3 thói quen sử dụng đồng tiền tạo nên người giàu và nghèo

thói quen chi tiêu tiền tạo nên người giàu và người nghèo
Tất cả đều bắt đầu cùng một số tiền giống nhau, chỉ khác nhau về triết lý sử dụng đồng tiền.

Có một ý nghĩ rất thú vị: “Sao bạn không thử làm việc toàn thời gian với công việc hiện tại và làm việc bán thời gian với thần tài của bạn?

Cảm giác của sẽ như nào khi bạn có thể nói “Tôi đang làm việc để trở nên giàu có hơn. Tôi không làm việc để đủ trả các tờ hóa đơn.” Khi bạn có kế hoạch làm giàu, bạn sẽ thực sự có động lực mạnh mẽ đến nỗi mà ngay cả trong giấc ngủ bạn cũng mơ thấy mình giàu có hơn.

Vì vậy, tôi muốn chia sẻ với bạn một công thức rất đơn giản để tạo nên sự thịnh vượng. Dưới đây là cách tôi phân bổ tiền như nào cho hợp lý.

Quy tắc 75/25

Số tiền thu nhập nhận được mỗi tháng, bạn hãy chia ra làm 2 phần 75 và 25. Bạn hãy học cách sống chỉ với 75% số tiền đó thôi. Trong 75% này bạn sẽ cần phải chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu như ăn uống, đi lại, may mặc, chi tiêu cho gia đình… và còn cả giải trí và tái đầu tư cho bản thân nữa. 25% số tiền còn lại bạn có thể sử dụng như sau:

Từ thiện

Trong số 25% số tiền thu nhập bạn không chi tiêu, hãy dành 5% cho từ thiện. Từ thiện là hành động bạn đóng góp cho cộng động và giúp đỡ những người nghèo, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn… Tôi tin rằng đóng 5% thu nhập của bạn cũng là một khoản khá lớn đó. Người làm từ thiện luôn được bạn bè tôn trọng, nhân viên kính nể và họ luôn có ý chí vươn lên rất mạnh mẽ.

KHÁM PHÁ:  Thuyết trình một cách thuyết phục hơn bằng 3 câu hỏi

Hành động cho đi này cũng cần phải học từ rất sớm, khi mà số tiền bạn có còn rất nhỏ. Bạn cho đi 100.000đ từ số tiền 2.000.000đ thì rất dễ phải không nào? Nhưng nó là con số tiền khá lớn nếu bạn có 20 tỷ đồng, con số tiền từ thiện sẽ là 1 tỷ đồng. Bạn có thể nói «Ôi, tôi mà có 20 tỷ thì chẳng có lý do gì tôi không cho đi 1tỷ đồng cả». Tôi cũng không chắc lắm. 1 tỷ đồng cũng là một khoản tiền lớn. Do vậy, bạn cũng cần tạo một thói quen nhỏ trước khi số tiền to kia nằm trong túi của bạn.

Đầu tư tài chính

Bạn cần phải dành 10% thu nhập để tạo nên sự thịnh vượng của riêng bạn. Với số tiền này, bạn có thể mua, bán, sản xuất, cung cấp dịch vụ… Điều cốt yếu ở đây là phải đưa tiền vào dòng chảy của tiền tệ, thậm chí đó chỉ là nguồn đầu tư bán thời gian.

Vậy bạn sẽ đưa số tiền này vào dòng chảy tiền tệ như thế nào? Có vô số cách. Hãy để trí tưởng tượng của bạn bay cao. Rà soát lại toàn bộ những kỹ năng bạn đã học được trong công việc hay những sở thích riêng của bạn; bất kỳ cái gì có thể chuyển đổi tiền đầu tư của bạn thành lợi nhuận hay thu nhập thụ động.

Bạn cũng có thể học cách mua sỉ một món hàng nào đó và đưa vào bán lẻ. Hoặc bạn có thể mua một mảnh đất, xây nhà và cho thuê… Hoặc có thể sử dụng số tiền 10% thu nhập này để mua chứng khoán và bắt đầu nguồn đầu tư từ đây. Không ai khác có thể biết rõ tài năng bí ẩn tiềm tàng trong con người bạn và chỉ chờ cơ hội bứt phá bằng chính bản thân bạn.

KHÁM PHÁ:  Cách đối xử rất hay với những người ghét mình

Tiết kiệm

10% số tiền thu nhập cuối cùng này hãy để dành tiết kiệm. Tôi cho rằng đây chính là phần thú vị nhất trong kế hoạch làm giàu của bạn bởi vì chính nó là điều mang lại sự ổn định cho cuộc sống của bạn lúc xế chiều mà không phải lo nghĩ gì nhiều. Giờ tôi sẽ định nghĩ về «người giàu» và «người nghèo» như sau:

Người nghèo tiêu tiền và tiết kiệm phần còn lại. Người giàu tiết kiệm tiền và tiêu phần còn lại.

Bạn hiểu ý tôi chứ? Có 2 người cùng kiếm được 20.000.000đ/tháng, và họ có số tiền thu nhập giống nhau trên tổng cả năm. Một người có triết lý tiêu tiền trước, số tiền còn lại để tiết kiệm, ví dụ tiêu hết 19.000.000đ, còn thừa lại 1.000.000đ, cho vào tiết kiệm. Người kia có triết lý tiết kiệm trước (tiết kiệm 10% số tiền là 2.000.000đ, và 10% cho đầu tư là 2.000.000đ, 5% cho từ thiện) và tính toán chi tiêu 15.000.000đ còn lại. Sau 5-10 năm nữa, bạn sẽ biết ngay ai giàu có và ai nghèo hơn.

Vì vậy, hãy nhớ 3 điều: từ thiện, đầu tưtiết kiệm, tạo thành một thói quen và nó sẽ có những ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống sau này của bạn. Nếu chỉ chú trọng hiệu quả theo ngày, theo tuần, theo tháng chỉ kết quả rất khó nhận ra. Nhưng nếu theo chu kỳ 5 năm chẳng hạn thì bạn sẽ thấy khác biệt rõ rệt. Và sau 10 năm thôi thì mọi thay đổi đều đã khác rất xa.

– Lý Hà Thu
Chuyên gia Huấn luyện Doanh nghiệp
ActionCOACH Việt Nam, tại Hà Nội

3 thoughts on “3 thói quen sử dụng đồng tiền tạo nên người giàu và nghèo”

  1. chào chị
    Em thấy bài viết của chị rất có ý nghĩa. Em muốn chia sẽ lên facebook mà không được.
    Nhờ chị hướng dẫn giúp em.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *