Bài học từ những nhà vô địch Olympics

Bài học từ những nhà vô địch Olympics
Bài học từ những nhà vô địch Olympics

Huấn luyện doanh nghiệp và huấn luyện thể thao có khá nhiều điểm chung. Để có được một vận động viên đẳng cấp Olympics đòi hỏi phải có một người huấn luyện viên tài ba đồng hành luôn thúc đẩy, hướng dẫn VĐV đó đạt được tới đỉnh vinh quang. Nhân kỳ Olympics Brazil sắp tới, tôi mong muốn các chủ doanh nghiệp cùng hòa mình vào không khí sôi động của các vận động viên để cùng họ vượt qua những trở ngại khó khăn và thể hiện mình là nhà vô địch Olympics trên thương trường kinh doanh.

Trở thành vô địch Olympics cần yếu tố gì?

Chắc chắn bạn có biết về vua nước rút số 1 thế giới Usain Bolt, người đang giữ kỷ lục thế giới cự ly 100 mét với thời gian 9,58 giây. Và bạn biết rằng để vượt qua mỗi 0,01 giây đó Usain Bolt đã phải nỗ lực biết bao nhiêu và đằng sau anh ta là một người huấn luyện viên tài ba thế nào.

Usain-Bolt-luyen-tap
Huấn luyện viên luôn ở bên Usain Bolt mỗi khi luyện tập

Bạn biết đấy, Usain Bolt không chỉ ganh đua với những vận động viên hàng đầu thế giới khác mà hơn hết chính là ganh đua với chính mình.

“Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của bạn là chính bạn”.

Một trong những điều mà đa số các chủ doanh nghiệp thường bỏ qua và không chú ý, đó chính là những vận động viên không chỉ nỗ lực hết mình để chiến thắng, mà còn lập kỳ tích với “Thành tích Cá nhân” của riêng họ. Đây là một thái độ rất tích cực và cực kỳ tuyệt vời của những chủ doanh nghiệp và đội ngũ nhân viên của họ nhằm thúc đẩy tốc độ phát triển của doanh nghiệp.

Không phải lúc nào trở thành nhất thế giới mới là điều tốt nhất, (mặc dù ai trong số chúng ta cũng đang nỗ lực làm điều đó). Điều quan trọng nhất là mỗi cá nhân phải tự nỗ lực hết mình tìm kiếm mọi cách để làm việc hiệu quả tốt hơn từng chút một. Nếu bạn tự xác định được và tự ghi chép lại được những nỗ lực cao nhất của bạn trong từng lĩnh vực của hoạt động kinh doanh, điều này chắc chắn sẽ giúp bạn đặt ra được các mục tiêu mỗi ngày/tuần/tháng và sẽ luôn thúc đẩy bạn tiến bộ để đạt kết quả tốt hơn. Nếu chúng ta thực sự tập trung vào những gì chúng ta muốn đạt hiệu quả hãy đo lường nó và kiểm soát nó thường xuyên, thì chúng ta mới cải thiện nó được.

KHÁM PHÁ:  Nhà huấn luyện Doanh nghiệp giúp Chủ Doanh nghiệp điều gì?
Luôn có huấn luyện viên ở bên Usain Bolt mỗi khi luyện tập
Để lập vượt qua từng mili giây, Bolt phải không ngừng nỗ lực bản thân

Xem thêm: Lập mục tiêu hiệu quả bằng NLP với bộ 10 câu hỏi

Bài học của các nhà vô địch Olympics giúp gì cho bạn?

Chỉ cần tạo ra một chút ganh đua nhỏ, không phải là thi đua giữa những nhân viên trong nhóm hay doanh nghiệp của bạn với nhau, mà mỗi cá nhân tự lập thành tích thi đua với chính bản thân họ so với hiệu quả công việc của họ trước đây. Và còn điều quan trọng nữa là chúng ta không tập trung vào thi đua, chúng ta tập trung vào nâng cao hiệu quả thành tích cá nhân trong công việc. Là một Chuyên gia Huấn luyện Doanh nghiệp, tôi rất thích câu nói của Jim Rohn:

“Đừng bao giờ ước cuộc sống này dễ dàng hơn, hãy ước bạn là giỏi hơn!”

Nếu bạn chỉ cần cải thiện được một vài hiệu quả công tốt nhất cho bản thân mình thôi, thì cuộc sống của bạn cũng đã dễ dàng hơn rất nhiều rồi.

Xem thêm: Thuyết trình một cách thuyết phục hơn bằng 3 câu hỏi

Những thành tích cá nhân mà bạn có thể nỗ lực cải thiện trong kinh doanh là gì? Nếu bạn cảm thấy một điểm nào đó mà bạn hơi kém một chút, hoặc bạn cảm thấy làm việc đó rất khó khăn, thì đó có lẽ chính là cái bạn cần phải chọn để cải thiện. Dưới đây tôi có một số ví dụ những mục bạn có thể đo lường hàng ngày/tuần/tháng để bạn có chút thông tin động não:

  • Số người bạn giao tiếp
  • Số cơ hội bạn tạo ra hoặc nắm bắt được
  • Tỷ lệ chuyển đổi từ cơ hội thành khách hàng
  • Số lượng khách hàng bạn phục vụ
  • Giá trị bán hàng trung bình có được trên mỗi khách hàng
  • Số lượng hàng bán trên đầu mỗi sản phẩm/dịch vụ
  • Số lượng người tham dự sự kiện/hội thảo
  • Tổng lượng bán hàng
  • Lợi nhuận biên theo ngày/tuần/tháng của từng nhóm nhân viên
KHÁM PHÁ:  Sự khác nhau giữa Huấn luyện và Tư vấn Doanh nghiệp

Rất nhiều chủ doanh nghiệp luôn cần ai đó giúp giám sát họ thực hiện tốt công việc. Họ rất dễ đặt ra được mục tiêu nhưng rồi giấu nhẹm nó đi khi họ không muốn tập trung vào nó. Trong trường hợp này họ cần có Nhà huấn luyện Doanh nghiệp giúp đỡ – đó là lý do tại sao tất cả các vận động viên hàng đầu thế giới và những nhà lãnh đạo kinh doanh tài ba đều cần một người huấn luyện ở bên cạnh.

Xem thêm: “Vòng tròn vàng” của Simon Sinek truyền cảm hứng như thế nào?

Bạn thử tưởng tượng nếu bạn có 5-7 lĩnh vực kinh doanh mà bạn xác định đó chính là những “thành tích cá nhân” và thậm chí chỉ cần tạo ra một cải tiến nho nhỏ thôi. Hãy tưởng tượng nếu bạn thúc đẩy cả đội ngũ nhân viên của bạn tập trung vào “thành tích cá nhân” của riêng họ, và bạn hãy quan sát xem điều gì sẽ xảy ra. Hãy công nhận điều đó là thành quả cá nhân của riêng họ, đừng nói rằng đó là làm vì bạn hay vì công ty và đừng bao giờ nói đó là thành quả của bạn hay của công ty. Bạn thử nghĩ xem điều đó tốt cho doanh nghiệp của bạn thế nào và nó thúc đẩy nhân viên bạn làm việc mạnh mẽ ra làm sao!

Tôi hy vọng bạn đã hình dung ra thành công của toàn bộ doanh nghiệp của bạn sẽ như nào khi mọi nhân viên đều lập được hiệu quả thành tích cá nhân của riêng họ. Và còn bạn thì sao? Bạn sẽ đặt mục tiêu mới cho “thành tích cá nhân” của bạn là gì? Hãy comment ở bên dưới để cùng thảo luận nhé.

– Lý Hà Thu
Chuyên gia Huấn luyện Doanh nghiệp
ActionCOACH Việt Nam, tại Hà Nội

2 thoughts on “Bài học từ những nhà vô địch Olympics”

  1. Sống phải hạnh phúc

    Thật ngưỡng mộ những con người đã thành công và những vận động viên vô địch olympic, họ thực hành, họ luyện tập, họ thất bại, họ đau đớn nhưng vẫn có những nhà vô địch từ đó xuất hiện. Đúng là phải ước mình giỏi hơn thay vì mong bớt khó khăn. Khó khăn hoặc mục tiêu còn phía trước nhưng đúng như bài viết chia sẻ các vận động viên olympic còn phải cạnh tranh với chính mình, còn với tôi, tôi chọn chứng minh bản thân mình có thể làm được. Mỗi ngày làm việc cần làm để vươn tới mục tiêu, áp dụng nguyên tắc và kỷ luật của bản thân chính là con đường duy nhất. Nếu bản thân lười biếng thì ngoài kia có biết bao nhiều người đang chứng tỏ bản thân họ thật giỏi giang và thành công. Phải giống như tinh thần thi đấu olympic, vô nghĩa nhất chính là chấp nhận thất bại.

  2. Nguyen Quang

    Cảm ơn Chị Thu về bài viết rất sâu sắc này. Đọc bài viết của Chị tôi chợt thấy rằng mình còn phải phấn đấu rất nhiều để có thể tốt hơn một chút mỗi ngày. Nghĩ lại thì thấy đúng là những vận động viên họ phải tập luyện cực kỳ vất vả mới đạt được thành tích khủng khiếp đến thế.
    Ở Việt Nam mình có Nguyễn Thị Ánh Viên. Mỗi năm Ánh Viên bơi đến 5000km, mỗi ngày sẽ là 14km với thời gian bỏ ra phải đến 6-8 tiếng bơi liên tục mỗi ngày chỉ với mục đích là nhanh hơn và tốt hơn từng tí một.
    Tôi chợt nghĩ, tôi đã dành được bao nhiêu giờ mỗi ngày để nỗ lực nâng cao kiến thức và kỹ năng cho bản thân? Chắc chỉ được 30 phút đến 1 giờ mỗi ngày. Tôi cần phải thay đổi nếu tôi muốn giỏi hơn chính bản thân tôi hiện tại. Một lần nữa cảm ơn Chị đã giúp tôi hiểu được điều này.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *