Khoa học làm giàu trong 12 chữ

Có lẽ bạn đã từng biết cuốn sách Khoa học làm giàu (The Science of Getting Rich) của tác giả Wallace Wattles. Trước khi bạn cuộn xuống bên dưới bài viết này để biết 12 chữ đó là gì, tôi muốn nói một vài điều mà cuốn sách “Khoa học làm giàu” muốn truyền đạt ý tưởng gì cho bạn:

[two_third]

  • Cốt lõi của cạnh tranh là sự sáng tạo. Cạnh tranh không có nghĩa là giảm giá bằng mọi cách để giành giật khách hàng từ đối thủ. Bạn cần phải khai thác nguồn tài nguyên vô tận từ chính con người bạn, từ đội ngũ nhân viên, từ chính sách của nhà nước, từ các mối quan hệ v.v… Người ta sẽ không thể phỗng tay trên của bạn nếu bạn tạo được cái độc đáo ngoài sức tưởng tượng. Khả năng tư duy, kỹ năng và kinh nghiệm sẽ giúp bạn làm nên cái độc đáo của riêng mình, ngay cả những thế lực lớn mạnh cũng khó đánh bật bạn ra khỏi con đường làm giàu của riêng mình.
  • Hãy biết ơn những gì bạn đang có. Nhiều người thừa nhận rằng cách tốt nhất để đạt được điều gì đó tỏ ra biết ơn cái mà bạn đang có. Tạo hóa luôn ban thưởng cho những ai ý thức được và biết ơn trước sự dồi dào của cải ở hiện tại. Ngay cả khi của cải chưa về thì bạn cũng có thể thay thế những ý nghĩ tiêu cực thành tích cực và lâu dài, điều này sẽ khiến bạn hạnh phúc.
  • Wattles cũng lưu ý với bạn rằng không nên tốn thời giờ ngồi than thở sự đời, chống đối những người giàu có hay chính trị gia. Những người này là một phần của thế giới. Hành động của họ là động lực cho bạn vươn tới sự thành công và sự bình yên. Thay vì chỉ trích, hãy tỏ ra biết ơn họ.

[/two_third]

[one_third_last]

khoa-hoc-lam-giau-wallace-wattles
Cuốn sách Khoa học Làm giàu

[/one_third_last]

Vậy câu chuyện đằng sau cuốn sách này là gì? Tại sao cuốn sách Khoa học Làm giàu lại trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất thế giới?

Cuốn sách Khoa học Làm giàu được viết vào năm 1900 khi mà Wallace Wattles còn chưa nổi danh, chưa được ai biết đến. Theo tôi nó là một trong nhữn cuốn sách hay nhất về kinh doanh mà tôi được đọc. Tôi sẽ không đi vào chi tiết nội dung cuốn sách, mà chỉ nói về một điểm đặc biệt mà bạn sẽ hiểu khi đọc cuốn sách này.

Khoa học Làm giàu trong 12 chữ

Điều tôi muốn nói chính là 12 chữ mà tôi nghĩ nó tóm tắt lại toàn bộ triết lý của khoa học làm giàu.

“Cho đi nhiều giá trị sử dụng hơn giá trị bằng tiền”.

Chỉ có vậy thôi.

KHÁM PHÁ:  Nghệ thuật viết quảng cáo cuốn hút trong 3 bước

Toàn bộ những nền tảng cơ bản của mọi giao dịch kinh doanh thành công chỉ cẩn gói gọn trong 12 chữ.

Xem thêm: Giá trị Thời gian: Thời gian của bạn đáng giá như nào?

Nếu bạn luôn luôn cho mọi người nhiều giá trị sử dụng hơn giá trị bằng tiền mà bạn lấy từ họ, bạn chắc chắn sẽ giàu có. Và ở đây không chỉ có tiền mà còn có cả thời gian nữa. Tôi sẽ giải thích thêm cho các bạn dưới đây:

Khoa học làm giàu trong 12 chữ

 

Quy tắc của 12 chữ: 3 điều bạn cần biết trong Khoa học làm giàu

1. Bao gồm cả tiền và/hoặc thời gian

Chắc chắn là Wallace muốn nói đến cả “giá trị bằng tiền và/hoặc thời gian” thay vì chỉ nói đến “giá trị bằng tiền”. Nhưng nếu nói câu đó vào những năm 1900, cách đây hơn 1 thế kỷ khi mà con người có vô khối thời gian thì câu đó có vẻ vô nghĩa. Còn thời hiện tại, khi thời gian có giá trị hơn cả tiền, bạn sẽ dùng cả 2 thước đo để tính.

Để làm giàu, bạn cần phải xem xét TỔNG giá thành mà khách hàng phải trả cho bạn, và điều đó bao gồm cả thời gian và tiền của họ.

Nếu bạn cho ai đó cái gì miễn phí, khách hàng của bạn vẫn phải trả bạn bằng thời gian của họ, vì vậy thực tế nó không hoàn toàn miễn phí.

Lý do chính ở đây là hàng ngày bạn đang đọc rất nhiều thông tin rác trên mạng bởi vì họ cho bạn thông tin miễn phí và họ hoàn toàn không tôn trọng rằng mọi người vẫn phải trả giá bằng chính thời gian của mình.

Khi bạn đọc trang các bài viết trong www.lyhathu.com, tôi cũng luôn mong muốn mang lại giá trị thông tin nhiều hơn cho bạn so với thời gian bạn bỏ ra để đọc nó.

Tương tự, nếu bạn bán một chiếc điện thoại với phần mềm hoàn toàn mới với giá 100USD, khách hàng không chỉ trả giá bằng tiền. Họ còn phải trả giá bằng thời gian của họ để học cách sử dụng sản phẩm của bạn. Nếu khách hàng phải bỏ ra vài tháng để học cách sử dụng, và bạn đang cung cấp sản phẩm không đủ giá trị sử dụng, doanh nghiệp của bạn sẽ sụp đổ.

Nguyên tắc này áp dụng rất tốt với cả công việc Huấn luyện doanh nghiệp của tôi, công việc tư vấn, phát triển sản phẩm hay của những ông chủ doanh nghiệp khác. Luôn nghĩ đến cả giá trị bằng tiền và thời gian mỗi khi bạn mong muốn họ đầu tư và những gì bạn cho đi.

Xem thêm: Bạn đang ở đâu trong 6 nấc thang doanh nhân?

2. Quan trọng nhất vẫn là sự khác biệt

Một vấn đề nữa cần phải quan tâm ở đây giữa những gì bạn nhận bằng tiền/thời gian và những giá trị gi bạn cho đi. Vấn đề không phải là bạn định giá sản phẩm hay dịch vụ của bạn giá cao bao nhiêu, miễn là bạn mang lại giá trị sử dụng nhiều hơn so với giá trị bằng tiền/thời gian, thì khi đó bạn là người tuyệt vời.

KHÁM PHÁ:  Quy tắc 2 phút – Thoát khỏi trì hoãn

Khác biệt càng lớn, bạn càng giàu nhanh.

Hãy tập trung tạo khác biệt khoảng 10 lần (ví dụ, ai đó trả bạn 100.000đ bạn hãy cho họ giá trị sử dụng ít nhất khoảng 1.000.000đ). Khi đó sẽ có vô số người nói về sản phẩm hay dịch vụ của bạn, và đó là cách tốt nhất để bạn có được quảng cáo truyền miệng miễn phí.

Xem thêm: 3 thói quen sử dụng đồng tiền tạo nên người giàu và nghèo

3. Chân thực với giá trị sử dụng

Bạn biết đấy, chẳng dễ tí nào để phán đoán được giá trị sử dụng chính xác mà khách hàng sẽ nhận được, nhưng bạn phải luôn chân thực với chính bạn về những gì bạn cho đi.

Những người bán hàng miệng lưỡi dẻo quẹo sẽ khó trở thành triệu phú được.

Bạn có thể nghĩ theo cách này: Bạn muốn một người nào đó “giàu có” hơn. Bạn cần phải cho họ một thương vụ mà họ sẽ vui đến tột độ, và không bao giờ làm cho họ thấy họ bị bạn lừa dối.

Bạn cũng cần phải nhớ rằng giá trị sử dụng là cách mà khách hàng nhìn thấy, chứ không phải cách mà bạn nhìn thấy. Vì vậy, nó là giá trị cảm nhận của khách hàng có từ phía họ.

Đây là một ví dụ tuyệt vời của Wallace Wattles có thể giải thích ý nghĩa của việc này:

“Giả dụ rằng tôi sở hữu một bức tranh của một họa sĩ vĩ đại, có giá trị 5.000 đô la. Tôi mang bức tranh đến Baffin Ray, và cố gắng sử dụng mọi tài năng bán hàng dụ dỗ một người Eskimo trao đổi lấy những bộ lông thú trị giá 500 đô la. Tôi thực sự đã hiểu sai về anh ta, vì với anh ta bức tranh chả có tí giá trị sử dụng gì cả; nó không mạng lại tí giá trị nào cho cuộc sống của anh ấy.

Nhưng nếu giả dụ tôi trao đổi với anh ta một khẩu súng giá 50 đô la để lấy những bộ lông thú, thì với anh ta đó sẽ là một cuộc trao đổi tốt. Anh ta có thể sử dụng khẩu súng, và nó sẽ giúp anh ta có thêm nhiều bộ lông thú nữa và thêm cả nhiều thực phẩm nữa. Nó sẽ mang thêm giá trị cho cuộc sống của anh ta bằng nhiều cách, nó sẽ làm cho anh ta giàu có hơn.”

Xem thêm: Kẻ thành công phải biết lắng nghe

Vài lời kết

Tôi càng nghĩ về 12 chữ này, tôi càng tin rằng đó chính là nền tảng cơ bản của khoa học làm giàu. Hãy đưa tầm mắt ngắm nhìn xung quanh bạn, và bạn sẽ nhận thấy rằng mọi sản phẩm hay dịch vụ mà bạn đã bỏ tiền ra mua hoặc trải nghiệm chúng với tư cách là một khách hàng mà thực sự làm bạn hạnh phúc, đó sẽ là những sản phẩm thực sự ẩn chứa quy tắc 12 từ này.

2 thoughts on “Khoa học làm giàu trong 12 chữ”

  1. Chiến Phan

    Cảm ơn bài viết của bạn.
    Blog của bạn có nhiều bài viết rất hay, ý nghĩa.
    Mình sẽ ghé thăm thường xuyên!

  2. Sống phải hạnh phúc

    Phải công nhận với tác giả là nếu không cho đi nhiều giá trị thì sẽ không được đón nhận, tuy nhiên việc cho đi hay mang đến nhiều giá trị cho khách hàng hay xã hội là điều cần thiết bởi vì nó vừa là chìa khóa duy nhất để thành công hay giàu có trong thanh thản và hạnh phúc đồng thời đó cũng là việc làm có ý nghĩa trong cuộc sống của mỗi con người được xuất hiện trên đời này.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *