Tiền mặt là vua, còn dòng tiền là KingKong

Tiền mặt là Vua. Câu này chúng ta đã nghe khá nhiều khi khủng hoảng bắt đầu xảy ra. Vậy lý do tại sao nhiều người lại nói như vậy, chúng ta hãy cùng nhìn nhận từ góc nhìn kinh tế, từ trải nghiệm của tôi qua khủng hoảng năm 2008 và những diễn biến từ khi khởi đầu khủng hoảng năm 2020.

Tại sao Tiền mặt là Vua?

Ngày 16 tháng 3 năm 2020, nền kinh tế toàn cầu chuyển sang bear market (thị trường giảm giá) do tác động của đại dịch Covid-19 tràn sang Mỹ và các nước Châu Âu. Thị trường chứng khoán Mỹ mất hơn 20% giá trị chỉ trong 2 tuần, giá vàng tụt đỉnh từ 1.700USD/ouce xuống còn 1.450USD/ouce trong chưa đầy 2 tuần. Bitcoin chỉ mất 1 tuần để rớt giá từ hơn 9.000USD/BTC xuống dưới 4.000USD. Chỉ số giá đồng USD tăng vọt từ 94,5 lên gần 103 chỉ trong vòng 2 tuần hoảng loạn nhất của thị trường. Đó là do đâu các bạn?

Chúng ta đều biết khi thị trường bất ổn, vàng là nơi trú ẩn an toàn của các nhà đầu tư, đồng Yên Nhật và đồng Franc Thụy Sỹ cũng là kênh an toàn của các nhà đầu tư gần đây. Trái phiếu chính phủ là cửa an toàn để giữ vốn.

SP500 giảm hơn 25% giá trị về bằng mức đầu năm 2017
SP500 giảm hơn 25% giá trị về bằng mức đầu năm 2017
Vàng mất giá từ 1700USD/ouce
Vàng tụt giá từ 1700USD/ounce xuống mức thấp nhất 1450 cùng thời điểm SP500 mất giá. (thông thường giá vàng và chỉ số SP500 đi ngược nhau)
Tiền mặt là vua nên giá USD tăng mạnh mẽ
Cùng thời điểm đó chỉ số USD tăng gần 10%

Vậy tại sao tất cả các thị trường mất giá mạnh, kể cả vàng, nơi trú ẩn an toàn của nhà đầu tư cũng rớt giá. Bitcoin được coi là đồng tiền số dễ chi tiêu nhất cũng mất giá? Tiền đã đi đâu?

Vì tiền mặt là vua, tiền mặt là thứ có giá trị dễ thanh khoản nhất. Nên các nhà đầu tư bán tháo hết tài sản để mua Đô la Mỹ, làm đẩy giá đồng USD lên rất cao so với các đồng tiền mạnh khác trên thế giới.

Thông tin ngoài lề: Bạn có biết khi chiến tranh xảy ra, bạn có 1 tấn vàng cũng không bê đi tránh nạn được, nhưng chỉ cần chiếc điện thoại thông minh trong tay, tiền Bitcoin sẽ là đồng tiền thanh toán dễ mang theo nhất, ở nhiều nước trên thế giới. Đó là lý do nhiều nhà đầu tư ôm vàng và Bitcoin (tôi học được từ tỷ phú Macus).

Tiền mặt là Vua còn dòng tiền là KingKong (Cash is the King but Cash Flow is the Kong).

Bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008

Bạn có nhớ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 không? Tôi cũng đã bị hạ đo ván một cú rất đau, tôi gần như trắng tay sau nhiều năm tích góp. Nhờ vậy mà tôi đã rút ra được nhiều bài học tôi sẽ chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng lần này.

Nhiều người khác cũng như tôi, mất sạch. Khi khủng hoảng xảy ra, thị trường tài chính đảo chiều như lật bàn tay, nhiều nhà tỉ phú nhảy lầu và đồng thời sẽ tạo ra nhiều nhà tỷ phú khác mới nổi.

Khủng hoảng 2008, thị trường tài chính sụt giảm, nhà đất mất giá, nhiều người mất việc làm, nhiều công ty đổ vỡ. Vì vậy, nhìn lại những bài học sâu sắc đó xem có thể giúp tôi, giúp bạn dễ dàng nắm bắt cơ hội từ khủng hoảng này không? Nhiều người vẫn nói khủng hoảng sẽ làm cho đồng tiền biến mất. Nhưng thực tế, nó không mất đi, nó chỉ chuyển từ túi người này sang túi người khác (định luật “bảo toàn đồng tiền” phải không các bạn?). Tôi sẽ chia sẻ bài học tôi học được từ cuộc khủng hoảng để hiểu tại sao mọi người gọi tiền mặt là vua ở chỗ nào.

Trước khi bước sang phần tiếp theo, tôi muốn bạn xem xét một số câu hỏi là làm thế nào bạn có thể chuyển tiền từ túi người khác sang túi của mình? Nếu bạn chuẩn bị sẵn các giải pháp để giải quyết vấn đề này và bạn sẽ thoát khỏi mắc kẹt trong cái bẫy của suy thoái. Và bạn sẽ hiểu tại sao tiền mặt là vua trong thời khủng hoảng? Tại sao nhóm nhà giàu cầm tiền mặt trong tay lại càng giàu thêm? Làm thế nào để dòng tiền thành KingKong mang lại lợi nhuận khổng lồ cho bạn?

Tham khảo thêm: 5 Giai đoạn suy thoái trong vòng đời doanh nghiệp

Tiền mặt là Vua trong khủng hoảng

Nhiều nhà kinh tế đều dự báo sau khủng hoảng mọi thứ sẽ trở lại bình thường. Nhưng thực tế vẫn có nhiều điều không bình thường diễn ra liên quan tới tình hình tài chính của nhiều nhóm người trong xã hội khi nền kinh tế thay đổi một cách đột ngột.

Điều này dễ hiểu thôi, nếu bạn đang đi làm công ăn lương, bạn sẽ sống dựa vào khoản tiền tiết kiệm, nếu bạn bị mất việc do Covid-19, bạn có thể nhận cứu trợ từ chính phủ. Nhưng một điều bất biến là chúng ta vẫn phải chi tiêu rất nhiều cho những thứ thiết yếu (tiền thức ăn, hóa đơn điện nước, điện thoại, đi lại, thuê nhà…)

  1. Người giàu là nhóm người thu được nhiều tiền nhất, bởi vì họ vẫn có thu nhập của mình (tiền cho thuê, lãi suất, trái phiếu, các công việc thu nhập cao…). Họ gần như không bị ảnh hưởng nhiều, nhưng họ sẽ cắt giảm mạnh mọi chi tiêu mua các mặt hàng xa xỉ. Họ vẫn sẽ ngồi trên núi tiền của mình.
  2. Công nhân là nhóm người có ít của cải, vẫn phải chi tiêu nhiều cho các mặt hàng thiết yếu và dòng tiền đó sẽ dần chạy sang túi người giàu.
  3. Các công ty và những người làm công sẽ gặp thất bại lớn nhất khi họ lọt khe khỏi gói hỗ trợ của chính phủ. Họ có thể có hoặc không có khoản tiền tiết kiệm nào để sống nhưng vẫn phải vật lộn vượt qua khủng hoảng. Phần lớn họ là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, tự doanh và làm công ăn lương.
Tiền mặt là vua. Dòng tiền khi Covid-19
Dòng tiền khi Covid-19

Sự hoảng loạn

Khi nguồn thu của nhiều doanh nghiệp bị giảm sâu một cách đột ngột, điều này dễ dẫn tới tâm lý hoảng loạn. Họ sẽ rất cần tiền để tránh bị phá sản và nhiều người sẽ phải bán bớt tài sản. Ngân hàng nhiều nước trên thế giới sẽ bơm thêm tiền ra thị trường (Mỹ và các nước Châu Âu đã có những động thái bơm mạnh tiền cứu trợ) và tiền đó sẽ dần chui vào túi người giàu. Nhóm người giàu cũng lo lắng về sự bất ổn của thị trường và không biết rõ công ty nào, tổ chức nào sẽ phá sản, họ sẽ tìm đến những tài sản trú ẩn mang tính an toàn nhất là vàng và trái phiếu chính phủ. Đó là lý do tại sao vàng đột ngột tăng nhanh chóng mặt. Nhiều người sẽ phải bán nhà để bù lỗ cho các khoản kinh doanh thua lỗ hay cứu công ty thoát khỏi suy thoái.

Giá các loại tài sản tăng nhanh

Sau khi các chính phủ nhiều nước trên thế giới đưa ra các gói cứu trợ và nỗ lực cứu vãn nền kinh tế thoát khỏi thị trường giảm giá, chúng ta sẽ chưa rõ nền kinh tế sẽ ì ạch bao lâu để bứt phá trở lại. Lúc này nhóm người giàu vẫn ngồi trên núi tiền và họ biết rõ phải làm gì.

Sau năm 2008, các chính phủ trên thế giới đưa ra các gói cứu trợ và ngay sau đó giá cả các loại tài sản tăng vọt. Chứng khoán Mỹ tăng 450% kể từ đáy thấp nhất năm 2009 tới tháng 2 năm 2020. Giá vàng tăng 3 lần từ 600USD năm 2008 lên đến 1.900USD vào tháng 8 năm 2011. Bạn biết mình phải chuẩn bị gì để tình hình nền kinh tế thế giới sắp tới rồi chứ?

Sau khủng hoảng năm 2008, nền kinh tế thế giới liên tục đi lên không ngừng, chỉ một lần vấp ngã mạnh trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung từ giữa năm 2018, nhưng lại là một bước lùi lấy đà để tăng vọt trở lại tới nay. Nhóm người giàu đã học được điều này, và họ chú trọng thu mua tài sản (chứng khoán, vàng, nhà đất, tiền điện tử…) khi giá hạ trước khi giá nhảy vọt lên trở lại.

Thị trường nhà đất

Sau khủng hoảng, nhiều tài sản đất đai đầu tư và cho thuê bị mất giá trầm trọng. Lý do là các ngân hàng siết chặt các khoản cho vay; không có tiền lưu thông làm cho thị trường nhà đất đóng băng. Nhiều người không có tiền mua nhà làm giá nhà đi xuống trong ngắn hạn. Nhiều tài sản nhà đất bị bán tháo để đáo hạn ngân hàng, nhóm nhà giàu lúc này xuống tiền mua nhà đất với giá rất rẻ. Tiền mặt là vua lúc này. Họ sẽ mua nhà từ những người bán đang tuyệt vọng, với giá rẻ mạt. Sau khi thị trường nhà đất đóng băng năm 2015, giá trị nhà đất lại tăng vọt lên gấp nhiều lần so với thời điểm trước đó.

Nếu bạn không thuộc nhóm nhà giàu, nhưng bạn biết nắm bắt cơ hội, hiểu được chu kỳ kinh tế và quy luật thị trường, bạn có thể tự biến mình thành nhóm nhà giàu nhanh chóng. Tôi biết rất nhiều người giàu lên cực nhanh từ sau năm 2015 khi mua được những tài sản giá rẻ và biết đẩy nhanh dòng tiền để thu về nhiều lợi nhuận hơn (Dòng tiền là KingKong).

Ai được ai mất trong giai đoạn này?

Nhóm nhà giàu thường là người chiến thắng. Họ tích lũy tiền mặt trước và trong khủng hoảng, mua tài sản (chứng khoán…) với giá rẻ ngay sau khi thị trường tài chính sụp đổ. Sau đó họ sẽ hưởng lợi từ cả số tài sản có trước đó cộng thêm số tài sản mới mua với giá cực rẻ. Tiền mặt vẫn là vua phải không bạn?

Nhóm người lọt khe khỏi gói cứu trợ của chính phủ sẽ là nhóm gặp bất lợi nhất. Họ là những chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ, người thất nghiệp. Khi nhóm nhà giàu đang thu mua tài sản, thì nhóm này đang phải bán bớt tài sản để duy trì cuộc sống hàng ngày.

Nhóm người trẻ tuổi muốn mua nhà sẽ gặp khó khăn. Họ sẽ khó tiếp cận được các khoản vay của ngân hàng do thắt chặt tín dụng. Họ sẽ phải thuê nhà của nhóm nhà giàu lâu dài hơn do tiền lương kiếm ra không thể bù được mức giá tăng chóng mặt của nhà đất. Báo Tuổi trẻ có bài viết phân tích rất rõ về “Giá nhà đất làm khó người trẻ”.

Nhóm người làm công ăn lương cũng gặp khó khăn để mua nhà. Giá nhà tăng nhanh tới nỗi nhiều người làm cả đời không đủ tiền mua nhà. Bạn có thể tham khảo bài viết “Một năm đi làm ròng rã không bằng giá đất tăng” để hiểu hơn tình hình ra sao. Vậy bạn biết tiền của những nhóm người này mất đi thì nó chuyển vào túi ai rồi đó! Nó chính là nguyên nhân làm tăng thêm khoảng cách giàu nghèo.

Đó cũng là lý do tại sao các quốc gia đều có hệ thống thu thuế lũy tiến để thu hẹp lại khoảng cách giàu nghèo. Cuộc khủng hoảng này mang tính toàn cầu, nên đây là lúc các chính phủ sẽ phải ngồi lại xem xét cách tính thuế mới, giúp xã hội bình đẳng hơn.

Làm thế nào để công ty bạn có dòng tiền tốt?

Trước thực trạng hiện nay, bạn đã thay đổi để thích nghi ra sao? Bạn điều chỉnh sản phẩm? Chuyển định phí thành biến phí càng nhiều càng tốt? làm việc với ngân hàng? đàm phán nhà cung cấp?… Tất cả những điều này giúp cho bạn cân đối dòng tiền thu vào nhiều hơn so với dòng tiền chi ra. Đây là cách mà các nhà huấn luyện ActionCOACH đang đồng hành với các Doanh nghiệp. Dự báo từ các chuyên gia kinh tế toàn cầu, khủng hoảng này có thể còn kéo dài ngay cả khi hậu dịch Coronavirus tạm lắng và để thị trường ổn định hay phục hồi trở lại cũng phải mất 01 đến 03 năm nữa…

Đầu tư khôn ngoan nhất trong thời kỳ khủng hoảng chính là đầu tư cho bản thân, đầu tư cho chính doanh nghiệp của mình để tăng thêm nội lực, sẵn sàng bứt phá khi thị trường trở lại. Bạn sẽ cần người đồng hành để giúp bạn đứng ra bên ngoài công ty, nhìn mọi hoạt động của công ty bạn trong một bức tranh tổng thể hoàn chỉnh. Bạn hãy liên hệ với chuyên gia Huấn luyện doanh nghiệp Lý Hà Thu để giúp bạn gia tăng dòng tiền trong thời điểm này. Hãy tận dụng những công cụ vượt trội của ActionCOACH mang lại nội lực vững mạnh cho công ty của bạn.

Xem thêm: 7 bước xây dựng kế hoạch kinh doanh

Tôi hy vọng bạn đã có một số ý tưởng chuẩn bị trước đón nhận khủng hoảng, sẵn sàng các khoản đầu tư khi thị trường có dấu hiệu tăng nhiệt trở lại, giữ cho mình một tinh thần thật mạnh mẽ. Vì cuộc sống luôn luôn tươi đẹp.


Jenny Lý Hà Thu

CEO
ActionCOACH Lotus
ActionCOACH Khu vực Đông Nam Á
Tel: 083 345 3888

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top