14 câu hỏi để xây dựng tầm nhìn cho doanh nghiệp

14 câu hỏi tạo nên tầm nhìn doanh nghiệp

Trong bài viết trước tôi đã thảo luận về việc xác định tầm nhìn doanh nghiệp, bài này tôi sẽ giúp các bạn các ý tưởng để viết ra tầm nhìn cho doanh nghiệp của mình bằng một bộ các câu hỏi. Đây là một bộ câu hỏi khá hoàn chỉnh để giúp doanh nghiệp tự nghiên cứu và tạo ra tầm nhìn của mình. Nếu bạn muốn bộ câu hỏi hoàn chỉnh hơn nữa và sử dụng các công cụ đo lường tính khả thi của tầm nhìn thì hãy làm việc với nhà huấn luyện doanh nghiệp Lý Hà Thu.

Trước hết, bạn hãy hình dung một tương lai 3 hoặc 5 hoặc 10 năm tới, mà ở đó thị trường đang phát triển rất mạnh mẽ, doanh nghiệp của bạn đang phát triển thịnh vượng và đang cung cấp các sản phẩm dịch vụ hoàn hảo cho khách hàng. Vậy tương lai đó của bạn là gì, hãy trả lời những câu hỏi dưới đây:

Xem thêm: Tầm nhìn và Sứ mệnh khác nhau như nào

  1. Doanh nghiệp của bạn lớn như thế nào?
  2. Bạn sẽ dùng những nhân tố nào để đo lường thành công của bạn (càng chi tiết càng tốt)
    • Xếp hạng tương đối trong lĩnh vực của bạn
    • Thành công tài chính cho doanh nghiệp
    • Thành công tài chính cho cá nhân
    • Chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ
    • Đóng góp cho xã hội
  3. Những dòng sản phẩm hoặc dịch vụ quan trọng nhất là gì?
  4. Những sản phẩm hay dịch vụ nào bạn từ chối cung cấp
  5. Mô tả trải nghiệm mua hàng tại nơi bạn kinh doanh diễn ra như thế nào. Điều gì làm cho khách hàng trải nghiệm mua hàng một cách độc nhất.
  6. Khách hàng của bạn là ai? Bạn tìm họ như thế nào?
  7. Nếu bạn yêu cầu khách hàng liệt kê ra ba điều đáng giá nhất về doanh nghiệp của bạn, thì bạn nghĩ họ sẽ viết ra ba điều gì?
  8. Bạn mô tả phong cách quản lý của bạn như thế nào? (Chia sẻ quản lý? Từ trên xuống? Mô hình gia đình?)
  9. Bạn sẽ thuê loại người có tính cách như nào làm quản lý?
  10. Quan hệ của bạn với các nhân viên là gì? Họ nói gì về công việc của họ?
  11. Bạn làm gì hàng ngày? Bạn làm bao nhiêu việc?
  12. Cộng đồng đánh giá doanh nghiệp bạn như thế nào?
  13. Những nhà cung cấp nói gì về bạn?
  14. Các chuyên gia trong cùng lĩnh vực nói gì về bạn?
KHÁM PHÁ:  Bạn đang ở mức động lực nào?

Xem: 6 bước quan trọng cải tiến Dịch vụ Khách hàng

Để đảm bảo rằng tầm nhìn được viết ra hợp lý, bạn phải tạo ra một tầm nhìn đi sát với sứ mệnh của doanh nghiệp. Ngoài ra, tầm nhìn phải đo lường được bằng các công cụ mà bạn dự định sử dụng. Với tầm nhìn 3 năm hay 5 năm thì đạt được khá dễ dàng. Nhưng chúng ta nên cân nhắc liệu có nên viết ra tầm nhìn dài tới 10 năm không. Vì sao? Vì chúng ta không dễ để có thể hình dung ra chúng ta có thể đạt được một mục tiêu nào đó trong 10 năm tới. Nếu tầm nhìn đó quá xa vời và khó đo lường thì cần phải cân nhắc lại. Thay vào đó bạn nên ưu tiên vào đầu tư, bao gồm cả đầu tư trong học tập đào tạo và đi sâu vào tầm nhìn tương lai mà doanh nghiệp bạn có thể đạt được. Tầm nhìn phải nói rõ định hướng và thiết lập những mục tiêu ưu tiên. Tầm nhìn không nên cứng nhắc, không đổi được. Khi doanh nghiệp phát triển rút kinh nghiệm có thể thay đổi, thích ứng và phản ánh những kinh nghiệm đó vào tầm nhìn. Đó là lý do tại sao việc đặt ra giả thiết lại quan trọng đến vậy. Mỗi giả thiết tình huống đòi hỏi áp dụng những chiến thuật và chiến lược khác nhau.

Xem: 17 tuần và 7 cam kết của ActionCOACH

KHÁM PHÁ:  Hai thanh niên gánh nước – 2 sự lựa chọn – 2 cuộc đời

Để bạn lập được một tầm nhìn chuẩn mực cho doanh nghiệp của mình, hãy xem tiếp bài viết của tôi trong loạt bài về tầm nhìn: 8 bước để tạo ra một tầm nhìn vĩ đại.

 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *