Làm thế nào để xây dựng một đội ngũ nhân viên năng động?

Là một nhà huấn luyện doanh nghiệp, tôi phải luôn kiên trì tìm hiểu giải quyết khó khăn của các doanh nghiệp, và điều đó làm tôi mất khá nhiều thời gian để thực hiện nó. Tôi cũng gặp nhiều người mắc phải lỗi trong công việc khi họ chỉ là những người đưa ra các vấn đề, chứ không phải là giải pháp.

Bất cứ ai cũng có thể dễ dàng chỉ ra sự tồn tại của một vấn đề. Những người biết đặt giải pháp lên bàn để giải quyết vấn đề mới chính là những người thực sự có thể xoay chuyển cả thế giới.

Trong suốt thời gian làm việc với các chủ doanh nghiệp và nhân viên của họ, tôi nhận ra rằng, con người được chia ra làm 2 loại: Người thực hiệnngười phàn nàn. Đối với những doanh nghiệp thành công nhất, thường có số người thực hiện lớn hơn nhiều số người phàn nàn.

Thách thức lớn nhất đối với các chủ doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo là tìm cách thu hút, duy trì và nuôi dưỡng những người năng động. Dưới đây là một số điều tôi chia sẻ với các chủ doanh nghiệp.

lam the nao de xay dung doi ngu nhan vien nang dong

Xem thêm: Xây dựng Sơ đồ Tổ chức Doanh nghiệp như thế nào?

Tuyển dụng chậm và Sa thải nhanh

“Những nhà quản lý giỏi nhất biết thu hút những nhân sự mà họ không phải quản lý”

Cách tốt nhất, và duy nhất, đó chính là hãy Tuyển dụng chậm và Sa thải nhanh. Điều này nói thì dễ nhưng làm thì chẳng dễ chút nào.

Ngay cả tôi, trong quá khứ khi vận hành doanh nghiệp riêng của mình, tôi cũng mắc phải vấn đề là tuyển dụng chóng vánh nhưng lại tránh sa thải nhân viên bằng mọi giá. Tuy nhiên, sau đó tôi đã nhận ra rằng đây là một hành vi rất ích kỷ và hèn nhát.

Khi tuyển dụng, tôi đã học cách làm chậm lại quy trình. Dành thêm thời gian ngâm cứu lý lịch làm việc của họ, và đó là cách duy nhất để tìm hiểu xem họ thực sự có phải là những nhân tố biết tự thân vận động không.

Mặt khác, việc sa thải một nhân viên trong nhóm “hay phàn nàn” luôn phải rõ ràng. Xét về khía cạnh cá nhân, việc chấm dứt hợp đồng với một nhân viên dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào luôn là điều đáng đau lòng, nhưng nó lại thực sự làm trong sạch nhân sự trong doanh nghiệp.

Chìa khóa của sự thành công trong lãnh đạo chính là sa thải đúng người. Phải đảm bảo rõ ràng, súc tích và thẳng thắn khi thông báo tin không vui. Nếu bất kỳ nhân viên nào không thể hiện được hiệu quả và thái độ tốt trong công việc như bạn mong đợi, bạn cần phải hành động và thực hiện thay đổi một cách quyết đoán.

KHÁM PHÁ:  Nhân viên cần một người lãnh đạo chứ không phải một người bạn

Xem thêm: Nhân viên cần một người lãnh đạo chứ không phải một người bạn

Xây dựng một tấm gương tốt

Người lãnh đạo luôn phải là người bắt nhịp cho toàn bộ doanh nghiệp, hãy tạo một tấm gương điển hình để mọi nhân viên nhìn nhận và làm việc theo.

Một ví dụ rất điển hình với một khách hàng là chủ doanh nghiệp mà tôi đã huấn luyện trong lĩnh vực khách sạn. Người chủ doanh nghiệp này luôn có xu hướng cầm tay chỉ việc từng nhân viên cho đến khi xong việc. Nếu tình huống nào khó quá mất nhiều thời gian để chỉ dẫn họ thì anh ấy tự mình làm lấy công việc này. Thậm chí khi có vấn đề về phần mềm máy tính, anh cũng nhấc máy điện thoại gọi cho công ty sửa chữa đến xử lý. Nó đòi hỏi anh mất rất nhiều thời gian cho công việc mà hiệu quả lại không cao. Mọi nhân viên của anh luôn cảm thấy mất tự chủ, thiếu cam kết trong công việc và thiếu động lực giải quyết vấn đề. Anh cảm thấy rất vất vả khi vừa làm chủ vừa làm nhân viên sau nhiều năm cho đến khi tìm đến huấn luyện doanh nghiệp.

Nếu bạn mong muốn nhân viên của bạn làm việc chăm chỉ và tạo ra hiệu quả công việc cao, bạn cần phải lãnh đạo bằng cách xây dựng một tấm gương. Bằng cách chứng minh cam kết của bạn với công việc và với vai trò lãnh đạo của bạn, bạn sẽ không chỉ tạo được sự tôn trọng của nhân viên, mà còn truyền cảm hứng nhiệt huyết và năng lượng làm việc tích cực của bạn tới từng nhân viên. Bạn cần phải thể hiện rõ cam kết của bạn không chỉ đối với công việc hàng ngày, mà còn tới từng lời hứa. Nếu bạn hứa cho nhân viên mở bữa tiệc vào thứ Sáu, thì hãy giữ lời. Bạn cần phải tạo danh tiếng vừa là một tấm gương làm việc chăm chỉ, vừa là một người lãnh đạo công bằng. Một khi nhân viên thực sự tôn trọng bạn, họ sẽ chung tay hoàn thành khối lượng lớn công việc một cách hiệu quả.

Khi bạn xác định tạo một tấm gương lớn cho nhân viên, bạn có thể không cảm nhận được nó, nhưng thực tế mọi nhân viên vẫn đang dõi theo từng hành vi của lãnh đạo. Chỉ một thời gian sau, những tấm gương tốt mà bạn tạo dựng sẽ ăn sâu vào từng bộ phận của văn hóa doanh nghiệp và lớn lên thành một bộ gốc rễ vững chắc.

KHÁM PHÁ:  Nâng cao giới hạn lãnh đạo nhờ áp dụng Nguyên tắc cái nắp chặn

Xem thêm: 4 Bí quyết phát triển kỹ năng lãnh đạo 

Huấn luyện nhân viên đúng lúc

Trước đây tôi ít khi sa thải nhân viên, nhưng tôi luôn đề cao vấn đề đào tạo nhân viên làm đúng theo mong muốn của mình.

Dù bạn có lựa chọn tuyển dụng nhân sự tốt như như thế nào và bạn tạo dựng được hình ảnh đẹp đẽ ra sao, đôi lúc nhân viên cũng sẽ làm bạn thất vọng với công việc. Khi xảy ra vấn đề này, cách tốt nhất là bạn cần phải huấn luyện nhân viên đúng lúc.

Điều quan trọng nhất là bạn phải kịp thời nhận biết một hành động sai khi mới xảy ra và giải thích cặn kẽ tình huống này với những nhân viên đang vật lộn với vấn đề đó.

Một trường hợp đã xảy ra với tôi khi một nhân viên tôi tin cậy nhất gặp vấn đề khúc mắc trong công việc và bị cuốn vào vòng xoáy phản ứng không tốt. Thay vì đợi đến buổi họp hàng tuần để đưa ra vấn đề này lên bàn giải quyết, tôi đã gặp trực tiếp nhân viên đó và giúp họ hiểu rằng bây giờ là lúc tìm giải pháp thay vì phản ứng và phàn nàn. Thông điệp đã được truyền đi và hành vi xấu đó biến mất ngay lập tức.

Nhân viên đó không nhận ra ngay lúc đó rằng họ đang gây ra vấn đề cho cả đội ngũ nhân viên. Dù sao đó cũng chỉ đơn thuần là phản ứng tự nhiên sau một chuỗi ngày làm việc mệt mỏi.

Tuy nhiên, chỉ một lời nhắc nhở nhẹ nhàng thôi cũng đủ giúp khởi động lại bộ máy hoạt động đầy sáng tạo của họ, và họ nhanh chóng tìm ra hướng giải quyết vấn đề.

Con người thường có xu hướng xóa dần ký ức theo thời gian. Nếu bạn để lâu không chỉnh sửa lại đội ngũ nhân viên ngay, bạn càng mất cơ hội giúp họ nhớ lại tình huống một cách chính xác và khó có thể giúp họ tiếp thu được lời hướng dẫn của bạn.

Xem thêm: Lãnh đạo hay quản lý, chọn bên nào?

Nói tóm lại, công việc chính của nhà lãnh đạo là thúc đẩy đội ngũ nhân viên của mình thể hiện được khả năng hoàn thành công việc cao nhất. Khuyến khích văn hóa hướng tới giải quyết vấn đề luôn là chìa khóa để đạt được thành công đó.

Coach Jenny Lý Hà Thu
Chuyên gia Huấn luyện Doanh nghiệp Hiệu quả
Business Result Coach –
ActionCOACH
jennyly@actioncoach.com
Tel. 083 345 3888

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *