Chuẩn bị xây dựng Chiến lược Marketing 2016

Chuẩn bị xây dựng Chiến lược Marketing năm 2016

Chúng ta đang chuẩn bị kết thúc năm 2015, bây giờ đã đến lúc phải lập kế hoạch và chiến lược cho năm 2016. Giữa những việc chúng ta đang phải làm trong giai đoạn này thì việc lập kết hoạch chiến lược marketing cần phải được ưu tiên hàng đầu. Một bản kế hoạch marketing phải đặt ra được các mục tiêu rõ ràng, thực tế và có thể đo lường được (bao gồm cả thời hạn hoàn thành) và phải hoạch định rõ ngân sách và phân bổ trách nhiệm. Không cần phải lập bản kế hoạch dài ngoằng hay trông thật bắt mắt, tuy nhiên bản kế hoạch phải được phác thảo một cách hợp lý dựa vào tình hình kinh doanh thực tế và các mục tiêu tương lai của doanh nghiệp.

Xem: 5 cách phát triển doanh nghiệp của bạn trong năm 2016

1. Phân tích tình hình hiện tại

Trước tiên, bạn phải xem xét thương hiệu của bạn trong tình hình chung. Điều này bao gồm cả vị thế tài chính hiện tại của doanh nghiệp (doanh thu, chi tiêu …), cũng như thương hiệu của bạn đang có điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) gì.

Thành thật mà nói, tôi nhắc đến SWOT ở trên vì đây là một cơ hội tốt để áp dụng phân tích SWOT. Với những ai chưa từng biết về SWOT thì đây là bản phân tích cho phép doanh nghiệp xác định được những tác động cả bên trong và bên ngoài mà có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nó tập trung vào 4 nhân tố chính là điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (Strengths, Weaknesses, Opportunities, and Threats).

Khi tiến hành phân tích SWOT, tôi gợi ý hãy bắt đầu với những nhân tố ảnh hưởng bên trong trước (điểm mạnh và điểm yếu) chẳng hạn như:

  • Nguồn lực tài chính (quỹ, ngân sách …)
  • Nguồn lực tài sản (thiết bị, cơ sở vật chất …)
  • Nguồn nhân lực (nhân viên, tình nguyện viên …)
  • Các quy trình hiện tại (bán hàng, hoàn thành công việc…)

Sau khi xác định rõ các điểm mạnh và điểm yếu, bạn có thể xem xét các nhân tố ảnh hưởng bên ngoài doanh nghiệp như:

  • Xu hướng thị trường (thị phần, xu thế tiêu dùng, các công nghệ kỹ thuật mới, đối thủ tiềm năng…)
  • Các đối thủ hiện tại
  • Xu hướng kinh tế (địa phương, trong nước, và quốc tế)
  • Các quy định về chính trị, môi trường và kinh tế

Sau khi bạn làm xong bản phân tích SWOT, bạn sẽ chuyển sang xây dựng chiến lược marketing cho năm sau.

Xem: Thị trường ngách – Lợi thế cạnh tranh không bằng giá

2. Sàng lọc và củng cố diện mạo khách hàng

Việc tiếp theo khá quan trọng đó là phải sàng lọc và củng cố diện mạo khách hàng, hay trải nghiệm của khách hàng (buyer persona). Qua thời gian trải nghiệm của khách hàng cũng thay đổi. Ví dụ, trước đây nhiều người có thói quen đọc báo giấy vào buổi sáng. Ngày nay xu thế này đã thay đổi, giờ đây mọi người thích đọc báo mạng trên máy tính bảng hay trên điện thoại thông minh. Những thay đổi hành vi này có thể giúp bạn định nghĩa lại cách bạn tiếp thị tới người tiêu dùng đồng thời cũng ảnh hưởng rất quan trọng đến bản chiến lược kế hoạch marketing của bạn.

KHÁM PHÁ:  Tăng hiệu quả bán hàng - Một số chiến lược hữu ích

Bạn cũng không nhất thiết cần phải cập nhật lại những bản diện mạo khách hàng của doanh nghiệp. Dù sao thì việc tiến hành phân tích chi tiết lại rất quan trọng để đảm bảo rằng không cần phải thay đổi những thông tin này.

Hơn nữa, bạn cũng phải đảm bảo thực hiện việc củng cố diện mạo khách hàng trong nội bộ doanh nghiêp, từ trên xuống dưới, mọi nhân viên phải luôn luôn hiểu rõ khách hàng họ đang hướng tới là ai.

Xem: 6 cấp độ Huấn luyện Doanh nghiệp theo nhóm của ActionCOACH

3. Thiết lập mục tiêu năm 2016

Giờ bạn đã có cái nhìn tổng quan rõ ràng về tình hình tài chính hiện tại, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp, và bạn cũng đã xác định lại diện mạo khách hàng, vậy đã đến lúc bạn phải cân nhắc đến các mục tiêu marketing cho năm tới.

“Quan trọng nhất là bạn muốn chiến lược kinh doanh của bạn đạt được điều gì trong năm tới?”

Bạn hãy chắc chắn rằng các mục tiêu bạn đề ra phải chi tiết, có thể đo lường được, có thể đạt được, tập trung vào kết quả và có tính đến định mức thời gian. Thay vì bạn thiết lập “tăng doanh số 20%”, thì tôi khuyến khích bạn đào sâu hơn chút nữa – chẳng hạn như “tăng lượng khách hàng 20% đến ngày 31-12-2016”.

Thay vì bạn đặt mục tiêu cho cả năm, tôi khuyên bạn nên chia nhỏ ra thành từng quý, từng tháng và thậm chí theo tuần sao cho bạn có thể liên tục theo dõi được cả quá trình hướng tới các mục tiêu đề ra cho cả năm. Điều này sẽ giúp bạn điều chỉnh tức thời các chiến thuật marketing trong suốt cả năm để đạt được mục tiêu đã đề ra.

Xem: Tăng hiệu quả bán hàng – Một số chiến lược hữu ích

4. Xây dựng các chiến dịch và chiến thuật marketing

Bạn là người hiểu doanh nghiệp của bạn rõ nhất về các mặt tiềm năng, cơ hội và thách thức trên thị trường. Bạn cũng phải hiểu rõ bạn đang tiếp thị tới khách hàng nào, và bạn phải hoàn thành các chương trình marketing nào trong cả năm. Bây giờ là lúc bạn phải quyết định xem bạn cần phải áp dụng các chiến dịch và chiến thuật marketing nào trong năm để đạt được các mục tiêu bạn đã đề ra. Đây chính là trái tim và linh hồn trong bản chiến lược marketing của bạn.

KHÁM PHÁ:  Persona là gì? Buyer Persona là gì?

Một bản chiến lược/kế hoạch marketing mạnh mẽ tập trung vào các triển vọng tăng trưởng ở mọi khâu trong chu trình bán hàng. Bạn cần phải kế hoạch hóa chi tiết các chiến dịch này cho cả năm tập trung vào cân nhắc mọi chiến thuật tốt nhất cho từng khâu trong chu trình của bạn.

Với triển vọng tăng trưởng lạnh, tốt nhất là nên chạy các chương trình xây dựng nhận thực thương hiệu trên toàn thị trường bằng cách tập trung vào tận dụng quảng cáo, quan hệ công chúng, tư tưởng lãnh đạo, sáng tạo nội dung…

Với triển vọng tăng trưởng ấm, không nên tập trung vào các mục tiêu chiến dịch tiếp thị giới thiệu thương hiệu của bạn đến khách hàng tiềm năng, mà thay vào đó nên cung cấp cho họ những thông tin và nội dung liên quan để đưa họ gần hơn với tinh thần sẵn sàng bỏ tiền ra mua. Với những chiến dịch kiểu này, nên sử dụng các chiến thuật như tiếp thị bằng email và tập trung vào sáng tạo nội dung hướng tới khách hàng tiềm năng. Thêm vào đó có thể áp dụng phương pháp bán hàng gặp mặt trực tiếp cũng rất hữu hiệu.

Cuối cùng, đối với triển vọng tăng trưởng nóng, nên tập trung vào khâu chốt sale. Sử dụng những chiến thuật hữu hiệu nhất cho chiến dịch này bao gồm gặp trực tiếp khách hàng (gặp mặt, gọi điện, thư cá nhân), tặng coupons, giảm giá, sáng tạo nội dung đẩy mạnh sale…

Xem: ActionCOACH giúp doanh nghiệp nhìn nhận marketing như khoản đầu tư

5. Thiết lập ngân sách marketing

Bây giờ bạn đã biết rõ bạn định áp dụng chiến dịch và chiến thuật marketing nào rồi. Đã đến bạn cần phải thiết lập ngân sách marketing. Rất nhiều người không đồng tình và tranh luận rằng, bạn nên biết rõ ngân sách của mình trước tiên. Tuy nhiên, tôi tin rằng bạn bạn đã lên đề án kế hoạch marketing một cách cẩn thận và chi tiết trước khi bạn quyết định ngân sách hay đề xuất phân bổ chi tiết nguồn lực với ban lãnh đạo hay bạn giám đốc từ trước. Bằng cách này, bạn đã chuẩn bị sẵn một chương trình hành động thiết thực nhằm ủng hộ đề án của bạn. Nếu bạn thiết lập ngân sách trước khi lập kế hoạch marketing, bạn sẽ bị trói buộc vào một mức ngân sách cố định, không có khả năng tạo đột biến trong kế hoạch của năm tới.

Xem: Đã đến lúc cần tư vấn của nhà Huấn luyện Doanh nghiệp

Hỗ trợ

Giờ là thời điểm tốt nhất để bạn chuẩn bị nguồn lực, chiến dịch và các chiến thuật marketing cho năm tới. Với nội dung đề xuất đã nêu trên, tôi mong là bạn sẽ đặt nhiệm vụ này lên ưu tiêng hàng đầu. Nếu bạn cần hỗ trợ thêm để xác định kế hoạch cho năm 2016 hay hoạch định phát triển doanh nghiệp trong nhiều năm tiếp theo, bạn có thể sử dụng những Công cụ và Chiến lược huấn luyện doanh nghiệp của ActionCOACH tại Việt Nam. Hãy liên hệ với Chuyên gia Huấn luyện Doanh nghiệp Lý Hà Thu để được tư vấn thêm.

Jenny Lý Hà Thu
Chuyên gia Huấn luyện Doanh nghiệp
ActionCOACH tại Hà Nội, Việt Nam

 

 

 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *