Trong bài trước tôi đã giới thiệu về phù hợp văn hoá là gì và tại sao bạn cần đội ngũ nhân viên phù hợp với văn hoá. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu 7 bước tuyển dụng nhân sự phù hợp văn hoá doanh nghiệp.
Khi bạn đã xây dựng được một văn hóa doanh nghiệp lành mạnh và tích cực, đội ngũ nhân viên sẽ quyết liệt bảo vệ nó. Nhờ vậy nó sẽ tự vận động theo một cách riêng. Văn hóa sẽ giúp bạn tìm được đúng người và loại bỏ những người không phù hợp văn hóa hiện tại.
Bạn coi trọng điều gì hơn trong tuyển dụng, phù hợp kỹ năng hay phù hợp văn hóa?
Đại đa số các nhà quản lý tuyển dụng tập trung vào các kỹ năng, tìm kiếm các ứng viên theo các tiêu chí cần cho công việc. Điều này hoàn toàn hạn chế tầm quan trọng với việc đồng hóa về văn hóa.
Nhìn vào những tiêu chí kỹ năng trên giấy, mọi thứ trông thật tuyệt vời. Không ai có thể tranh luận với việc tuyển một nhân viên hoàn toàn phù hợp với mô tả công việc là hoàn toàn sai hay đúng. Vấn đề là trên giấy tờ không có ý nghĩa nhiều so với việc văn hóa không phù hợp với nhân viên mới tuyển dụng. Nhân viên không thấy hài lòng, doanh nghiệp không thấy hiệu quả, bạn sẽ nhanh chóng nhận thấy rằng:
- Ứng cử viên không phù hợp với đội ngũ hiện tại của bạn
- Họ sẽ nhanh chóng không hài lòng với vai trò của mình
- Sẽ không tuân thủ các giá trị và ứng xử văn hóa mong đợi
- Có thể nhanh chóng dẫn đến chuyển việc.
Đa số các công ty có đến 50% số nhân viên mới tuyển dụng chuyển việc trong năm đầu tiên vì không phù hợp. Đôi khi bạn tuyển nhân viên ở một vị trí vài lần và bạn chợt vỗ tay lên bàn và thốt lên rằng “Ồ, nhân viên này mới là người mình cần tuyển cho vị trí hiện có!“. Nhưng bạn không để ý một điều, đây chính là người này hoàn toàn phù hợp với văn hóa hiện tại của doanh nghiệp mình. Bạn hãy nhìn lại một số nhân viên mình đang có và ngẫm xem.
Nhân viên mới nên là người như thế nào?
Nhân viên mới tuyển hoàn hảo phải là người hào hứng với các mục tiêu của doanh nghiệp. Là người sẽ luôn đồng hành ngay cả khi khó khăn. Không phải là người sẽ phàn nàn khi phải làm thêm giờ vào ngày thứ Bẩy để hoàn thành một dự án cấp bách.
Tuyển dụng những người này là cách để xây dựng một văn hóa doanh nghiệp tuyệt vời. Một cái gì đó có thể có tác động sâu, rộng một cách đáng ngạc nhiên đến thành công trong kinh doanh!
Để tuyển dụng đúng người vừa phù hợp về kỹ năng vừa phù hợp về văn hóa, bạn sẽ cần nhân viên có những tiêu chí sau:
- Nhanh chóng hòa hợp với đội ngũ nhân viên
- Bắt đầu đóng góp hiệu quả công việc nhanh hơn
- Vui vẻ với vị trí công việc hiện tại
- Có xu hướng gắn bó lâu dài
- Trở thành đại diện cho thương hiệu hay sản phẩm doanh nghiệp
- Có khả năng trở thành ngôi sao trong đội ngũ nhân viên
Xem thêm: 10 cách thúc đẩy Văn hóa Doanh nghiệp tích cực
7 bước cần làm để tuyển dụng nhân viên phù hợp văn hóa
1. Hiểu rõ Giá trị cốt lõi và văn hóa của Doanh nghiệp
Bước đầu tiên, tất nhiên là bạn phải hiểu rõ văn hóa của doanh nghiệp bạn là gì.
Đương nhiên bạn sẽ thấy nó quen thuộc vì bạn thực hành nó với đồng nghiệp hàng ngày. Nhưng bạn phải diễn giải được nó một cách rõ ràng trên giấy tờ. Vì như vậy bạn sẽ dễ tìm được một người năng động phù hợp với đội ngũ của mình hơn. Vì vậy, bạn hãy dành thời gian quan sát, suy nghĩ và viết ra văn hóa doanh nghiệp của bạn thực sự là gì.
Văn hóa doanh nghiệp được xác định bằng niềm tin, ý tưởng và hành vi của mỗi con người trong doanh nghiệp. Khi bắt đầu kinh doanh bạn cần phải xác định rõ văn hóa doanh nghiệp và giá trị cốt lõi. Đơn giản có thể là quy tắc làm thêm giờ để hoàn thành deadline của một dự án, hay bánh sinh nhật tháng cho những nhân viên sinh nhật trong tháng đó…
Trên thực tế, bạn có thể tự hỏi một số câu hỏi sau để biết rõ hơn về văn hóa doanh nghiệp của mình:
- Văn phòng của bạn làm việc nghiêm túc hay thoải mái?
- Làm đúng giờ đến / về, hay làm việc muộn được coi là bình thường?
- Văn phòng thường ồn ào hay khá yên tĩnh?
- Thông tin cá nhân được chia sẻ trong nội bộ hay giữ kín?
- Sếp là người gần gũi thân thiện với nhân viên hay xa cách và trịnh thượng?
Tất cả những điều này đều có tác động mạnh mẽ. Bạn càng biết nhiều về văn hóa doanh nghiệp của mình, bạn càng dễ dàng tuyển được một nhân sự mới phù hợp.
Xem thêm: Văn hóa nội bộ cần phải được đa dạng hóa như thế nào để tạo nên giá trị?
2. Tạo một trang trên web của doanh nghiệp về thông tin tuyển dụng
Một khi bạn biết rõ văn hóa doanh nghiệp rồi, cách tốt nhất để tuyển những người phù hợp là chia sẻ. Hãy mô tả văn hóa công ty của bạn một cách rõ ràng và trung thực nhất có thể.
Bạn hãy nhớ rằng ai cũng có những ưu tiên khác nhau trong văn hóa doanh nghiệp. Một số người thích công việc có thứ tự trước sau, người khác lại thích làm việc không bị giám sát. Một số người thích công việc có động lực thăng tiến, số khác lại không màng tới nỗ lực để ngồi vào vị trí quản lý.
Vì vậy, khi viết phần tuyển dụng trên trang website, hãy mô tả đầy đủ chi tiết về văn hóa doanh nghiệp của bạn. Điều này sẽ giúp các ứng viên có thể đọc trước và tự xác nhận xem vị trí này trong doanh nghiệp của bạn có phù hợp với họ hay không. Trên thực tế, ứng viên tự lựa chọn chính là công cụ tốt nhất cho nhà tuyển dụng, bởi vì lúc này ứng viên nhận thức rõ hơn về mong muốn của họ thay vì nhà tuyển dụng phải mất công xác định trong cuộc phỏng vấn.
Nhờ chia sẻ văn hóa công ty của bạn trực tuyến, bạn sẽ thu hút các ứng viên có khả năng phù hợp với nhóm của bạn. Điều này cũng làm giảm bớt các ứng cử viên không phù hợp dự tuyển, bớt lãng phí thời gian phỏng vấn và giảm thiểu rủi ro tuyển nhầm người vào vị trí quan trọng.
Xem thêm: Phương pháp Quản trị Nhân sự trong Môi trường Làm việc Chuyên nghiệp
3. Mô tả về đội ngũ trong quảng cáo tuyển dụng
Trong phần mô tả, bạn hãy thêm vào một đoạn giới thiệu làm việc tại doanh nghiệp bạn sẽ ra sao. Đối với quảng cáo tuyển dụng trực tuyến, hãy tạo một link liên kết vào trang văn hóa doanh nghiệp của bạn.
Bạn hãy dành thời gian để viết phần giới thiệu thật trung thực, bao gồm cả giờ làm việc dự kiến, phong cách làm việc, cách quản lý… Điều này quan trọng hơn cả nội dung trên trang tuyển dụng tại website của doanh nghiệp bạn. Vì ứng viên sẽ đọc phần này trước khi click sang trang web của bạn để đọc kỹ nội dung hơn. Bạn cần phải vẽ lên một bức tranh minh họa một văn hóa doanh nghiệp hấp dẫn để lái các ứng viên phù hợp mong muốn tham gia vào đúng môi trường làm việc mà bạn mô tả.
Ngoài ra, hãy cố gắng càng chi tiết càng tốt. Nếu bạn là người quản lý tuyển dụng, hãy nêu rõ thông tin về vai trò nhiệm vụ mà bạn mong muốn ở ứng viên. Điều này sẽ giúp các ứng viên xác định xem họ có mong muốn làm việc với bạn không.
4. Hãy thẳng thắn về văn hóa của doanh nghiệp và nêu rõ kỳ vọng trong cuộc phỏng vấn
Cuộc phỏng vấn luôn là cơ hội tuyệt vời để tuyển dụng người phù hợp văn hóa doanh nghiệp.
Sơ yếu lý lịch của ứng viên là giấy tờ hữu ích nhất để tìm ra người phù hợp. Do đó, bạn cần phải xem xét kỹ sơ yếu lý lịch và tối ưu hóa cuộc phỏng vấn. Hãy đảm bảo tính 2 chiều của cuộc phỏng vấn. Điều này có nghĩa là trong khi bạn phỏng vấn ứng viên, ứng viên cũng đang phỏng vấn bạn.
Công việc của bạn là xác định xem ứng viên có thể thực hiện các nhiệm vụ công việc và làm việc trong môi trường làm việc hiện tại hay không. Mục tiêu của ứng viên là xác định xem họ có thực sự yêu thích công việc này không. Do đó, họ có muốn gắn bó nhiều năm với doanh nghiệp mà không tìm kiếm việc gì khác. Hãy giúp ứng viên hiểu rõ điều này bằng cách trao đổi thẳng thắn và trung thực về văn hóa doanh nghiệp càng rõ ràng càng tốt.
Ví dụ, khi phỏng vấn bạn nên mời thêm 1 người cùng phòng ban tham gia. Trong quá trình trao đổi, bạn có thể giới thiệu về người cùng phòng ban này, họ vui vẻ ra sao, bùng nổ thế nào trong mỗi hoạt động xây dựng đội nhóm, hay họ nhiệt huyết như thế nào mỗi khi được giao các nhiệm vụ khó khăn. Đó có thể là một cách tuyệt vời để quảng bá về văn hóa doanh nghiệp của bạn. Ứng viên có thể hiểu hơn nhiều về cách những nhân viên khác đang làm việc thế nào và văn hóa ứng xử ra sao để họ dễ quyết định hơn.
Xem thêm: Giúp nhân viên hiểu tại sao chúng ta làm những gì chúng ta đang làm
5. Biết rõ các câu hỏi đúng cho phù hợp văn hóa.
Điều hiển nhiên là các ứng viên ít khi biết cách tìm kiếm sự phù hợp văn hóa cho mình. Rất có thể là họ sẽ không đặt được câu hỏi đúng để biết liệu họ có phù hợp với văn hóa này hay không. Vì vậy, bạn cần phải chủ động dẵn dắt họ bằng các câu hỏi. Dù sao, nó cũng là buổi phỏng vấn của bạn mà.
Chúng tôi khuyên bạn nên đặt một bộ câu hỏi giúp ứng viên xác định những gì họ đang tìm kiếm. Liệu họ có cảm thấy vui vẻ khi làm việc ở đây hay không? Liệu họ có chịu được áp lực khi làm việc với một người quản lý cực kỳ khó tính? Hoặc họ muốn được quản lý như thế nào để phát huy hết năng lực sở trường của họ?
Dưới đây là một số câu hỏi có thể áp dụng:
- Lịch làm việc ưa thích của bạn là gì?
- Bạn có muốn trở thành một phần của một nhóm cùng làm việc muộn với nhau hay muốn về đúng giờ?
- Bạn có thích giao tiếp với đồng nghiệp hay bạn tin vào một ranh giới cá nhân nghiêm ngặt trong công việc?
- Môi trường làm việc lý tưởng của bạn là gì?
- Điều gì làm bạn phát điên?
- Có những trường hợp nào sẽ khiến bạn nghỉ việc ngay trong tháng đầu tiên?
- Mô tả ông chủ tốt nhất mà bạn đã từng có. Bạn thích gì nhất ở người chủ này?
- Bạn thích gì nhất về công việc trước đây của bạn?
- Bạn làm việc solo tốt hơn hay làm việc trong nhóm tốt hơn?
- Bạn đang tìm kiếm gì ở một vị trí mới? Ổn định, thăng tiến, phát triển kỹ năng, vv…?
- Mô tả quá trình làm việc của bạn. Bạn sẽ nghĩ về công việc thế nào và bạn sẽ hoàn thành thế nào? Bạn sẽ cần công cụ gì? Các bước làm của bạn ra sao?
- Mô tả khiếu hài hước của bạn. Điều gì làm cho bạn vui? Điều gì làm bạn khó chịu?
- Bạn có ngại khi tham gia đóng vai quần chúng trong các video quảng cáo không?
- Bạn cảm thấy thế nào về việc chia sẻ bữa ăn, nấu ăn chung hoặc dự tiệc?
- Bạn có muốn yêu cầu nào đặc biệt không?
6. Hãy để cho ứng viên lên tiếng
Bạn đã có một loạt câu hỏi ở phía trên rồi. Bạn đã phần nào hiểu được tính cách của ứng viên thông qua các câu hỏi. Bây giờ, hãy đổi vị trí. Hãy cho ứng viên đặt một số câu hỏi. Điều này sẽ giúp cho nhà quản lý tuyển dụng xem cách họ giao tiếp như nào? Họ có nhanh nhạy trong xử lý tình huống hay không?
Bạn đừng lo bị lạc đề khỏi buổi phỏng vấn. Đây chính là cơ hội tuyệt vời để làm nổi bật từng tính cách của ứng viên.
7. Gọi điện cho người tham chiếu của ứng viên
Đừng bao giờ bỏ qua gọi điện cho người tham chiếu!
Nhiều nhà tuyển dụng thường bỏ qua giai đoạn tham chiếu hoặc kiểm tra ứng viên khi họ đã quyết định tuyển ứng viên này. Đây là một sai lầm lớn, vì bạn có thể tìm hiểu thêm rất nhiều về ứng viên tiềm năng bằng cách gọi điện thao chiếu. Bạn có thể biết được nhiều điều đáng ngạc nhiên về loại văn hóa mà ứng viên này đã làm tốt hay không.
Khi gọi, bạn hãy hỏi người quản lý hay đồng nghiệp của ứng viên xem họ thích nhất hay ghét nhất những kiểu văn hóa nào. Bạn sẽ có cái nhìn thật sự trực quan về ứng viên tiềm năng này. Và bạn sẽ hiểu ứng viên này có thực sự ghét vị trí trước đó của họ hay không (hoặc có thể là tại sao).
Vì vậy, bất cứ điều gì bạn làm trước khi ký hợp đồng với ứng viên, hãy gọi người tham chiếu của họ xem ứng viên của bạn có thực sự phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp bạn hay không.
Xem thêm: Tại sao phải đào tạo nhân sự
Doanh nghiệp sẽ hưởng lợi ích lâu dài từ tuyển dụng nhân viên phù hợp văn hóa
Văn hóa doanh nghiệp của bạn đóng một vai trò quan trọng trong tất các các khía cạnh của doanh nghiệp. Đó chính là một nguyên tắc giúp cho nhân viên của bạn một định hướng rõ ràng, đồng thời là một chất keo gắn kết mọi thứ lại với nhau.
Sử dụng 7 bước trong chiến lược này sẽ giúp bạn tuyển dụng được nhân viên phù hợp văn hóa doanh nghiệp của mình. Điều đó sẽ đảm bảo bạn có một đội ngũ nhân viên vui vẻ, năng suất, gắn kết và đa đạng hơn. Nhân viên nắm giữ văn hóa và giá trị của doanh nghiệp chính là những đại sứ thương hiệu tuyệt vời và họ sẽ là nhân tố mạnh mẽ thúc đẩy tinh thần đồng đội tại nơi làm việc.