Ước mơ của bạn là gì? Bạn có đạt được ước mơ trong cuộc đời không. Tôi chắc chắn là bạn mong muốn như vậy. Và tôi cũng chắc chắn là bạn hy vọng sẽ đạt được điều đó. Nhưng bạn có thực sự lên kế hoạch để đạt được ước mơ đó? Cơ hội bạn tự cho mình là bao nhiêu? 1/5? Hay 1/100? Hay 1/1 triệu? Làm thế nào để bạn biết được cơ hội bạn có được là tốt, hay ước mơ của bạn vẫn mãi chỉ là ước mơ? Bạn có sẵn sàng kiểm chứng ước mơ của bạn không?
Phần lớn những người tôi biết đều có ước mơ. Trên thực tế, tôi đã hỏi hàng trăm người về ước mơ của họ. Một số người hào hứng mô tả chi tiết ước mơ như thế nào. Nhưng phần lớn mọi người tránh nói về nó. Dường như họ rất ngại khi phải nói ra ước mơ của mình. Những người này chưa bao giờ kiểm chứng ước mơ của họ. Họ sợ rằng người đời sẽ cười vào mũi họ. Họ không biết rõ liệu họ đang đặt mục tiêu quá cao hay quá thấp. Họ không chắc chắn liệu họ có đạt được ước mơ của họ hay không, hay định mệnh của họ là luôn thất bại.
Phần lớn mọi người đều không biết phải đạt được ước mơ như thế nào. Thậm chí nhiều người còn không dám ước mơ. Những gì có trong tâm trí họ chỉ là một hình ảnh mờ nhạt về một điều gì đó họ muốn làm vào một ngày nào đó hoặc họ muốn trở thành ai đó. Nhưng có một điều chắc chắn là họ không biết phải đi đến đó bằng cách nào. Nếu bạn đang là người như vậy, thì tôi muốn nói với bạn rằng bạn chắc chắn sẽ rất vui khi đọc bài viết này và thực sự sẽ có hy vọng.
Biết rõ câu trả lời trước khi bạn kiểm chứng
Khi còn là học sinh mài đũng quần ở trường, bạn có nhớ cô giáo thường tổng kết bài học trước khi kiểm tra và hay nói điều này “Các em chú ý phần này nhé, bởi đây là phần sẽ có trong bài kiểm tra”? Những giáo viên nhiệt huyết luôn mong muốn học sinh của mình làm bài tốt nên họ sẽ nhắc nhở như vậy. Họ muốn chúng ta chuẩn bị kỹ sao cho chúng ta có thể thành công. Giáo viên cho chúng ta bài kiểm tra, nhưng họ muốn chúng ta thành công.
Mong muốn của tôi cũng giống như những nhà giáo nhiệt huyết này đối với bạn. Tôi muốn bạn chuẩn bị để kiểm chứng giấc mơ của bạn sao cho bạn sẽ thực sự đạt được nó. Vậy phải làm thế nào? Tôi tin rằng nếu bạn biết câu trả lời đúng cho câu hỏi của chính bạn, và nếu bạn có thể trả lời những câu hỏi này một cách chắc chắn, bạn sẽ có cơ hội tuyệt vời để có thể đạt được ước mơ của mình. Bạn có thể trả lời các câu hỏi càng chắc chắn bao nhiêu, cơ hội thành công của bạn càng lớn bấy nhiêu.
Hiểu rõ Bức tranh Đúng và Bức tranh Sai của Ước mơ
Tôi đã nghiên cứu những người thành công trong nhiều năm qua. Tôi cũng biết hàng trăm người nổi tiếng đạt được ước mơ lớn trong đời. Và tôi cũng đạt được vài ước mơ của riêng mình. Điều tôi phát hiện ra rằng là có rất nhiều người đã hiểu sai về ước mơ. Hãy xem rất nhiều điều mà mọi người đang theo đuổi dưới đây và coi đó là ước mơ của họ:
- Mơ ngày – Sao nhãng công việc thực tại
- Mơ bánh vẽ – Những ý tưởng điên rồ không có chiến lược hay căn bản thực tế
- Mơ xấu – Những mối lo lắng gây ra sợ sệt và tê liệt
- Mơ tưởng tượng – Về một thế giới tốt đẹp hơn khi bạn đứng lên lãnh đạo
- Mơ theo cảm xúc của người khác – Những ước mơ theo những người khác
- Mơ lãng mạn – Tin rằng có ai đó sẽ làm bạn hạnh phúc
- Mơ sự nghiệp – Tin rằng sự nghiệp thành công sẽ làm bạn hạnh phúc
- Mơ tới đích – Tin rằng khi đạt được vị trí, chức vụ hay giải thưởng sẽ làm bạn hạnh phúc
- Mơ vật chất – Tin rằng sự giàu có hay tài sản sẽ làm bạn hạnh phúc
Nếu đây không phải là những ước mơ tuyệt vời – đáng giá với một đời người – vậy thì phải là những ước mơ nào?
Đây là định nghĩa của tôi về ước mơ mà bạn có thể đưa vào kiểm chứng và sẽ vượt qua:
Một ước mơ là một bức tranh đầy cảm hứng về tương lai khơi dậy năng lượng cho mong muốn, ý chí và cảm xúc của bạn, tạo sức mạnh cho bạn làm mọi thứ bạn có thể để đạt được nó.
Một ước mơ đáng giá theo đuổi là một bức tranh tổng thể, một bản kế hoạch chi tiết về mục đích và tiềm năng của một con người. Cũng như Sharon Hull nói “Một ước mơ là một hạt giống tiềm năng được nuôi trồng trong một tâm hồn con người, thôi thúc người đó theo đuổi một con đường duy nhất nhằm hiện thực hóa mong muốn của họ.”
Xem thêm: Vision Board là gì? Cách tạo Vision Board như thế nào?
Tâm trí bạn đang nghĩ những gì?
Ước mơ như một vật chất có giá trị, thúc đẩy chúng ta tiến về phía trước. Làm cho chúng ta tràn trề năng lượng và đầy nhiệt huyết. Ai cũng đều có ước mơ. Nhưng nếu bạn không chắc là bạn có một ước mơ mà bạn muốn theo đuổi? Hãy đối mặt với nó. Nhiều người không dám ước mơ. Nhiều người khác có ước mơ hẳn hoi, nhưng lại mất niềm tin và vứt nó sang một bên.
Khi bạn đọc đến đây, đó là một tin tốt với bạn. Tôi muốn nói với bạn rằng bạn có thể tìm lại và nắm bắt ước mơ của mình. Và đó có thể là những ước mơ lớn hoặc nhỏ. Không hẳn là ước mơ phải lớn mới đáng để theo đuổi. Ước mơ chỉ cần lớn hơn bạn mong muốn, thế thôi. Như lời của nữ diễn viên Josie Bisset nói rằng, “Ước mơ chỉ cần lớn tới mức bạn có thể lớn lên bên trong nó”.
Nếu bạn mất nềm tin, mất ước mơ hay không thể gắn kết điều gì đó mà bạn có thể hình dung đáng mơ ước hay hướng tới, có lẽ điều này sẽ giúp bạn hiểu về 5 lý do phổ biến tại sao mọi người gặp khó khăn xác định ước mơ được của mình.
Xem thêm: 8 bước xây dựng tầm nhìn vĩ đại cho Doanh nghiệp
5 kẻ cắp những ước mơ
- Đánh rơi ước mơ vì người khác. Nhiều người tự đánh mất ước mơ của riêng mình vì cả thế giới này đầy rẫy những kẻ thích nghiền nát ước mơ và giết chết ý tưởng.
- Quá khứ đầy thất vọng và tổn thương ngáng đường. Thất vọng là một khe hở tồn tại giữa mong muốn và thực tiễn. Ai trong số chúng ta chẳng va vấp phải cái khe hở này. Khi có gì đó sai sai xảy đến, chúng ta lại nói “Tôi không bao giờ làm thế nữa!”. Đó hoàn toàn là một sai lầm, đặc biệt với ước mơ của chúng ta! Thất bại chính là cái giá chúng ta phải trả để đi đến thành công.
- Có thói quen chỉ cần vừa là đủ. Nhà phê bình Maureen Dowd từng nói “Chính giây phút bạn cho rằng mình chỉ đáng hưởng ít thôi, là lúc bạn nhận được ít hơn những gì bạn đáng có” Ước mơ cần bạn phải vươn lên, vượt qua cái vừa là đủ. Bạn không thể với tới ước mơ mà đồng thời vẫn bình thường một cách an toàn. Cả hai điều này đều không tương thích nhau tí nào cả.
- Thiếu tự tin cần thiết để theo đuổi ước mơ. Nhà phê bình hài hước Erma Bombeck nhận xét rằng “Phải rất dũng cảm bạn mới có thể trình bày cho người khác nghe về ước mơ của mình”. Cần phải có tự tin nói về ước mơ và cần nhiều tự tin hơn nữa để theo đuổi ước mơ đó. Và đôi khi tự tin cũng phân định người có ước mơ và theo đuổi ước mơ với những người không có gì cả.
- Thiếu khả năng tưởng tượng để ước mơ. Mọi người khám phá ước mơ của họ như thế nào? Bằng cách mơ mộng! Nghe chẳng thực tế tí nào, nhưng đó lại chính là bước khởi đầu. Hình dung hay tưởng tượng là đôi cánh mang ước mơ đến cuộc sống này.
Xem thêm: Tầm nhìn và Sứ mệnh khác nhau như thế nào?
Bạn đã sẵn sàng kiểm chứng ước mơ của mình chưa?
Nào, bạn có thể tự nói với mình, TÔI CÓ MỘT ƯỚC MƠ. Tôi nghĩ rằng nó đáng để theo đuổi. Tiếp theo là gì? Làm thế nào tôi biết cơ hội của tôi đang đến để đạt được nó?
Hãy dừng lại một phút và suy nghĩ câu hỏi trên. Bạn biết ước mơ của mình là gì chưa?
Để kiểm chứng chúng ta hãy dùng những câu dưới đây:
- Câu hỏi Sở hữu: Ước mơ của tôi có thực sự là điều tôi mơ ước?
- Câu hỏi Rõ ràng: Tôi có hình dung được ước mơ của mình rõ ràng không?
- Câu hỏi Thực tế: Tôi có phụ thuộc vào nhân tố nào trong tầm kiểm soát của tôi để đạt được ước mơ không?
- Câu hỏi Đam mê: Ước mơ của tôi có tạo khát khao theo đuổi không?
- Câu hỏi Hướng đi: Tôi có chiến lược cụ thể để đạt được ước mơ?
- Câu hỏi Nhân lực: Tôi có ai hỗ trợ để hiện thực hóa ước mơ?
- Câu hỏi Chi phí: Tôi có sẵn sàng trả giá theo đuổi ước mơ?
- Câu hỏi Kiên trì: Tôi có tiến gần hơn đến ước mơ không?
- Câu hỏi Hài lòng: Tôi có thỏa mãn khi đạt được ước mơ?
- Câu hỏi Ý nghĩa: Ước mơ của tôi có mang lại lợi ích cho người khác không?
Bạn có thể tham khảo chi tiết bảng câu hỏi ở đây. BẢNG CÂU HỎI KIỂM CHỨNG ƯỚC MƠ
Tôi tin rằng nếu bạn thực sự khai thác từng câu hỏi, kiểm chứng chính mình một cách chân thực và trả lời có tất cả những câu hỏi này, cơ hội đạt được giấc mơ của bạn là cực kỳ lớn.
Tôi thực sự tin rằng ai cũng có khả năng hình dung ra một giấc mơ đáng kể nào đó và hầu hết mọi người đều có khả năng hiện thực hóa ước mơ đó. Và dù ước mơ của bạn lớn hay viễn vông với người khác như thế nào đi nữa, nếu bạn có thể trả lời “CÓ” với tất cả các câu hỏi Kiểm chứng Ước mơ thì bạn đang đi đúng con đường đạt được nó rồi.
Nhà hài kịch Robert Orben nhấn mạnh rằng, “Hãy nhớ rằng luôn có 2 loại người trên thế giới này – Người sống thực tế và Người biết ước mơ. Người sống thực tế biết họ sẽ đi đâu. Còn người biết ước mơ đã ở đó rồi.”
Nếu bạn đã xác định được ước mơ của mình, bạn hãy kiểm chứng ước mơ bằng các câu hỏi trên và bắt đầu theo đuổi nó đi thôi.
Xem thêm: 8 Bí mật dẫn tới Thành công
Bạn có thể trả lời “CÓ” với câu hỏi: “Ước mơ của tôi là gì?”
Nếu bạn không chắc chắn ước mơ của bạn là gì – Bởi vì bạn sợ mơ ước hay vì bạn chẳng may đánh mất ước mơ trên hành trình tìm kiếm – vậy bạn hãy chuẩn bị đón nhận lại ước của mình với những bước sau:
- Chuẩn bị tâm lý: Đọc và nghiên cứu những lĩnh vực sở trường của bạn.
- Chuẩn bị kinh nghiệm: Tham gia vào các hoạt động liên quan tới sở thích của bạn.
- Chuẩn bị tầm nhìn: Hình dung về những người hay những thứ tạo động lực cho bạn.
- Chuẩn bị thành công: Đọc và gặp những người mà bạn ngưỡng mộ.
- Chuẩn bị sức khỏe: Luyện tập cơ thể khỏe mạnh để theo đuổi ước mơ
- Chuẩn bị tinh thần: Tìm kiếm sự giúp đỡ về tinh thần của thần linh để có một ước mơ lớn hơn ước mơ đang có.
Một khi bạn có đủ 6 điều này để đặt bạn vào bệ phóng tốt nhất có thể đạt tới ước mơ, thì hãy tập trung khám phá ước mơ của bạn. Khi đó, bạn hãy luôn nhớ những lời của Matt Yates: Ước mơ là những gì bạn mong muốn khi bất kỳ thứ gì hay điều gì đều có thể.”
Bạn có thể tham khảo chi tiết bảng câu hỏi ở đây. BẢNG CÂU HỎI KIỂM CHỨNG ƯỚC MƠ
Theo cuốn sách “Put your Dream to the Test” của John Maxwell.