Mỗi doanh nghiệp cần phải có một kế hoạch kinh doanh bằng văn bản. Cho dù đó là định hướng hay thu hút các nhà đầu tư, bản kế hoạch kinh doanh rất quan trọng cho sự thành công cho doanh nghiệp. Nhưng, làm thế nào để bạn viết một kế hoạch kinh doanh?
SBA.gov – Cục Quản lý Doanh nghiệp nhỏ Mỹ gợi ý xây dựng kế hoạch kinh doanh truyền thống bao gồm:
- Vắn tắt bản kế hoạch – Bức tranh toàn cảnh cách vận hành doanh nghiệp
- Mô tả kinh doanh – mô tả những gì bạn làm
- Phân tích thị trường – nghiên cứu về ngành, thị trường và đối thủ cạnh tranh
- Tổ chức và quản lý – cơ cấu quản lý và kinh doanh của bạn
- Dịch vụ hoặc sản phẩm – các sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp
- Tiếp thị và bán hàng – cách bạn tiếp thị doanh nghiệp và chiến lược bán hàng của bạn
- Nguồn tài chính – bạn cần bao nhiêu tiền trong 3 đến 5 năm tới
- Tài chính dự kiến – cung cấp thông tin như bảng cân đối kế toán
- Phụ lục – một phần tùy chọn bao gồm năng lực và giấy phép
Tuy vậy, bước khởi đầu có thể khó thực hiện. Vì vậy, tôi đề xuất bảy bước để viết một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo phù hợp với xu thế hiện đại ngày nay.
Bước 1. Nghiên cứu, nghiên cứu và nghiên cứu.
Nghiên cứu và phân tích sản phẩm, thị trường và chuyên môn khách quan của bạn, ông William William Pirraglia, một giám đốc điều hành tài chính và quản lý cấp cao hiện đã nghỉ hưu, đã viết.
“Hãy cân nhắc dành gấp đôi số thời gian để nghiên cứu, đánh giá và suy so với thời gian bạn dự định bỏ ra để viết bản kế hoạch kinh doanh”.
Để viết kế hoạch hoàn hảo, bạn phải biết rõ về công ty, sản phẩm, đối thủ cạnh tranh và thị trường của mình.
Nói cách khác, trách nhiệm của bạn là phải biết mọi thứ bạn có thể tìm hiểu về doanh nghiệp của bạn và ngành mà bạn đang tham gia. Đọc mọi thứ bạn tìm thấy về ngành của bạn và nói chuyện với khách hàng tiềm năng của bạn.
Bước 2. Xác định mục đích của kế hoạch kinh doanh.
Theo định nghĩa trên trang Entrepreneur:
Bản kế hoạch kinh doanh là một tài liệu bằng văn bản mô tả bản chất của doanh nghiệp, chiến lược bán hàng và tiếp thị, nền tảng tài chính, và bao gồm cả báo cáo lãi lỗ dự kiến.
Tuy nhiên, kế hoạch kinh doanh của bạn có thể phục vụ một số mục đích khác nhau.
Nó cũng có một bản đồ định hướng để doanh nghiệp có thể lập kế hoạch cho tương lai và giúp tránh được những trở ngại trên đường. Phải ghi nhớ điều quan trọng này nếu bạn dùng vốn tự có hoặc tự khởi động doanh nghiệp của mình.
Nhưng, nếu bạn muốn thu hút các nhà đầu tư, kế hoạch kinh doanh của bạn sẽ có một mục đích khác và bạn sẽ phải viết một kế hoạch nhắm vào họ để nó phải rõ ràng và súc tích nhất có thể. Khi bạn xác định kế hoạch của mình, hãy đảm bảo rằng bạn cũng đã xác định các mục tiêu cá nhân trong đó.
Xem thêm: Xây dựng Mô hình Kinh doanh Canvas theo cách của TheLongHairs
Bước 3. Tạo một hồ sơ doanh nghiệp.
Hồ sơ doanh nghiệp bao gồm lịch sử doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ bạn đang cung cấp, thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu, nguồn tài chính và nguồn lực, cách bạn sẽ giải quyết vấn đề và điều gì làm cho doanh nghiệp của bạn trở nên độc đáo. Tham khảo “cách xây dựng Lợi thế bán hàng độc nhất.”
Hồ sơ doanh nghiệp thường được tìm thấy trên trang web chính thức của doanh nghiệp và được sử dụng để thu hút khách hàng tiềm năng và nhân tài. Tuy nhiên, hồ sơ của bạn có thể được sử dụng để mô tả doanh nghiệp trong bản kế hoạch kinh doanh. Nó không chỉ là một thành phần thiết yếu trong bản kế hoạch kinh doanh mà còn là một trong những phần đầu tiên của kế hoạch.
Luôn đặt hồ sơ doanh nghiệp trong tầm tay sẽ giúp cho việc lập kế hoạch dễ dàng hơn rất nhiều.
Xem thêm: 3 nhân tố chính giúp lập kế hoạch kinh doanh thành công
Bước 4. Viết chi tiết các khía cạnh của doanh nghiệp.
Các nhà đầu tư luôn mong muốn doanh nghiệp bạn vận hành sẽ mang lại lợi nhuận cho họ. Vì kỳ vọng này, các nhà đầu tư muốn biết mọi thứ về doanh nghiệp. Để hoàn thiện quy trình này, hãy ghi lại tất cả mọi thứ từ chi phí, dòng tiền và dự kiến phát triển. Ngoài ra, đừng quên các chi tiết có vẻ nhỏ nhưng rất lại rất quan trọng như chiến lược chọn địa điểm và các giấy phép kinh doanh.
Bước 5. Có một kế hoạch marketing chiến lược tại chỗ
Một kế hoạch kinh doanh tuyệt vời sẽ luôn bao gồm một kế hoạch marketing chiến lược và tích cực. Điều này thường bao gồm đạt được các mục tiêu tiếp thị như:
- Giới thiệu sản phẩm mới
- Mở rộng hoặc lấy lại thị trường cho các sản phẩm hiện có
- Gia nhập khu vực thị trường mới
- Tăng doanh số bán hàng trong một sản phẩm, thị trường hoặc phạm vi giá cụ thể. Doanh nghiệp này sẽ đến từ đâu? Hãy ghi chi tiết.
- Cross-Selling (hoặc đóng gói) một sản phẩm với một sản phẩm khác
- Giao kết hợp đồng dài hạn với khách hàng mong muốn
- Tăng giá mà không cắt giảm số liệu bán hàng
- Tinh chế sản phẩm
- Có chiến lược tiếp thị nội dung
- Tăng cường sản xuất / giao hàng
Mỗi mục tiêu tiếp thị nên có một vài mục tiêu (tập hợp của các mục tiêu) và chiến thuật để đạt được những mục tiêu đó.
Trong phần mục tiêu của kế hoạch tiếp thị của bạn, bạn tập trung vào câu hỏi “Cái gì?” và “Tại sao?” cho các nhiệm vụ tiếp thị trong năm tới.
Trong phần thực hiện, bạn tập trung vào các lĩnh vực thực tế, chi tiết từng phần theo câu hỏi Ai, Ở đâu, Khi nào và Như thế nào. Đây là phần sống còn trong khâu marketing.
“Tất nhiên, để đạt được mục tiêu tiếp thị sẽ cần phải có chi phí. Lập kế hoạch tiếp thị cần có một phần trong đó bạn phân bổ ngân sách cho từng hoạt động được lên kế hoạch “. Sẽ tốt hơn khi bạn tạo ngân sách riêng cho giờ lao động của nhân viên và các chi phí bên ngoài.
Xem thêm: 3 cách phổ biến đo lường mức độ thành công trong kinh doanh
Bước 6. Điều chỉnh bản kế hoạch kinh doanh thích ứng với người đọc.
Ai sẽ là người đọc bản kế hoạch kinh doanh của bạn? Họ sẽ là một nhóm rất đa dạng từ ngân hàng cấp vốn, nhà đầu tư cho đến nhân viên của bạn.
Mặc dù nhóm này đa dạng nhưng nó chỉ gồm một số ít người mà bạn đưa cho học đọc. Và mỗi loại người đọc sẽ chỉ chú ý tới những lợi ích tiêu biểu nhất định.
Nếu bạn biết trước họ sẽ quan tâm tới điều gì, bạn có thể cân nhắc chuẩn bị kế hoạch riêng cho những đối tượng cụ thể đó.
Ví dụ, nhân viên ngân hàng sẽ quan tâm nhiều hơn đến bảng cân đối kế toán và báo cáo dòng tiền, trong khi các nhà đầu tư sẽ xem xét khái niệm kinh doanh cơ bản và đội ngũ quản lý của bạn. Tuy nhiên, nhân viên quản lý trong doanh nghiệp của bạn sẽ sử dụng kế hoạch này để nhắc nhở bản thân về các mục tiêu.
Vì thế, bạn hãy nhớ sửa đổi bản kế hoạch kinh doanh này tùy thuộc vào đối tượng đọc nó. Tuy nhiên, nên hạn chế thay đổi quá nhiều gây rối loạn bản kế hoạch và mất cái mạch xuyên suốt của nó. Điều này có nghĩa là khi chia sẻ kế hoạch tài chính, bạn phải chú ý các con số phải trùng khớp trên tất cả các bảng tính.
Xem thêm: Tại sao chủ doanh nghiệp cần Đòn bẩy trong kinh doanh?
Bước 7. Giải thích tại sao bạn quan tâm.
Cho dù bạn chia sẻ kế hoạch kinh doanh của mình với nhà đầu tư, khách hàng hoặc thành viên nhóm, kế hoạch của bạn cần thể hiện rằng bạn đam mê và tận tâm, và bạn thực sự quan tâm đến doanh nghiệp và kế hoạch của mình. Bạn có thể thảo luận về những sai lầm mà bạn đã học, liệt kê các vấn đề hy vọng sẽ giải quyết, mô tả các giá trị và thiết lập những gì khiến bạn nổi bật trong thị trường cạnh tranh.
Bằng cách giải thích rõ lý do tại sao bạn quan tâm đến doanh nghiệp của mình, bạn càng tạo ra một kết nối cảm xúc với những người khác để họ sẽ hỗ trợ tổ chức của bạn tiến lên phía trước.
Theo entrepreneur.com