Chu kỳ vòng đời doanh nghiệp: Xây dựng, Phát triển, Trưởng thành và Sau Trưởng thành

Chu kỳ vòng đời doanh nghiệp
Chu kỳ vòng đời doanh nghiệp

Các giai đoạn của chu kỳ vòng đời doanh nghiệp

Hầu hết các chủ doanh nghiệp đều biết rõ về chu kỳ vòng đời doanh nghiệp và ngay cả chu kỳ vòng đời của sản phẩm. Mỗi giai đoạn đều có những đặc tính, cơ hội và thử thách riêng. Nắm bắt rõ được những đặc tính này, những doanh nghiệp phát triển thành công sẽ dễ dàng vượt qua được các giai đoạn của vòng đời doanh nghiệp vài lần.

Các giai đoạn bao gồm

  • Giai đoạn 0: Khởi nghiệp
  • Giai đoạn 1: Xây dựng
  • Giai đoạn 2: Tăng trưởng
  • Giai đoạn 3: Trưởng thành
  • Giai đoạn 4: Sau Trưởng thành

vòng đời doanh nghiệp

Giai đoạn 0: Khởi nghiệp

Là giai đoạn ban đầu, khi chủ doanh nghiệp lên kế hoạch xây dựng một mô hình kinh doanh và bắt đầu bước vào các giai đoạn đầu tiên của chu kỳ vòng đời doanh nghiệp. Trong giai đoạn này, mọi thành công của doanh nghiệp đều bắt đầu từ ý tưởng. Người chủ doanh nghiệp nhìn thấy một cơ hội kinh doanh mà những người khác không thấy và bắt đầu bằng cách xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh của mình.

Giai đoạn 1: Xây dựng.

Trong giai đoạn đầu của vòng đời doanh nghiệp, công việc kinh doanh bấp bênh, doanh thu thấp và rất ít lợi nhuận. Người chủ phải đầu tư cả thời gian và tiền bạc, sẵn sàng ứng phó với mọi biến động có thể xảy ra. Công việc kinh doanh rất rất kém nhưng đầy triển vọng. Những yếu tố môi trường bên ngoài và bên trong đều có những tác động rất rõ rệt lên sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

Mục đích của giai đoạn này là tạo một nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp, bán hàng có lợi nhuận và tạo một dòng tiền ổn định. Nếu doanh nghiệp thiết lập và xây dựng kế hoạch tốt trong giai đoạn này sẽ có cơ hội phát triển thành công rực rỡ sau này.

Giải đoạn 2: Tăng trưởng

Trong giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ liên tục gia tăng số lượng khách hàng thường xuyên. Doanh số bán hàng tăng trưởng đều và dòng tiền luôn tích cực. Nếu là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, sẽ có khoảng 10-15 nhân viên làm việc liên tục theo một chu trình vận hành trơn tru.

Khi tăng trưởng ở cấp độ phức tạp hơn, cần phải có một kế hoạch dài hạn đối với trách nhiệm và nhu cầu của doanh nghiệp. Lúc này doanh nghiệp cần phải tăng cường các chiến dịch quảng cáo cả trong giai đoạn xây dựng và tăng trưởng. Bên cạnh đó, cũng cần phải đảm bảo đầu tư đầy đủ các trang thiết bị và nhân sự để sản xuất và cung cấp dịch vụ hoàn hảo nhằm tạo danh tiếng tốt và mạnh mẽ. Người chủ doanh nghiệp cần phải cẩn trọng không mở rộng kinh doanh quá nhanh so với khả năng đáp ứng với thay đổi.

KHÁM PHÁ:  Các bước xây dựng Mục đích, Tầm nhìn, Sứ mệnh và Giá trị từ bên trong

Xem thêm: 3 nhân tố chính giúp lập kế hoạch kinh doanh thành công

Giai đoạn 3: Trưởng thành

Giai đoạn trưởng thành bắt đầu khi doanh thu đạt đến mức khổng lồ. Doanh nghiệp đang nắm bắt một lượng khách hàng cực tốt và dòng tiền ổn định thường xuyên. Thời điểm này cần tập trung nhiều hơn và lập kế hoạch một cách chi tiết và vững chắc. Trong giai đoạn tăng trưởng, những quyết định nhanh chóng thường mang lại cơ hội thành công rất lớn. Nhưng ở giai đoạn này, mọi thay đổi trở nên chậm chạp, do vậy cần phải lập những bản kế hoạch dài hơi và chi tiết hơn.

Trọng tâm tốt nhất trong thời điểm này của vòng đời doanh nghiệp là đánh giá lại sứ mệnh và tầm nhìn để điều chỉnh lại cho phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế hiện tại.

Xem thêm: 14 câu hỏi để xây dựng tầm nhìn cho doanh nghiệp

Mục tiêu chính của giai đoạn trưởng thành rất đơn giản. Duy trì lợi nhuận ở mức cao. Bạn đang đứng trên đỉnh vinh quang, giờ đây bạn phải giám sát công việc kinh doanh của mình để đảm bảo rằng bạn vẫn luôn duy trì ở đó. Trung tâm của vấn để quản lý chính là quản lý marketing và tài chính. Hãy xem ví dụ về công ty McDonald. Thậm chí chỉ cần nói lên cái tên và tôi chẳng cần nhắc với bạn rằng đó là một chuỗi nhà hàng, bởi vì bạn cũng biết họ bán gì rồi. Và phần lớn hơn 7 tỷ người trên thế giới này, chỉ cần nhắc đến tên cũng biết McDonald là gì. Coca-Cola cũng là thương hiệu tương tự.

Điểm chung của cả hai công ty này đều là họ có chiến dịch marketing và quảng cáo cực kỳ đều đặn. Mặc dù họ rất nổi tiếng, các chiến dịch của họ vẫn tràn ngập trên thị trường để đảm bảo rằng họ luôn là số một trong lĩnh vực này và hình ảnh của họ luôn nằm trong tâm trí mọi khách hàng. Hãy luôn ghi nhớ điều này và nghiên cứu họ thật sâu để áp dụng sao cho khách hàng không quên bạn và bạn chính là những gì họ cần.

KHÁM PHÁ:  Business Model Canvas là gì?

Vấn đề tài chính là vấn đề ưu tiên hàng đầu phải kiểm soát chặt chẽ. Những con số đó nói lên xu hướng của bạn. Hướng đi xuống, đi lên hay dao động. Lợi nhuận của bạn đang đi theo con đường nào? Đây chính là dấu hiệu cho bạn biết bạn đã bắt đầu bước sang giai đoạn sau trưởng thành hay chưa; và nó cũng giúp bạn tìm ra tại sao, khi nào và làm thế nào để thay đổi nó.

Xem thêm: 4 bước đơn giản để tính dòng tiền thuần

Giai đoạn 4: Sau trưởng thành

Giai đoạn cuối cùng của chu kỳ vòng đời doanh nghiệp bao gồm 3 khả năng có thể xảy ra:

  • Làm mới lại: Những lĩnh vực tăng trưởng mới làm tăng doanh thu và lợi nhuận
  • Trạng thái ổn định: Duy trì trì trạng thái trưởng thành liên tục
  • Suy thoái: Lợi nhuận bắt đầu giảm do quản lý kém; thường báo hiệu bằng dấu hiệu của doanh thu giảm, chi tiêu tăng.

Làm mới lại

Thông thường nếu doanh nghiệp có chiến thuật marketing thông minh, sẽ gây một cú sốc mới và tạo thêm chu trình tăng trưởng mới, mở rộng quy mô của sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

Trạng thái ổn định

Để duy trình một trạng thái ổn định, cần phải tập trung vào chăm sóc khách hàng hiện tại để biết họ đang cần những gì. Để làm việc này cần phải thực hiện một cuộc khảo sát nghiên cứu thị trường nhằm đạt được kết quả chính xác. Sau quá trình nghiên cứu và phát triển, trạng thại ổn định sẽ dừng lại và cần phải lái con tàu doanh nghiệp sang hướng làm mới lại. Hãy cẩn trọng, bởi vì không thể duy trình trạng thái ổn định mãi mãi vì nó sẽ rơi vào suy thoái nếu bạn không định hướng sang quá trình làm mới lại.

Xem thêm: Tại sao lãi mà chẳng thấy tiền

Suy thoái

Rất khó có thể đảo ngược được suy thoái vì những lý do sau:

  • Các tổ chức tài chính đều không mở rộng hầu bao cho bạn vay tiền vì doanh nghiệp đang khủng hoảng.
  • Các nhà cung cấp cũng giới hạn tín dụng và sẽ yêu cầu bạn trả tiền mặt trước khi cung cấp hàng.
  • Sản phẩm có thể bị lỗi nhiều hơn
  • Những nhận sự giỏi sẽ bỏ đi để tìm cơ hội tốt hơn, thiếu nguồn nhân lực cốt yếu, quá trình suy thoái càng đẩy nhanh hơn nữa.

Vậy làm thế nào để tránh bị suy thoái trong vòng đời doanh nghiệp? Hãy đọc bài tiếp theo của tôi về tránh suy thoái và bài học của Apple

Coach Jenny Lý Hà Thu
Master NLP – Hypno Therapy – Timeline Therapy                                                            
Chuyên gia Huấn luyện Doanh nghiệp Hiệu quả
Business Result Coach –
ActionCOACH
jennyly@actioncoach.com
Tel. 083 345 3888

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *