Khách hàng của tôi mở công ty du lịch vào năm 2011 với mong muốn tạo nên một sự nghiệp cho chính mình và đồng thời có thời gian rảnh để chăm sóc gia đình. Kể từ đó, chị có 2 đứa con và gần như chỉ dành được 2-3 tuần nghỉ sau sinh để chăm sóc con rồi lại hối hả trở lại công việc.
«Lúc đầu chị cũng chỉ có 2 nhân viên và khi sinh đứa con đầu lòng chị chỉ nghỉ được có 15 ngày vì lúc này công ty có rất nhiều khách hàng», vừa nhấp một ngụm cà phê chị vừa kể với tôi.
«Chị thực sự phải vật lộn với mọi thứ. Gần như ngày nào rời văn phòng cũng mệt rã rời. Rồi lại phải về chăm sóc con. Nhưng chị cũng chẳng có lựa chọn nào khác vì hồi đó công việc về nhà đất của chồng chị đang đi xuống dốc và chẳng có mấy khách hàng»
Mọi thứ tưởng chừng khá khẩm hơn sau nhiều năm, nhưng mục tiêu ngày một lớn và con đường đi tới thành công ngày một xa vời. Chị gần như không có ngày nghỉ, không có thời gian thăm hỏi bạn bè hay người thân. Đôi khi chị còn quên cả bữa ăn và sức khỏe ngày càng suy giảm.
«Chị chẳng bao giờ tắt điện thoại cả. Bây giờ chị có tổng cộng 18 nhân viên. Chị vẫn phải quán xuyến công việc hàng ngày. Chị chỉ rời công ty ra một chút là mọi thứ lại rối tung lên.»
«Chị chỉ mong công ty lớn mạnh hơn nữa để chị có thể bước ra ngoài, cân bằng lại cuộc sống. Bây giờ công ty đã làm ăn tốt hơn trước rất nhiều, nhưng trách nhiệm công việc trên vai chị ngày một nặng nề hơn. Khi mỗi ngày phải nghĩ tới trả tiền thuê nhà, trả tiền lương và hàng nghìn tỷ thứ khác nữa không thể giúp chị bước ra khỏi công ty được.»
Tôi thấy chị là một hình ảnh phản chiếu của nhiều chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay. Họ đang thiếu một kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý để có thể làm chủ doanh nghiệp của mình thay vì phải đi làm thuê cho nó.
- Đây có phải là thời điểm thích hợp để khách hàng của tôi đi thuê một đội ngũ nhân viên đắc lực hay thuê ngoài (outsourcing) không?
- Hay chị nên tiếp tục cố gắng gồng mình lên ít nhất một thời gian nữa?
Đây là một quyết định lớn, đặc biệt đối với các chủ doanh nghiệp kinh doanh trong ngành dịch vụ.
Trong bài viết này tôi muốn bạn có một số ý tưởng để bước ra khỏi công ty của mình mà nó vẫn hoạt động trơn tru, không cần bạn phải luôn luôn có mặt ở đó. Nếu bạn có những dấu hiệu dưới đây, bạn nên đi thuê người làm giúp bạn.
1. Bạn quá căng thẳng và làm việc quá sức
Bạn có làm việc cả buổi trưa không? Bạn có mất tích trong các bữa tối của gia đình bạn không? Và cuối tuần bạn vẫn chìm đắm trong công việc?
Bạn có cảm thấy như bạn không thực sự có thể vượt qua được những khó khăn, mặc dù bạn phải dành rất nhiều thời gian cho nó?
Nếu vậy đây là dấu hiệu số 1 bạn cần phải nghĩ tới việc thuê đội ngũ nhân viên hay outsource bớt công việc ra bên ngoài.
Xem thêm: Làm thế nào để xây dựng đội ngũ nhân viên năng động
Theo một cuộc thăm dò gần đây của Gallup, một chủ doanh nghiệp nhỏ trung bình làm việc 52 giờ một tuần. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy quá tải và làm việc quá sức, bạn nên nghĩ đến tương lai của bạn và gia đình bạn.
2. Bạn có cảm thấy bạn không có thể nghỉ bất kỳ lúc nào
Bạn làm việc quá nhiều, bạn cảm thấy chẳng có đủ thời gian cho một kỳ nghỉ gia đình. Hoặc tệ hơn nữa, bạn còn không dám nghỉ khi bạn bị ốm.
Theo một nghiên cứu của OnDeck, chỉ có 57% chủ doanh nghiệp nhỏ đang lên kế hoạch đi nghỉ trong năm nay.
Đôi khi bạn chỉ cần thuê thêm một nhân viên giúp bạn trong công việc thôi cũng có thể tạo nên khác biệt lớn. Bạn có thêm thời gian để tái tạo sức lao động và khả năng sáng tạo thúc đẩy doanh nghiệp của mình tiến lên phía trước.
Xem thêm: Cái giá của việc trì hoãn sa thải nhân viên yếu kém
3. Bạn có quá nhiều ý tưởng và không có đủ thời gian
Bạn có bị mất ngủ cả đêm với vô vàn những ý tưởng kinh doanh luẩn quẩn trong đầu không?
Bạn có thường mơ về việc tạo nên những dịch vụ mới, nhưng giấc mơ chỉ là giấc mơ vì bạn chẳng đủ thời gian và sức lực để biến nó thành hiện thực không?
Nếu đúng vậy, thì đến lúc bạn cần tìm thêm nhân viên cho đội ngũ của mình.
Để tạo thêm những dịch vụ mới, tất nhiên có thêm nhân viên tận tâm với công việc này, bạn sẽ bắt đầu có thể kiếm thêm thu nhập và bạn chỉ mất thêm một chút nỗ lực cho việc này.
4. Chất lượng công việc của bạn đang có vấn đề
Khi bạn có quá nhiều việc và không đủ thời gian, bạn sẽ phải trả giá.
Bạn sẽ thấy nhiều khi mình chỉ lướt qua những dịch vụ dành cho khách hàng, làm hời hợt hơn. Đơn giản là bạn chẳng có lữa chọn nào khác.
Vấn đề lớn nhất chính là khách hàng dần sẽ nhận ra. Rồi đột nhiên một thời điểm nào đó, bạn nhận thấy rằng bạn bạn có quá ít khách hàng và còn quá ít việc.
5. Dòng tiền của bạn có dư để chủ động phát triển đội ngũ nhân viên
Nói về tiền, bạn có dư thêm tiền vào kỳ cuối tháng hay bạn phải vật lộn kiếm từng đồng?
Nếu bạn có đủ dòng tiền, bạn đang ở thời điểm tốt để thuê thêm nhân viên hoặc outsourcing.
Tất nhiên, đôi khi cũng có những rủi ro khi tăng thêm nhân viên… Dù sao điều đó cũng giúp bạn có thêm thời gian cho công việc và gia đình của bạn.
6. Bạn từ chối khách hàng mới
Đây là giấc mơ của mọi doanh nghiệp, đúng không? Nhưng đổi lại bạn sẽ có quá nhiều việc và quá nhiều khách hàng.
Vấn đề chính là nếu bạn từ chối khách hàng thường xuyên, họ sẽ cảm thấy bực mình và sẽ dần không tìm đến bạn nữa.
Vì vậy, nếu bạn nhận thấy mình nói «không» với khách hàng nhiều lần, thì đã đến lúc bạn cần thuê thêm nhân viên.
7. Bạn không có đủ kỹ năng cho một số công việc nhất định
Khi mới khởi sự doanh nghiệp, bạn sẽ tự học nhiều thứ và học rất nhiều kỹ năng khác nhau, vì vậy bạn có thể tự làm được mọi thứ.
Nhưng có những công việc nhất định chỉ dành cho những người có chuyên môn: ví dụ như thiết kế đồ họa, SEO cho website, kế toán…
Vậy nên, nếu bạn hiện nay đang làm rất nhiều thứ, nhưng chẳng giỏi cái gì cả, thì đến lúc bạn cần outsource hoặc thuê thêm nhân viên.
Xem thêm: Giúp nhân viên hiểu tại sao chúng ta làm những gì chúng ta đang làm
8. Những công việc hàng ngày đang rơi vào lỗ hổng
Tôi muốn hỏi bạn vài câu:
- Hộp thư của bạn có tràn ngập những thư chưa trả lời hay chưa đọc không?
- Bạn có một danh sách dài những khách hàng hay đối tác mà bạn cần phải trao đổi cách đây vài tuần không?
- Bạn có bị chậm sổ sách quyết toán hay xuất hóa đơn hàng tháng rồi không?
Đôi khi, chính những công việc nhỏ nhặt hàng ngày dễ bị bỏ qua này chính là những dấu hiệu đầu tiên bạn cần sự giúp đỡ.
9. Bạn đang mất dần đam mê trong công việc kinh doanh này
- Bạn có nhớ những ngày đầu tiên khi mới khởi sự kinh doanh?
- Bạn có nhớ bạn hào hứng như nào mỗi ngày đến văn phòng?
- Đam mê của bạn có bị dày vò bởi những căng thẳng hay quá tải không?
Nếu đúng vậy, thì bạn đang trên con đường đi thẳng tới kiệt sức.
Và một trong những cách tốt nhất để tránh việc này là bạn hãy tuyển thêm vài nhân viên đắc lực có thể sẻ chia gánh nặng công việc với bạn. Nhờ vậy bạn có thể lấy lại đam mê bạn từng có với công việc của mình.
Xem thêm: Câu hỏi TẠI SAO của bạn là gì?
10. Bạn không có đủ thời gian và năng lực để nhìn tổng thể lại công việc kinh doanh của mình.
Đôi khi không chỉ có những việc hành chính quản trị hàng ngày rơi vào lỗ hổng. Bạn có thể nhận thấy rằng mình bỏ ra quá nhiều chi phí mà chỉ làm được một việc bé xíu, ví dụ như làm lại cái biển hiệu, đổi lại cách ghi chép thông tin, xây dựng lại website…
Thế còn những công việc lớn khác thì sao? Như việc tìm thêm khách hàng mới, phát triển thêm sản phẩm dịch vụ mới, hay đơn giản như xây dựng và phát triển doanh nghiệp của bạn.
Thuê thêm nhân viên hoặc outsourcing sẽ giúp bạn rũ bỏ khỏi đầu những việc nhỏ nhặt và tập trung hơn vào những việc thật lớn và thật quan trọng.
- Bạn muốn có thêm thật nhiều thời gian cho bức tranh tổng thể về công việc kinh doanh không?
- Bạn có muốn doanh nghiệp của bạn tự vận hành và bạn có đủ thời gian để mở rộng thị trường hay mở thêm chi nhánh không?
Vậy bạn nên cân nhắc hệ thống hóa doanh nghiệp của mình. Bạn có thể gặp tôi để thảo luận thêm về vấn đề này. Tôi luôn sẵn sàng giúp bạn.