10 cách thúc đẩy Văn hóa Doanh nghiệp tích cực

Văn hóa Doanh nghiệp là đại diện cho Tầm nhìn, Sứ mệnh, Giá trị Cốt lõi, môi trường làm việc và sự tương tác giữa các đội ngũ nhân viên.

Như vậy khi tổng hòa các yếu tố này, văn hóa doanh nghiệp của bạn là yếu tố tạo nên sức mạnh hay điểm yếu về thương hiệu tuyển dụng trong doanh nghiệp bạn.

Cho dù bạn muốn giữ những nhân viên tài năng trong đội nhóm của mình hay bạn muốn tuyển người mới, bạn sẽ cần coi trọng họ như một nhân tài: các chuẩn mực và giá trị đạo đức của họ là gì, điều gì khiến họ nổi bật?

Ở Việt Nam, tôi đánh giá rất cao văn hóa doanh nghiệp của công ty FPT. Đó thực sự là một môi trường làm việc mà nhiều người mong muốn làm ở đó. Đó là một thương hiệu tuyển dụng có uy tín và có sức mạnh rất lớn.

10 cách thúc đẩy Văn hóa Doanh nghiệp tích cực

Tại sao điều này quan trọng?

Bởi vì các ứng viên xuất hiện trong quy trình tuyển dụng của bạn với tư cách là những người giỏi nhất có thể không phải là lựa chọn tốt nhất của bạn.

Tìm được nhân tài phù hợp cho công việc không chỉ đơn giản là xác định ai là người phù hợp nhất với công việc thực tế. Nó rất quan trọng – nếu không muốn nói là như vậy – để tuyển dụng những người thực sự phù hợp với văn hóa doanh nghiệp của bạn.

Do đó, câu hỏi chúng ta cần đặt ra là: Ứng viên này có phù hợp với cách làm việc của doanh nghiệp này hay không?

Có rất nhiều lý do khiến bạn phải quan tâm tới việc tìm được ứng viên thực sự phù hợp với doanh nghiệp của mình:

  • Để giảm nhân viên chuyển việc
  • Để nâng cao chất lượng tuyển dụng
  • Để tăng sự gắn kết của nhân viên
  • Để tăng hiệu suất làm việc
  • Để tạo uy tín tuyển dụng tốt hơn

Luôn xem xét xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp theo cả hai chiều; ứng viên của bạn phải phù hợp với văn hóa doanh nghiệp của bạn nhưng tổ chức của bạn cũng cần phù hợp với các giá trị và niềm tin của ứng viên.

Có nhiều cách khác nhau để đo lường tính phù hợp của doanh nghiệp.

Hãy suy nghĩ về các đánh giá được tiêu chuẩn hóa, đặt ra các câu hỏi phù hợp, mời các ứng viên của bạn dành thời gian ở văn phòng/tại nơi làm việc và nhận được càng nhiều người khác nhau càng tốt trong quá trình tuyển dụng.

Văn hóa Doanh nghiệp tích cực qua những con số

Doanh nghiệp, lãnh đạo, nhân viên tin rằng văn hóa trong môi trường làm việc cực kỳ quan trọng để thành công trong kinh doanh.
– Deloitte – 2012

Nhân viên làm trong môi trường văn hóa tích cực cảm nhận được rằng cấp trên của họ luôn lắng nghe so với những nhân viên làm việc tại môi trường văn hóa nghèo nàn.
– CultureIQ – 2017

Sự khác nhau giữa văn hóa tuyệt vời, tốt và tồi có thể xác định bằng kiến thức, kỹ năng và tài năng của ban lãnh đạo.
– Gallup – 2017

Nhân viên viên trong môi trường văn hóa tích cực cảm thấy hoàn toàn tin tưởng vào ban lãnh đạo doanh nghiệp.
– CultureIQ – 2017

Các doanh nghiệp có văn hóa vững mạnh luôn đạt tốc dộ tăng trưởng doanh thu gấp 4 lần.
– Grant Thornton – 2018

Thúc đẩy xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp tích cực

Đối với Văn hóa Doanh nghiệp, bạn luôn có thể tìm thấy một điểm nào đó có thể cải thiện được ít nhiều. Tôi muốn chia sẻ với bạn 10 cách để cải thiện Văn hóa Doanh nghiệp dưới đây:

1. Sắp xếp lịch làm việc rõ ràng

Các nhà lãnh đạo cấp cao đặt ra một mốc thời gian cho các mục tiêu ngắn và dài hạn định hướng doanh nghiệp đi đúng theo con đường đã chọn.

2. Lắng nghe nhân viên

Tạo một môi trường giúp cho nhân viên thể hiện được quan điểm của mình và các ý kiến của họ được lắng nghe.
Zappos là một công ty nổi tiếng thế giới về tạo dựng văn hóa doanh nghiệp gắn kết nhờ thường xuyên có các cuộc họ trao đổi ý tưởng giữa quản lý và nhân viên cấp dưới.
Nhân viên sẽ ở lại lâu hơn tại một tổ chức biết lắng nghe và giải quyết mối quan tâm của họ.

Tham khảo bài viết: Kẻ thành công phải biết lắng nghe

3. Coi trọng giao tiếp

Nhiệm vụ, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp cần phải được truyền đạt tới mọi nhân viên một cách hiệu quả. Tạo cho nhân viên có ý thức về mục tiêu chung.
Chuyển dịch tư tưởng mỗi nhân viên không phải là một mắt xích trong bộ máy mà là một phần quan trọng trong đội ngũ nhân viên.

4. Hãy minh bạch

Thể hiện sự minh bạch với nhân viên của bạn là con đường chính để xây dựng niềm tin, từ đó cải thiện văn hóa doanh nghiệp. 50% nhân viên nói rằng các nhà lãnh đạo chia sẻ thông tin và dữ liệu có tác động tích cực đáng kể đến cảm hứng và năng suất lao động của họ (HubSpot)

5. Noi gương lãnh đạo

Văn hóa doanh nghiệp phải luôn được nuôi dưỡng và điều này cần phải làm từ nóc. Mặc dù không thường xuyên được thiết kế và xây dựng có chủ ý, văn hóa doanh nghiệp thực sự là một trò chơi đi theo người lãnh đạo. Nếu lãnh đạo thiếu liêm chính, văn hóa sẽ chạy nhanh và lỏng lẻo khi nói đến sự thật. Nếu lãnh đạo làm mất lòng nhân viên của mình, văn hóa sẽ thiếu niềm tin. Thật sự, nó rất đơn giản.

Tham thảo thêm: Nâng cao giới hạn lãnh đạo nhờ áp dụng Nguyên tắc cái nắp chặn

6. Văn hóa không ngừng học hỏi

Hãy tạo một môi trường giúp cho các đội ngũ nhân viên thúc đẩy tăng trưởng chuyên môn. Lãnh đạo khuyến khích họ nâng cao tay nghề, đa dạng chuyên môn, phát triển kỹ năng mới.

7. Thúc đẩy tinh thần

Với cương vị là người dẫn đầu doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo cần thúc đẩy thái độ đúng đắn tại nơi làm việc bằng cách khen thưởng thành tích cá nhân, tập thể đi kèm với các thưởng thú vị.

8. Thu hút phản hồi có giá trị

Các nhà lãnh đạo xuất chúng luôn tích cực lắng nghe nhân viên thông qua các cuộc khảo sát và các mẫu phản hồi để cải thiện trải nghiệm làm việc chung của nhân viên, nhờ đó thúc đẩy hiệu suất lao động.
Lãnh đạo cũng cần phản hồi lại những gì nhân viên làm tốt hay không tốt. Những hành vi nào phù hợp với giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, những hành vi nào cần phải cải thiện.

9. Chia sẻ tầm nhìn

Lãnh đạo doanh nghiệp luôn nhiệt tình chia sẻ các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của họ với nhân viên, dẫn dắt nhân viên cùng đồng hành trên con đường đi tới thành công của doanh nghiệp.

Tham khảo thêm: 7 tố chất khác biệt tạo nên nhà lãnh đạo xuất chúng

10. Tạo văn hóa hợp tác

Khuyến khích sự hợp tác giữa các nhân viên để củng cố niềm tin về mỗi thành viên là một phần quan trọng của đội ngũ nhân viên. Đảm bảo rằng mọi quyết định liên quan trong doanh nghiệp đều được chia sẻ tới từng nhân viên.


Xây dựng văn hóa doanh nghiệp xuất sắc là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất bạn có thể đảm nhận. Một nền văn hóa tuyệt vời thu hút những người lao động giỏi nhất, giữ chân nhân viên tốt nhất, cải thiện hiệu suất làm việc và giảm chi phí. Bắt đầu với 10 bước hành động này và trải nghiệm các tác động có ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh mà nó đem lại. Những bước này sẽ hướng dẫn bạn đi đúng hướng, nhưng chúng sẽ có tác động mạnh mẽ khi kết hợp với nhau để phát triển văn hóa doanh nghiệm một cách tích cực.


Jenny Lý Hà Thu

CEO
ActionCOACH Lotus
ActionCOACH Khu vực Đông Nam Á
Tel: 083 345 3888

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top