là một sự kiện rất lịch sử, và không chỉ dành riêng cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nó xảy ra do bản chất của nền kinh tế tín dụng được xây dựng trên hình thức lãi suất tín dụng đen Usury. Nếu bây giờ chúng ta cứ tiếp tục vay tiền theo hình thức tín dụng để kích thích nền kinh tế, thì sẽ đến lúc những khoản nợ tích lũy đó phải trả, buộc nền kinh tế phải thu hẹp lại.

Xã hội Do Thái cổ đại đã nhận ra điều này từ rất lâu trước đây, và họ xử lý nó 50 năm một lần khi Năm Hân Hỉ đến (year of Jubilee). Trong năm này, các nô lệ đã được trả tự do và các khoản nợ của mọi người đã được xóa bỏ. Họ có xu hướng làm điều này để bảo vệ xã hội khỏi sụp đổ, vì theo thời gian xã hội sẽ bị phân chia thành giai cấp nợ và giai cấp chủ nợ xung đột trực tiếp với nhau.

Có lẽ lần cuối cùng chúng ta ở cuối chu kỳ nợ dài hạn là cuộc khủng hoảng năm 1929 và cuộc đại suy thoái xảy ra sau đó.

Liệu chúng ta có đang kết thúc chu kỳ nợ dài hạn vào năm 2020? Chúng ta đang nghĩ rằng chúng ta đang ở trong năm 2008, nhưng rõ ràng là không. Chúng ta hãy chờ xem thị trường chứng khoán sẽ mất giá trị và hồi phục như thế nào.

Lịch sử khủng hoảng kinh tế Mỹ

Cần phải biết rằng các cuộc khủng hoảng nợ dài hạn rất nguy hiểm, và có những tác động lớn tới chính trị và xã hội, không chỉ về mặt kinh tế.

Xem thêm: 5 Giai đoạn Suy thoái trong vòng đời của Doanh nghiệp

Lời kết

Các phân tích trên đây tập trung vào Nền kinh tế Mỹ vì nó nằm ở trung tâm của nền kinh tế toàn cầu. Hiểu được những gì Mỹ đang làm, giúp chúng ta dự đoán những gì các quốc gia khác sẽ làm.

Dường như có quá nhiều biến số khiến chúng ta khó đưa ra dự đoán chính xác về tương lai gần và trung bình. Cá nhân tôi không tham gia vào thị trường chứng khoán và tôi đang giới hạn bản thân trong các chiến lược an toàn trung hạn là đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư của mình.

Tóm lại, khi so sánh giữa năm 2020 với năm 2008, các con số của năm 2020 dường như đáng báo động hơn, và rất gần với những con số trước năm 1929. Tuy nhiên, một sự khác biệt quan trọng lớn với năm 1929 là bây giờ chúng ta không còn sử dụng bản vị vàng nữa – có nghĩa là giờ đây tiền có thể được in một cách dễ dàng.

Theo medium.com

The post Khủng hoảng Kinh tế 2020 khác với Khủng hoảng Tài chính 2008 như nào? appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
https://lyhathu.com/16027/khung-hoang-kinh-te-2020-khac-voi-khung-hoang-tai-chinh-2008/feed 0
6 kỹ năng giao tiếp vô cùng hiệu quả và tinh tế https://lyhathu.com/15716/6-ky-nang-giao-tiep-hieu-qua-tinh-te https://lyhathu.com/15716/6-ky-nang-giao-tiep-hieu-qua-tinh-te#respond Thu, 28 May 2020 15:51:39 +0000 https://lyhathu.com/?p=15716 Tôi tình cờ đọc được 6 kỹ năng giao tiếp vô cùng hiệu quả và tinh tế, giúp tăng sức mạnh cho công việc và cuộc sống của bạn. Kỹ …

6 kỹ năng giao tiếp vô cùng hiệu quả và tinh tế Khám phá tiếp

The post 6 kỹ năng giao tiếp vô cùng hiệu quả và tinh tế appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
6 kỹ năng giao tiếp tinh tế và hiệu quả

Tôi tình cờ đọc được 6 kỹ năng giao tiếp vô cùng hiệu quả và tinh tế, giúp tăng sức mạnh cho công việc và cuộc sống của bạn.

Kỹ năng 1: TẠO CẦU NỐI

Tạo cầu nối là phương pháp duy trì sự trôi chảy và liên tucjcuar cuộc hội thoại, tránh tình huống bạn nói quá nhiều trong khi khác hàng tiềm năng nói quá ít.

Chẳng gì bực mình hơn việc cất công nghĩ ra một câu hỏi mở với nội dung xuất sắc nhưng lại nhận được câu trả lời ngắn ngủn.

Sue đã hâm nóng cuộc chuyện trò lạnh lẽo như thế nào?

Sue là một nhà phân phối, đang cố gắng thiết lập mối quan hệ với khách hàng tiềm năng của mình là Fred. Fred làm ở công ty máy tính và đã đồng ý gặp Sue trong giờ ăn trưa. Ấn tượng ban đầu của cô về Fred là anh ta trông có vẻ kiệm lời, không phải dạng người dễ bát chuyện. Điều này khiến Sue khá nản lòng.

[wps_alert type=”secondary”]

Sue: “Điều gì đã mang anh đến với công việc này vậy Fred?”

Fred: “Tôi thích máy tính từ lâu rồi.”

[/wps_alert]

Lúc này, Sue không có nhiều thông tin để tiếp tục thảo luận nên cô buộc phải đặt ra một câu hỏi mở khác.

[wps_alert type=”secondary”]

Sue: “Trong suốt quá trình kinh doanh máy tính, điều gì khiến anh thích nhất?”

Fred: “Nó luôn thay đổi.”

[/wps_alert]

Một lần nữa, câu trả lời ngắn gọn buộc Sue phải nghĩ ra một câu hỏi mở khác nhằm cạy miệng con hến này. Vấn đề là cho dù Sue có liên tục đặt ra các câu hỏi mở thì cuộc nói chuyện vẫn sẽ trở thành cuộc tra khảo mà ở đó Sue thủ vai Cảnh sát trưởng.

Đối với những khách hàng tiềm năng có thói quen trả lời ngắn gọn, cách xử trí tốt nhất là xây “cầu nối”, khiến những người này tiếp tục chia sẻ. Các cầu nối vững chắc bao gồm:

[wps_shadow style=”default”]

  • Nghĩa là…?
  • Ví dụ như là…?
  • Rồi sau đó…?
  • Do vậy…?
  • Rồi bạn…?
  • Như vậy tức là…?

[/wps_shadow]

Sau khi đặt câu hỏi có tính cầu nối, bạn cần im lặng để lắng nghe. Máy mắn thay, Sue đã học cách sử dụng cầu nối và đây là cuộc nói chuyện thực sự giữa cô với Fred. 

[wps_alert type=”secondary”]

Sue: “Điều gì đã mang anh đến với công việc này vậy Fred?”

Fred: “Tôi thích máy tính từ lâu rồi.”

Sue: “Nghĩa là…?”

Fred: “Nghĩa là tôi thích lắp đặt hệ thống mạng lưới cho các công ty cỡ vừa và lớn.”

Sue: “Tức là…”

Fred: “Công việc của tôi là cải thiện tính hiệu quả chung của một công ty bằng cách tạo ra các phần mềm kiến công việc của họ trở nên dễ dàng hơn.”

Sue: “Ví dụ như…”

Fred: “Ừ thì hôm qua tôi mới lắp hệ thống cho một công ty đang gặp vấn đề về kế toán nghiêm trọng. Họ gọi điện cho tôi rồi…”

[/wps_alert]

Trong trường hợp này, Sue không chỉ thành công trong việc xử lý một kiểu người khó khăn mà cô còn giữ cho mình giọng điệu bình thản, nghe không giống một điều tra viên. Hơn thế nữa, cô không nói quá nhiều. Cô thu nhận được rất nhiều thông tin giá trị về Fred trong khi anh nói về bản thân mình (chủ đề hấp dẫn hàng đầu đối với nhiều người).

Tìm hiểu thêm: V-A-K-Ad Bài trắc nghiệm Nhận diện tính cách bằng NLP

3 động tác để áp dụng kỹ năng tạo cầu nối

[wps_shadow style=”default”]

  1. Ngả người về phía trước, lòng bàn tay, hướng về đối phương.
  2. Kéo dài từ cuối cùng của câu hỏi “cầu nối”
  3. Ngả người về phía sau và giữ im lặng.

[/wps_shadow]

Ngả người về phía trước với lòng bàn tay hướng ra ngoài có hai tác dụng. Thứ nhất, động tác này ngụ ý rằng bạn không nguy hiểm. Thứ hai, nó “chuyển giao” quyền kiểm soát, khiến người nghe biết rằng đến lượt anh ta nói chuyện. Hành động kéo dài âm cuối cùng một cách nhẹ nhàng câu “cầu nối” biến nó thành câu hỏi gợi ý. Ngược lại, nếu không kéo dài thì nó sẽ nghe như câu khẳng định.

[wps_alert type=”secondary”]

Ví dụ:

Fred: “…công ty có thể vận hành hiệu quả hơn.”

Sue: “Nghĩa làaaaa…?” (kéo dài từ cuối một cách nhẹ nhàng)

Fred: “Nghĩa là làm cho cuộc sống của mọi người trở nên dễ dàng hơn và họ có thể phục vụ khách hàng tốt hơn. Thật ra mà nói, phần lớn các công ty không có một hệ thống tốt và…”

[/wps_alert]

Nếu không kéo dài âm cuối của câu “cầu nối”, bạn sẽ khiến câu đó nghe như lời khẳng định hay ý kiến, hoặc thậm chí còn mang vẻ khinh thường.

Sau khi bạn đã sử dụng câu “cầu nối”, hãy giữ im lặng! Kiềm chế mong muốn thêm thắt ý kiến vào hay nói xen vào trong khoảng thời gian vận dụng phương pháp tao cầu nối. Hãy mở lòng bàn tay và gợi ý giúp khách hàng hoặc đối tác có cơ hội nói nhiều càng tốt.

Tìm hiểu thêm: The Secret – Bí mật Luật hấp dẫn tới Thành công

Ngôn ngữ cử chỉ khi lắng nghe

Sau đây là ví dụ cho khả năng gợi mở của kỹ thuật “tạo cầu nối”, giúp bạn thu thập được nhiều thông tin từ khách hàng tiềm năng. Khi đã trao quyền kiểm soát cuộc nói chuyện cho đối phương, bạn nên ngả người về phía sau, tay chống cằm trong tư thế đánh giá. Dáng điệu này sẽ động viên đối phương tiếp tục nói, chỉ cần là bạn vẫn giữ tư thế ngả người về phía sau.

Một khách hàng tiềm năng của bạn chọn “tự do tài chính” là ưu tiên số một.

[wps_alert type=”secondary”]

Bạn: Ưu tiên số một của anh là gì?

Khách hàng: Tự do tài chính.

Bạn: Lý do nào khiến anh chọn ưu tiên như vậy?

Khách hàng: Đối với tôi, việc có tiền để làm tất cả những gì tôi muốn rất quan trọng.

Bạn (ngả người về phía trước, lòng bàn tay hướng ra ngoài): Nghĩa làaaaa…?

Khách hàng: Nghĩa là đủ tiền để cho lũ trẻ học ở trường tốt và sống thoải mái.

Bạn (ngả người về phía trước, lòng bàn tay hướng ra ngoài): Thoải mái theo nghĩa nàoooo?

Khách hàng: …là đủ tiền để có những chuyến nghỉ dưỡng đắt tiền, xe đẹp, hoặc thỉnh thoảng mua các món đồ xa xỉ.

Bạn: Ví dụ như…?

Khách hàng: …ví dụ như nếu tôi muốn đi du lịch, tôi mong mình có đủ tài chính để đi mà không cần phải tính toán quá nhiều…

[/wps_alert]

Nhờ hai cầu nối “nghĩa là”“ví dụ”, khách hàng đã nói về điều anh ta nghĩ, cảm thấy và tin tưởng; quan trọng là bạn không cần phải nói suốt cuộc hội thoại.

Xét về mặt công dụng, câu “cầu nối” có chức năng tương tự với các câu hỏi mở, nhưng có hiệu quả hơn nhiều trong trường hợp đối phương là người kiệm lời, ít nói, có thói quen trả lời nhát gừng hoặc ngắn gọn quá mức. Khi mới sử dụng câu “cầu nối”, có thể bạn sẽ cảm thấy không quen (đặc biết trong trường hợp bạn là người có thói quen nói nhiều) nhưng đây là phương pháp hiệu quả để khuyến khích những người ít nói. Việc sử dụng câu “cầu nối” giúp phần trình bày trở nên thú vị hơn và trao cho bạn quyền kiểm soát im lặng.

Tìm hiểu thêm: Lập mục tiêu hiệu quả bằng NLP với bộ 10 câu hỏi

Kỹ năng 2: PHƯƠNG PHÁP GẬT ĐẦU

Nhiều người không công nhận động tác “gật đầu” là công cụ thuyết phục hiệu quả. Động tác này được sử dụng rộng rãi của nhiều quốc gia với ý nghĩa biểu lộ sự đồng thuận, và có nguồn gốc từ động tác hạ thấp thân mình để cúi chào, nhằm gửi đi thông điệp: “Khi tôi cúi chào nghĩa là tôi chấp nhận theo mọi ước muốn của bạn.”

Có hai cách sử dụng phương pháp gật đầu một cách hiệu quả. Vì ngôn ngữ cơ thể là tấm gương phản chiếu cảm xúc nội tâm ra bên ngoài nên nếu bạn cảm thấy tích cực, đầu bạn sẽ gật gù khi bạn nói. Mặt khác, trong trường hợp bạn đang ở trạng thái bình thương, chỉ cần bạn cố ý gật đầu, bạn cũng sẽ nhận được luồng cảm xúc tích cực, Nói cách khác, cảm xúc tích cực khiến đầu bạn gật gù và ngược lại, gật đầu cũng có thể mang lại cảm xúc tích cực cho bạn.

  • Bạn cảm thấy tích cực, bạn gật đầu.
  • Bạn gật đầu, sẽ cảm thấy tích cực.

Động tác này cũng có tính lan truyền rất cao. Nếu tôi gật đầu với bạn thì bạn cũng sẽ có xu hướng gật đầu đáp lại ngay cả khi bạn không đồng ý với điều tôi đang nói. Đây chính là công cụ xuất sắc để đạt được sự đồng thuận và hợp tác. Tiếp đó, hãy kết thúc mỗi câu nói bằng câu khẳng định như:

[wps_shadow style=”default”]

  • Phải không?
  • Bạn cũng nghĩ vậy nhỉ?
  • Như thế không đúng sao?
  • Công bằng nhỉ?

[/wps_shadow]

Khi người nói và người nghe đều cùng gật đầu, người nghe sẽ cảm nhận được cảm xúc tích cực. Điều này làm tăng khả năng đồng thuận và giúp đưa cuộc đối thoại đến với kết quả tốt đẹp.

Bạn có thể dễ dàng áp dụng động tác gật đầu như sau: Khi bạn đặt ra một câu hỏi mở hoặc sử dụng câu “cầu nối” và người nghe đã trả lời, bạn hãy chủ động gật đầu suốt quá trình người đó nói. Khu người đó nói xong, bạn tiếp tục gật nhẹ thêm năm lần nữa với tốc độ 1 cái gật/giây. Thông thường, cứ hễ bạn đếm đên 4 thì đối phương sẽ bắt đầu nói lại và đưa ra thêm thông tin. Chỉ cần bạn ngả người về phía sau và đặt tay lên cằm, bạn sẽ không cần chịu áp lực “tôi cần phải nói điều gì đó”. Bằng cách này, cuộc nói chuyện của bạn sẽ không trở thành buổi hỏi cung. Trong suốt quá trình lắng nghe, hãy đặt một tay lên cằm và gõ nhẹ các ngón tay. Các nghiên cứu cho thấy động tác này khuyến khích đối phương tiếp tục nói lâu hơn.

Tìm hiểu thêm: Vision Board là gì? Cách tạo Vision Board như thế nào?

Kỹ năng 3: KHUYẾN KHÍCH NHẸ NHÀNG

Khi đối phương đang nói, khuyến khích anh ta tiếp tục nói bằng cách dùng những lời động viên nhẹ nhàng như:

[wps_shadow style=”default”]

  • Tôi hiểu mà…
  • Vậy à…
  • Thật sao?
  • Nói tôi nghe thêm đi…

[/wps_shadow]

Lượng thông tin đối phương đưa ra có thể tăng lên gấp đôi nhờ những lời động viên ngắn gọn này.

Những câu khuyến khích ngắn gọn kết hợp với phương pháp gật đầu và câu “tạo cầu nối” là công cụ hiệu quả nhất bạn có thể áp dụng để cuộc trò chuyện diễn ra trôi chảy.

Tìm hiểu thêm: 30 tuyệt chiêu viết tiêu đề hấp dẫn

Kỹ năng 4: CÁCH DUY TRÌ GIAO TIẾP BẰNG ÁNH MẮT

Các nghiên cứu chỉ ra rằng trong số các thông tin được lưu lại trong não xuyên suốt cuộc hội thoại trực tiếp, 87% đến từ mắt, 9% từ tai và 4% từ các giác quan khác.

Ví dụ: Nếu khách hàng tiềm năng vừa nhìn vào phần trình bày trực quan vừa nghe bạn nói thì anh ta chỉ tiếp thu được 9% thông điệp của bạn, trong trường hợp thông điệp không liên quan trực tiếp đến điều anh ta đang nhìn thấy. Giả sử bạn vẽ hình một căn nhà khi nói về đề tài du lịch, khách hàng chỉ nhìn thấy căn nhà chứ sẽ không nắm bắt được những lời bạn nói. Trong trường hợp thông điệp liên quan đến phần trình bỳ trực quan, anh ta sẽ thấm được 25% đến 30% điều bạn nói, nhưng đó là nhờ anh ta theo dõi phần trình bày trực quan chứ không phải vì anh ta nhìn trực tiếp vào bạn.

Để duy trì sự tối đa sự chú ý của khách hàng, hãy kiểm soát ánh mắt, sử dụng bút và chỉ vào phần trình bày, đồng thời diễn giải lại điều khách hàng đang nhìn thấy. Tiếp đó, nhấc cây bút ra khỏi phần trình bày trực quan rồi giữ bút trong không trung, ngay tại khoảng không giữa mắt bạn và mắt khách hàng, liên tục gật nhẹ trong khi nói.

Giữ đầu của cây bút ngang tầm mắt và nhìn thẳng vào mắt khách hàng, chỉ hướng đầu bút vào những nơi bạn đang nhìn. Động tác này mang lại kết quả kỳ diệu vì nó giúp bạn dịnh hướng sự chú ý của khách hàng lên, khiến anh ta nhìn vào mắt bạn. Như vậy, anh sẽ thấy bạn và nghe điều bạn đang nói, nhờ đó thông điệp mới có thể tác động tối đa lên tâm trí của đối phương. Ngoài ra, hãy giấu bàn tay còn lại của bạn đi, giữ nó vô hình khi bạn nói nhằm duy trì không khí ôn hòa, không tạo ra sự đe dọa.

Tìm hiểu thêm: Quy tắc 2 phút – Thoát khỏi trì hoãn

Kỹ năng 5: BẮT CHƯỚC

Khi tinh thần của hai người đồng điệu với nhau, cơ thể cũng chuyển động theo nhịp điệu, có tư thế và động tác tương tự. Những động tác này giúp hình thành mối quan hệ tốt giữa những người tham gia hội thoại và hạn chế các mâu thuẫn. Không cần tới ngôn ngữ, những động tác này đủ sức biểu cảm để phát đi thông điệp: “Tôi cũng giống như bạn, tôi chấp nhận và đồng ý với bạn”

Kỹ năng bắt chước
Bắt chước cho thấy mối quan hệ tốt đẹp

Hòa nhịp để gắn kết với người khác là hành vi đã xuất hiện từ rất sớm, ngay khi chúng ta còn trong bụng mẹ. Đây là lý do nhịp tim và cử động vả bào thai giống với nhịp tim và cử động của người mẹ. Đồng thời cũng là lý do chúng ta có khuynh hướng phản chiếu hình ảnh của người đối diện một cách tự nhiên.

Điều này dẫn đến việc chúng ta thường có xu hướng sao chép hành động của những người mà chúng ta cảm thấy “hợp nhãn”. Bên cạnh đó, nó cũng giải thích lý do tại sao những người sống cùng nhau trong một thời gian dài thường có dáng vẻ hao hao nhau. Cả hai có thể cùng mua một chú cún và chú cún này trông cũng giống y chang hai người chủ của nó. 

Thấy sao làm vậy

Hai người trong hình sau là ví dụ điển hình của xu hướng bắt chước hành động của đối phương. Cả hai đang ngồi trong tư thế tương tự nhau, cầm tách theo cùng một cách, rất có thể họ chọn cùng loại thức uống và sử dụng ngôn từ tương tự nhau. Nếu một trong hai người giơ tay lên nói thì người còn lại cũng sẽ làm theo. Nếu người này chuyển trọng nghiêng cơ thể sang 1 bên thì người kia cũng thế. Miễn là hai người còn đồng thuận với nhau và mối quan hệ vẫn còn tốt đẹp thì xu hướng bắt chước này sẽ còn tiếp diễn.

kỹ năng bắt chước và đồng điệu
Tạo mối quan hệ bằng cách mô phỏng, bắt chước

Hành vi bắt chước một người sẽ khiến người đó có cảm thấy dễ chịu. Đây là công cụ hiệu quả để xây dựng các mối quan hệ. Kết quả nghiên cứu các đoạn băng quay chậm cho thấy các hành vi bắt chước có thể bao gồm các động tác như nháy mắt, cánh mũi mở rộng (phổng mũi), nhướng mày và thậm chí là giãn đồng tử. Đây là phát hiện đáng chú ý vì rất khó để cố ý giả mạo các cử chỉ nhỏ nhặt như vậy.

Tạo bầu không khí tích cực

Bắt chước ngôn ngữ cử chỉ và cách nói chuyện của người đối diện là cách xây dựng mối quan hệ hiệu quả và nhanh chóng. Khi mới gặp, bạn nên bắt chước tư thế ngồi, điệu bộ, dáng vẻ, động tác, cử chỉ, biểu cảm và cao độ giọng nói của đối phương. Không lâu sau, người kia sẽ cảm thấy tích điều gì đó ở bạn. Bạn có thể trở nên “dễ gần” trong mắt người đó vì đối phương nhìn thấy chính mình trong bạn. 

Lưu ý nhỏ: Đừng sử dụng kỹ thuật này quá sớm trong lần đầu gặp mặt. Nhiều người đã biết chiến lược này từ khi cuốn Body Language (Ngôn ngữ cơ thể) ra đời, hơn 100 triệu người đã xem chuỗi chương trình truyền hình và phim huấn luyện kèm theo đó. Do vậy, hãy chờ vài phút trước khi bắt chước để tạo cảm giác thân thiện và gần gũi với đối phương.

Sách hay: Đọc sách: QBQ – Câu hỏi đằng sau câu hỏi

Khác biệt trong kỹ thuật bắt chước giữa nam và nữ

Não của nam và nữ được lập trình để biểu lộ cảm xúc theo những cách khác nhau. Chị em thường sử dụng nét mặt còn đàn ông dựa vào chuyển động cơ thể và tư thế.

Thông thường, một người phụ nữ sẽ dùng trung bình sáu biểu cảm gương mặt trong vòng mười giây lắng nghe để nghi nhận những gì đã nghe được và phản hồi. Khuôn mặt cô ấy sẽ có xu hướng bắt chước những cảm xúc người nói đã bộc lộ. Từ góc nhìn của người quan sát, cảnh này trông có vẻ như cả hai người đang trải qua cùng một vấn đề.

[wps_shadow style=”default”]

Chuỗi biểu cảm gương mặt của một người phụ nữ điển hình trong vòng 10 giây lắng nghe.

Buồn – Ngạc nhiên – Giận giữ – Vui mừng – Sợ hãi – Ham muốn

[/wps_shadow]

Phụ nữ nhận biết ý nghĩa của điều đang được nói đến thông qua âm vực và ngôn ngữ cử chỉ của người nói, sau đó họ cho thấy sự thấu hiểu của mình bằng cách lặp lại những cảm xúc đó trên gương mặt. Đây chính là điều cánh đàng ông nên làm để thu hút sự chú ý của chị em và khiến phụ nữ muốn lắng nghe hơn. Đa phần đàn ông hay ngại sử dụng biểu cảm gương mặt để phản hồi nên thường bỏ lỡ hiệu quả của kỹ thuật này.

Một số anh chia sẻ: “Cô ấy sẽ nghĩ tôi bị gì mất!”; nhưng nghiên cứu cho thấy khi người đàn ông bắt chước cảm xúc của người phụ nữ đối diện, cô ấy sẽ cho rằng anh ta là người thông minh, thú vị và hấp dẫn. Do nhu cầu tiến hóa, nhằm tránh nguy cơ bị tấn công, đàn ông thường có xu hướng kiềm chế cảm xúc ở nơi công cộng. Vì thế, đa số đàn ông trông y như tượng khi lắng nghe.

[wps_shadow style=”default”]

Chuỗi biểu cảm của một người đàn ông điển hình trong vòng 10 giây lắng nghe.

Buồn – Ngạc nhiên – Giận dữ – Vui mừng – Sợ hãi – Ham muốn

[/wps_shadow]

Tất nhiên đây chỉ là sự cường điệu hóa trạng thái của đàn ông khi lắng nghe. Nhưng khi nhìn nhận sự thật một cách hài hước như thế này, vấn đề sẽ trở nên sáng tỏ, dễ hiểu hơn. Mặt nạ vô cảm cho phép đàn ông cảm thấy bản thân kiểm soát được tình hình, chứ điều đó không có nghĩa rằng đàn ông không có khả năng cảm nhận. Kết quả quét não đã vén bức màn bí mật này khi cho thấy đàn ông cũng trải qua các cung bậc cảm xúc mạnh mẽ như phụ nữ nhưng thường tránh để lộ những cảm xúc này tại nơi công cộng.

Điểm mấu chốt để bắt chước hành vi của đàn ông chính là hiểu được anh ta sử dụng cơ thể để tái hiện thái độ thay cho khuôn mặt. Hầu hết phụ nữ thường cảm thấy khó khăn khi bắt chước một người đàn ông không biểu cảm; nhưng đây là việc phụ nữ nên thử tập luyện vì nếu bạn có thể giảm bớt biểu cảm gương mặt thì bạn sẽ không tỏ ra quá phấn khích hoặc bị quá tải về mặt cảm xúc. Những phụ nữ biết cách giữ nét mặt nghiêm nghị khi lắng nghe thường được đàn ông đánh giá là thông minh, sắc sảo và khôn ngoan.

Tìm hiểu thêm: 6 cuốn sổ thay đổi cuộc đời

Kỹ năng 6: TẠO NHỊP ĐIỆU

Cách nhấn nhá trọng âm, ngữ điệu uyển chuyển và tốc độ nói chuyện cũng là một phần không thể thiếu trong quá trình bắt chước nhằm gia tăng sự đồng thuận và tạo tiền đề tốt cho mối quan hệ. Hành động này giúp bạn “bắt nhịp” với đối phương. Nhìn từ ngoài vào, hai người có cùng nhịp điệu trông sẽ giống như đang cùng hòa vào một điệu hát. Cảnh tượng thường thấy là người nói bắt nhịp bằng tay trong khi người nghe khéo léo tương tác thông qua động tác gật đầu. Khi mối quan hệ phát triển dần theo thời gian, xu hướng bắt chước cử chỉ cơ thể sẽ ít dần vì hai bên bắt đầu dự đoán thái độ của đối phương.

Đừng bao giờ nói nhanh hơn người đối diện. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiều người sẽ cảm thấy “áp lực” khi có người đối diện nói nhanh hơn họ. Tốc độ nói chuyện của một người cho thấy tốc độ não phân tích thông tin một cách có ý thức. Do vậy, bạn nên nói chuyện với tốc độ tương đương hoặc chậm hơn chút so với đối phương, kết hợp với những động tác phản chiếu cử chỉ và mô phỏng âm điệu của đối phương. 

Tạo nhịp điệu là yếu tố rất quan trọng khi sắp xếp cách cuộc hẹn qua điện thoại vì giọng nói là phương tiện duy nhất bạn có vào lúc này.

Bài viết này được giới thiệu trong cuốn sách rất hay “Câu hỏi là Câu trả lời“. Ngoài 6 kỹ năng trên còn có rất nhiều những bí quyết tuyệt chiêu khác trong cuốn sách. Bạn có thể mua sách Shopee.

Chúc bạn thành công!

The post 6 kỹ năng giao tiếp vô cùng hiệu quả và tinh tế appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
https://lyhathu.com/15716/6-ky-nang-giao-tiep-hieu-qua-tinh-te/feed 0
10 lời khuyên của Grant Cardone giúp bạn trở thành triệu phú khi 30 tuổi https://lyhathu.com/15414/loi-khuyen-trieu-phu-tuoi-30 https://lyhathu.com/15414/loi-khuyen-trieu-phu-tuoi-30#respond Wed, 06 May 2020 08:37:23 +0000 https://lyhathu.com/?p=15414 Con trai tôi chuẩn bị bước sang tuổi thành niên. Tôi luôn chú trọng dạy về tư duy giúp con tôi thành công trong cuộc sống. Đọc bài viết về …

10 lời khuyên của Grant Cardone giúp bạn trở thành triệu phú khi 30 tuổi Khám phá tiếp

The post 10 lời khuyên của Grant Cardone giúp bạn trở thành triệu phú khi 30 tuổi appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
Con trai tôi chuẩn bị bước sang tuổi thành niên. Tôi luôn chú trọng dạy về tư duy giúp con tôi thành công trong cuộc sống. Đọc bài viết về Grant Cardone, người đã vượt qua khó khăn vươn lên thành triệu phú khi còn khá trẻ. Tôi rất thích tư duy của những người trẻ tuổi như vậy, dám nghĩ dám làm. Tư duy này không quá viển vông và xa vời với chúng ta. Ai cũng có thể áp dụng được. Tôi muốn lưu bài này từ trang Entreprenuer để dạy con và chia sẻ với các bạn cùng đọc và suy ngẫm.

Vũ trụ này không thiếu tiền, chỉ thiếu người suy nghĩ đủ lớn. Bất kể bạn là ai, đang ở xuất phát điểm nào, bạn cũng có thể trở thành triệu phú ở tuổi 30 nếu bạn biết cách để tiền bạc làm việc cật lực cho bạn.

Ở tuổi 21, Grant Cardone rời trường đại học, khánh kiệt và nợ nần. Chỉ 9 năm sau, khi 30 tuổi, ông đã trở thành một triệu phú. Ông là một chuyên gia bán hàng quốc tế, tác giả của những bài báo ăn khách nhất trên tờ thời báo New York, và là người dẫn chương trình phát thanh The Cardone Zone. Ông đã sáng lập nên ba công ty: Cardone Enterprises, Cardone Real Estate Holdings và Cardone Group.

10 lời khuyên của Grant Cardone giúp bạn trở thành triệu phú khi 30 tuổi

Dưới đây là 10 lời khuyên của Grant Cardone giúp bạn trở thành triệu phú khi 30 tuổi.

1. Gia tăng thu nhập.

Trong môi trường kinh tế hiện nay bạn không thể rút ngắn con đường trở thành triệu phú được. Bước đầu tiên là tập trung làm tăng thu nhập của bạn từng bước và làm đi làm lại điều này. Thu nhập của tôi từng là 3 ngàn đô la/tháng và chín năm sau đó là 20 ngàn đô la/tháng. Hãy bắt đầu theo đuổi tiền bạc và nó sẽ buộc bạn kiểm soát doanh thu và nhìn thấy các cơ hội.

Xem thêm: 6 thói quen của người học siêu phàm

2. Đừng thể hiện!

Tôi không mua chiếc đồng hồ đeo tay hay chiếc xe hơi đắt tiền đầu tiên cho tới khi công ty và các vụ đầu tư đều đảm bảo nguồn thu nhập gia tăng bền vững. Tôi vẫn lái chiếc xe Toyota Camry khi đã trở thành triệu phú. Hãy để mọi người biết đến bạn nhờ đạo đức nghề nghiệp chứ không phải những món đồ mà bạn mua.

3. Hãy tiết kiệm để đầu tư, đừng tiết kiệm chỉ để tiết kiệm.

Lý do duy nhất để tiết kiệm tiền là đầu tư nó. Hãy đưa món tiền tiết kiệm của bạn vào những tài khoản an toàn, bất khả xâm phạm. Đừng bao giờ dùng những tài khoản này vào bất cứ việc gì kể cả trường hợp khẩn cấp. Điều này sẽ buộc bạn phải tiếp tục theo đuổi bước 1 (gia tăng thu nhập). Cho tới ngày hôm nay, ít nhất là hai lần một năm, tôi đã khánh kiệt vì tôi luôn đầu tư số tiền thặng dư của mình vào những phi vụ làm ăn mà tôi không thể đánh giá được.

Xem thêm: 3 thói quen sử dụng tiền tạo nên người giàu người nghèo

4. Tránh những khoản nợ không đem lại lợi nhuận cho bạn.

Hãy tạo ra nguyên tắc rằng bạn không bao giờ sử dụng các khoản nợ không tạo ra tiền bạc cho bạn. Tôi chỉ mượn tiền mua ô tô khi tôi biết chắc nó sẽ giúp tôi gia tăng thu nhập. Những người giàu sử dụng nợ làm đòn bẩy đầu tư và gia tăng dòng tiền. Những người nghèo dùng nợ để mua những thứ khiến người giàu càng giàu hơn.

5. Coi tiền bạc như một người tình hay ghen.

Hàng triệu người mơ ước có được sự tự do tài chính, nhưng chỉ những người coi đó là sự ưu tiên hàng đầu thì mới có tiền triệu. Để làm giàu và mãi giàu có bạn sẽ phải coi đó là một mối ưu tiên. Tiền bạc giống như một người tình hay ghen. Lờ tiền tiền phớt, hoặc tệ hơn, nó sẽ rời bỏ bạn để tới với người khác coi nó là một sự ưu tiên.

6. Tiền không bao giờ ngủ.

Tiền bạc không biết đến đồng hồ, lịch trình hoặc kỳ nghỉ và bạn cũng nên như vậy. Tiền yêu những người có đạo đức nghề nghiệp. Khi tôi mới 26 tuổi, tôi vẫn làm việc trong lĩnh vực bán lẻ và cửa hàng nơi tôi làm việc đóng cửa lúc 7 giờ tối. Hầu như lúc nào bạn cũng chỉ có thể thấy tôi ở đó lúc 11 giờ đêm – bán hàng thêm. Đừng bao giờ cố tìm người may mắn nhất hoặc thông minh nhất – hãy chỉ đảm bảo rằng bạn làm việc chăm chỉ hơn hẳn bất cứ ai.

Xem thêm: Tiền mặt là vua, còn dòng tiền là KingKong

7. Nghèo chẳng có ý nghĩa gì cả.

Tôi đã từng nghèo và rất thấm thía điều đó. Tôi đã từng chỉ vừa đủ ăn và điều đó chẳng dễ chịu gì. Hãy loại bỏ tất cả ý nghĩ cho rằng nghèo dù sao cũng tốt. Bill Gates đã từng nói: “Nếu bạn sinh ra trong nghèo khó, thì đó không phải là lỗi của bạn. Nếu bạn chết trong nghèo khó thì đó chính là lỗi của bạn”.

8. Chọn một triệu phú làm cố vấn.

Hầu hết chúng ta được sinh ra và nuôi nấng trong tầng lớp trung niên hoặc nghèo và rồi sau này tự giới hạn bản thân trong những suy nghĩ của tầng lớp đó. Tôi đã từng nghiên cứu các triệu phú và làm theo những gì họ đã làm. Hãy chọn riêng cho bạn một cố vấn triệu phú và học tập họ. Hầu hết người giàu là những người cực kỳ hào phóng với việc chia sẻ kiến thức và các nguồn lực của họ.

Xem thêm: 8 cách đầu tư không ngoan nhất dành cho bạn

9. Bắt tiền làm việc cật lực.

Đầu tư là chiếc đũa thần làm nên một triệu phú và bạn cần kiếm nhiều tiền hơn từ đầu tư hơn là công việc của bạn. Nếu bạn không có tiền thặng dư bạn sẽ không thể đầu tư được. Công ty thứ hai tôi mở ra cần tới 50 ngàn đô la tiền đầu tư. Công ty đó đã đem lại cho tôi 50 ngàn đô la mỗi tháng trong 10 năm qua. Vụ đầu tư thứ ba của tôi là vào bất động sản, tôi đã đầu tư 350 ngàn đô la, một khoản lớn trong thu nhập ròng của tôi vào lúc đó. Hiện nay tôi vẫn sở hữu khối tài sản đó và nó vẫn tiếp tục đem lại thu nhập cho tôi. Đầu tư là lý do duy nhất để tiến hành các bước khác, và tiền của bạn phải làm việc cật lực cho bạn.

10. Nhắm tới 10 triệu chứ không phải 1 triệu đô la.

Sai lầm tài chính lớn nhất mà tôi từng mắc phải là không nghĩ đủ lớn. Tôi khuyến khích bạn nhắm tới nhiều hơn 1 triệu đô la. Vũ trụ này không thiếu tiền, chỉ thiếu người suy nghĩ đủ lớn.

Hãy áp dụng 10 bước trên và chúng sẽ khiến bạn trở nên giàu có. Hãy tránh những người nói rằng các giấc mơ tài chính của bạn sinh ra từ lòng tham. Hãy tránh xa các kế hoạch làm giàu nhanh chóng, hãy làm đúng cách, đừng bao giờ từ bỏ. Và khi bạn đã đạt được thành công này rồi, hãy giúp những người khác đạt được điều đó.

The post 10 lời khuyên của Grant Cardone giúp bạn trở thành triệu phú khi 30 tuổi appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
https://lyhathu.com/15414/loi-khuyen-trieu-phu-tuoi-30/feed 0
5 Giai đoạn Suy thoái trong vòng đời của Doanh nghiệp https://lyhathu.com/15308/5-giai-doan-suy-thoai-trong-vong-doi-cua-doanh-nghiep https://lyhathu.com/15308/5-giai-doan-suy-thoai-trong-vong-doi-cua-doanh-nghiep#respond Sat, 25 Apr 2020 08:14:53 +0000 https://lyhathu.com/?p=15308 5 Giai đoạn Suy thoái là một khái niệm được giới thiệu xuyên suốt trong cuốn sách How the Mighty Fall (Thất bại của người khổng lồ). Mọi doanh nghiệp …

5 Giai đoạn Suy thoái trong vòng đời của Doanh nghiệp Khám phá tiếp

The post 5 Giai đoạn Suy thoái trong vòng đời của Doanh nghiệp appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
5 Giai đoạn Suy thoái là một khái niệm được giới thiệu xuyên suốt trong cuốn sách How the Mighty Fall (Thất bại của người khổng lồ). Mọi doanh nghiệp đều có thể bị sụp đổ trong một số thời điểm lịch sử của nó, cho dù lớn đến đâu. Nhưng câu hỏi quan trọng là làm sao bạn biết nếu bạn đang ở bên bờ vực của sự suy thoái, và làm thế nào bạn có thể xoay chuyển mọi thứ xung quanh?

5 giai đoạn suy thoái

Qua 4 năm nghiên cứu, Jim Collins phát hiện ra rằng hầu hết các công ty lớn đều trải qua 5 giai đoạn suy thoái, có thể phát hiện sớm và tránh được. Các tổ chức có thể bị bệnh ở bên trong và vẫn trông mạnh mẽ ở bên ngoài; suy thoái có thể lén theo bạn, và sau đó, dường như đột ngột bạn gặp rắc rối. Nghiên cứu của Jim Collins dựa trên sự tương phản, những thứ tuyệt vời trở nên trái ngược và luôn tự hỏi “Khác biệt ở chỗ nào?”

Tôi muốn lật ngược vấn đề, tò mò tìm hiểu sự suy thoái và sụp đổ của các công ty vĩ đại. Tôi nói đùa với đồng nghiệp rằng: “Chúng ta đang quay sang góc tối của vấn đề”

Jim Collins

Jim Collins nổi tiếng với các cuốn sách như: Từ tốt đến vĩ đại, Nỗ lực không ngừng, Xây dựng để trường tồn, Vĩ đại do lựa chọn… Tất cả các cuốn sách trên của ông đều hướng tới sự vĩ đại, tuyệt vời hay thành công. Nhưng đây là cái nhìn khác của Collins.

Jim Collins chia sẻ phương pháp nghiên cứu dẫn đến việc lựa chọn 11 công ty chứng minh hiện tượng tăng giảm: Công ty trà Great Alantic and Pacific (A & P), Addressograph, Đại siêu thị Ames, Bank of America, Circuit City, Hewlett-Packard ( HP), Merck, Motorola, Rubber Groom, Scott Paper và Zenith. Chúng ta cùng xem 5 giai đoạn suy thoái ông đề cập là gì.

5 giai đoạn suy thoái
Biểu đồ cổ phiếu của BlackBerry

5 Giai đoạn Suy thoái

1. Ngủ quên trên chiến thắng

Phần đầu cuốn sách đề cập đến niềm kiêu hãnh hoặc sự kiêu ngạo quá. Giai đoạn 1 bắt đầu khi trở nên quá tự tin về thành công của mình và quên đi mất nền tảng tạo nên sự thành công của họ là gì (đọc từ Tốt đến vĩ đại về 6 thành phần của sự vĩ đại và khái niệm bánh đà). Và bạn bắt đầu luôn đề cao quyền được hưởng thành quả đó, dần dần mất đi sự khao khát học tập, bị phân tâm bởi các lĩnh vực không cốt lõi và nhầm lẫn giữa câu hỏi Tại sao và câu hỏi Cái gì.

Điều quan trọng ở đây chính là bạn phải khiêm tốn, tập trung vào đam mê và tài năng của bạn đã đưa bạn đến câu hỏi “Tại sao Công ty của tôi tồn tại”?

2. Theo đuổi nhiều lĩnh vực hơn một cách vô kỷ luật

Sự kiêu hãnh từ Giai đoạn 1 khiến công ty phải cố gắng quá mức, nhảy vào những lĩnh vực không phải thế mạnh, hoặc theo đuổi sự phát triển mà họ có trong tay nguồn lực tài nguyên và con người rất hạn chế. Họ bị ám ảnh bởi sự phát triển (đến mức mất sự tập trung và kỷ luật), và khiến cho ngày càng nhiều lỗi nghiêm trọng tăng nhanh hơn. Họ không kịp tìm nguồn nhân sự cải thiện vấn đề hoặc không thể tìm được người lãnh đạo kế vị.

Điều quan trọng phải làm ở giai đoạn này là tái tập trung vào những điều tạo nên giá trị tốt nhất cho khách hàng của mình. Quay trở lại câu hỏi “Công ty tôi đã giải quyết nỗi đau của khách hàng tốt như thế nào?

3. Từ chối rủi ro và nguy hiểm.

Ở giai đoạn này, công ty vẫn kinh doanh có kết quả, nhưng ngày càng có nhiều dấu hiệu nguy hiểm. Thật không may, các nhà lãnh đạo xem dữ liệu qua lăng kính màu hồng và xem nhẹ các mối đe dọa. Các nhà lãnh đạo chỉ xem những mặt tích cực, lờ đi những mặt tiêu cực, chỉ thích đọc những dữ liệu mơ hồ, và coi các vấn đề xảy ra chỉ là các yếu tố bên ngoài.

Điểm mấu chốt của giai đoạn này là khi có dấu hiệu suy thoái, cần phải nhìn nhận thực tại, thừa nhận nguy hiểm rủi ro và đưa ra những quyết sách cứng rắn, có thể là rất đau đớn.

4. Chết đuối đi tìm cọc.

Ở giai đoạn này, suy thoái trở nên trầm trọng và rõ ràng. Nhưng, cái chết vẫn chưa xảy ra. Phản ứng của các nhà lãnh đạo thời điểm này xác định xem là nên tiếp tục duy trì hay phá sản. Họ sẽ hoảng loạn và tìm kiếm phao cứu sinh. Cố gắng nỗ lực sửa chữa các vấn đề phát triển. Ví dụ như tìm kiếm CEO mới, thu hút thêm vốn, tạo ra sản phẩm mới, hay phần mềm mới nhưng chưa được kiểm chứng… Nhưng các bước thay đổi mang tính cách mạng có thể liên tục gặp sai lầm khi hoảng loạn và sẽ đẩy nhanh sang giai đoạn 5.

Hồi sinh chỉ có thể trở lại với các nguyên tắc cơ bản, tức là tổ chức phải nỗ lực xây dựng lại và củng cố bánh đà một lần nữa, từng bước một. Collins nói rằng không phải vì công ty không nỗ lực hồi sinh mà chính vì công ty liên tục không nhất quán làm đúng theo tiêu chí ban đầu của mình đã dần dẫn tới căn bệnh mãn tính.

5. Đầu hàng cái chết

Khi công ty càng sống lay lắt trong giai đoạn 4 càng lâu và lãnh đạo càng cố gắng tìm kiếm cái phép mầu giải quyết vấn đề, thì sự suy thoái đến càng nhanh. Cuối cùng, nguồn tài chính cạn kiệt và mọi người hụt hơi. Collins gọi giai đoạn này “Đầu hàng cái chết”. Tại thời điểm này, thường có 2 con đường mà công ty có thể lựa chọn:

  • 1. từ bỏ và bán công ty, hoặc
  • 2. tiếp tục sống lay lắt cho đến khi cạn kiệt các lựa chọn của mình.

Ví dụ về Yahoo trong 5 giai đoạn suy thoái

Đọc cuốn sách của Jim Collins về 5 giai đoạn suy thoái này làm tôi nhớ lại câu chuyện của Yahoo, tôi xin kể lại vắn tắt như sau:

sự sụp đổ của yahoo

Vào đầu những năm 2000, Yahoo vẫn là công ty dẫn đầu về công nghệ, email, và tìm kiếm trên toàn thế giới. Hầu hết mọi người đều dùng email đuôi @yahoo.com, dùng blog của yahoo, messenger nổi tiếng của Yahoo thời bấy giờ. Tôi cũng là một người dùng lâu năm của Yahoo từ năm 2000, và đến giờ email của tôi vẫn còn. Yahoo luôn cho rằng mình là một nền tảng cực lớn và không thể bị đánh bại. – Ngủ quên trên chiến thắng

Yahoo vẫn luôn bối rối xác định mình là công ty công nghệ hay công ty truyền thông và quảng cáo. Không những thế việc luôn bị ám ảnh bởi lợi nhuận thu về lúc ban đầu, đã khiến Yahoo bỏ qua việc phát triển những công nghệ liên quan đến mình dẫn đến sự tụt hậu so với các mạng xã hội khác sau đó và dần dần sụp đổ. – Theo đuổi nhiều mục đích ngoài tầm với một cách vô kỷ luật.

Năm 1997, Google từng đề nghị bán cho Yahoo với giá 1 triệu USD. Khi đó nền tảng tìm kiếm của Google mới hình thành, nhưng lại tiện ích hơn hẳn Yahoo Search. 5 năm sau Yahoo lại từ chối mua Google một lần nữa với giá 3 tỷ USD. Mặc dù thời đó, thị trường đánh giá Google có giá trị lên tới 5 tỷ USD. – Không thừa nhận thực tại và từ chối rủi ro và để Google vượt qua sau đó.

Thông tin ngoài lề cho bạn, trước khi suy thoái do dịch Covid-19, trị giá của công ty Alphabet, công ty mẹ của Google bấy giờ đã là hơn 1000 tỷ USD.

Năm 2012, Yahoo thuê Marisa Meyer làm CEO để vực dậy kinh doanh bết bát của mình. Nhưng qua 3 năm liền, Meyer vẫn không thể làm gì để cứu Yahoo khỏi con đường xuống dốc không phanh. Năm 2013, Meyer mua lại Tumblr với giá 900 triệu USD nhằm tạo nên một mạng xã hội cạnh tranh với Facebook và Google +. Nhưng ngay khi mua lại Tumblr, Yahoo đã cài quảng cáo quá mức vào các trang của người dùng gây nên sự phẫn nộ và dần dần nền tảng này chết yểu. – Chết đuối đi tìm cọc.

Năm 2017, Yahoo buộc phải tự bán mình cho Verizon với giá 4,8 tỷ USD. Mặc dù năm 2008, Microsoft từng đề nghị mua lại với giá 44 tỷ USD, nhưng Yahoo lại từ chối vì nghĩ rằng mình có giá cao hơn thế nhiều. – Đầu hàng cái chết.

Tất cả các công ty lớn vấp ngã tại một số điểm như bài viết của tôi về Cách thoát khỏi suy thoái của Apple, hoặc những công ty lớn khác như: IBM, Nordstrom, Disney, Boeing, HP, Merck.

Khi nào bạn nên đọc 5 giai đoạn suy thoái

Chừng nào khi bạn còn chưa rơi xuống quá xa đến khi không còn lựa chọn nào khác, bạn vẫn có thể tập trung xây dựng lại, từng bước một. Cuốn sách kết thúc với cách Xerox quản lý để tạo ra sự thay đổi như vậy và cũng bao gồm một số phụ lục với các chi tiết như:

• Tổng quan về các nguyên tắc của Từ tốt đến Vĩ đại;

• Quy trình tuyển chọn của 11 công ty;

• 6 tiêu chí lựa chọn tương phản thành công và khung tính điểm;

• Ghi chép về Công ty Fannie Mae (dường như đang ở Giai đoạn 3 của sự suy giảm);

6 đặc điểm chung của những người phù hợp với những chiếc ghế quan trọng;

• Suy thoái và nghiên cứu trường hợp phục hồi của IBM, Nucor và Nordstrom (sử dụng nguyên tắc từ Tốt đến Vĩ đại);

• Các dấu mốc cho thấy một công ty đang ở trong giai đoạn suy thoái cụ thể.

Bạn có thể đặt mua sách How the Mighty Fall ở Amazon.

Nếu bạn copy bài viết của tôi, vui lòng ghi rõ nguồn.


Jenny Lý Hà Thu

CEO
ActionCOACH Lotus
ActionCOACH Khu vực Đông Nam Á
Tel: 083 345 3888

The post 5 Giai đoạn Suy thoái trong vòng đời của Doanh nghiệp appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
https://lyhathu.com/15308/5-giai-doan-suy-thoai-trong-vong-doi-cua-doanh-nghiep/feed 0
Quản trị nhân sự hậu Covid19 – Online https://lyhathu.com/15221/quan-tri-nhan-su-hau-covid19 https://lyhathu.com/15221/quan-tri-nhan-su-hau-covid19#respond Tue, 21 Apr 2020 14:51:14 +0000 https://lyhathu.com/?p=15221 [button-red url=”#dangky” target=”_self” position=”center”]ĐĂNG KÝ THAM DỰ[/button-red] Giai đoạn vừa qua làm cả thế giới lao đao, quá nhiều các doanh nghiệp phá sản và hàng loạt những hệ luỵ …

Quản trị nhân sự hậu Covid19 – Online Khám phá tiếp

The post Quản trị nhân sự hậu Covid19 – Online appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
quản trị nhân sự hậu covid19
[button-red url=”#dangky” target=”_self” position=”center”]ĐĂNG KÝ THAM DỰ[/button-red]

Giai đoạn vừa qua làm cả thế giới lao đao, quá nhiều các doanh nghiệp phá sản và hàng loạt những hệ luỵ khác. Nhưng phải công nhận rằng “Trong nguy có cơ”, cái khó của doanh nghiệp này lại là bước khởi đầu mạnh mẽ cho doanh nghiệp khác.

Để đồng hành cùng các khách hàng thân thương đã gắn bó với Luxevent trong suốt thời gian qua. Chúng tôi kết hợp cùng ActionCOACH firm Lotus với Diễn giả “Chất” Jenny Ly Ha Thu – đưa ra chương trình “QUẢN TRỊ NHÂN SỰ HẬU COVID”. Với mong muốn cùng nhau vượt qua được “phép thử”, sự chuẩn bị kỹ càng nhằm tái khởi động bộ máy hoạt động, thích nghi với những thay đổi sau khi đại dịch kết thúc ngay từ bây giờ là điều thực sự tối cần thiết.

Thời gian: 14h Thứ 6 ngày 24/04/2020

P/s: Rất hân hạnh đón chờ các bạn tham gia một hình thức hội thảo chuẩn thời 4.0 này!

Đăng ký tại đây

[wpforms id=”14397″]

The post Quản trị nhân sự hậu Covid19 – Online appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
https://lyhathu.com/15221/quan-tri-nhan-su-hau-covid19/feed 0
36 trang web học online miễn phí không thể bỏ qua https://lyhathu.com/15098/36-trang-web-hoc-online-mien-phi-khong-the-bo-qua https://lyhathu.com/15098/36-trang-web-hoc-online-mien-phi-khong-the-bo-qua#respond Wed, 15 Apr 2020 11:01:10 +0000 https://lyhathu.com/?p=15098 Quên đi các trường học đắt đỏ, những ngày dài trong lớp học đông đúc và những kiến thức bạn muốn hay không vẫn phải nghe. Tôi giới thiệu với …

36 trang web học online miễn phí không thể bỏ qua Khám phá tiếp

The post 36 trang web học online miễn phí không thể bỏ qua appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
36 website học online miễn phí

Quên đi các trường học đắt đỏ, những ngày dài trong lớp học đông đúc và những kiến thức bạn muốn hay không vẫn phải nghe. Tôi giới thiệu với bạn những trang web và ứng dụng có kho dữ liệu khổng lồ vời chủ đề về khoa học, nghệ thuật và công nghệ để tìm tòi học hỏi.

Các website này sẽ dạy cho bạn làm thực tế mọi thứ, từ làm nước sốt cho đến tạo ứng dụng viết coding, hầu hết đều miễn phí. Hoàn toàn không có lý do gì để bạn không học thành thạo một kỹ năng mới, mở rộng kiến thức hoặc cho mục đích chính là thúc đẩy sự nghiệp của bạn.

Bạn có thể học tương tác với tốc độ của riêng bạn và thoải mái ngồi học trong chính ngôi nhà của mình. Khó có thể tưởng tượng nó dễ như thế nào. Thành thật mà nói, bạn còn chờ gì nữa?’

Các khóa học online

edXHọc online với các khóa học từ các trường đại học danh tiếng nhất trên thế giới
CourseraCác khóa học hay nhất trên thế giới, online và free
HighbrowĐăng ký và nhận các khóa học trong hòm thư email
FuturelearnCác lớp học online miễn phí rất nhiều môn học với những giảng viên và những người danh tiếng trên thế giới, khám phá khả năng sáng tạo của bạn.
CuriousTăng kỹ năng với các bài học bằng video
lynda.comHọc các kỹ năng công nghệ, sáng tạo và kinh doanh
CreativeLiveCác lớp học sáng tạo miễn phí do các chuyên gia hàng đầu thế giới giảng dạy
UdemyHọc các kỹ năng online

Mở rộng kiến thức

TED-Ed  Rất nhiều Video giáo dục tuyệt vời bạn không thể bỏ qua. Sau khi học còn có các bài tập tương tác.
Khan AcademyTruy cập kho thư viện rộng lớn với các nội dung tương tác đa dạng.
Guides.coTìm các bộ dữ liệu hướng dẫn online lớn nhất thế giới
LearnistTìm hiểu từ các chuyên gia về web, in ấn và nội dung video.
PrismaticTìm hiểu những điều thú vị dựa trên khuyến nghị xã hội.

 Học ngoại ngữ

DuolingoHọc nhiều ngôn ngữ miễn phí
LingvistHọc 1 ngoại ngữ trong 200 giờ
BusuuCộng đồng học ngoại ngữ miễn phí
MemriseSử dụng flashcard để học từ vựng

Học viết Code

CodecademyHọc viết code tương tác miễn phí
CodeconquestHọc code cho người chưa biết gì
UdacityKiếm tấm bằng Nano được nhiều công ty trên thế giới công nhận
PlatziVideo livestream các lớp học về thiết kế, marketing và viết code
LearnableNơi học phát triển website tuyệt vời nhất
Code SchoolHọc viết code bằng các luyện tập thực tế
ThinkfulPhát triển sự nghiệp của bạn với tư vấn 1-1.
Code.orgHọc viết code với các bài giảng dễ hiểu
BaseRailsHọc Ruby bằng Rails và các công nghệ làm web khác
TreehouseHọc HTML, CSS, Iphone apps và nhiều thứ khác nữa.
One MonthHọc viết code và xây dựng ứng dụng website trong 1 tháng
DashHọc các xây dựng website tuyệt vời.

 Học làm việc với Dữ liệu

DataCampDạy học R online và các lớp khoa học dữ liệu
DataQuestHọc khoa học dữ liệu trong trình duyệt của bạn
DataMonkeyPhát triển kỹ năng phân tích bằng cách đơn giản nhưng vui

Nghệ thuật và giải trí

LearningchessHọc chơi cờ miễn phí
FlowkeyMột cách mới để học piano tương tác online, do Yamaha tài trợ.
YousicianDạy học chơi ghi ta cá nhân trong thời đại công nghệ số

The post 36 trang web học online miễn phí không thể bỏ qua appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
https://lyhathu.com/15098/36-trang-web-hoc-online-mien-phi-khong-the-bo-qua/feed 0