Đọc sách: QBQ – Câu hỏi đằng sau câu hỏi

QBQ - cau hoi dang sau cau hoi

Câu hỏi đằng sau câu hỏi (QBQ – The Question behind the Question)

Đầu năm nay, tôi và một nhóm bạn nói chuyện với nhau và gợi ý mỗi người viết ra tên của 5 cuốn sách nên đọc tốt cho làm việc theo nhóm và phát triển cá nhân. Mặc dù tôi tự tin giới thiệu với bạn bè cuốn sách “Câu hỏi đằng sau câu hỏi! Bạn nên tự vấn mình điều gì – Thực hành trách nhiệm cá nhân trong Kinh doanh và Cuộc sống”, nhưng tôi hơi ngạc nhiên tôi không phải là người duy nhất thích cuốn sách này. Cuốn sách nhỏ này của tác giả John G. Miller nhằm giúp loại bỏ trách móc, phàn nàn, và sự trì hoãn, giải quyết những gì mà ông cảm thấy đó là một vấn đề lớn: Thiếu trách nhiệm cá nhân.

“Đó không phải lỗi của tôi.”

“Tại sao điều này xảy ra với tôi?”

“Chẳng ai bảo cho tôi biết.”

“Chẳng thể làm gì được.”

“Ai đẩy quả bóng cho tôi thế?”

“Đó không phải vấn đề của tôi.”

Chúng ta vẫn thường nghe những câu này trong nhiều tình huống khác nhau trong công việc và trong cuộc sống. Miller cũng tự hỏi, tại sao dường như mọi người chẳng biết làm gì hơn là chỉ ngón tay vào đâu đó, đổi lỗi cho cái gì đó hay cho ai đó về vấn đề của họ, hành động của họ hay cảm giác của họ?

Điều dễ hiểu là chúng ta thường nghĩ và cảm nhận theo cách riêng của mình, đặc biệt là khi chúng ta tức giận. Nhưng trên hết mọi điều này đều là tiêu cực và không giải quyết được vấn đề chút nào cả. Bạn hãy nói to lên. Chúng làm bạn cảm thấy thế nào? Đối với tôi đó là: bất lực; giống như một nạn nhân của việc gì đó xung quanh chúng ta. Tôi không muốn là nạn nhân. Tôi muốn có ảnh hưởng và tiếng nói trong mọi hoàn cảnh của tôi. Rất nhiều tổ chức mà tôi nhìn thấy hiện nay đang phản ánh xu hướng xã hội của chúng ta là luôn đổ lỗi cho người khác, họ hành động như một nạn nhân, và nói chung là không chịu trách nhiệm với chính những hành động họ gây ra.

Câu hỏi đằng sau câu hỏi đúng là một công cụ hữu hiệu giúp mọi người tự thực hành chịu trách nhiệm cá nhân bằng cách đặt ra những câu hỏi tích cực hơn và tốt hơn. Ý tưởng ở đây là chúng ta tự chịu trách nhiệm với lựa chọn của mình và tự tìm kiếm những lựa chọn khác tốt đẹp hợn, đó chính là nền tảng của Câu hỏi đằng sau câu hỏi.

KHÁM PHÁ:  Ba câu nói thần kỳ tạo nên sự thay đổi

Miller viết rằng “Đôi khi mọi người nghĩ rằng họ chẳng còn lựa chọn nào khác. Họ sẽ nói những câu như “Tôi đâu có biết…” hoặc “Tôi không thể…”. Nhưng thực tế chúng ta luôn có một lựa chọn khác. Luôn luôn. Hãy nhận thức điều này và nhận lấy trách nhiệm đối với lựa chọn của chính mình là một bước tiến lớn nhất để làm lên những điều vĩ đại trong cuộc sống của chúng ta.

Hãy xem lại những công cụ mà tác giả Miller tin là sẽ giúp chúng ta có trách nhiệm cá nhân với cuộc sống: QBQ. Dưới đây là 3 hướng dẫn cơ bản để tạo nên QBQ.

Xem thêm: Tại sao bạn đang làm những gì bạn đang làm?

1. Bắt đầu với “Cái gì” hay “Như nào” (chứ không phải “Tại sao”, “Khi nào”, hay “Ai”)

Khi chúng ta hỏi “Khi nào”, ví dụ, chúng ta đang nói chúng ta thực sự không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chờ đợi và hành động vào một thời điểm khác. Những câu hỏi bắt đầu bằng từ “Khi nào” luôn dẫn tới sự trì trệ. Sự trì trệ là một vấn đề nan giải. Chúng ta trì hoãn một vấn đề lại một chút, và rồi lại một chút nữa, rồi lại chút nữa, cho đến khi chúng ta kịp nhận ra rằng chúng ta đã trì hoãn hành động này lâu đến nỗi chúng ta đang rơi vào một vấn đề hết sức nghiệm trọng. Miller có nói đến một người bạn rất thích nói câu: “Chúng ta hãy làm chăm chút từng việc nhỏ khi chúng vẫn còn nhỏ”.

Khi chúng ta đặt câu hỏi “Ai” là lúc chúng ta chệch hướng sang một người khác và rũ bỏ trách nhiệm khỏi chính mình. Chúng ta đang tìm một vật tế thần và tìm ai đó để đổ lỗi.

Xem thêm: Quy tắc quản lý thời gian 40-30-20-10

2. Câu nói nên có chữ “tôi” (chứ không phải “họ”, “chúng ta” hay là “bạn”)

Trách nhiệm cá nhận là chính chúng ta tự chịu trách nhiệm về lối tư duy và hành xử của mình và nhận lại kết quả từ suy nghĩ và hành vi đó. Đổ lỗi và câu hỏi “Ai đã làm việc đó” chẳng giải quyết được việc gì. Chúng tạo ra nỗi sợ, phá hủy tính sang tạo và xây dựng lên những bức tường cản trở. Không có cơ hội nào cho những ai mong muốn đạt tới tiềm năng vô hạn của mình mà lại luôn đổ lỗi cho nhau và không chịu trách nhiệm cá nhân. Dù chúng ta có cố làm việc tốt đến đâu, vẫn luôn có một cái rào cản nào đó phải vượt qua, và nó thường là phải vượt qua điều gì đó mà chúng ta không thể kiểm soát được.

Vậy, thay vì tập trung vào các rào cản, chúng ta hãy làm việc để trở nên tốt hơn đến nỗi mà chúng ta luôn thành công với bất cứ điều gì có thể xảy ra. Người có trách nhiệm sẽ đổ lỗi cho ai? Chẳng ai cả, thậm chí ngay cả chính họ.

KHÁM PHÁ:  Tôi học được gì từ cách đọc sách của John Maxwell

Xem thêm: Câu hỏi TẠI SAO của bạn là gì?

3. Tập trung vào hành động

Thay vì trì hoãn, đổ lỗi, phàn nàn, trách móc ai đó, chúng ta hãy tập trung vào hành động để giải quyết vấn đề nảy sinh. Để thực hiện tập trung vào hành động QBQ, chúng ta nên thêm vào các câu hỏi những động từ như “làm”, “tạo nên”, “đạt được” và “xây dựng”, bắt đầu câu hỏi bằng “Cái gì” hay “Làm thế nào” và phải có từ “tôi”. Bạn sẽ có những câu hỏi như này:

“Tôi có thể làm gì để giúp bạn làm việc tốt hơn?”

“Tôi có thể làm gì để tạo ra khác biệt?”

“Tôi có thể làm thế nào để hỗ trợ đội ngũ nhân viên?”

“Tôi có thể làm thế nào để thúc đẩy việc này tiến triển?”

“Tôi có thể làm thế nào để mang lại giá trị cho bạn?”

“Tôi có thể mang lại giải pháp gì?”

“Tôi có thể làm thế nào để công việc của tôi tốt hơn hiện nay?”

“Tôi có thể làm thế nào để cải thiện hoàn cảnh của mình?”

“Tôi có thể làm thế nào để hiểu bạn tốt hơn?”

“Tôi có thể làm gì để tìm thêm thông tin trước khi ra quyết định?”

“Tôi có thể làm thế nào để hòa nhập với thế giới luôn thay đổi này?”

Bạn đã nhận thấy sự tích cực trong mỗi câu hỏi chưa?

Khi bạn phải hành động thì có thể sẽ nhận thêm rủi ro, nhưng chẳng làm gì cả thì bạn còn nhận rủi ro lớn hơn. Mặc dù có rất nhiều rủi ro khi hành động, thay vào đó, nếu không hành động thì gần như chẳng có lựa chọn nào tốt hơn.

Xem thêm: Kẻ cắp thời gian và bạn xử lý chúng như nào?

Miller viết rằng:

  • Thậm chí ngay cả khi hành động dẫn tới sai lầm khác, nó vẫn giúp bạn trải nghiệm và phát triển. Không hành động mang đến trì trệ và thu hẹp.
  • Hành động dẫn chúng ta tới giải pháp. Không hành động chẳng làm nên điều gì và giữ chúng ta lại quá khứ.
  • Hành động đòi hỏi sự can đảm. Không hành động thường là biểu hiện của nỗi sợ.
  • Hành động xây dựng lòng tin. Không hành động đem đến sự hoài nghi.

QBQ là thực hành trách nhiệm cá nhân. Chúng ta lập kỷ luật cho suy nghĩ của mình. Chúng ta đặt câu hỏi tích cực hơn. Chúng ta hành động. QBQ: The Question behind the Question. Hãy thực hành nó và chắc chắn nó sẽ giúp bạn trở thành người thành công trong cuộc sống.

Bạn có thể mua cuốn sách này đã dịch sang tiếng Việt với tựa đề QBQ – Tư duy Thông minh. Nhưng tôi vẫn thích dịch tựa đề là QBQ – Câu hỏi đằng sau Câu hỏi trong bài viết của tôi hơn. Đơn giản là bởi vì, sau mỗi câu hỏi là một câu hỏi thông minh hơn.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *