Nâng cao giới hạn lãnh đạo nhờ áp dụng Nguyên tắc cái nắp chặn

Nguyên tắc cái nắp của John Maxwell trong lãnh đạo

Cuối tuần vừa rồi, tôi đưa các con đi chơi và vào cửa hàng McDonald’s, một trong những chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh nổi tiếng nhất thế giới có ở Hà Nội. Bạn biết đấy, dù bạn có ăn ở đâu trên thế giới này, thì công thức làm món ăn của McDonald’s đều như nhau và vị của nó chắc chắn là gần gần như nhau. Và mỗi khi bạn cắn miếng đầu tiên, bạn luôn cảm thấy rất ngon và nhớ lại tuổi thơ lúc bạn được được ăn một bữa ăn vui vẻ đầu tiên với bạn bè.

Lúc đó con trai tôi có hỏi “Tại sao McDonald’s lại có thể mở và quản lý được nhiều cửa hàng ở Việt Nam và trên thế giới thế hả mẹ?“. Câu hỏi của con trai tôi lúc đó làm tôi nhớ ra Nguyên tắc vàng lãnh đạo số 1 của John MaxwellNguyên tắc cái nắp chặn.

Xem thêm: Nhân viên cần một người lãnh đạo chứ không phải một người bạn

Bạn có biết McDonald’s phát triển như nào không?

Thành công của McDonald’s đã tạo tiền đề cho hàng loạt các doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền khác trên toàn thế giới là nhờ Ray Kroc. Vào năm 1954, Ray Kroc đã kết hợp với anh em nhà McDonalds khi đó đang quản lý nhà hàng đầu tiên, để từ đó biến thành thương hiệu đồ ăn nhanh toàn quốc, và tiếp tục mở rộng nhượng quyền ra toàn thế giới.

Ray Kroc chính là người đã đẩy mô hình mở các chuỗi nhà hàng tiến xa hơn anh em nhà McDonalds có thể làm, bởi vì sự khác nhau giữa họ chính là một ví dụ điển hình cho khái niệm quan trọng nhất của lãnh đạo: “Nguyên tắc cái nắp chặn”.

Dick và Maurice McDonald đã có công dựng lên một công ty nhỏ nhưng chỉ thành công ở Nam California. Họ vẫn đủ sống thoải mái. Bánh hamburger của họ rất là nổi tiếng. Nhưng cái nắp thành công của họ rất thấp. Họ không có tầm nhìn để dẫn dắt công ty của họ trở nên nổi bật như thế. Họ là những nhà quản lý tài ba, nhưng tư duy của họ bị cái nắp nó chặn lại ở những gì họ có thể làm.

Ngược lại, cái nắp lãnh đạo của Kroc thì cao ngút trời. Giữa những năm 1955 đến 1959, Kroc đã mở thành công 100 nhà hàng McDonald’s. Bốn năm sau đó, có tới 500 nhà hàng McDonald’s được mở. Ngày nay, công ty này đang có hơn 35.000 địa điểm trên hơn 120 quốc gia toàn thế giới.

Xem thêm: 4 Bí quyết phát triển kỹ năng lãnh đạo

Nguyên tắc cái nắp chặn của John Maxwell

Nguyên tắc cái nắp chặn chính là lời giải thích hợp lý nhất về giá trị của lãnh đạo. Nếu bạn có thể nắm bắt được nguyên tắc này, bạn sẽ nhận thấy sự ảnh hưởng khó tin về lãnh đạo ở mọi lĩnh vực trong cuộc sống của bạn.

Điều này rất đơn giản: Khả năng lãnh đạo quyết định mức độ hiệu quả của nhà lãnh đạo. Nhà lãnh đạo càng có khả năng lãnh đạo cao, thì cái nắp về tiềm năng của người đó càng cao.

Khả năng lãnh đạo của bạn, dù tốt hay xấu, sẽ luôn quyết định sự ảnh hưởng tới doanh nghiệp, đội ngũ hoặc tính cách cá nhân của bạn.

Nếu khả năng lãnh đạo của bạn đạt 8 điểm trên thang điểm từ 1-10, thì tính hiệu quả của bạn sẽ không bao giờ cao hơn quá 7 điểm. Nếu khả năng lãnh đạo của bạn được 4 điểm, thì tính hiệu quả bạn sẽ luôn bị kẹt ở 3 điểm. Khả năng lãnh đạo của bạn, dù tốt hay xấu, sẽ luôn quyết định sự ảnh hưởng tới doanh nghiệp, đội ngũ hoặc chính cá nhân bạn.

Dù bạn tìm bất cứ đâu, bạn cũng có thể thấy những người tài năng, khôn ngoan có thể tiến xa và rất xa bởi vì giới hạn khả năng lãnh đạo của họ ở một tầm khác. Đó là lý do vào những lúc khó khăn, doanh nghiệp thường tìm cách thay độ ngũ lãnh đạo mới. Khi đất nước gặp khủng hoảng, họ sẽ bầu ra chủ tịch mới. Khi đội bóng bị thua liên tục, họ sẽ lại tìm một huấn luyện viên mới.

Tôi cũng có tin tốt cho bạn đây, thay lãnh đạo mới không phải là cách duy nhất để nâng cái nắp lên. Bạn hãy tiếp tục nghiên cứu, học tập và trau dồi khả năng lãnh đạo đó chắc chắn chính là con đường dành cho bạn.

Nếu bạn cảm thấy cái nắp của bạn đang kìm hãm bạn, ActionCoach luôn là người đồng hành đáng tin cậy giúp bạn nâng tầm lãnh đạo của mình lên. Bạn có thể liên hệ với tôi để nhận 1 giờ huấn luyện miễn phí và giúp bạn tìm ra con đường mà bạn đang theo đuổi.

Xem thêm: Lãnh đạo hay quản lý, chọn bên nào?

Hiểu rõ mức trần giới hạn

Trước khi bạn áp dụng Nguyên tắc cái nắp trong cuộc sống của mình, bạn cần phải hiểu rõ cái nắp của bạn là gì. Tôi có một số gợi ý cho bạn:

1. LIỆT KÊ NHỮNG MỤC TIÊU LỚN CỦA BẠN. Cố gắng tập trung vào những mục tiêu quan trọng, những thứ cần phải mất cả năm hoặc dài hơn để hoàn thành. Liệt kê ít nhất 5 thứ nhưng không quá 10 mục. Bây giờ bạn hãy xác định những mục cầ phải có người khác tham gia hoặc hợp tác với bạn. Với những mục này, khả năng lãnh đạo của bạn sẽ ảnh hưởng cực kỳ lớn tới tính hiệu quả của bạn.

2. ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN. Đánh giá khả năng của bạn theo thang điểm từ 1 đến 10 về các tiêu chí kỹ năng, tư duy lập kế hoạch và chiến lược, tầm nhìn, và kết quả.

Xem thêm: 7 tố chất khác biệt tạo nên nhà lãnh đạo xuất chúng

3. NHỜ NGƯỜI KHÁC ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG LÃNH ĐẠO CỦA BẠN. Hãy đặt 1 buổi nói chuyện với nhà huẩn luyện của bạn, người tư vấn hoặc cấp trên của bạn, vợ/chồng, hoặc với đồng nghiệp đồng cấp và với 3 nhân viên mà bạn đang lãnh đạo họ. Hỏi từng người đánh giá bạn trong 4 lĩnh vực nêu trên

4. NGHIÊN CỨU ĐIỂM SỐ CỦA BẠN. So sánh số điểm trung bình các đánh giá bạn nhận được từ những người khác với điểm số bạn tự đánh giá bản thân. Liệu những người khác nhìn nhận khả năng lãnh đạo của bạn tốt hơn hay kém hơn so với mong đợi của bạn? Nếu có một khoảng cách về điểm số đánh giá giữa bạn với những người khác, bạn sẽ nghĩ nguyên nhân là từ đâu? Bạn có sẵn lòng phát triển bản thân trong lĩnh vực lãnh đạo này không?

Trong trường hợp bạn cần hướng dẫn về tìm ra điểm số của bạn tôi luôn sẵn lòng đồng hành cùng bạn.

Coach Jenny Lý Hà Thu
Master NLP – Hypno Therapy – Timeline Therapy                                                             Chuyên gia Huấn luyện Doanh nghiệp Hiệu quả
Business Result Coach –
ActionCOACH
jennyly@actioncoach.com
Tel. 083 345 3888

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top