Kinh doanh thành công bằng cách nào?

Làm cách nào kinh doanh thành công
Làm cách nào kinh doanh thành công

Xây dựng doanh nghiệp của riêng bạn

Con đường cao tốc để trở thành triệu phú chính là xây dựng doanh nghiệp cho riêng bạn. Nhưng điều này chẳng dễ chút nào. Phần lớn các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay được hình thành lên từ những người chủ doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm, và nhanh chóng thất bại.

Có lẽ lý do chính tại sao nhiều người khác không dám khởi sự doanh nghiệp là bởi vì họ lo sợ họ sẽ bị mất tiền đầu tư và còn nhiều lý do khác nữa. 99% doanh nghiệp thành lập bởi những người thiếu kinh nghiệm kinh doanh sẽ thất bại ngay trong năm đầu tiên, năm thứ hai hoặc thứ ba.

Xác định thành công là gì?

Để kinh doanh thành công bạn phải biết thành công với bạn nghĩa là gì? Bạn đạt được thành công khi bạn bước tới được mục tiêu đã định trước, vượt qua mọi vấn đề, thất bại hay khó khăn bằng nỗ lực và áp dụng đúng năng lực, nguồn lực và phương pháp.

Tại sao kinh doanh thất bại

Và lý do tại sao vậy? Đơn giản chỉ bởi vì họ không biết thành công là như thế nào. Họ không có chút ý tưởng làm thế nào để xây dựng một doanh nghiệp thành công. Họ chỉ khởi đầu bằng kiến thức họ có về sản phẩm hay dịch vụ, nhưng họ còn thiếu rất rất nhiều kiến thức và công nghệ vận hành một doanh nghiệp đi tới thành công.

Tại sao kinh doanh thành công?

Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là có tới 80% những người có kinh nghiệm kinh doanh lại gặt hái thành công với doanh nghiệp của mình. Giờ bạn sẽ hỏi tại sao lại thế? Lý do đơn giản là bởi vì những doanh nhân giàu kinh nghiệm biết rõ phải làm gì, biết rõ tại sao họ lại xây dựng doanh nghiệp này và biết rõ cách xây dựng tầm nhìn chiến lược dài hạn cho sự phát triển doanh nghiệp. Ngoài ra, họ còn biết cách làm thế nào để quản lý sản phẩm và dịch vụ. Họ biết cách gây dựng vốn và quản lý dòng tiền. Họ biết làm thế nào để thương thảo những hợp đồng có lợi cho họ. Họ biết bán hàng và làm thị trường. Họ biết quản lý tài chính. Nói cách khác, kinh nghiệm chính là chìa khóa. Để kinh doanh thành công nhanh nhất và hiệu quả nhất là bạn phải học cách làm thế nào.

Năng lực tạo nên sự khác biệt

Theo các nhà nghiên cứu Dunn và Bradstreet, 96% doanh nghiệp ở Mỹ thất bại bởi vì “thiếu năng lực quản lý”. Năng lực quản lý yếu kém nghĩa là người chủ doanh nghiệp thực sự không biết họ đang làm gì. Đa số họ là người chủ doanh nghiệp nhưng vẫn làm như một người làm công. Và dưới đây là 2 yếu tố chủ chốt của quản lý yếu kém gây thất bại trong kinh doanh:

Marketing và Bán hàng

Đầu tiên là yếu kém về quản lý bán hàng và marketing. 48% kinh doanh thất bị bởi vì doanh nghiệp không thể bán đủ số lượng sản phẩm và dịch vụ để duy trì và phát triển. Rất hiếm khi doanh nghiệp nào có doanh số bán hàng cao mà lại bị thất bại.

KHÁM PHÁ:  Phân tích PEST là gì?
Kiểm soát chi phí

Lý do thứ hai các doanh nghiệp thường thất bại – chiếm tới 46% – đó là khả năng kiểm soát chi phí kém cỏi. Họ bán được đủ số lượng hàng hóa và dịch vụ cần thiết ở đằng trước, nhưng họ lại mất đi khá nhiều tiền đầu tư ở đằng sau và rồi họ phá sản.

Bán hàng và marketing, tài chính chính và kiểm soát chi phí, cả hai đều cần phải có kinh nghiệm. Và nếu bạn thực sự nghiêm túc mong muốn tự do về tài chính, bạn phải học cách làm thế nào quản lý cả hai vấn đề này. Hiện nay bạn có thể tiếp cận dễ dàng các công cụ và chiến lược xây dựng doanh nghiệp đi tới thành công của ActionCOACH. Bạn có thể liên hệ với tôi để nhận 1 giờ huấn luyện miễn phí.

Xem thêm: Kẻ thành công phải biết lắng nghe

Bỏ may mắn sang một bên

Bạn cần phải học các kỹ năng bạn cần trước khi bạn muốn kinh doanh thành công.

Thành công trong kinh doanh không phải là vấn đề may mắn. Thành công là vấn đề của khả năng áp dụng thực tiễn. Nó còn là vấn đề của năng lực nữa. Và cả vấn đề về kinh nghiệm, kỹ năng và tài trí của người chủ doanh nghiệp. Tuyệt vời hơn nữa nếu bạn có thể học đúng điều bạn cần biết để thành công ngay trong lĩnh vực kinh doanh của bạn. Đó là lý do tại sao bắt đầu có nhiều chủ doanh nghiệp tại Việt Nam đã tìm đến các nhà Huấn luyện của ActionCOACH để có được con đường ngắn nhất đến thành công.

Áp dụng nguyên tắc 80/20

Tập trung làm những công việc quan trọng để ra quyết định nhanh chóng, Gia tăng hiệu suất và Làm ít được nhiều.

Làm việc có lựa chọn, tránh gây mệt mỏi. Trong mọi khía cạnh của kinh doanh, làm việc chỉ với 20% nỗ lực cũng dẫn tới kết quả đạt 80%. Hãy cố gắng làm cực giỏi trong vài lĩnh vực chủ chốt, còn hơn là làm khá trong nhiều lĩnh vực. Chỉ làm những việc mà bạn giỏi nhất, còn những việc khác thì thuê ngoài hoặc giao cho nhân viên làm.

Xem thêm: 10 cách thành công trong kinh doanh

Áp dụng quy tắc 40-30-20-10 trong quản lý thời gian

Quá nhiều công việc và quá nhiều lựa chọn sẽ nhanh chóng làm bạn bị kiệt sức hoặc không tạo ra hiệu quả công việc. Áp dụng quy tắc 40-30-20-10 để giúp bạn luôn tràn đầy năng lượng, thực hiện đúng những công việc quan trọng theo một quy trình hợp lý. Quy tắc này giúp bạn phân chia công việc theo thứ tự ưu tiên và không ưu tiên để xử lý hiệu quả nhất.

6W để Kinh doanh thành công

kinh doanh thành công
6Ws Kinh doanh thành công
Why – Biết tại sao

Mục đích thực sự bạn làm kinh doanh là gì? Doanh nghiệp của bạn cần lợi nhuận để sống, nhưng lợi nhuận lại không phải là điều mà kinh doanh hướng tới. Mục đích chính là đem lại giá trị cho cộng đồng và tạo nên một xã hội tốt đẹp hơn. Khi mất tầm nhìn này thì chúng ta sẽ mất ý thức về mục đích, mất cảm nhận về sở hữu, mất quan điểm tại sao chúng ta làm kinh doanh, và mất lý do tại sao lại làm công việc kinh doanh này. Hãy khởi sự kinh doanh khi bạn đam mê làm điều gì đó và muốn tạo ra giá trị mà bạn cảm thấy tự hào. Hãy truyền cảm hứng cho chính bạn và những người khác về một tầm nhìn rõ ràng. Xác định giá trị và tuân theo các giá trị đó.

KHÁM PHÁ:  ActionCOACH Foundation tặng học bổng khóa học Kinh doanh Cơ bản YESS Business Basic

Xem thêm: 8 Bí mật dẫn tới Thành công

Tập trung củng cố những năng lực khác biệt của bạn về lãnh đạo, làm việc nhóm, quản lý, kiến thức… mà đối thủ cạnh tranh không thể bắt chước được.

What – Biết cái gì

Tìm được sự cân bằng hợp lý trong công việc kinh doanh sẽ giúp bạn tiến bước và đẩy bạn nhanh chóng đến mục tiêu. Các doanh nghiệp đạt được thành tựu chiến lược thường cân bằng được 4 nhân tố chính: Tài chính, Khách hàng, Quy trình và Tăng trưởng.

Where – Biết ở đâu

Biết tập trung vào điểm nào mà chưa được khai phá sẽ giúp bạn bước tới thành công cực kỳ nhanh chóng. Bạn có thể nhớ tới câu chuyện này:

Một người thợ sửa chữa được gọi đến để sửa chiếc ô tô hay bị chết máy. Anh ta lắng nghe tiếng máy nổ một lúc, bước đến bên động cơ ô tô, đập đập vài cái rồi vặn vặn ở một điểm. Và rồi lạ chưa, động cơ ô tô bắt đầu nổ ròn rã đều đặn. Người thợ quay lại và đưa cho chủ xe hóa đơn 400$. Người chủ xe sửng sốt vì số tiền lớn cho thời gian làm việc quá ngắn liền yêu cầu anh ta ghi rõ những mục sửa chữa. Cuối cùng ông nhận được tờ hóa đơn ghi … 1$ trả công cho thời gian tôi làm việc, và 399$ trả công cho tôi biết sửa ở chỗ nào.

When – Biết khi nào

Lão Tử từng nói “Giá trị của hành động nằm ở thời gian. Thời gian là vàng bạc. Bạn không chỉ cần phải biết phải tiến thoái như nào mà còn phải biết khi nào. Chẳng hạn, giá trị của khách hàng xuất phát từ việc giao hàng đúng giờ.

Who – Biết ai

Theo Lee Iacooca “Cuối cùng, mọi vấn đề quản trị đều quy về ba chữ: con người, sản phẩm, và lợi nhuận. Con người đứng đầu tiên.” Nếu con người không thực hiện thì tầm nhìn doanh nghiệp của bạn không có giá trị, các chiến lược không có quyền năng và các nguyên tắc sụp đổ.

How – Biết làm thế nào

Biết quản lý quy trình, không phải là con người. Không chỉ tập trung vào những gì họ làm mà còn cả cách họ làm thế nào. Thiết lập doanh nghiệp đầy năng lượng và kết nối mọi điểm đầu và cuối của quy trình các hoạt động của doanh nghiệp và tạo ra giá trị tối ưu cho khách hàng.

Bài tập hành động kinh doanh thành công

Dưới đây là 2 điều bạn cần phải biết ngay lập tức để đảm bảo chắc chắn rằng doanh nghiệp của bạn phát triển thành công rực rỡ.

Đầu tiên, bạn hãy dành chút thời gian tiếp nhận những kiến thức và kinh nghiệm trong kinh doanh bằng cách học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước. Hoặc bạn có thể gặp nhà huấn luyện để học cách kinh doanh thành công từ hệ thống của ActionCOACH.

Thứ hai, hãy đọc và nghiên cứu thật nhiều sách về kinh doanh mọi lúc mọi nơi. Đọc một hoặc hai cuốn sách mỗi tuần và đọc các loại tạp chí về kinh doanh được xuất bản theo ngành mà bạn đang làm. Không bao giờ ngừng trau dồi kỹ năng và học tập kiến thức.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *