Làm thế nào để nói chuyện với sếp về vấn đề tăng lương

làm thế nào để nói chuyện với sếp về vấn đề tăng lương
Làm thế nào để nói chuyện với sếp về vấn đề tăng lương

Không chỉ gặp gỡ và làm việc với các nhà lãnh đạo trong thời gian làm công tác huấn luyện doanh nghiệp, tôi cũng gặp nhiều nhân viên cần mẫn, làm việc chăm chỉ. Nhưng đôi khi họ cũng cảm thấy công việc họ đang làm có gì đó không ổn. Một vài trong số đó hỏi tôi rằng: “Làm thế nào để sếp tăng lương cho tôi?”, “Làm thế nào để tôi được thăng chức?”, “Tại sao tôi không được nhận lương ngoài giờ?”. Đó là những câu hỏi khá phổ biến và tôi không đứng về phía nào cả.

Khi làm việc trong lĩnh vực huấn luyện doanh nghiệp, tôi biết rõ tâm tư của các sếp là như thế nào. Tôi nêu ra dưới đây 7 câu hỏi các sếp có thể sẽ hỏi bạn trước khi tăng lương cho bạn. Hãy đặt mình vào vị trí của các sếp, trả lời 7 câu hỏi này và chắc chắn bạn sẽ được tăng lương như ý muốn.

 

1. Bạn đã có thể LÀM ĐƯỢC GÌ cho tôi? Các sếp không quan tâm bạn là ai hay bạn giỏi điều gì, cho đến khi họ thực sự biết bạn đã làm được gì cho sếp. Hãy đạt những kết quả công việc trên cả tuyệt vời đi, hoặc hãy làm việc mà không cần nhiều hướng dẫn, cầm tay chỉ việc của sếp và sếp sẽ ngay lập tức nhận ra giá trị công việc của bạn.

Xem thêm: 8 Bí mật dẫn tới Thành công


2. Tại sao điều đó lại QUAN TRỌNG với tôi? Các sếp luôn tìm kiếm điều gì đó quan trọng đối với họ hơn là đối với bạn. Hãy làm điều gì đó giúp cho sếp của bạn nhìn thấy sự tiến bộ hoặc điều gì đó giúp doanh nghiệp phát triển và họ sẽ chắc chắn trọng thưởng bạn. Bạn hãy tìm ra họ muốn và cần gì nhất, rồi hãy làm điều đó và để cho các sếp chú ý mà không cần phải cố tình lôi kéo sự chú ý của sếp.

KHÁM PHÁ:  30 tuyệt chiêu viết tiêu đề hấp dẫn

Xem thêm: “Vòng tròn vàng” của Simon Sinek truyền cảm hứng như thế nào?


3. Liệu đó có phải là NHIỀU HƠN những gì tôi có? Dù bạn là ai thì bạn cũng luôn muốn nhận nhiều hơn. Khi sếp nhận được kết quả từ bạn nhiều hơn sếp mong đợi, điều đó cho họ cảm thấy họ thật là sáng suốt khi có bạn làm việc cho họ.

Xem thêm: Quy tắc quản lý thời gian 40-30-20-10


4. Liệu có phải TỐT HƠN là những gì tôi nhận được? Thậm chí có những ông sếp luôn thích số lượng cũng luôn tìm kiếm chất lượng trong mỗi nhiệm vụ công việc của bạn. Khi bạn tạo được những kết quả chất lượng cao vượt xa sự mong đợi của sếp, thậm chí xa hơn cả sự mong đợi của sếp to hơn nữa, giá trị của bạn sẽ được các sếp nhìn nhận và đánh giá.

Xem thêm: Hãy bắt đầu ngày mới với những công việc quan trọng nhất


5. Liệu có NHANH HƠN là những gì tôi đạt được? Thời gian là tiền bạc. Đơn giản đó chỉ là một thực tế. Sếp của bạn có thể quát mắng nhặng xị bắt bạn phải tăng tốc độ, và cũng bởi vì ông sếp to hơn cũng đang sờ gáy họ yêu cầu nhanh hơn nữa. Nếu bạn có thể làm việc nhanh hơn sếp của bạn mong đợi, điều đó sẽ thực sự nâng tầm của bạn lên cao hơn những nhân viên khác đang vật lộn hoàn thành công việc đúng thời hạn.

Xem thêm: Tầm quan trọng của Quản lý thời gian

KHÁM PHÁ:  Làm gì khi ở nhà mùa dịch Covid-19?

6. Liệu có GIẢM CHI PHÍ hơn những gì tôi đang chi trả? Chi phí luôn là vấn đề nảy sinh đầu tiên trong tâm trí sếp của bạn. Nếu kết quả là giảm chi phí vượt xa mức mong đợi, bạn thực sự là viên kim cương trong mắt họ. Chỉ cần quan tâm tới các nhân tố chi phí trong mọi công việc bạn sẽ tăng được giá trị của mình so với những nhân viên khác.

Xem thêm: Tăng hiệu quả bán hàng – Một số chiến lược hữu ích


7. Liệu có ÍT RỦI RO HƠN những gì tôi đang làm không? Hầu hết các ông sếp đều thích thú quan tâm tới những dự án mới, nhiều rủi ro, và một bước lên đến đỉnh vinh quang nhưng bên cạnh đó là những khả năng trượt ngã và thất bại càng nhiều hơn. Bạn hãy là người giúp sếp của bạn đón nhận dự án lớn hơn và tốt hơn một cách an toàn.

Xem thêm: 20 bài học kinh nghiệm xương máu tôi trải qua trong sự nghiệp


 

Nếu bạn không cố gắng chú ý xem sếp mong muốn gì từ bạn, tại sao họ phải trả lương cho bạn cao hơn và nâng đỡ bạn tiến triển trong sự nghiệp? Hy vọng của bạn sẽ thành công ra sao nếu bạn chỉ có trong tay những điều như: không làm được điều gì cho sếp, không quan trọng với sếp, làm được ít hơn họ mong muốn, chất lượng công việc thấp, mất nhiều thời gian hơn, tốn kém chi phí hơn những gì họ đang chi trả, và gây ra nhiều rủi ro hơn cho họ?

Sếp của bạn không phải kẻ ngốc. Nếu bạn không quan tâm tới kỳ vọng của sếp thì bạn đang lừa phỉnh chính bạn.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *