Một trong những khách hàng của ActionCOACH mà tôi đang huấn luyện là chủ của một khách sạn có tiếng ở Hà Nội, hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ khách hàng, một ngành đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Và tất nhiên không dễ để quản lý một đội ngũ nhân viên có thể phục vụ khách hàng thật tốt và làm cho họ luôn hài lòng nếu không đặt ra một quy trình hoàn hảo cho nhân viên thực hiện theo.
Người chủ của khách sạn này trước đây cũng đi làm thuê cho một nhà hàng và tâm sự với tôi rằng sếp cũ của anh không bao giờ hài lòng với bất kỳ những gì nhân viên làm. Dù cho những nhân viên đó có tận tâm và cố gắng hoàn thành tốt đến đâu thì ông sếp này đều gây khó dễ cho đội ngũ nhân viên của mình.
Chịu đựng tinh thần đó một thời gian dài, anh ấy đã cố gắng dành rất nhiều thời gian để khám phá ra lý do tại sao. Nhưng cuối cùng anh vẫn không thể tìm ra câu trả lời cái gì là động lực khiến cho ông sếp này có thái độ hành xử như vậy trong thời gian anh làm việc với ông ta.
Trải nghiệm xấu đó dần trở thành một ấn tượng không tốt về cách làm việc của ông sếp cũ. Rồi một ngày trở thành một người chủ của một khách sạn có tiếng ở Hà Nội, anh ấy đã tự hứa với mình sẽ không bao giờ trở thành một người lãnh đạo như ông sếp cũ. Anh ấy muốn xây dựng một môi trường làm việc mà mọi người tự chủ, tự quyền, và thực sự vui vẻ làm việc theo đội nhóm.
Tuy nhiên giờ đây anh ấy đang phàn nàn với tôi rằng: “Sau khi tránh tạo ra một môi trường khắc nghiệt mà tôi đã từng làm, thì giờ đây tôi đã đi quá xa theo con đường ngược lại. Tôi muốn thân thiện với tất cả mọi nhân viên để tránh gây xung đột, thiết lập những kỳ vọng mơ hồ, và kết quả là tôi lại đang thất bại với chính cách làm này”.
Xem thêm: 6 chìa khóa xây dựng một đội nhóm chiến thắng
Và tất nhiên giải pháp của tôi gợi ý cho anh ấy cũng rất đơn giản: “Người chủ doanh nghiệp cần phải là nhà lãnh đạo, và nhân viên cần một người lãnh đạo chứ không phải một người bạn”. Khi hiểu rõ được nguyên lý và sắp xếp lại tổ chức, cũng là lúc công việc của anh ấy trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
- Bạn học được gì từ kinh nghiệm của người chủ khách sạn này?
- và Bạn cần phải làm gì để quản lý đội ngũ nhân viên của mình tốt hơn?
Không vì cá nhân bạn
Lãnh đạo cũng khá tương đồng với việc làm cha mẹ. Khi bạn làm cha mẹ, bạn sẽ dành tất cả mọi điều tốt đẹp nhất cho con cái của mình. Nhưng chính vì thế, khi các ông bố bà mẹ càng nỗ lực ôm ấp và chăm chút con cái nhiều hơn thì cũng dần làm hỏng đứa trẻ bằng những cám dỗ và những món quà.
Tuy nhiên sự thật lại không hẳn thế, làm cha mẹ không phải là một trò chơi. Việc cha mẹ cần làm là uốn nắn cho một đứa trẻ trở thành một người vững vàng, mạnh mẽ, tự lập và sẽ thành công vào một ngày nào đó trong tương lai. Điều đó đòi hỏi cha mẹ phải có kỷ luật, cống hiến và có những quyết định khó khăn trong cuộc sống. Nếu bạn muốn điều tốt nhất cho con của bạn, hãy là bậc cha mẹ trước khi là một người bạn.
Logic này áp dụng rất tốt đối với quản lý đội ngũ nhân viên. Là nhà lãnh đạo, bạn sẽ cảm thấy vui khi nhân viên cảm thấy thoải mái và vui vẻ. Và nhân viên nhìn nhận bạn là “Ông chủ vui tính”. Tuy nhiên, cũng giống như làm cha mẹ, thì làm lãnh đạo cần nhiều hơn thế. Bạn không thể giúp đội ngũ nhân viên lớn mạnh, trưởng thành và làm việc hiệu quả mà không thúc đẩy họ.
Nếu bạn không đặt ra một “kỳ vọng” cho đội ngũ nhân viên, thúc đẩy mọi người bước ra khỏi vùng “thoải mái” của họ, đặt trách nhiệm cho họ, thì rõ ràng bạn đã bị mất đi vai trò lãnh đạo cực kỳ quan trọng của mình. Còn nếu cố gắng làm bạn với tất cả nhân viên là một hành động hoàn toàn ích kỷ.
Xem thêm: Kỹ năng huấn luyện, nhà lãnh đạo cần phải có
Không phải là vì cá nhân bạn, và cũng không phải bạn sẽ được nhân viên quý mến như thế nào. Lãnh đạo chính là lôi được cái giỏi nhất bên trong nhân viên ra để đạt hiệu quả công việc tốt nhất. Điều đó có nghĩa là bước lên một tầm cao hơn, làm việc chăm chỉ hơn không vì bất kỳ lý do gì.
Tránh xung đột chỉ làm mọi thứ tồi tệ hơn
Là một nhà lãnh đạo, bạn sẽ luôn sống trong nghi ngờ liệu nhân viên có thực sự làm theo kỳ vọng và hy vọng họ sẽ làm mọi việc đúng. Tuy nhiên điều này chỉ làm gây thêm nhiều rắc rối. Lý do ở đây là, con người ai cũng muốn làm việc mắc ít lỗi nhất. Khi hành vi đi ngược lại hoặc không hòa hợp với sự kỳ vọng thường là do sự khác biệt về hiểu biết và nhận thức. Tránh xung đột thực tế chỉ biến những hoàn cảnh xấu thành tồi tệ hơn.
Thay vào đó, nhà lãnh đạo luôn phải nói rõ mọi kỳ vọng của mình, dù cho điều này chẳng dễ chịu chút nào. Ví dụ, nếu công ty của bạn có thời gian làm việc từ 08h00-17h00. Nhưng một số nhân viên muốn làm việc lúc 08h30-17h30, thì bạn cũng có thể cân nhắc. Nhưng nhất quyết phải sắp xếp rõ ràng những nhân viên có bản chất công việc cụ thể đòi hỏi thời gian biểu cụ thể (như phòng hành chính…) phải đi làm đúng 08h00.
Xem thêm: Tư duy ông chủ hay người làm công
Tôi hướng dẫn lại cách sắp xếp cho người chủ khách sạn trên về phương thức tổ chức lãnh đạo. Đầu tiên phải luôn hy vọng nhân viên làm đúng. Nếu cứ lo họ không làm đúng mà tự nhúng tay vào mọi công việc sẽ không có thời gian phát triển kinh doanh. Thứ hai, phân cấp từng nhóm nhân viên, giải thích từng mục công việc và đặt kỳ vọng hiệu quả công việc.
Bạn phải luôn nhớ rằng cứ lảng tránh gây xung đột sẽ gây nên sự mù mờ sẽ làm cho mọi thứ rối tung và gây thêm nhiều bực bội.
Phải chấp nhận rằng làm lãnh đạo là đơn thương độc mã
Mọi người vẫn nghĩ rằng lãnh đạo là làm theo mô hình kim tự tháp, ông vua ở trên đỉnh chóp của mô hình và những người nhân viên bên dưới sẽ cố gắng làm hài lòng ông vua đó. Trên thực tế, chúng tôi luôn đề xuất phải làm ngược lại, nhà lãnh đạo thực thụ phải là tổ chức bộ máy công ty theo mô hình kim tự tháp ngược. Toàn bộ tổ chức bộ máy sẽ dựa vào một nhà lãnh đạo hỗ trợ cho mọi nỗ lực công việc của họ.
Xem thêm: Nhà huấn luyện Doanh nghiệp giúp Chủ Doanh nghiệp điều gì?
Không thể thoát khỏi thực tế rằng CEO là một công việc khá đơn độc. Bạn không có bạn bè trong chính công ty mình đẻ ra và nếu cố gắng làm bạn với nhân viên thì bạn tự làm hại chính mình. Lãnh đạo chính là đưa mọi người đi về phía trước chính bạn, và đưa đội ngũ nhân viên vượt lên trên đối thủ khác. Điều này luôn đòi hỏi kỷ luật, sự hy sinh và lòng can đảm. Đó đơn giản là vì nhân viên luôn cần lãnh đạo, không phải bạn bè.
– Jenny Ly Ha Thu
Chuyên gia Huấn luyện Doanh nghiệp
ActionCOACH Việt Nam, tại Hà Nội