Văn hóa Doanh nghiệp – Jenny LYHATHU https://lyhathu.com Business Coaching Thu, 04 Jun 2020 12:04:43 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.1.1 https://lyhathu.com/wp-content/uploads/2020/04/favicon.png Văn hóa Doanh nghiệp – Jenny LYHATHU https://lyhathu.com 32 32 10 lỗi cần tránh khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp [Cách xử lý như thế nào?] https://lyhathu.com/15807/10-loi-khi-xay-dung-van-hoa-doanh-nghiep https://lyhathu.com/15807/10-loi-khi-xay-dung-van-hoa-doanh-nghiep#respond Thu, 04 Jun 2020 12:04:37 +0000 https://lyhathu.com/?p=15807 Là một nhà lãnh đạo, bạn có thể tự hào cùng chung tay đấu sức cùng đội ngũ nhân viên xây dựng nên một nền văn hóa doanh nghiệp vững …

10 lỗi cần tránh khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp [Cách xử lý như thế nào?] Khám phá tiếp

The post 10 lỗi cần tránh khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp [Cách xử lý như thế nào?] appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
10 sai lầm cần tránh khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Là một nhà lãnh đạo, bạn có thể tự hào cùng chung tay đấu sức cùng đội ngũ nhân viên xây dựng nên một nền văn hóa doanh nghiệp vững mạnh và tích cực. Tuy nhiên, bạn có thể mắc một số sai lầm khiến văn hóa bị đi ngược lại với giá trị cốt lõi mà bạn nên tránh.

Mọi người có xu hướng quên rằng xây dựng văn hóa doanh nghiệp là tạo ra một nền văn hóa mà tất cả đội ngũ nhân viên đều tự hào. Như tại ActionCOACH Lotus, văn hóa ở đây luôn làm cho nhân viên luôn tự hào là một thành viên đóng góp cho sự phát triển và xây dựng cộng đồng doanh nghiệp thịnh vượng. Điều đó giúp tạo ra sự gắn kết tích cực hơn và giúp cho doanh nghiệp thực sự đi đúng trên con đường thành công.

Vì vậy, trong bài viết này chúng ta cùng khám phá 10 lỗi phổ biến mà mọi người mắc phải khi xây dựng văn hoá và một số chia sẻ về cách tránh xảy ra những điều này.

1.      Xây dựng văn hóa doanh nghiệp không có kế hoạch

Một trong những sai lầm thường thấy là nhiều nhà lãnh đạo chỉ có ý tưởng trong đầu “cần phải ngay lập tức xây dựng một nền văn hóa tích cực”. Điều đó tốt thôi! Nhưng nếu không có kế hoạch, cũng giống như bạn nhảy lên một con thuyền và lao ra biển không cần xác định trước đi theo hướng nào. Có thể bạn sẽ lạc đến một hoang đảo, cũng có thể bạn đặt chân lên một mảnh đất màu mỡ. Nhưng một điều chắc chắn là bạn sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức để tới đó. Chưa kể là có thể bạn sẽ bỏ cuộc giữa chừng do những khó khăn giông tố cản đường.

Bạn cần xem qua văn hóa mà bạn hiện đang có, nghiên cứu và nhìn nhận nó (bất kể bạn có kế hoạch hay không) và tìm các khía cạnh cần phải cải tiến. Bạn cần quyết định hướng đi của doanh nghiệp trong 3-5 năm tới, và xem xét lại các tuyên bố về sứ mệnh và tầm nhìn của bạn.

Trong bài viết “Quản lý thay đổi văn hóa doanh nghiệp” tác giả khẳng định rằng:

“Hai yếu tố quan trọng nhất để tạo ra sự thay đổi văn hóa tổ chức là hỗ trợ điều hànhđào tạo.”

Hỗ trợ điều hành: Giám đốc điều hành phải hỗ trợ thay đổi văn hóa theo những cách vượt xa so với hỗ trợ bằng lời nói. Họ phải thể hiện sự ủng hộ thay đổi văn hóa bằng cách thay đổi hành vi của chính mình.

Đào tạo: Thay đổi văn hóa phụ thuộc vào thay đổi hành vi. Các nhân viên phải hiểu rõ lãnh đạo mong đợi ở họ những gì và làm thế nào để thực sự áp dụng các hành vi văn hóa mới. Dùng đào tạo để truyền đạt những kỳ vọng và hành vi văn hóa mới giúp nhân viên học hỏi và thay đổi nhanh chóng.

Nếu bạn không lên kế hoạch trước cho những hoạt động này, bạn sẽ khó có thể đạt được kết quả mong đợi.

2.      Thiếu giao tiếp trong xây dựng văn hóa

Một sai lầm khác cần tránh khi bạn đang xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đó là không truyền đạt kế hoạch xây dựng văn hóa của bạn với bất kỳ ai.

Bạn cần phải đảm bảo rằng đội ngũ nhân viên, đặc biệt là bất kỳ các cấp quản lý nào cũng đều phải hiểu rõ chiến lược văn hóa của doanh nghiệp là gì và dự kiến họ sẽ đóng vai trò định hình hay thay đổi văn hóa ở phương diện nào

Nhân viên không phải là nhà ngoại cảm, họ không thể làm theo cảm tính. Họ cần bạn truyền đạt rõ ràng kế hoạch kế hoạch của bạn là gì, phần nào trong văn hóa hiện tại bạn cảm thấy cần phải cải thiện. Nhận thức được những vấn đề như vậy là bước đầu tiên để giải quyết triệt để – bạn cần chia sẻ điều này với những người khác, để nó hoạt động thực sự hiệu quả.

Xem thêm: Văn hóa nội bộ cần phải được đa dạng hóa như thế nào để tạo nên giá trị?

3.      Tập trung vào tiêu cực quá nhiều

Là một nhà lãnh đạo, bạn sẽ cần dành phần lớn công việc để tái thiết lập nhịp điệu cho công ty. Bạn cần cảnh giác với tâm trạng và sóng năng lượng của mình đang lan truyền đến đội ngũ nhân viên. Nếu bạn cảm thấy có những yếu tố tiêu cực trong văn hóa hiện tại, bạn đừng lải nhải phàn nàn ca thán về nó, thay vào đó hãy tìm phương án giải quyết dứt điểm tránh những động thái tiêu cực lan truyền.

Nếu bạn muốn được nhân viên yêu mến như một đồng nghiệp thân thiện mang lại năng lượng tích cực cho văn phòng, hãy chủ động đề xuất khắc phục các vấn đề, thay vì luôn phàn nàn hoặc lan truyền sự tiêu cực.

Hãy xua đuổi tiêu cực trước khi nó bắt đầu lan rộng.

Hãy xua đuổi tiêu cực trước khi nó bắt đầu lan rộng.

4.      Ra quyết định tuyển dụng yếu kém

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực khó có thể toàn diện nếu lựa chọn tuyển dụng nhân sự tùy tiện. Bạn hãy ghi nhớ câu ngạn ngữ “Tuyển dụng chậm. Sa thải nhanh”. Nếu bạn có các nhân viên luôn đánh giá thấp người quản lý trực tiếp của họ, hoặc luôn lây truyền tiêu cực, có lẽ đã đến lúc để họ ra đi.

Trong quá trình tuyển dụng, bạn sẽ cần phải tìm một ứng viên xuất sắc đáp ứng đủ các kỹ năng cần thiết cho công việc để giúp công ty phát triển. Tuy nhiên bạn cũng cần phải đánh giá lựa chọn liệu ứng viên này có phù hợp văn hóa hay không.

Nếu bạn phải lựa chọn giữa kỹ năng, tính cách và động lực làm việc, hãy nhớ rằng bạn có thể đào tạo kỹ năng cho bất kỳ ai, nhưng không dễ để đào tạo họ thay đổi tính cách.

Giữa 2 nhân viên bạn tuyển, 1 người kỹ năng rất giỏi nhưng suy nghĩ tiêu cực, 1 người kỹ năng còn yếu nhưng tính cách chính trực và sống tích cực. Bạn sẽ chọn ai? Nếu bạn hỏi tôi thì tôi sẽ chọn người sống tích cực.

Bài viết liên quan: Làm thế nào để tuyển dụng nhân sự phù hợp văn hóa doanh nghiệp?

5.      Thiếu thiết lập mục tiêu

Mục tiêu là một phần không thể thiếu trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tuyệt vời mà bạn có thể thấy tự hào về nó. Mục tiêu thúc đẩy tất cả chúng ta tập trung và làm việc hướng tới kết quả được chia sẻ.

Tuy nhiên, bạn cần học cách ưu tiên mục tiêu của mình đúng cách vì đây là một kỹ năng quan trọng sẽ giúp bạn và doanh nghiệp thành công. Hãy lưu ý rằng các nhà lãnh đạo vĩ đại luôn có suy nghĩ cân bằng về kế hoạch ngắn hạn và tư duy dài hạn.

“Thiết lập mục tiêu là bước đầu tiên để biến cái vô hình thành hữu hình.”

– Tony Robbins

6.      Phớt lờ các nhu cầu xã hội

Một sai lầm phổ biến khác cần tránh khi bạn xây dựng văn hóa doanh nghiệp là không quan tâm đến các nhu cầu xã hội của nhân viên. Các nhà lãnh đạo vĩ đại khuyến khích tình bạn trong công việc vì nó giúp xây dựng văn hóa theo kiểu gia đình.

Nhân viên không chỉ muốn sáng cắp ô đi chiều cắp ô về. Họ muốn trải nghiệm một việc làm có ý nghĩa mà họ được tích cực tham gia vào đó. Vì vậy, hãy cố gắng chọn một vài ý tưởng gắn kết nhân viên thật hiệu quả, và hãy đồng hành cùng với họ.

7.      Không xác định rõ các giá trị cốt lõi

Ngày nay, có rất nhiều lãnh đạo đang cố gắng xây dựng một nền văn hóa tích cực nhưng không dựa trên các giá trị cốt lõi hay tuyên bố về sứ mệnh được viết ra đầy đủ.

Giá trị cốt lõi như bánh lái của một con thuyền. Chúng đem đến sự vững bền và là bản lề quan trọng trong tiến trình phát triển. Giá trị cốt lõi hỗ trợ tầm nhìn, định hình văn hóa và phản ánh bản sắc của doanh nghiệp.

Nếu không xác định được giá trị cốt lõi, doanh nghiệp sẽ phải tự mình quyết định xem những nguyên tắc ứng xử nào là quan trọng nhất. Đôi khi dẫn tới nhầm lẫn và chồng chéo.

Do vậy, hãy viết đầy đủ các giá trị cốt lõi dựa vào tầm nhìn vào sứ mệnh đã có và đảm bảo rằng bạn và đồng nghiệp cùng thể hiện những phẩm chất có trong các giá trị cốt lõi đó.

Xem thêm: Tầm nhìn và Sứ mệnh khác nhau như thế nào?

8.      Đừng quá cứng nhắc

Đôi khi tôi xem những bộ phim truyền hình, khi vị sếp to đi đến thì những tiếng cười nói khúc khích bỗng dưng biến mất, thay vào đó là những cái nhìn khép nép và sợ sệt cho đến khi bóng dáng của ông sếp khuất ra khỏi phòng.

Mỗi người cũng cần có một hạnh phúc nho nhỏ trong cuộc sống của họ, vì vậy đừng quên tận hưởng một vài niềm vui và nụ cười. Những dấu hiệu của một văn hóa doanh nghiệp tích cực có thể bạn sẽ thấy được chào đón với một khuôn mặt tươi cười hoặc bạn nghe thấy những lời chúc tốt đẹp vào buổi sáng, hay những lời khen của các nhân viên trò chuyện ở góc nào đó của văn phòng.

Điều này xảy ra ở nơi làm việc của bạn? Bạn cũng nên biết rằng, đôi khi nhân viên cũng cần tiếng cười để có niềm vui trong công việc. Là một người lãnh đạo tốt, đôi lúc bạn hãy khuyến khích một chút tiếng cười vang lên đâu đó ở trong văn phòng.

Xem thêm: 10 cách thúc đẩy Văn hóa Doanh nghiệp tích cực

9.      Suy nghĩ trong silo

Suy nghĩ trong silo là một kiểu tư duy đóng, hoặc hệ thống đóng. Khi bạn thực hiện thay đổi trong một lĩnh vực kinh doanh của mình, hãy lường trước những tác động đối với các lĩnh vực khác trong doanh nghiệp. Suy nghĩ trong silo làm giảm hiệu quả của mọi người, hạn chế ý tưởng và làm suy yếu hiệu suất của tổ chức. Doanh nghiệp của bạn là một hệ thống hoàn chỉnh. Do vậy, khi bạn xây dựng văn hóa, hãy dự đoán những tác động của nó trong toàn công ty.

10.  Xây dựng văn hóa doanh nghiệp không chỉ một lần là xong

Cuối cùng, sai lầm cuối cùng là quá phổ biến – một số nhà quản lý có ý tưởng sai về văn hóa là một mục danh sách kiểm tra mà bạn có thể thay đổi, đánh dấu và quên đi.

Đó là xa thực tế. Một văn hóa công ty tích cực cần có xu hướng liên tục, và định hướng. Bạn nên làm cho nó thường xuyên để xem xét mọi thứ đang diễn ra như thế nào, và những lĩnh vực bạn nên tập trung vào quý sau, sáu tháng hoặc năm.

Lời kết

Dù bạn có xây dựng văn hoá cho doanh nghiệp của mình hay không thì nó cũng dần tự hình thành, có thể tốt hoặc xấu. Chủ động xây dựng văn hoá sẽ biến doanh nghiệp thành một nơi tuyệt vời để làm việc. Điều đó sẽ giúp bạn tạo ra một môi trường làm việc tích cực và hấp dẫn hơn cho bản thân và đội ngũ nhân viên.

Các giải pháp cho 10 sai lầm trên là;

  1. Luôn có kế hoạch trước
  2. Truyền thông rõ ràng với đội ngũ nhân viên
  3. Tránh lan truyền tiêu cực
  4. Tuyển dụng phù hợp văn hóa ngay từ đầu
  5. Đặt mục tiêu cho bản thân và nhân viên
  6. Đừng bỏ qua nhu cầu xã hội
  7. Xác định rõ các giá trị cốt lõi
  8. Suy nghĩ mở
  9. Luôn vui vẻ
  10. Nuôi dưỡng nền văn hóa tích cực

Nắm bắt những điều này, và bắt đầu xây dựng văn hóa doanh nghiệp của bạn để đạt được kết quả mà bạn mong muốn và đội ngũ nhân viên cần.

The post 10 lỗi cần tránh khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp [Cách xử lý như thế nào?] appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
https://lyhathu.com/15807/10-loi-khi-xay-dung-van-hoa-doanh-nghiep/feed 0
Làm thế nào để tuyển dụng nhân sự phù hợp văn hóa doanh nghiệp? https://lyhathu.com/15767/tuyen-dung-nhan-su-phu-hop-van-hoa-doanh-nghiep https://lyhathu.com/15767/tuyen-dung-nhan-su-phu-hop-van-hoa-doanh-nghiep#respond Mon, 01 Jun 2020 10:44:08 +0000 https://lyhathu.com/?p=15767 Trong bài trước tôi đã giới thiệu về phù hợp văn hoá là gì và tại sao bạn cần đội ngũ nhân viên phù hợp với văn hoá. Trong bài …

Làm thế nào để tuyển dụng nhân sự phù hợp văn hóa doanh nghiệp? Khám phá tiếp

The post Làm thế nào để tuyển dụng nhân sự phù hợp văn hóa doanh nghiệp? appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
tuyển nhân viên phù hợp văn hóa doanh nghiệp

Trong bài trước tôi đã giới thiệu về phù hợp văn hoá là gì và tại sao bạn cần đội ngũ nhân viên phù hợp với văn hoá. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu 7 bước tuyển dụng nhân sự phù hợp văn hoá doanh nghiệp.

Khi bạn đã xây dựng được một văn hóa doanh nghiệp lành mạnh và tích cực, đội ngũ nhân viên sẽ quyết liệt bảo vệ nó. Nhờ vậy nó sẽ tự vận động theo một cách riêng. Văn hóa sẽ giúp bạn tìm được đúng người và loại bỏ những người không phù hợp văn hóa hiện tại.

Bạn coi trọng điều gì hơn trong tuyển dụng, phù hợp kỹ năng hay phù hợp văn hóa?

Đại đa số các nhà quản lý tuyển dụng tập trung vào các kỹ năng, tìm kiếm các ứng viên theo các tiêu chí cần cho công việc. Điều này hoàn toàn hạn chế tầm quan trọng với việc đồng hóa về văn hóa.

Nhìn vào những tiêu chí kỹ năng trên giấy, mọi thứ trông thật tuyệt vời. Không ai có thể tranh luận với việc tuyển một nhân viên hoàn toàn phù hợp với mô tả công việc là hoàn toàn sai hay đúng. Vấn đề là trên giấy tờ không có ý nghĩa nhiều so với việc văn hóa không phù hợp với nhân viên mới tuyển dụng. Nhân viên không thấy hài lòng, doanh nghiệp không thấy hiệu quả, bạn sẽ nhanh chóng nhận thấy rằng:

  • Ứng cử viên không phù hợp với đội ngũ hiện tại của bạn
  • Họ sẽ nhanh chóng không hài lòng với vai trò của mình
  • Sẽ không tuân thủ các giá trị và ứng xử văn hóa mong đợi
  • Có thể nhanh chóng dẫn đến chuyển việc.

Đa số các công ty có đến 50% số nhân viên mới tuyển dụng chuyển việc trong năm đầu tiên vì không phù hợp. Đôi khi bạn tuyển nhân viên ở một vị trí vài lần và bạn chợt vỗ tay lên bàn và thốt lên rằng “Ồ, nhân viên này mới là người mình cần tuyển cho vị trí hiện có!“. Nhưng bạn không để ý một điều, đây chính là người này hoàn toàn phù hợp với văn hóa hiện tại của doanh nghiệp mình. Bạn hãy nhìn lại một số nhân viên mình đang có và ngẫm xem.

Nhân viên mới nên là người như thế nào?

Nhân viên mới tuyển hoàn hảo phải là người hào hứng với các mục tiêu của doanh nghiệp. Là người sẽ luôn đồng hành ngay cả khi khó khăn. Không phải là người sẽ phàn nàn khi phải làm thêm giờ vào ngày thứ Bẩy để hoàn thành một dự án cấp bách.

Tuyển dụng những người này là cách để xây dựng một văn hóa doanh nghiệp tuyệt vời. Một cái gì đó có thể có tác động sâu, rộng một cách đáng ngạc nhiên đến thành công trong kinh doanh!

Để tuyển dụng đúng người vừa phù hợp về kỹ năng vừa phù hợp về văn hóa, bạn sẽ cần nhân viên có những tiêu chí sau:

  • Nhanh chóng hòa hợp với đội ngũ nhân viên
  • Bắt đầu đóng góp hiệu quả công việc nhanh hơn
  • Vui vẻ với vị trí công việc hiện tại
  • Có xu hướng gắn bó lâu dài
  • Trở thành đại diện cho thương hiệu hay sản phẩm doanh nghiệp
  • Có khả năng trở thành ngôi sao trong đội ngũ nhân viên

Xem thêm: 10 cách thúc đẩy Văn hóa Doanh nghiệp tích cực

7 bước cần làm để tuyển dụng nhân viên phù hợp văn hóa

1.      Hiểu rõ Giá trị cốt lõi và văn hóa của Doanh nghiệp

Bước đầu tiên, tất nhiên là bạn phải hiểu rõ văn hóa của doanh nghiệp bạn là gì.

Đương nhiên bạn sẽ thấy nó quen thuộc vì bạn thực hành nó với đồng nghiệp hàng ngày. Nhưng bạn phải diễn giải được nó một cách rõ ràng trên giấy tờ. Vì như vậy bạn sẽ dễ tìm được một người năng động phù hợp với đội ngũ của mình hơn. Vì vậy, bạn hãy dành thời gian quan sát, suy nghĩ và viết ra văn hóa doanh nghiệp của bạn thực sự là gì.

Văn hóa doanh nghiệp được xác định bằng niềm tin, ý tưởng và hành vi của mỗi con người trong doanh nghiệp. Khi bắt đầu kinh doanh bạn cần phải xác định rõ văn hóa doanh nghiệp và giá trị cốt lõi. Đơn giản có thể là quy tắc làm thêm giờ để hoàn thành deadline của một dự án, hay bánh sinh nhật tháng cho những nhân viên sinh nhật trong tháng đó…

Trên thực tế, bạn có thể tự hỏi một số câu hỏi sau để biết rõ hơn về văn hóa doanh nghiệp của mình:

  • Văn phòng của bạn làm việc nghiêm túc hay thoải mái?
  • Làm đúng giờ đến / về, hay làm việc muộn được coi là bình thường?
  • Văn phòng thường ồn ào hay khá yên tĩnh?
  • Thông tin cá nhân được chia sẻ trong nội bộ hay giữ kín?
  • Sếp là người gần gũi thân thiện với nhân viên hay xa cách và trịnh thượng?

Tất cả những điều này đều có tác động mạnh mẽ. Bạn càng biết nhiều về văn hóa doanh nghiệp của mình, bạn càng dễ dàng tuyển được một nhân sự mới phù hợp.

Xem thêm: Văn hóa nội bộ cần phải được đa dạng hóa như thế nào để tạo nên giá trị?

2.      Tạo một trang trên web của doanh nghiệp về thông tin tuyển dụng

Một khi bạn biết rõ văn hóa doanh nghiệp rồi, cách tốt nhất để tuyển những người phù hợp là chia sẻ. Hãy mô tả văn hóa công ty của bạn một cách rõ ràng và trung thực nhất có thể.

Bạn hãy nhớ rằng ai cũng có những ưu tiên khác nhau trong văn hóa doanh nghiệp. Một số người thích công việc có thứ tự trước sau, người khác lại thích làm việc không bị giám sát. Một số người thích công việc có động lực thăng tiến, số khác lại không màng tới nỗ lực để ngồi vào vị trí quản lý.

Vì vậy, khi viết phần tuyển dụng trên trang website, hãy mô tả đầy đủ chi tiết về văn hóa doanh nghiệp của bạn. Điều này sẽ giúp các ứng viên có thể đọc trước và tự xác nhận xem vị trí này trong doanh nghiệp của bạn có phù hợp với họ hay không. Trên thực tế, ứng viên tự lựa chọn chính là công cụ tốt nhất cho nhà tuyển dụng, bởi vì lúc này ứng viên nhận thức rõ hơn về mong muốn của họ thay vì nhà tuyển dụng phải mất công xác định trong cuộc phỏng vấn.

Nhờ chia sẻ văn hóa công ty của bạn trực tuyến, bạn sẽ thu hút các ứng viên có khả năng phù hợp với nhóm của bạn. Điều này cũng làm giảm bớt các ứng cử viên không phù hợp dự tuyển, bớt lãng phí thời gian phỏng vấn và giảm thiểu rủi ro tuyển nhầm người vào vị trí quan trọng.

Xem thêm: Phương pháp Quản trị Nhân sự trong Môi trường Làm việc Chuyên nghiệp

3.      Mô tả về đội ngũ trong quảng cáo tuyển dụng

Trong phần mô tả, bạn hãy thêm vào một đoạn giới thiệu làm việc tại doanh nghiệp bạn sẽ ra sao. Đối với quảng cáo tuyển dụng trực tuyến, hãy tạo một link liên kết vào trang văn hóa doanh nghiệp của bạn.

Bạn hãy dành thời gian để viết phần giới thiệu thật trung thực, bao gồm cả giờ làm việc dự kiến, phong cách làm việc, cách quản lý… Điều này quan trọng hơn cả nội dung trên trang tuyển dụng tại website của doanh nghiệp bạn. Vì ứng viên sẽ đọc phần này trước khi click sang trang web của bạn để đọc kỹ nội dung hơn. Bạn cần phải vẽ lên một bức tranh minh họa một văn hóa doanh nghiệp hấp dẫn để lái các ứng viên phù hợp mong muốn tham gia vào đúng môi trường làm việc mà bạn mô tả.

Ngoài ra, hãy cố gắng càng chi tiết càng tốt. Nếu bạn là người quản lý tuyển dụng, hãy nêu rõ thông tin về vai trò nhiệm vụ mà bạn mong muốn ở ứng viên. Điều này sẽ giúp các ứng viên xác định xem họ có mong muốn làm việc với bạn không.

4.      Hãy thẳng thắn về văn hóa của doanh nghiệp và nêu rõ kỳ vọng trong cuộc phỏng vấn

Cuộc phỏng vấn luôn là cơ hội tuyệt vời để tuyển dụng người phù hợp văn hóa doanh nghiệp.

Sơ yếu lý lịch của ứng viên là giấy tờ hữu ích nhất để tìm ra người phù hợp. Do đó, bạn cần phải xem xét kỹ sơ yếu lý lịch và tối ưu hóa cuộc phỏng vấn. Hãy đảm bảo tính 2 chiều của cuộc phỏng vấn. Điều này có nghĩa là trong khi bạn phỏng vấn ứng viên, ứng viên cũng đang phỏng vấn bạn.

Công việc của bạn là xác định xem ứng viên có thể thực hiện các nhiệm vụ công việc và làm việc trong môi trường làm việc hiện tại hay không. Mục tiêu của ứng viên là xác định xem họ có thực sự yêu thích công việc này không. Do đó, họ có muốn gắn bó nhiều năm với doanh nghiệp mà không tìm kiếm việc gì khác. Hãy giúp ứng viên hiểu rõ điều này bằng cách trao đổi thẳng thắn và trung thực về văn hóa doanh nghiệp càng rõ ràng càng tốt.

Ví dụ, khi phỏng vấn bạn nên mời thêm 1 người cùng phòng ban tham gia. Trong quá trình trao đổi, bạn có thể giới thiệu về người cùng phòng ban này, họ vui vẻ ra sao, bùng nổ thế nào trong mỗi hoạt động xây dựng đội nhóm, hay họ nhiệt huyết như thế nào mỗi khi được giao các nhiệm vụ khó khăn. Đó có thể là một cách tuyệt vời để quảng bá về văn hóa doanh nghiệp của bạn. Ứng viên có thể hiểu hơn nhiều về cách những nhân viên khác đang làm việc thế nào và văn hóa ứng xử ra sao để họ dễ quyết định hơn.

Xem thêm: Giúp nhân viên hiểu tại sao chúng ta làm những gì chúng ta đang làm

5.      Biết rõ các câu hỏi đúng cho phù hợp văn hóa.

Điều hiển nhiên là các ứng viên ít khi biết cách tìm kiếm sự phù hợp văn hóa cho mình. Rất có thể là họ sẽ không đặt được câu hỏi đúng để biết liệu họ có phù hợp với văn hóa này hay không. Vì vậy, bạn cần phải chủ động dẵn dắt họ bằng các câu hỏi. Dù sao, nó cũng là buổi phỏng vấn của bạn mà.

Chúng tôi khuyên bạn nên đặt một bộ câu hỏi giúp ứng viên xác định những gì họ đang tìm kiếm. Liệu họ có cảm thấy vui vẻ khi làm việc ở đây hay không? Liệu họ có chịu được áp lực khi làm việc với một người quản lý cực kỳ khó tính? Hoặc họ muốn được quản lý như thế nào để phát huy hết năng lực sở trường của họ?

Dưới đây là một số câu hỏi có thể áp dụng:

  • Lịch làm việc ưa thích của bạn là gì?
  • Bạn có muốn trở thành một phần của một nhóm cùng làm việc muộn với nhau hay muốn về đúng giờ?
  • Bạn có thích giao tiếp với đồng nghiệp hay bạn tin vào một ranh giới cá nhân nghiêm ngặt trong công việc?
  • Môi trường làm việc lý tưởng của bạn là gì?
  • Điều gì làm bạn phát điên?
  • Có những trường hợp nào sẽ khiến bạn nghỉ việc ngay trong tháng đầu tiên?
  • Mô tả ông chủ tốt nhất mà bạn đã từng có. Bạn thích gì nhất ở người chủ này?
  • Bạn thích gì nhất về công việc trước đây của bạn?
  • Bạn làm việc solo tốt hơn hay làm việc trong nhóm tốt hơn?
  • Bạn đang tìm kiếm gì ở một vị trí mới? Ổn định, thăng tiến, phát triển kỹ năng, vv…?
  • Mô tả quá trình làm việc của bạn. Bạn sẽ nghĩ về công việc thế nào và bạn sẽ hoàn thành thế nào? Bạn sẽ cần công cụ gì? Các bước làm của bạn ra sao?
  • Mô tả khiếu hài hước của bạn. Điều gì làm cho bạn vui? Điều gì làm bạn khó chịu?
  • Bạn có ngại khi tham gia đóng vai quần chúng trong các video quảng cáo không?
  • Bạn cảm thấy thế nào về việc chia sẻ bữa ăn, nấu ăn chung hoặc dự tiệc?
  • Bạn có muốn yêu cầu nào đặc biệt không?

6.      Hãy để cho ứng viên lên tiếng

Bạn đã có một loạt câu hỏi ở phía trên rồi. Bạn đã phần nào hiểu được tính cách của ứng viên thông qua các câu hỏi. Bây giờ, hãy đổi vị trí. Hãy cho ứng viên đặt một số câu hỏi. Điều này sẽ giúp cho nhà quản lý tuyển dụng xem cách họ giao tiếp như nào? Họ có nhanh nhạy trong xử lý tình huống hay không?

Bạn đừng lo bị lạc đề khỏi buổi phỏng vấn. Đây chính là cơ hội tuyệt vời để làm nổi bật từng tính cách của ứng viên.

7.      Gọi điện cho người tham chiếu của ứng viên

Đừng bao giờ bỏ qua gọi điện cho người tham chiếu!

Nhiều nhà tuyển dụng thường bỏ qua giai đoạn tham chiếu hoặc kiểm tra ứng viên khi họ đã quyết định tuyển ứng viên này. Đây là một sai lầm lớn, vì bạn có thể tìm hiểu thêm rất nhiều về ứng viên tiềm năng bằng cách gọi điện thao chiếu. Bạn có thể biết được nhiều điều đáng ngạc nhiên về loại văn hóa mà ứng viên này đã làm tốt hay không.

Khi gọi, bạn hãy hỏi người quản lý hay đồng nghiệp của ứng viên xem họ thích nhất hay ghét nhất những kiểu văn hóa nào. Bạn sẽ có cái nhìn thật sự trực quan về ứng viên tiềm năng này. Và bạn sẽ hiểu ứng viên này có thực sự ghét vị trí trước đó của họ hay không (hoặc có thể là tại sao).

Vì vậy, bất cứ điều gì bạn làm trước khi ký hợp đồng với ứng viên, hãy gọi người tham chiếu của họ xem ứng viên của bạn có thực sự phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp bạn hay không.

Xem thêm: Tại sao phải đào tạo nhân sự

Doanh nghiệp sẽ hưởng lợi ích lâu dài từ tuyển dụng nhân viên phù hợp văn hóa

Văn hóa doanh nghiệp của bạn đóng một vai trò quan trọng trong tất các các khía cạnh của doanh nghiệp. Đó chính là một nguyên tắc giúp cho nhân viên của bạn một định hướng rõ ràng, đồng thời là một chất keo gắn kết mọi thứ lại với nhau.

Sử dụng 7 bước trong chiến lược này sẽ giúp bạn tuyển dụng được nhân viên phù hợp văn hóa doanh nghiệp của mình. Điều đó sẽ đảm bảo bạn có một đội ngũ nhân viên vui vẻ, năng suất, gắn kết và đa đạng hơn. Nhân viên nắm giữ văn hóa và giá trị của doanh nghiệp chính là những đại sứ thương hiệu tuyệt vời và họ sẽ là nhân tố mạnh mẽ thúc đẩy tinh thần đồng đội tại nơi làm việc.

The post Làm thế nào để tuyển dụng nhân sự phù hợp văn hóa doanh nghiệp? appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
https://lyhathu.com/15767/tuyen-dung-nhan-su-phu-hop-van-hoa-doanh-nghiep/feed 0
Phù hợp Văn hoá – Tiêu chí vàng gắn kết và giữ chân nhân viên https://lyhathu.com/15690/phu-hop-van-hoa-gan-ket-va-giu-chan-nhan-vien https://lyhathu.com/15690/phu-hop-van-hoa-gan-ket-va-giu-chan-nhan-vien#respond Tue, 26 May 2020 13:17:54 +0000 https://lyhathu.com/?p=15690 Một doanh nghiệp phát triển bền vững là doanh nghiệp sở hữu những con người phù hợp Văn hoá của Doanh nghiệp. Zig Ziglar từng nói: “Bạn đừng xây doanh …

Phù hợp Văn hoá – Tiêu chí vàng gắn kết và giữ chân nhân viên Khám phá tiếp

The post Phù hợp Văn hoá – Tiêu chí vàng gắn kết và giữ chân nhân viên appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
Một doanh nghiệp phát triển bền vững là doanh nghiệp sở hữu những con người phù hợp Văn hoá của Doanh nghiệp. Zig Ziglar từng nói:

“Bạn đừng xây doanh nghiệp, bạn hãy xây dựng đội ngũ rồi đội ngũ sẽ xây doanh nghiệp cho bạn.”

Zig Ziglar

Trên thực tế, phát triển doanh nghiệp bằng cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp luôn mang lại giá trị bền vững và lâu dài. Do vậy, việc tuyển nhân viên phù hợp văn hóa nội bộ của doanh nghiệp cũng quan trọng không kém và đang là một xu thế tuyển dụng của những năm 2020-2030.

Phù hợp Văn hoá gắn kết và giữ chân nhân viên

Chúng ta đều biết rằng mỗi cá nhân thường là độc nhất. Họ khác nhau từ tính cách, đến thái độ, về nguồn gốc, về niềm tin và cả về giá trị – thước đo cho các hành vi ứng xử của chính họ.

Ví dụ, một số người thích dành thời gian rảnh để chơi thể thao, trong khi một số khác lại thích đọc sách hay nghe nhạc; Có người cho thời gian là quan trọng nên luôn đúng hẹn và cam kết; cũng có người cho vui vẻ là quan trọng nên không cần chuẩn chỉnh miễn sao thoải mái là được…

Hiểu rõ tính cách, phong cách hành vi hay thói quen, sở thích của mỗi nhân viên là điều vô cùng quan trọng nếu bạn muốn tối ưu hóa niềm vui và hiệu suất công việc của đội ngũ. Chính vì vậy, các nghiên cứu về việc sắp xếp nhân viên theo tuýp phong cách hành vi DISC, theo tính cách sở thích sao cho phù hợp Văn hoá Công ty đang là một xu thế cấp bách.

Hiện nay, nhu cầu chuyển việc của nhân viên đang tăng chóng mặt. Việc tuyển dụng nhân viên mới tốn không ít công sức và thời gian. Tuyển dụng đã khó, Giữ nhân viên còn khó hơn. Nhiều Doanh nghiệp dùng chế độ, chính sách hấp dẫn để chiêu mộ nhân viên.

Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp mà các nhà Huấn luyện ActionCOACH chúng tôi khuyến khích. Vì khi bạn trả lương cao, sẽ có doanh nghiệp khác trả cao hơn. Và sau hành trình nhiều năm làm kinh doanh, tôi rút ra được rằng: “Ai đến với bạn vì tiền thì người đó sớm ra đi khỏi bạn vì tiền.” Điều này ảnh hưởng rất nhiều tới kế hoạch kinh doanh.

Ở góc độ nhân viên, họ luôn muốn đầu quân cho công ty nào có thể phát huy tối đa tiềm năng của họ. Bên cạnh đó, họ cũng muốn kiếm nhiều tiền hơn, công việc tốt hơn, có cơ hội học tập, phát triển nhiều hơn và giúp họ cân bằng cuộc sống tốt hơn.

Một số người sẽ có ưu tiên cho từng yếu tố khác nhau. Có người ưu tiên kiếm tiền nhiều hơn, có người muốn cân bằng cuộc sống tốt hơn… Nhưng còn có một yếu tố lớn hơn thế rất nhiều. Đó chính là lúc ngay cả họ và bạn đều cần đến sự phù hợp với nhau về văn hóa, đặc biệt là phù hợp văn hoá doanh nghiệp, phù hợp với môi trường mà người nhân viên vốn dành phần lớn thời gian trong ngày để cống hiến. Vậy chính xác phù hợp văn hóa là gì?

Phù hợp văn hóa là gì?

Trước hết, chúng ta hãy xem về định nghĩa văn hóa của một doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp có thể được coi là giá trị, là niềm tin, là triết lý của người sáng lập công ty được truyền sang đội ngũ nhân viên, sự tương tác ứng xử trong môi trường mà họ làm việc.

Nó giống như một hệ sinh thái bao gồm một mạng lưới các sinh vật và thành phần phức tạp, bao gồm chúng ta (con người), và công nghệ, hệ thống, cơ sở, công cụ, vv mà chúng ta cần phải làm việc.

Cũng giống như mỗi con người có tính cách khác nhau, văn hóa doanh nghiệp của mỗi công ty cũng khác nhau. Đó là lý do tại sao một số người phù hợp với một tập hợp các giá trị văn hóa ở doanh nghiệp này nhưng lại hoàn toàn khó có thể làm việc ở một công ty khác.

“Phù hợp Văn hóa về cơ bản là tất cả những gì liên quan đến sự kết nối những con người có cùng niềm tin, giá trị với Văn hoá Doanh nghiệp”.

Điều này có vẻ đơn giản, nhưng thực sự quan trọng để hiểu rằng việc tuyển dụng phù hợp với văn hóa không có nghĩa là tuyển dụng những người giống hệt nhau. Sự phù hợp văn hóa không nên áp dụng đi ngược với đa dạng văn hóa nội bộ doanh nghiệp. Một văn hóa doanh nghiệp tuyệt vời chính là sự phản ánh đa dạng lực lượng lao động.

Ví dụ dễ hiểu về phù hợp văn hoá

Bạn thử hình dung xem liệu có phù hợp văn hoá không khi công ty có 1 nhân viên lớn tuổi hay chỉ trích, tư duy không tích cực, lạc hậu lại làm việc cùng trong một tập thể toàn những người trẻ tuổi, năng động, nhiệt huyết, đầy sáng tạo? Người lớn tuổi luôn có xu thế quan tâm tới gia đình hơn, luôn về đúng giờ hơn… tham gia làm việc trong môi trường với các bạn trẻ sẵn sàng xông pha, lăn lộn không nề hà, luôn làm hết việc chứ không phải hết giờ?

Ở một góc nhìn khác, cùng Công ty có đội ngũ nhân sự trẻ đó nhưng người nhân sự lớn tuổi này lại luôn giao tiếp cởi mở, có rất nhiều kinh nghiệm, ông thực sự lão luyện trong tâm lý. Bản thân ông là “cuốn từ điển sống” để nhân viên trẻ tuổi không ngại ngần tìm đến học hỏi mỗi khi gặp khó khăn. Trong trường hợp này, nhân viên lớn tuổi đó lại chính là người phù hợp Văn hoá… Tôi khuyên bạn dành chút thời gian để xem bộ phim Bố già học việc – The Intern để xem sự phối hợp cực kỳ ăn ý của một bố già về hưu khi đi làm việc cho một cô gái trẻ trong công ty thời trang ra sao.

Làm thế nào để sắp xếp nhân sự phù hợp Văn hóa Doanh nghiệp

Theo một nghiên cứu của Adrian Furnham, hành vi và tâm lý của nhân viên khi làm việc sẽ được quyết định theo đồ thị dưới đây:

tính cách phù hợp văn hóa

Trục tung theo biểu thị sở thích cho 2 loại tính cách – hướng nội và hướng ngoại. Trục hoành biểu thị cho phòng làm việc – không gian hình khối riêng biệt và không gian mở.

Người hướng nội thích nhẹ nhàng, yên tĩnh để làm tốt công việc của mình. Họ cảm thấy thoải nhất ở nơi kín đáo, các không gian riêng biệt. Họ không thích sự ồn ào và phòng làm việc không gian mở. Điểm số hướng nội của họ càng cao thì sự ưa thích không gian riêng biệt càng lớn.

Mặt khác, người hướng ngoại làm việc tốt nhất khi có nhiều người xung quanh. Đó là một mô hình ngược lại.

Vì vậy, nếu người hướng nội làm việc trong một tổ chức chỉ sử dụng các văn phòng có không gian mở – hoặc thậm chí tệ hơn, mong muốn tất cả nhân viên tham dự các bữa tiệc náo loạn vào mỗi cuối tuần – đây sẽ là một ví dụ về sự bất phù hợp. Cũng trong môi trường này, người hướng ngoại sẽ có mức độ phù hợp văn hóa tích cực cao hơn nhiều.

Tất nhiên không chỉ đơn thuần là vậy, bạn biết đấy, không phải ai cũng hoàn toàn hướng nội hoặc hoàn toàn hướng ngoại cả, chỉ có tính cách nào nổi trội hơn mà thôi.

Ở biểu đồ phía trên người A có điểm hướng nội cao điểm hướng ngoại thấp. Người B có điểm hướng ngoại cao, điểm hướng nội thấp. Mỗi con người là một hỗn hợp phức tạp các đặc điểm tính cách tương tác với nhau. Tất cả đều ảnh hưởng lẫn nhau.

Tại sao nhân viên phù hợp Văn hóa Doanh nghiệp lại quan trọng?

1.      Giữ chân nhân viên

Giả định rằng chúng ta dành 1/3 cuộc đời (theo tuổi lao động) tại nơi làm việc. Tạo được một môi trường làm việc mà nhân viên cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ và gắn kết là điều cực kỳ quan trọng.

Nếu không, bạn sẽ gặp vấn đề giữ chân nhân viên ngay trước mắt. Hoặc ít nhất, bạn sẽ thấy nhân viên thiếu nhiệt huyết và tình yêu với công việc.

Phù hợp Văn hoá là khía cạnh quan trọng nhất để giữ chân nhân viên. Những nhân viên không phù hợp với các giá trị của tổ chức sẽ không thỏa mãn với công việc và có khả năng tạo ra một môi trường làm việc độc hại. Bạn không nên ngần ngại xem xét sa thải những nhân viên yếu kém đó đi.

2.      Gắn kết nhân viên

Khi niềm tin của một nhân viên phù hợp với giá trị văn hóa của doanh nghiệp họ làm việc, họ có nhiều khả năng cam kết với công ty hơn, làm việc chăm chỉ hơn và nỗ lực vượt lên trên tất cả. Những nhân viên dưới quyền của họ cũng phù hợp với tính cách này sẽ tự tin hơn và thể hiện năng lực làm việc tốt hơn. Mức độ gắn kết của nhân viên là rất quan trọng cho sự thành công kinh doanh.

Xem thêm bài viết về chương trình Gắn kết và Phát triển của ActionCOACH

3.      Hiệu quả và hiệu suất

Các Công ty có Văn hóa mạnh mẽ và nhân viên tin tưởng vào các mục tiêu và giá trị của doanh nghiệp thường có năng suất cao hơn. Văn hóa kém là biểu hiện của sự suy giảm năng suất.

4.      Tính liên kết

Một đội ngũ nhân viên đồng tâm cống hiến chung theo một giá trị cốt lõi sẽ liên kết với các mục tiêu tốt hơn so với đội ngũ nhân viên có các mục tiêu ưu tiên rời rạc. Nhân viên cùng cam kết chung với các giá trị sẽ giải quyết các vấn đề về sự khác biệt chuyên môn và tính cá nhân dễ hơn.

5.      Giao tiếp

Các tổ chức có văn hóa mạnh thường quan tâm đến các quy trình làm việc hợp tác và giao tiếp cởi mở. Khi các giá trị được hợp nhất, nhân viên tự nhiên thấy dễ dàng giao tiếp hơn.

Chìa khóa cho sự phát triển lâu bền

Văn hóa Doanh nghiệp là một động lực mạnh mẽ tạo nên sự thành công trong kinh doanh. Nó là chìa khóa cho sự gắn kết, hiệu suất và năng suất của nhân viên. Nhân viên làm việc trong môi trường Văn hóa phù hợp với tính cách sẽ hạnh phúc hơn, hài lòng với công việc hơn, cam kết và làm việc tốt hơn, và gắn kết với tổ chức hơn. . Đó là lý do tại sao phù hợp văn hóa mang ý nghĩa quan trọng với sự phát triển lâu bền của doanh nghiệp.

Phần 2: Tuyển dụng nhân sự phù hợp với văn hóa doanh nghiệp

The post Phù hợp Văn hoá – Tiêu chí vàng gắn kết và giữ chân nhân viên appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
https://lyhathu.com/15690/phu-hop-van-hoa-gan-ket-va-giu-chan-nhan-vien/feed 0
10 cách thúc đẩy Văn hóa Doanh nghiệp tích cực https://lyhathu.com/15366/10-cach-thuc-day-van-hoa-doanh-nghiep-tich-cuc https://lyhathu.com/15366/10-cach-thuc-day-van-hoa-doanh-nghiep-tich-cuc#respond Thu, 07 May 2020 09:00:00 +0000 https://lyhathu.com/?p=15366 Văn hóa Doanh nghiệp là đại diện cho Tầm nhìn, Sứ mệnh, Giá trị Cốt lõi, môi trường làm việc và sự tương tác giữa các đội ngũ nhân viên. …

10 cách thúc đẩy Văn hóa Doanh nghiệp tích cực Khám phá tiếp

The post 10 cách thúc đẩy Văn hóa Doanh nghiệp tích cực appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
Văn hóa Doanh nghiệp là đại diện cho Tầm nhìn, Sứ mệnh, Giá trị Cốt lõi, môi trường làm việc và sự tương tác giữa các đội ngũ nhân viên.

Như vậy khi tổng hòa các yếu tố này, văn hóa doanh nghiệp của bạn là yếu tố tạo nên sức mạnh hay điểm yếu về thương hiệu tuyển dụng trong doanh nghiệp bạn.

Cho dù bạn muốn giữ những nhân viên tài năng trong đội nhóm của mình hay bạn muốn tuyển người mới, bạn sẽ cần coi trọng họ như một nhân tài: các chuẩn mực và giá trị đạo đức của họ là gì, điều gì khiến họ nổi bật?

Ở Việt Nam, tôi đánh giá rất cao văn hóa doanh nghiệp của công ty FPT. Đó thực sự là một môi trường làm việc mà nhiều người mong muốn làm ở đó. Đó là một thương hiệu tuyển dụng có uy tín và có sức mạnh rất lớn.

10 cách thúc đẩy Văn hóa Doanh nghiệp tích cực

Tại sao điều này quan trọng?

Bởi vì các ứng viên xuất hiện trong quy trình tuyển dụng của bạn với tư cách là những người giỏi nhất có thể không phải là lựa chọn tốt nhất của bạn.

Tìm được nhân tài phù hợp cho công việc không chỉ đơn giản là xác định ai là người phù hợp nhất với công việc thực tế. Nó rất quan trọng – nếu không muốn nói là như vậy – để tuyển dụng những người thực sự phù hợp với văn hóa doanh nghiệp của bạn.

Do đó, câu hỏi chúng ta cần đặt ra là: Ứng viên này có phù hợp với cách làm việc của doanh nghiệp này hay không?

Có rất nhiều lý do khiến bạn phải quan tâm tới việc tìm được ứng viên thực sự phù hợp với doanh nghiệp của mình:

  • Để giảm nhân viên chuyển việc
  • Để nâng cao chất lượng tuyển dụng
  • Để tăng sự gắn kết của nhân viên
  • Để tăng hiệu suất làm việc
  • Để tạo uy tín tuyển dụng tốt hơn

Luôn xem xét xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp theo cả hai chiều; ứng viên của bạn phải phù hợp với văn hóa doanh nghiệp của bạn nhưng tổ chức của bạn cũng cần phù hợp với các giá trị và niềm tin của ứng viên.

Có nhiều cách khác nhau để đo lường tính phù hợp của doanh nghiệp.

Hãy suy nghĩ về các đánh giá được tiêu chuẩn hóa, đặt ra các câu hỏi phù hợp, mời các ứng viên của bạn dành thời gian ở văn phòng/tại nơi làm việc và nhận được càng nhiều người khác nhau càng tốt trong quá trình tuyển dụng.

Văn hóa Doanh nghiệp tích cực qua những con số

Doanh nghiệp, lãnh đạo, nhân viên tin rằng văn hóa trong môi trường làm việc cực kỳ quan trọng để thành công trong kinh doanh.
– Deloitte – 2012

Nhân viên làm trong môi trường văn hóa tích cực cảm nhận được rằng cấp trên của họ luôn lắng nghe so với những nhân viên làm việc tại môi trường văn hóa nghèo nàn.
– CultureIQ – 2017

Sự khác nhau giữa văn hóa tuyệt vời, tốt và tồi có thể xác định bằng kiến thức, kỹ năng và tài năng của ban lãnh đạo.
– Gallup – 2017

Nhân viên viên trong môi trường văn hóa tích cực cảm thấy hoàn toàn tin tưởng vào ban lãnh đạo doanh nghiệp.
– CultureIQ – 2017

Các doanh nghiệp có văn hóa vững mạnh luôn đạt tốc dộ tăng trưởng doanh thu gấp 4 lần.
– Grant Thornton – 2018

Thúc đẩy xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp tích cực

Đối với Văn hóa Doanh nghiệp, bạn luôn có thể tìm thấy một điểm nào đó có thể cải thiện được ít nhiều. Tôi muốn chia sẻ với bạn 10 cách để cải thiện Văn hóa Doanh nghiệp dưới đây:

1. Sắp xếp lịch làm việc rõ ràng

Các nhà lãnh đạo cấp cao đặt ra một mốc thời gian cho các mục tiêu ngắn và dài hạn định hướng doanh nghiệp đi đúng theo con đường đã chọn.

2. Lắng nghe nhân viên

Tạo một môi trường giúp cho nhân viên thể hiện được quan điểm của mình và các ý kiến của họ được lắng nghe.
Zappos là một công ty nổi tiếng thế giới về tạo dựng văn hóa doanh nghiệp gắn kết nhờ thường xuyên có các cuộc họ trao đổi ý tưởng giữa quản lý và nhân viên cấp dưới.
Nhân viên sẽ ở lại lâu hơn tại một tổ chức biết lắng nghe và giải quyết mối quan tâm của họ.

Tham khảo bài viết: Kẻ thành công phải biết lắng nghe

3. Coi trọng giao tiếp

Nhiệm vụ, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp cần phải được truyền đạt tới mọi nhân viên một cách hiệu quả. Tạo cho nhân viên có ý thức về mục tiêu chung.
Chuyển dịch tư tưởng mỗi nhân viên không phải là một mắt xích trong bộ máy mà là một phần quan trọng trong đội ngũ nhân viên.

4. Hãy minh bạch

Thể hiện sự minh bạch với nhân viên của bạn là con đường chính để xây dựng niềm tin, từ đó cải thiện văn hóa doanh nghiệp. 50% nhân viên nói rằng các nhà lãnh đạo chia sẻ thông tin và dữ liệu có tác động tích cực đáng kể đến cảm hứng và năng suất lao động của họ (HubSpot)

5. Noi gương lãnh đạo

Văn hóa doanh nghiệp phải luôn được nuôi dưỡng và điều này cần phải làm từ nóc. Mặc dù không thường xuyên được thiết kế và xây dựng có chủ ý, văn hóa doanh nghiệp thực sự là một trò chơi đi theo người lãnh đạo. Nếu lãnh đạo thiếu liêm chính, văn hóa sẽ chạy nhanh và lỏng lẻo khi nói đến sự thật. Nếu lãnh đạo làm mất lòng nhân viên của mình, văn hóa sẽ thiếu niềm tin. Thật sự, nó rất đơn giản.

Tham thảo thêm: Nâng cao giới hạn lãnh đạo nhờ áp dụng Nguyên tắc cái nắp chặn

6. Văn hóa không ngừng học hỏi

Hãy tạo một môi trường giúp cho các đội ngũ nhân viên thúc đẩy tăng trưởng chuyên môn. Lãnh đạo khuyến khích họ nâng cao tay nghề, đa dạng chuyên môn, phát triển kỹ năng mới.

7. Thúc đẩy tinh thần

Với cương vị là người dẫn đầu doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo cần thúc đẩy thái độ đúng đắn tại nơi làm việc bằng cách khen thưởng thành tích cá nhân, tập thể đi kèm với các thưởng thú vị.

8. Thu hút phản hồi có giá trị

Các nhà lãnh đạo xuất chúng luôn tích cực lắng nghe nhân viên thông qua các cuộc khảo sát và các mẫu phản hồi để cải thiện trải nghiệm làm việc chung của nhân viên, nhờ đó thúc đẩy hiệu suất lao động.
Lãnh đạo cũng cần phản hồi lại những gì nhân viên làm tốt hay không tốt. Những hành vi nào phù hợp với giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, những hành vi nào cần phải cải thiện.

9. Chia sẻ tầm nhìn

Lãnh đạo doanh nghiệp luôn nhiệt tình chia sẻ các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của họ với nhân viên, dẫn dắt nhân viên cùng đồng hành trên con đường đi tới thành công của doanh nghiệp.

Tham khảo thêm: 7 tố chất khác biệt tạo nên nhà lãnh đạo xuất chúng

10. Tạo văn hóa hợp tác

Khuyến khích sự hợp tác giữa các nhân viên để củng cố niềm tin về mỗi thành viên là một phần quan trọng của đội ngũ nhân viên. Đảm bảo rằng mọi quyết định liên quan trong doanh nghiệp đều được chia sẻ tới từng nhân viên.


Xây dựng văn hóa doanh nghiệp xuất sắc là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất bạn có thể đảm nhận. Một nền văn hóa tuyệt vời thu hút những người lao động giỏi nhất, giữ chân nhân viên tốt nhất, cải thiện hiệu suất làm việc và giảm chi phí. Bắt đầu với 10 bước hành động này và trải nghiệm các tác động có ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh mà nó đem lại. Những bước này sẽ hướng dẫn bạn đi đúng hướng, nhưng chúng sẽ có tác động mạnh mẽ khi kết hợp với nhau để phát triển văn hóa doanh nghiệm một cách tích cực.


Jenny Lý Hà Thu

CEO
ActionCOACH Lotus
ActionCOACH Khu vực Đông Nam Á
Tel: 083 345 3888

The post 10 cách thúc đẩy Văn hóa Doanh nghiệp tích cực appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
https://lyhathu.com/15366/10-cach-thuc-day-van-hoa-doanh-nghiep-tich-cuc/feed 0
Văn hóa Doanh nghiệp là gì? Yếu tố tạo nên Văn hóa Doanh nghiệp https://lyhathu.com/13996/van-hoa-doanh-nghiep-la-gi-yeu-to-tao-nen-van-hoa-doanh-nghiep https://lyhathu.com/13996/van-hoa-doanh-nghiep-la-gi-yeu-to-tao-nen-van-hoa-doanh-nghiep#respond Wed, 25 Mar 2020 16:14:37 +0000 https://lyhathu.com/?p=13996 Văn hóa Doanh nghiệp là gì? Yếu tố tạo nên Văn hóa Doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ là điều kiện tiên quyết giúp cho doanh …

Văn hóa Doanh nghiệp là gì? Yếu tố tạo nên Văn hóa Doanh nghiệp Khám phá tiếp

The post Văn hóa Doanh nghiệp là gì? Yếu tố tạo nên Văn hóa Doanh nghiệp appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
Văn hóa Doanh nghiệp là gì? Yếu tố tạo nên Văn hóa Doanh nghiệp

Văn hóa Doanh nghiệp là gì? Yếu tố tạo nên Văn hóa Doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ là điều kiện tiên quyết giúp cho doanh nghiệp thu hút nhân tài tốt nhất trong ngành và đạt được thành công trong kinh doanh.

Nó giúp bạn xây dựng một thương hiệu nội bộ vững mạnh, thu hút các đối tác và khách hàng tạo dựng mối quan hệ kinh doanh lâu dài với doanh nghiệp của bạn.

Nhưng chủ doanh nghiệp đôi khi bỏ bê văn hóa. Họ không biết rằng khi công ty còn đang trong giai đoạn phát triển, sẽ cần một nguồn năng lượng cực lớn để tạo bước nhảy vọt tới thành công. Tương tự như chiếc máy bay khi cất cánh sẽ cần một lực đẩy cực mạnh để bay lên không trung.

Dù xây dựng văn hóa có rất nhiều khó khăn và trở ngại, nhưng doanh nghiệp không thể để những ý tưởng ban đầu tan thành mây khói. Mỗi doanh nghiệp có thể vừa phát triển vừa hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp của mình.

Xem thêm: 5 lợi ích khi trở thành nhà Huấn luyện Doanh nghiệp ActionCOACH

Định nghĩa Văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là các giá trị tập thể, niềm tin, ngôn ngữ, phong cách, kỳ vọng, giao tiếp, thói quen, thực tiễn và môi trường làm việc của một doanh nghiệp.

Đó là tất cả mọi thứ xác định tính cách của doanh nghiệp, và tạo thành nền tảng đạo đức và hành vi làm việc cho nhân viên của bạn.

Văn hóa Doanh nghiệp là gì - Yếu tố tạo nên Văn hóa Doanh nghiệp

Xem thêm: Mang lại Trải nghiệm Wow cho khách hàng bằng Dịch vụ Hoàn hảo

6 Yếu tố tạo nên văn hóa doanh nghiệp

1. Yếu tố Tầm nhìn và Sứ mệnh:

Tầm nhìn và sứ mệnh là yếu tố định hướng cho xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Dựa vào tầm nhìn và sứ mệnh doanh nghiệp biết rõ mục đích chính của việc đưa ra quyết định. Khi có mục đích doanh nghiệp có thể hiểu rõ câu hỏi “Tại sao” của chính mình. Doanh nghiệp đang làm cái gì và làm cho ai?

Dù câu trả lời của bạn là gì, nó phải chân thực, truyền cảm hứng và đầy khát vọng. Các công ty có mục đích mạnh mẽ được yêu thích vì họ cảm thấy khác biệt – Hãy nghĩ tới Ikea hoặc Apple.

Chỉ cần đừng nghĩ về việc sao chép văn hóa của những người khổng lồ này; không ai thích bị copy cả. Thay vào đó, hãy làm những gì mà phù hợp với công ty của bạn. Hãy suy nghĩ về những gì truyền cảm hứng cho bạn, sau đó thực hiện nó.

Ikea có tầm nhìn là “Tạo ra cuộc sống tốt đẹp hơn mỗi ngày cho tất cả mọi người”. Ikea có văn hóa liên quan mật thiết tới con người Thụy Điển, họ là những người chăm chỉ làm việc, chân thực, luôn giúp đỡ nhau và sống gần gũi với thiên nhiên.

Xem thêm: Tại sao Dịch vụ Khách hàng Hoàn hảo là lựa chọn duy nhất

2. Yếu tố Giá trị Cốt lõi

Để văn hóa thành công, các nhân viên phải đều phải có tiếng nói chung và thực sự hiểu rõ giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là gì. Tiếng nói chung này cần được mọi người trong công ty hiểu – từ CEO cho đến nhân viên văn thư. Do vậy, các giá trị phải được ghi ra rõ ràng và công bố đầy đủ.

“Văn hóa thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn nhau phổ biến trong doanh nghiệp và có xu hướng tự lưu truyền, thường trong thời gian dài”.

Kotter, J.P. & Heskett, J.L.

Để tạo ra một nền văn hóa lâu dài, gắn kết, mọi người đều hiểu, văn hóa đó sẽ cần sự thích nghi khi công ty phát triển. Giá trị của doanh nghiệp là yếu tố cốt lõi cho văn hóa. Nhưng về tổng thể văn hóa doanh nghiệp cũng cần phải đủ linh hoạt để thích nghi với các nhân viên khác nhau và khi thời gian thay đổi.

Xem thêm: Văn hóa nội bộ cần phải được đa dạng hóa như thế nào để tạo nên giá trị?

3. Yếu tố Thực tiễn/Khen thưởng

Hãy nhớ rằng nhân viên có mức độ hài lòng công việc cao sẽ mang lại cho một công ty lợi ích tốt hơn bao giờ hết. Một cách tuyệt vời để thúc đẩy sự hài lòng đó là thừa nhận và khen thưởng cho công việc khó khăn mà họ làm.

Cách làm này không quá tốn kém. Bạn có thể tạo một bữa trưa vui vẻ với vài chiếc bánh pizza, cho phép họ tự do sáng tạo hơn trong vai trò của mình, hoặc đơn giản hãy luôn nói “Bạn làm tốt lắm!”. Nếu bạn có ngân sách lớn hơn, phần thưởng có thể là các sự kiện xây dựng đội nhóm (team building) để cho phép nhân viên có cơ hội hiểu nhau hơn.

Có nhiều công ty lúc nào cũng treo thưởng, nhưng bạn chỉ muốn thưởng cho các loại hành vi là chìa khóa cho văn hóa của bạn. Ngược lại, nếu có một nhân viên thực sự làm được việc tốt nhưng lại có thái độ không tốt, thì họ sẽ không được phần thưởng vì họ đi ngược lại các giá trị văn hóa quan trọng của doanh nghiệp. Điều này khuyến khích ngăn chặn hành vi xấu và chứng minh tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp đối với các nhân viên khác.

Dù bạn áp dụng bất kỳ phương pháp khen thưởng nhân viên nào, văn hóa doanh nghiệp cần phải cải thiện bằng cách ghi nhận, hỗ trợ và hành vi tốt. Nếu nhân viên có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và hạnh phúc hơn trong vai trò của họ, bạn sẽ tự động nuôi dưỡng một nền văn hóa vui vẻ mà do chính nhân viên tạo nên.

Xem thêm: Mâu thuẫn với đồng nghiệp: Giải quyết bằng DISC

4. Yếu tố Con người

Có lẽ thành phần quan trọng nhất của văn hóa doanh nghiệp chính là yếu tố con người. Họ chính là những người mang trong mình văn hóa của tổ chức. Khách hàng, nhân viên tiềm năng và các đối tác khác sẽ hiểu được văn hóa của doanh nghiệp thông qua tương tác với nhân viên của doanh nghiệp.

Bởi vì hành vi của nhân viên tác động đến văn hóa doanh nghiệp, doanh nghiệp cần thiết lập các chương trình đào tạo kỹ năng có mục tiêu để hướng dẫn cho nhân viên những thái độ hành vi phù hợp với quá trình doanh nghiệp xây dựng văn hóa của mình. Thái độ và hành vi của nhân viên sẽ là đại diện cho văn hóa doanh nghiệp.

“Một công ty tốt là luôn có những kế hoạch tuyển dụng các nhân sự không chỉ giỏi mà còn phù hợp với công ty, vì chính họ sẽ góp phần tạo dựng nên một văn hóa doanh nghiệp”

Charles Ellis
  • Đặc điểm và kỹ năng của các nhà lãnh đạo: mức độ mà các lãnh đạo làm gương và trau dồi các thái độ, hành vi mong muốn nhân viên làm theo.
  • Truyền thông: cách nhân viên chia sẻ thông tin và đưa ra phản hồi.
  • Sự gắn kết: cách nhân viên làm việc vui vẻ và xây dựng ý thức cộng đồng trong tổ chức
  • Làm việc theo nhóm / hợp tác: mức độ tôn trọng quan điểm cá nhân trong việc giải quyết vấn đề và ra quyết định của nhóm.

Xem thêm: Tạo một mô hình đòn bẩy con người trong kinh doanh

5. Kể một câu chuyện tạo nên văn hóa doanh nghiệp

Mỗi tổ chức có một câu chuyện độc đáo không thể phủ nhận định hình văn hóa của nó. Khi các yếu tố của câu chuyện kể về công ty được chia sẻ và kể lại theo thời gian, chúng trở thành một phần quan trọng của văn hóa. Ví dụ về các hoạt động kể chuyện giúp định hình văn hóa doanh nghiệp bao gồm:

  • Lễ kỷ niệm nhắc nhở nhân viên về các mốc quan trọng và thành công của doanh nghiệp. Các nghi thức và thói quen, chẳng hạn như các cuộc họp hàng năm, kỷ niệm năm thành lập doanh nghiệp.
  • Công nhận các nhân viên mới được thăng chức.
  • Công nhận các nhân viên tạo bước đột phá hoặc mang lại hợp đồng rất lớn cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần phải tái hiện lịch sử ấy bằng cách biến nó thành câu chuyện lịch sử. Đó chính là một yếu tố cốt lõi của sự sáng tạo Văn hóa.

Steve Jobs Apple
Steve Jobs – Apple Inc.

Bạn hãy nhớ những câu chuyện đầy thú vị của Steve Jobs đã được viết thành sách. Chúng dần dần tạo dựng nên một công ty Apple thành công nhất thế giới. Đó chính là một “sức mạnh vô hình” giúp từng cá thể trong doanh nghiệp hiểu và tiếp bước những thành công, những thành tựu trước đây mà doanh nghiệp đã gây dựng.

Xem thêm: 5 cách kể một câu chuyện vĩ đại về thương hiệu

6. Yếu tố môi trường

Việc thiết lập môi trường làm việc hiệu quả là một yếu tố đóng góp chính trong năng suất làm việc của nhân viên. Xu hướng hiện nay các doanh nghiệp mong muốn nhân viên làm việc năng suất cao và sáng tạo đó là một không gian làm việc mở.

Văn phòng làm việc của Google
Văn phòng làm việc của Google

Hãy nhìn vào các căn phòng làm việc của Google. Kiến trúc văn phòng được thiết kế theo xu hướng mở. Không có sự tồn tại của những vách ngăn giữa các nhân viên mà thay vào đó là môi trường chung cho mọi người. Những nhà điều hành luôn quan tâm đến sự hài lòng trong môi trường văn phòng làm việc của nhân viên. Đa phần các nhân viên không có bàn làm việc cố định. Họ có thể tùy ý làm việc ở bất cứ khu vực nào khiến họ thoải mái. Chính vì thế mà năng suất làm việc cũng được tăng trưởng rõ rệt.

Những gì bạn cần ghi nhớ về xây dựng Văn hóa doanh nghiệp

Mặc dù có thể có nhiều câu trả lời cho câu hỏi “văn hóa doanh nghiệp là gì?”. Nói ngắn gọn lại nó bao gồm tầm nhìn và các giá trị thúc đẩy hành vi và thái độ của những người liên quan.

Tất cả các yếu tố của văn hóa doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi các quyết định quan trọng bạn đưa ra và loại hình văn hóa bạn muốn xây dựng. Bạn có thể đạt được văn hóa mong muốn của mình bằng việc kết hợp giữa đào tạo và các hoạt động khác chi phối tới hành vi của nhân viên. Ngoài ra, khi doanh nghiệp phát triển lớn mạnh hơn thì cũng cần phải chuyển đổi văn hóa sao cho phù hợp với các muc tiêu mới.

Coach Jenny Lý Hà Thu
ActionCOACH Lotus

Tel. 083 345 3888
Email: jennyly@actioncoach.com
Website: www.lyhathu.com

The post Văn hóa Doanh nghiệp là gì? Yếu tố tạo nên Văn hóa Doanh nghiệp appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
https://lyhathu.com/13996/van-hoa-doanh-nghiep-la-gi-yeu-to-tao-nen-van-hoa-doanh-nghiep/feed 0
Văn hóa nội bộ cần phải được đa dạng hóa như thế nào để tạo nên giá trị? https://lyhathu.com/13981/gia-tri-cua-su-da-dang-van-hoa-noi-bo https://lyhathu.com/13981/gia-tri-cua-su-da-dang-van-hoa-noi-bo#respond Tue, 24 Mar 2020 05:47:59 +0000 https://lyhathu.com/?p=13981 Văn hóa doanh nghiệp là chất xúc tác đưa doanh nghiệp đến thành công. Việc đo lường mức độ ảnh hưởng của văn hóa, nhất là sự đa dạng văn hóa …

Văn hóa nội bộ cần phải được đa dạng hóa như thế nào để tạo nên giá trị? Khám phá tiếp

The post Văn hóa nội bộ cần phải được đa dạng hóa như thế nào để tạo nên giá trị? appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
giá trị văn hóa nội bộ
Văn hóa nội bộ cần một sự đa dạng không nên rập khuôn cứng nhắc

Văn hóa doanh nghiệp là chất xúc tác đưa doanh nghiệp đến thành công. Việc đo lường mức độ ảnh hưởng của văn hóa, nhất là sự đa dạng văn hóa nội bộ ảnh hưởng tới hành vi của nhân viên là một chỉ số cần được các tổ chức quan tâm.

Những phân tích dưới đây sẽ giúp nhà quản lý có thêm định hướng trong xây dựng đội ngũ và văn hóa doanh nghiệp hay văn hóa của tổ chức.

Xem thêm: 6 chìa khóa xây dựng một đội nhóm chiến thắng

1. Khả năng thích ứng văn hóa nội bộ

Các nhà quản lý thường có xu hướng tìm ứng viên có khả năng phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp. Điều này dẫn đến việc bộ phận nhân sự thường bỏ qua khả năng khác biệt của những ứng viên khi phỏng vấn cho rằng phải có thời gian để xem có hòa nhập được với văn hóa công ty hay không.

Thực tế chứng minh, khi doanh nghiệp thay đổi và thiết lập các giá trị mới, nhân viên khác biệt thích nghi nhanh hơn so với nhân viên đã “rập khuôn” văn hóa công ty. Khả năng thích ứng văn hóa nội bộ của nhân viên khác biệt là một yếu tố quan trọng để tạo ra thành công của doanh nghiệp. Bởi không có doanh nghiệp nào tồn tại và phát triển mà không cần có sự thay đổi để phù hợp với xu hướng và yêu cầu của thị trường.

Hầu hết nhân viên gắn bó với doanh nghiệp là những người tìm thấy giá trị cốt lõi của công ty phù hợp với bản thân họ. Nhưng điều này lại không liên quan tới hiệu suất công việc. Những người luôn tìm kiếm và sẵn sàng thích ứng cái mới sẽ mang lại hiệu suất công việc cao hơn.

Xem thêm: Vấn đề của doanh nghiệp khi không có cạnh tranh

2. Lợi ích của sự khác biệt với văn hóa nội bộ hiện tại

Khi nào thì việc tuyển dụng nhân viên khác biệt với văn hóa của tổ chức phát huy tác dụng?

Những người nhìn thế giới khác biệt và có nhiều ý tưởng thường mang lại sự sáng tạo và đổi mới cho tổ chức. Nhưng vì sự khác biệt, họ có thể đấu tranh để ý tưởng của họ được đồng nghiệp công nhận là hợp lý. Những người này cũng nhờ sự khác biệt mà thường nổi bật.

Tuy nhiên, những người phù hợp và hài hòa với mẫu số chung của tập thể lại thường tạo được sự kết nối trong doanh nghiệp.

Bởi vậy, việc tuyển dụng nhân viên cần cả những người phù hợp với văn hóa công ty để tạo nên sự kết nối và những người khác biệt để họ tạo ra những đổi mới và dễ dàng thích nghi với các giá trị văn hóa mới.

Xem thêm: Vòng đời doanh nghiệp: Tránh suy thoái và bài học của Apple

3. Đa dạng nhận thức

giá trị đa dạng văn hóa nội bộ
Lắng nghe nhân viên bằng cả quan sát và khảo sát hành vi giao tiếp, tương tác của họ là rất cần thiết để nhà quản trị hiểu được tính đa dạng trong nhận thức của đội ngũ.

Trong một nhóm làm việc, sự tập hợp của nhiều mẫu người sẽ dẫn tới sự đa dạng về nhận thức trong cùng một vấn đề. Điều này sẽ dẫn tới tranh luận. Tuy nhiên, cũng có những nhân viên sẽ không nói ra hoặc không chia sẻ ý kiến thực sự của họ. Và đây chính là phần đa dạng ở trạng thái tĩnh.

Nếu không thể khai thác được những sự thật ngầm hiểu này ở trong đội ngũ, các nhà quản trị sẽ phải đối diện với “sóng ngầm” phản ứng của nhân viên.

Điều này ảnh hưởng tới niềm tin, sự thích ứng và kết nối cá nhân với đội nhóm và cuối cùng ảnh hưởng tới hiệu suất công việc.

Do đó, lắng nghe nhân viên bằng cả quan sát và khảo sát hành vi giao tiếp và tương tác của họ là rất cần thiết để nhà quản trị hiểu được tính đa dạng trong nhận thức của đội ngũ. Bởi ở một góc nhìn khác, sự đa dạng nhận thức lại có thể tạo ra ý tưởng sáng tạo trong công việc.

Xem thêm: Tại sao Dịch vụ Khách hàng Hoàn hảo là lựa chọn duy nhất

4. Đa dạng văn hóa cá nhân

Sẽ luôn có sự đánh đổi liên quan đến sự đa dạng trong các đội nhóm. Vấn đề đặt ra là công ty sẽ lựa chọn nền văn hóa đồng nhất, hiệu quả hay nền văn hóa đa dạng, sáng tạo. Nền văn hóa đồng nhất sẽ mang lại sự phối hợp hiệu quả khi nhân viên đều cùng nhất trí với các tiêu chuẩn của công ty.

Nhưng điều này lại dẫn tới doanh nghiệp sẽ không có nhiều ý tưởng mới và sự cải tiến trong công việc. Ngược lại, nền văn hóa không đồng nhất sẽ dễ tạo ra sự bất đồng lành mạnh giữa nhân viên, mang lại nhiều ý tưởng sáng tạo và tinh thần đổi mới.

Theo một nghiên cứu tại 500 công ty giao dịch công khai trên trang mạng Glassdoor, việc đo lường mức độ đa dạng văn hóa cá nhân, hoặc sự bất đồng giữa nhân viên về các chuẩn mực và niềm tin đối với một tổ chức, cho thấy sự đa dạng văn hóa cá nhân khiến nhân viên khó phối hợp với nhau và làm giảm hiệu quả của tổ chức khi được đo bằng lợi nhuận.

Nhưng ở góc nhìn khác, khi đo lường mức độ đa dạng về văn hóa của tổ chức, sự đa dạng văn hóa cá nhân lại nảy sinh nhiều ý tưởng về cách họ hoàn thành nhiệm vụ trong công ty.

Đơn cử như các nhân viên tại Netflix đã xem văn hóa làm việc là quyền tự chủ, trách nhiệm, sự hợp tác và cạnh tranh nội bộ. Kết quả nghiên cứu chứng minh, các tổ chức có sự đa dạng văn hóa nội bộ thường có giá trị thị trường cao hơn và sản xuất nhiều tài sản trí tuệ chất lượng cao hơn thông qua bằng sáng chế.

Bằng chứng cho thấy nhân viên của họ đã nghĩ ra nhiều ý tưởng mới về cách làm việc khiến họ sáng tạo và đổi mới hơn.

Điều này cho thấy các tổ chức có thể giải quyết sự đánh đổi giữa hiệu quả và đổi mới bằng cách khuyến khích các ý tưởng văn hóa đa dạng trong khi thúc đẩy thỏa thuận giữa nhân viên về tầm quan trọng của một tập hợp các chuẩn mực và niềm tin chung.

Đối với trường hợp của Netflix, mặc dù nhân viên đa văn hóa đã đóng góp cho văn hóa đa dạng của công ty và thúc đẩy sự đổi mới họ vẫn gắn kết bởi cùng chia sẻ giá trị cốt lõi, như tính minh bạch, trách nhiệm giải trình, tinh thần phối hợp, làm việc hiệu quả.

Xem thêm: Mang lại Trải nghiệm Wow cho khách hàng bằng Dịch vụ Hoàn hảo

5. Đồng thuận trong sự đa dạng văn hóa nội bộ

Từ các góc nhìn trên, nhà quản lý có thể tăng khả năng giữ chân nhân viên bằng cách tuyển dụng người có niềm tin ở nơi làm việc. Để thích ứng với sự thay đổi như một xu thế khi mà thị trường ngày càng năng động và lực lượng lao động ngày càng phát triển, doanh nghiệp nên tìm kiếm những ứng viên thể hiện khả năng thích ứng văn hóa để có được đội ngũ dễ dàng thích nghi với những thay đổi văn hóa.

Nhà quản lý cũng không nên bỏ qua những khác biệt về văn hóa. Bởi những cá nhân khác biệt thường sáng tạo và đổi mới. Tuy nhiên, cần giao cho họ vai trò mà trong đó họ có khả năng kết nối đội nhóm tạo ra hiệu quả trong công việc.

Sự đa dạng nhận thức tạo ra giải pháp mới để giải quyết những vấn đề phức tạp. Tuy nhiên, cần có các nguyên tắc để sự đa dạng này đi tới kết quả công việc cuối cùng chứ không phải là sự xung đột giữa các cá nhân.

Các nhà lãnh đạo nên thúc đẩy nền văn hóa đa dạng nhưng đồng thuận để phát triển kinh doanh.

Nền văn hóa đồng thuận là nền văn hóa trong đó nhân viên đồng ý về một tập hợp các chuẩn mực văn hóa chung giúp họ phối hợp công việc thành công.

Các nhà lãnh đạo có thể cho thấy tầm quan trọng của các quy tắc này trong tương tác hằng ngày, giống như các nhà lãnh đạo tại Netflix bằng cách thưởng cho nhân viên chia sẻ sai lầm của họ với đồng nghiệp để thúc đẩy niềm tin về giá trị của sự minh bạch.

Xem thêm: “Vòng tròn vàng” của Simon Sinek truyền cảm hứng như thế nào?


* Nguồn: Doanh Nhân Sài Gòn

The post Văn hóa nội bộ cần phải được đa dạng hóa như thế nào để tạo nên giá trị? appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
https://lyhathu.com/13981/gia-tri-cua-su-da-dang-van-hoa-noi-bo/feed 0
Phương pháp Quản trị Nhân sự trong Môi trường Làm việc Chuyên nghiệp https://lyhathu.com/355/phuong-phap-quan-tri-nhan-su-trong-moi-truong-lam-viec-chuyen-nghiep https://lyhathu.com/355/phuong-phap-quan-tri-nhan-su-trong-moi-truong-lam-viec-chuyen-nghiep#respond Mon, 22 Jun 2015 02:22:38 +0000 http://lyhathu.com/?p=355 Một môi trường làm việc chuyên nghiệp là môi trường trong đó con người được coi là tài sản của doanh nghiệp; Các quy tắc, quy định đều rõ ràng, …

Phương pháp Quản trị Nhân sự trong Môi trường Làm việc Chuyên nghiệp Khám phá tiếp

The post Phương pháp Quản trị Nhân sự trong Môi trường Làm việc Chuyên nghiệp appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
Quản trị Nguồn nhân lực, Tài sản con người, Huấn luyện Đào tạo doanh nghiệp

Một môi trường làm việc chuyên nghiệp là môi trường trong đó con người được coi là tài sản của doanh nghiệp; Các quy tắc, quy định đều rõ ràng, đúng luật, tạo được sự cạnh tranh mạnh mẽ song lại rất công bằng lành mạnh cho nhân viên. Ở đó nhân sự được đánh giá đúng với những gì họ thể hiện; Mỗi cá nhân làm việc trên tinh thần hợp tác, tôn trọng, trách nhiệm hướng tới mục tiêu chung cao nhất của tập thể. Câu hỏi đặt ra là làm sao để quản trị con người với tư cách là nhà quản lý để luôn đảm bảo tính hiệu quả và sự gắn bó giữa các thành viên trong công ty?

1. Tuyển đúng người – đúng việc

Nếu người quản lý chịu trách nhiệm tuyển dụng nhân viên mới, sau đó chỉ nhìn vào mấy hồ sơ đầu tiên và lựa chọn những điểm ấn tượng nhất để tuyển họ thì điều đó không bao giờ chuẩn xác. Họ cần có cái nhìn sâu và rộng hơn để tìm được nguồn nhân lực tốt nhất. Rất nhiều yếu tố được kết hợp khi cân nhắc sử dụng ai đó. Nhà tuyển dụng thường quan tâm đến thái độ, kiến thức, kỹ năng, kể cả đặc điểm cá nhân và các mối quan hệ xung quanh mỗi ứng viên.

Toàn bộ mục đích của quá trình phỏng vấn tuyển dụng là để tìm hiểu về từng ứng viên, họ là ai, khả năng của họ ra sao, làm thế nào họ sẽ trở thành một tài sản gia tăng giá trị tại chính nơi làm việc, mang lại lợi ích cho các ê kíp phòng ban khác. Các nhà quản lý luôn để ý quan sát những dấu hiệu thông qua các hành vi ứng xử chuyên nghiệp hoặc chưa chuyên nghiệp của ứng viên.

2. Hướng tới Vị trí vai trò trong công việc

Để cảm thấy thoải mái tiếp cận và cống hiến hết mình cho công việc, người nhân viên nói chung luôn có tâm lý muốn tìm kiếm cho mình các nhà quản lý giỏi. Do đó, nhà quản lý cần giữ đúng cam kết, lắng nghe nhân viên, và giữ hòa khí với nhân viên. Họ bắt buộc phải biết phương pháp làm sao để quản trị con người một cách chuyên nghiệp, không bị chi phối bởi bất kỳ lý do gì. Tố chất đặc trưng riêng của người quản lý, lãnh đạo đó là thái độ tích cực và luôn sẵn sàng hỗ trợ.

3. Cung cấp Phản hồi & Huấn Luyện

Đối với hầu hết các nhân viên mới, họ cảm thấy như mình đang chưa thuộc về đội nhóm làm việc nào cả. Cảm giác bơ vơ khi mới tới là điều dễ nhận thấy. Và nhiệm vụ của người quản lý là làm sao để đảm bảo nhân viên mới chắc chắn biết mình cần làm gì, bắt đầu từ đâu, thuộc về đội nhóm hay phòng ban/ bộ phận nào trong công ty, nhiệm vụ cần hoàn thành ra sao để họ không bị rơi vào trạng thái đơn độc, mất phương hướng, dễ dẫn tới chán nản và thiếu tin tưởng.

Một trong những phương pháp quan trọng cần làm ngay khi có nhân viên mới đó là người quản lý thường xuyên trao đổi thông tin phản hồi và huấn luyện, hướng dẫn nhân viên mới tự tin làm việc. Thông tin tư vấn phản hồi vô cùng quan trọng đối với nhân viên mới. Nó tạo động lực rất tốt cho họ. Họ cần được biết những phần việc nào họ đã làm tốt và được tư vấn để phát huy đạt hiệu quả hơn nữa.

4. Nhà quản lý cần huấn luyện nhân sự

Bên cạnh đó, phương pháp không thể thiếu khi áp dụng với nhân viên mới đó là huấn luyện. Nhà quản lý huấn luyện bằng cách đồng hành, dẫn dắt, kể chuyện ẩn dụ, đặt câu hỏi gợi ý cho người nhân viên mới tự tìm ra được giải pháp trong công việc của chính họ, để đẩy họ vươn tới những thành tích xa hơn và cá nhân họ luôn có ý thức chịu trách nhiệm cao nhất với mọi hành vi họ lựa chọn làm.

Nói về quản trị nhân sự, nếu như môi trường làm việc ví như cơ thể một con người thì nhà quản lý luôn được coi là xương sống không thể thiếu để giữ bộ khung đó cơ thể đó. Việc quản trị con người là công việc đòi hỏi cần có phương pháp và sự đam mê.

Jenny Lý Hà Thu                                                                                                                                                                        
Action Coach

The post Phương pháp Quản trị Nhân sự trong Môi trường Làm việc Chuyên nghiệp appeared first on Jenny LYHATHU.

]]>
https://lyhathu.com/355/phuong-phap-quan-tri-nhan-su-trong-moi-truong-lam-viec-chuyen-nghiep/feed 0