Kỹ năng huấn luyện, nhà lãnh đạo cần phải có

Ngày nay chúng ta càng nghe nói nhiều hơn về huấn luyện như huấn luyện doanh nghiệp, huấn luyện lãnh đạo cấp cao, huấn luyện cân bằng cuộc sống, huấn luyện thể thao… Càng ngày càng có nhiều lãnh đạo doanh nghiệp tham gia các chương trình Huấn luyện cấp cao. Xu hướng hiện nay là các nhà lãnh đạo đưa hẳn huấn luyện vào bên trong doanh nghiệp. Theo tổ chức International Coach Federation (ICF) cho biết:

“Xu hướng này đang thực sự bùng nổ. Số lượng những nhà lãnh đạo và quản lý đưa phong cách huấn luyện vào môi trường làm việc của mình đang tăng lên nhanh chóng. Càng ngày càng có nhiều công ty và tổ chức cung cấp loại hình đào tạo này cho những nhân viên tốt nhất của họ.”

ICF đã thực hiện một cuộc nghiên cứu khảo sát các tổ chức doanh nghiệp. Nghiên cứu của họ cho thấy rằng 81% các tổ chức tham gia khảo sát đã lập kế hoạch mở rộng phạm vi cho các nhà quản lý/lãnh đạo sử dụng kỹ năng huấn luyện. Trong đó, họ lên chương trình huấn luyện nội bộ tăng 72% và sử dụng huấn luyện viên từ bên ngoài vào là tăng 35%.

kỹ năng huấn luyện nhà lãnh đạo nào cũng cần phải biết

Do vậy với xu hướng mới của các doanh nghiệp biến các nhà lãnh đạo bên trong công ty trở thành nhà huấn luyện (hoặc ít nhất cũng phải làm quen với các kỹ năng huấn luyện), tôi nghĩ bài viết này sẽ giúp ích cho các nhà lãnh đạo tiếp cận một hướng tư duy mới và một số kiến thức để trở thành một nhà huấn luyện tuyệt vời. Với mục đích đó, tôi đưa ra một số lời khuyên tốt nhất cho các nhà lãnh đạo sao cho có thể tích hợp huấn luyện trực tiếp vào công việc hàng ngày của mình.

Để đi từ tốt đến vĩ đại, các nhà lãnh đạo chỉ cần sử dụng công cụ #1 của nhà huấn luyện: Đặt câu hỏi.

Các nhà lãnh đạo trước đây thường được khuyên rằng không cần thiết phải biết hết câu trả lời, cứ thoải mái làm việc vì quanh mình đang có những nhân viên đầy tài năng. Nhưng các nhà lãnh đạo hiện đại lại khuyên rằng không nên là người thông minh nhất trong doanh nghiệp mà điều quan trọng nhất là có một đội ngũ nhân viên sáng suốt và có khả năng nhất. Người lãnh đạo biết hạ mình và nắm toàn bộ câu trả lời sẽ thúc đẩy đội ngũ nhân viên, chiếm được sự ủng hộ, và tạo khả năng phát triển cá nhân.

  • Một câu hỏi có thể mở ra nhiều thông tin: “Điều gì diễn ra tiếp theo?”
  • Hay có thể đi sâu hơn vào vấn đề: “Nói cho tôi biết thêm nào. Tôi chưa hiểu rõ lắm.”
  • Một câu hỏi thông minh sẽ tìm hiểu góc nhìn: “Quan điểm của anh về vấn đề này là gì?”
  • Một câu hỏi hiểu biết có thể cho thấy sự tin tưởng và khuyến khích phát triển: “Anh có thể giải quyết vấn đề này như thế nào?”

Chú ý nếu xu hướng riêng của bạn là đi thẳng vào tìm giải pháp cho đội ngũ nhân viên hoặc tháo gỡ những khó khăn của họ. Những nhà lãnh đạo đầu tư thời gian đặt câu hỏi để thúc đẩy một nhân viên tự khám phá cách giải quyết vấn đề thì sẽ nhận lại được kết quả lớn hơn: Các bản báo cáo trực tiếp được trao quyền nhiều hơn để nhân viên tự ra quyết định, sẽ giúp họ cam kết với công việc nhiều hơn, và thậm chí ít đến hỏi ông chủ của mình hơn.

  • Thay vì hỏi nhân viên những câu hỏi ngắn, hãy thử dẫn dắt với một câu hỏi như “ANH nghĩ có những lựa chọn gì?” “Liệu ANH sẽ làm thế nào?” “Mỗi lựa chọn có những ưu nhược điểm gì?”.
  • Quan sát tình hình với những nhân viên khác; họ có thể chỉ nhìn vấn đề từ một góc nhìn. Đặt câu hỏi sẽ giúp họ nhìn thấy những góc nhìn khác.
  • Đặt câu hỏi để tăng nhận thức của nhân viên về mục đích của họ và giúp họ khám phá những gì quan trọng đối với họ để họ đạt được mục đích của mình.
KHÁM PHÁ:  Huấn luyện Doanh nghiệp là gì?

Mẹo tốt nhất mà tôi có dành cho các nhà quản lý là hãy nắm lấy câu thần chú “Nếu không chắc chắn, hãy trao đổi để làm rõ vấn đề”. Việc áp dụng phong cách huấn luyện của lãnh đạo tất cả đều là giao tiếp tốt hơn và nhiều hơn nữa. Nó dẫn đến động lực cao, cam kết mạnh mẽ với công việc và lòng tin. Bí quyết để giao tiếp tốt hơn là hỏi những câu hỏi mở và thực sự lắng nghe câu trả lời.

Xem thêm:

Những nhà lãnh đạo mới vào nghề đang học cách giao việc và dẫn dắt nhóm của mình có thể rút ngắn thời gian bằng cách đặt câu hỏi:

  • Bạn muốn nhìn nhận mình phát triển với vai trò này như thế nào?
  • Bạn tiếp cận vấn đề này như thế nào?
  • Bạn xem xét vấn đề này trong năm trước như nào? Bạn nghĩ bạn đang làm như thế nào?

Khi trở thành nhà lãnh đạo cấp cao, các mối quan hệ của bạn với đồng nghiệp trở nên quan trọng hơn. Các nhà lãnh đạo tinh ý sẽ sắp đặt các buổi gặp mặt trực tiếp 1-1 với đồng nghiệp (cả những người ủng hộ và chống đối đều như nhau) nhằm xây dựng mối quan hệ đồng minh và loại bỏ xung đột. Một số câu hỏi bạn có thể hỏi đồng nghiệp của bạn là:

  • Trông anh đang rất bực bội. Chúng ta có thể thảo luận về vấn đề gì đang xảy ra được không?”
  • “Tôi muốn biết quan điểm của anh về vấn đề X. Anh có thời gian ta thảo luận chút được không”
  • “Trước khi tôi nói chuyện này với CEO, tôi muốn nghe quan điểm của anh về …”

Trong rất nhiều doanh nghiệp, người quản lý được cất nhắc lên chức bởi vì họ có kiến thức kỹ thuật bậc cao. Điều này nghĩa là họ tiếp nhận một vai trò mới mà chưa bao giờ được đào tạo về kỹ năng lãnh đạo. Là một nhà lãnh đạo đòi hỏi phải chuyển từ “đạt kết quả bằng công việc tự mình làm” sang “đạt kết quả công việc bằng cách giao cho người khác làm”. Do vậy, nhà lãnh đạo cần phải có kỹ năng giao tiếp rõ ràng, mạch lạc, đầy đủ. Vì vậy, giao tiếp chính là công việc của lãnh đạo, tích hợp giao tiếp vào kỹ năng huấn luyện là điều thực sự hiển nhiên.

“Giao tiếp tốt hơn nghĩa là các mối quan hệ tốt hơn, dẫn đến kết quả tốt hơn.”

Xem thêm:

KHÁM PHÁ:  Lập kế hoạch 90 ngày

Dưới đây là một vài lời khuyên để giúp các nhà lãnh đạo huấn luyện hỗ trợ báo cáo trực tiếp:

  1. Xem mình như một đối tác tư tưởng, luôn lắng nghe (ý kiến của mọi người).
  2. Luôn đặt câu hỏi mở (tìm tòi sự ngạc nhiên)
  3. Khuyến khích tự khám phá (khuyến khích đồng nghiệp tự tìm ra giải pháp đối với những thách thức của riêng họ)
  4. Quan tâm tới người trước mặt bạn, đừng nhìn vào vấn đề.
  5. Hy vọng rằng người đó là có khả năng phân biệt được cách tiếp cận tốt nhất.
  6. Trao quyền cho người khác để thành công – tháo gỡ vướng mắc, cung cấp nguồn lực.
  7. Duy trì trách nhiệm, ca ngợi nỗ lực và kết quả.

Nếu bạn đang tìm kiếm phương pháp để nâng cao kỹ năng lãnh đạo của bạn một cách có ý nghĩa nhất, hãy hành động như một nhà huấn luyện khôn ngoan.

Tôi hy vọng bạn đã hiểu tầm quan trọng của việc kết hợp huấn luyện trong lãnh đạo. Đó là xu hướng mới. Hãy liên hệ với chúng tôi ActionCOACH Việt Nam tại Hà Nội để tìm hiểu thêm về huấn luyện cấp cao cho các nhà lãnh đạo trong doanh nghiệp.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *