Văn hóa Doanh nghiệp là gì? Yếu tố tạo nên Văn hóa Doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ là điều kiện tiên quyết giúp cho doanh nghiệp thu hút nhân tài tốt nhất trong ngành và đạt được thành công trong kinh doanh.
Nó giúp bạn xây dựng một thương hiệu nội bộ vững mạnh, thu hút các đối tác và khách hàng tạo dựng mối quan hệ kinh doanh lâu dài với doanh nghiệp của bạn.
Nhưng chủ doanh nghiệp đôi khi bỏ bê văn hóa. Họ không biết rằng khi công ty còn đang trong giai đoạn phát triển, sẽ cần một nguồn năng lượng cực lớn để tạo bước nhảy vọt tới thành công. Tương tự như chiếc máy bay khi cất cánh sẽ cần một lực đẩy cực mạnh để bay lên không trung.
Dù xây dựng văn hóa có rất nhiều khó khăn và trở ngại, nhưng doanh nghiệp không thể để những ý tưởng ban đầu tan thành mây khói. Mỗi doanh nghiệp có thể vừa phát triển vừa hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp của mình.
Xem thêm: 5 lợi ích khi trở thành nhà Huấn luyện Doanh nghiệp ActionCOACH
Định nghĩa Văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là các giá trị tập thể, niềm tin, ngôn ngữ, phong cách, kỳ vọng, giao tiếp, thói quen, thực tiễn và môi trường làm việc của một doanh nghiệp.
Đó là tất cả mọi thứ xác định tính cách của doanh nghiệp, và tạo thành nền tảng đạo đức và hành vi làm việc cho nhân viên của bạn.
Xem thêm: Mang lại Trải nghiệm Wow cho khách hàng bằng Dịch vụ Hoàn hảo
6 Yếu tố tạo nên văn hóa doanh nghiệp
1. Yếu tố Tầm nhìn và Sứ mệnh:
Tầm nhìn và sứ mệnh là yếu tố định hướng cho xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Dựa vào tầm nhìn và sứ mệnh doanh nghiệp biết rõ mục đích chính của việc đưa ra quyết định. Khi có mục đích doanh nghiệp có thể hiểu rõ câu hỏi “Tại sao” của chính mình. Doanh nghiệp đang làm cái gì và làm cho ai?
Dù câu trả lời của bạn là gì, nó phải chân thực, truyền cảm hứng và đầy khát vọng. Các công ty có mục đích mạnh mẽ được yêu thích vì họ cảm thấy khác biệt – Hãy nghĩ tới Ikea hoặc Apple.
Chỉ cần đừng nghĩ về việc sao chép văn hóa của những người khổng lồ này; không ai thích bị copy cả. Thay vào đó, hãy làm những gì mà phù hợp với công ty của bạn. Hãy suy nghĩ về những gì truyền cảm hứng cho bạn, sau đó thực hiện nó.
Ikea có tầm nhìn là “Tạo ra cuộc sống tốt đẹp hơn mỗi ngày cho tất cả mọi người”. Ikea có văn hóa liên quan mật thiết tới con người Thụy Điển, họ là những người chăm chỉ làm việc, chân thực, luôn giúp đỡ nhau và sống gần gũi với thiên nhiên.
Xem thêm: Tại sao Dịch vụ Khách hàng Hoàn hảo là lựa chọn duy nhất
2. Yếu tố Giá trị Cốt lõi
Để văn hóa thành công, các nhân viên phải đều phải có tiếng nói chung và thực sự hiểu rõ giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là gì. Tiếng nói chung này cần được mọi người trong công ty hiểu – từ CEO cho đến nhân viên văn thư. Do vậy, các giá trị phải được ghi ra rõ ràng và công bố đầy đủ.
“Văn hóa thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn nhau phổ biến trong doanh nghiệp và có xu hướng tự lưu truyền, thường trong thời gian dài”.
Kotter, J.P. & Heskett, J.L.
Để tạo ra một nền văn hóa lâu dài, gắn kết, mọi người đều hiểu, văn hóa đó sẽ cần sự thích nghi khi công ty phát triển. Giá trị của doanh nghiệp là yếu tố cốt lõi cho văn hóa. Nhưng về tổng thể văn hóa doanh nghiệp cũng cần phải đủ linh hoạt để thích nghi với các nhân viên khác nhau và khi thời gian thay đổi.
Xem thêm: Văn hóa nội bộ cần phải được đa dạng hóa như thế nào để tạo nên giá trị?
3. Yếu tố Thực tiễn/Khen thưởng
Hãy nhớ rằng nhân viên có mức độ hài lòng công việc cao sẽ mang lại cho một công ty lợi ích tốt hơn bao giờ hết. Một cách tuyệt vời để thúc đẩy sự hài lòng đó là thừa nhận và khen thưởng cho công việc khó khăn mà họ làm.
Cách làm này không quá tốn kém. Bạn có thể tạo một bữa trưa vui vẻ với vài chiếc bánh pizza, cho phép họ tự do sáng tạo hơn trong vai trò của mình, hoặc đơn giản hãy luôn nói “Bạn làm tốt lắm!”. Nếu bạn có ngân sách lớn hơn, phần thưởng có thể là các sự kiện xây dựng đội nhóm (team building) để cho phép nhân viên có cơ hội hiểu nhau hơn.
Có nhiều công ty lúc nào cũng treo thưởng, nhưng bạn chỉ muốn thưởng cho các loại hành vi là chìa khóa cho văn hóa của bạn. Ngược lại, nếu có một nhân viên thực sự làm được việc tốt nhưng lại có thái độ không tốt, thì họ sẽ không được phần thưởng vì họ đi ngược lại các giá trị văn hóa quan trọng của doanh nghiệp. Điều này khuyến khích ngăn chặn hành vi xấu và chứng minh tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp đối với các nhân viên khác.
Dù bạn áp dụng bất kỳ phương pháp khen thưởng nhân viên nào, văn hóa doanh nghiệp cần phải cải thiện bằng cách ghi nhận, hỗ trợ và hành vi tốt. Nếu nhân viên có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và hạnh phúc hơn trong vai trò của họ, bạn sẽ tự động nuôi dưỡng một nền văn hóa vui vẻ mà do chính nhân viên tạo nên.
Xem thêm: Mâu thuẫn với đồng nghiệp: Giải quyết bằng DISC
4. Yếu tố Con người
Có lẽ thành phần quan trọng nhất của văn hóa doanh nghiệp chính là yếu tố con người. Họ chính là những người mang trong mình văn hóa của tổ chức. Khách hàng, nhân viên tiềm năng và các đối tác khác sẽ hiểu được văn hóa của doanh nghiệp thông qua tương tác với nhân viên của doanh nghiệp.
Bởi vì hành vi của nhân viên tác động đến văn hóa doanh nghiệp, doanh nghiệp cần thiết lập các chương trình đào tạo kỹ năng có mục tiêu để hướng dẫn cho nhân viên những thái độ hành vi phù hợp với quá trình doanh nghiệp xây dựng văn hóa của mình. Thái độ và hành vi của nhân viên sẽ là đại diện cho văn hóa doanh nghiệp.
“Một công ty tốt là luôn có những kế hoạch tuyển dụng các nhân sự không chỉ giỏi mà còn phù hợp với công ty, vì chính họ sẽ góp phần tạo dựng nên một văn hóa doanh nghiệp”
Charles Ellis
- Đặc điểm và kỹ năng của các nhà lãnh đạo: mức độ mà các lãnh đạo làm gương và trau dồi các thái độ, hành vi mong muốn nhân viên làm theo.
- Truyền thông: cách nhân viên chia sẻ thông tin và đưa ra phản hồi.
- Sự gắn kết: cách nhân viên làm việc vui vẻ và xây dựng ý thức cộng đồng trong tổ chức
- Làm việc theo nhóm / hợp tác: mức độ tôn trọng quan điểm cá nhân trong việc giải quyết vấn đề và ra quyết định của nhóm.
Xem thêm: Tạo một mô hình đòn bẩy con người trong kinh doanh
5. Kể một câu chuyện tạo nên văn hóa doanh nghiệp
Mỗi tổ chức có một câu chuyện độc đáo không thể phủ nhận định hình văn hóa của nó. Khi các yếu tố của câu chuyện kể về công ty được chia sẻ và kể lại theo thời gian, chúng trở thành một phần quan trọng của văn hóa. Ví dụ về các hoạt động kể chuyện giúp định hình văn hóa doanh nghiệp bao gồm:
- Lễ kỷ niệm nhắc nhở nhân viên về các mốc quan trọng và thành công của doanh nghiệp. Các nghi thức và thói quen, chẳng hạn như các cuộc họp hàng năm, kỷ niệm năm thành lập doanh nghiệp.
- Công nhận các nhân viên mới được thăng chức.
- Công nhận các nhân viên tạo bước đột phá hoặc mang lại hợp đồng rất lớn cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần phải tái hiện lịch sử ấy bằng cách biến nó thành câu chuyện lịch sử. Đó chính là một yếu tố cốt lõi của sự sáng tạo Văn hóa.
Bạn hãy nhớ những câu chuyện đầy thú vị của Steve Jobs đã được viết thành sách. Chúng dần dần tạo dựng nên một công ty Apple thành công nhất thế giới. Đó chính là một “sức mạnh vô hình” giúp từng cá thể trong doanh nghiệp hiểu và tiếp bước những thành công, những thành tựu trước đây mà doanh nghiệp đã gây dựng.
Xem thêm: 5 cách kể một câu chuyện vĩ đại về thương hiệu
6. Yếu tố môi trường
Việc thiết lập môi trường làm việc hiệu quả là một yếu tố đóng góp chính trong năng suất làm việc của nhân viên. Xu hướng hiện nay các doanh nghiệp mong muốn nhân viên làm việc năng suất cao và sáng tạo đó là một không gian làm việc mở.
Hãy nhìn vào các căn phòng làm việc của Google. Kiến trúc văn phòng được thiết kế theo xu hướng mở. Không có sự tồn tại của những vách ngăn giữa các nhân viên mà thay vào đó là môi trường chung cho mọi người. Những nhà điều hành luôn quan tâm đến sự hài lòng trong môi trường văn phòng làm việc của nhân viên. Đa phần các nhân viên không có bàn làm việc cố định. Họ có thể tùy ý làm việc ở bất cứ khu vực nào khiến họ thoải mái. Chính vì thế mà năng suất làm việc cũng được tăng trưởng rõ rệt.
Những gì bạn cần ghi nhớ về xây dựng Văn hóa doanh nghiệp
Mặc dù có thể có nhiều câu trả lời cho câu hỏi “văn hóa doanh nghiệp là gì?”. Nói ngắn gọn lại nó bao gồm tầm nhìn và các giá trị thúc đẩy hành vi và thái độ của những người liên quan.
Tất cả các yếu tố của văn hóa doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi các quyết định quan trọng bạn đưa ra và loại hình văn hóa bạn muốn xây dựng. Bạn có thể đạt được văn hóa mong muốn của mình bằng việc kết hợp giữa đào tạo và các hoạt động khác chi phối tới hành vi của nhân viên. Ngoài ra, khi doanh nghiệp phát triển lớn mạnh hơn thì cũng cần phải chuyển đổi văn hóa sao cho phù hợp với các muc tiêu mới.
Coach Jenny Lý Hà Thu
ActionCOACH Lotus
Tel. 083 345 3888
Email: jennyly@actioncoach.com
Website: www.lyhathu.com